Thụy hiệu của Hình hậu được định là "Ý Tiết" vào tháng Bảy năm Thiệu Hưng thứ Mười hai. Sau khi nghênh đón Thái hậu về Nam, Triệu Cấu an vị linh cữu Ý Tiết Hoàng hậu và Huy Tông Hoàng đế, Hiển Túc Hoàng hậu ở Long Đức biệt cung, chiếc quan tài nhỏ được đưa về cùng linh cữu cũng đặt ở đó, tạm thời chưa nhắc tới việc an táng, cũng xin Vi Thái hậu và Dương thị không nhắc lại việc Nhu Phúc là thật hay giả.
Mấy ngày sau, sứ thần Kim Nghi vương Hoàn Nhan Tông Hiền và các tướng lĩnh về nước, tới từ biệt Triệu Cấu. Triệu Cấu lệnh cho Tham tri chính sự Vạn Sĩ Tiết tới dịch quán cùng dự tiệc, đưa tiễn. Thế nhưng Hoàn Nhan Tông Hiền hôm nay tâm trí không yên, còn chưa đợi tiệc tàn đã một mình rời đi, cưỡi ngựa tới hoàng cung Lâm An, xông thẳng vào bên trong, nói là muốn tới từ biệt Vi Thái hậu.
Thị vệ và nội thị thông thường không dám ngăn cản, đành mời y vào thiên điện bên cạnh cửa cung ngồi đợi, lại đi tìm nội thị tỉnh áp ban, báo cho ông việc này. Nội thị tỉnh áp ban vội vã xin ý chỉ của Triệu Cấu, nào ngờ lúc này Triệu Cấu đang cùng các trọng thần nghị sự trong thư các, dặn dò không ai được phép quấy rầy. Áp ban lại về cung Từ Ninh đích thân hỏi ý kiến của Thái hậu.
Vi Thái hậu nghe xong thoáng chút chần chừ, thế nhưng rất nhanh đã ra quyết định: "Ngoại thần vào nội cung là hành vi vượt phép tắc, sứ Kim cũng không ngoại lệ. Chuyển lời tới Nghi vương, ai gia chúc y lên đường bình an, vạn thọ vô cương. Gặp mặt từ biệt không cần thiết nữa."
Áp ban truyền đạt lại ý của Thái hậu với Tông Hiền, Tông Hiền lại nổi cơn thịnh nộ đứng phắt dậy, túm lấy cổ ông, mắng: "Thái hậu ở đâu? Đưa ta tới gặp nàng ấy!"
Các nội thị xung quanh đều kinh hãi, thế nhưng vì e ngại thân phận sứ Kim của y nên không ai dám ngăn cản. Áp ban bị y bức ép, bất đắc dĩ chỉ đành dẫn y tới Từ Ninh cung.
Vừa vào tới cung Từ Ninh, Tông Hiền liền đẩy phắt nội thị tỉnh áp ban ra, cao giọng hét vào bên trong: "Thái hậu, Tông Hiền tới từ biệt người."
Thị nữ trong cung nào đã từng thấy việc ngoại thần xông vào cấm cung, huống chi lại là một người Kim thân hình cao lớn râu tóc xồm xoàm, tức thì kinh hoảng, lũ lượt chạy vào phía trong trốn. Thái hậu cũng không nén nổi sợ hãi, vội vã lánh vào nội thất, lệnh cho thị nữ buông mành, bày bình phong, ngăn cản tầm nhìn của Tông Hiền.
Mà Tông Hiền bất chấp, vung tay đẩy hai nội thị cung Từ Ninh đang muốn ngăn cản mình ra, ngẩng đầu sải bước đi thẳng vào nội thất. Tới khi trông thấy bức mành và bình phong chắn trước mặt Thái hậu, bước chân y thoáng khựng lại, vừa cười lạnh vừa vung tay gạt hết toàn bộ các chướng ngại vật, cuối cùng cũng đứng trước mặt Vi Thái hậu.
Vi Thái hậu không nơi để trốn, ngồi bên mép giường kinh hãi ngẩng đầu, bắt gặp đôi mắt sáng rực của y.
Hai bên đều trầm mặc. Sự nóng vội của y và sự kinh hãi lúc đầu của bà đều dần dần tan biến, chỉ nhìn nhau không nói năng gì hồi lâu.
Cuối cùng y cũng lên tiếng. Thanh âm nghe có chút khàn khàn: "Ta đi đây."
Dường như bừng tỉnh khỏi cơn mộng, bà vốn dĩ muốn cười, song lại lập tức cảm thấy không thỏa đáng, xốc lại tinh thần ngồi ngay ngắn dậy, bày ra tư thái của một quốc mẫu lệnh cho thị nữ: "Ban ngồi cho Nghi vương."
Kỳ thực đây là một sự việc rất kỳ dị. Hoàng thái hậu bản triều ngồi bên mép giường trong tẩm cung dặn dò ban ngồi cho sứ Kim. Thế nhưng thị nữ trong lúc hốt hoảng đã sớm quên hành động này kì lạ tới mức nào, vội vã bê ghế lên cho Tông Hiền, sau đó lại trốn đi xa.
Mà Tông Hiền không ngồi xuống, chỉ tiếp tục nhìn Vi Thái hậu. Khoảng cách vẫn rất gần, Thái hậu ngồi ngay ngắn trong ánh nhìn chăm chú của y, không biết nên làm thế nào.
"Ta đi đây." Y lại nói, song không hề dời bước, ánh mắt khóa chặt trên người bà rõ ràng đã chứa đựng một sự chờ mong nào đó.
Cuối cùng, điều mà y đợi được là một câu khen thưởng của Thái hậu: "Nghi vương đưa ai gia về Nam, qua nhiều tháng ròng rã, vất vả vô cùng. Nay Nghi vương sắp quay về, ai gia đặc biệt tặng 300 lượng vàng để tỏ ý cảm tạ, mong Nghi vương nhận lấy. Ai gia chúc Nghi vương vạn thọ vô cương, phúc lộc tề thiên."
Dương thị vẫn luôn đứng bên cạnh Vi thị hiểu ý, lập tức sai người đem vàng bạc tới. Lát sau, 300 lượng vàng đã được đặt xuống trước mặt Tông Hiền.
Tông Hiền nhặt một thỏi vàng lên, cẩn thận quan sát, đột nhiên cười lớn, nói với Vi thị: "Tông Hiền cũng chúc Hoàng thái hậu Đại Tống vạn thọ vô cương, phúc lộc tề thiên."
Y ném mạnh đ ĩnh vàng về phía tấm bình phong vừa hất ra ban nãy, khiến bức hình mỹ nhân vẽ trên bình phong tức thì rách toạc.
"Vĩnh biệt từ đây." Y bỏ lại một câu, xoay người rời đi, không ngoái lại thêm một lần nào nữa.
Sau khi Tông Hiền rời đi, Vi thị trầm mặc vô cùng, suốt mấy canh giờ không nói tiếng nào, cho tới lúc hoàng hôn mới thở dài, nói với Dương thị: "Chúng ta ra ngoài đi dạo đi."
Vi Thái hậu tâm tình hốt hoảng, cũng không có nơi muốn đến rõ ràng, hai người bước đi không mục đích. Ngang qua một cung viện, nghe thấy bên trong thấp thoáng truyền ra tiếng đọc bài, Vi Thái hậu mới đứng lại, hỏi nội thị gác cửa cung: "Đây là nơi nào? Ai đang đọc sách?"
Nội thị cung kính đáp: "Đây là nơi ở của Ngô Quý phi. Ban nãy Ngô Quý phi nghe nói Tấn An quận vương đọc sách đến mức quên ăn quên ngủ, bèn đích thân mang chút điểm tâm tới Tư Thiện đường. Hiện giờ là Sùng quốc công đang đọc sách ở bên trong."
Vi Thái hậu cười cười với Dương thị: "Là Cừ. Chúng ta vào trong xem xem."
Hai người bước vào trong sân, đi tới bên khung cửa sổ phòng học của Triệu Cừ, nghe thấy tiếng đọc sách mỗi lúc một rõ ràng. Vi Thái hậu lại đột nhiên dừng bước, chăm chú lắng nghe.
Triệu Cừ đang đọc thành tiếng một bài thơ:
"Từ ấy nàng xa chốn Hán cung
Tóc mai gió thổi lệ xuân nồng
Dung nhan nhìn lại bơ phờ quá
Thiên tử muôn trùng luống khổ tâm!
Oán trách nhầm tay hoạ sĩ hèn
Sắc đẹp xưa nay chẳng thấy quen
Thần thái trời sinh ai vẽ nổi? Chàng Mao bị giết cũng oan khiên.
Một đi đi mãi, đáng thương thay!
Áo Hán cung xưa vẫn mặc dày
Phương nam thư gửi về quan ải
Chỉ thấy bao năm cánh nhạn bay.
Người nhà muôn dặm nhắn tin cùng
Ở lại chiên thành chớ ngóng trông
A Kiều khoá chặt Trường Môn đó
Nam bắc nào ai được thoả lòng?..."*
(* "Minh phi khúc kỳ 1" của tác giả Vương An Thạch, bản dịch từ nguồn thivien.net. Đây là bài thơ kể lại câu chuyện về nàng Vương Chiêu Quân thời Hán - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa.
Vương Chiêu Quân, hay còn gọi là Minh phi, được tuyển làm tú nữ nhập cung dưới thời Hán Nguyên Đế, thế nhưng chưa từng được vua sủng hạnh do tranh họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ nàng dâng lên cho vua quá xấu. Sau đó Thiền vu Hung Nô khi ấy là Hô Hàn Tà tới kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, xin được làm con rể Nguyên Đế. Nguyên Đế có ý chọn ra vài mỹ nhân trong hậu cung để ban cho Hô Hàn Tà. Vương Chiêu Quân do đã bị lạnh nhạt, phải sống trong cảnh cô đơn nhiều năm trong chốn thâm cung bèn tự tiến cử chính mình. Nguyên Đế thấy tranh vẽ nàng dung sắc tầm thường bèn đồng ý. Trước khi khởi hành, Vương Chiêu Quân mới được gọi tới để diện thánh lần đầu. Gặp được nàng, Nguyên Đế kinh ngạc vô cùng khi thấy nàng không chỉ xinh đẹp hơn người mà còn điềm tĩnh thông minh, lễ độ nho nhã. Nguyên Đế hối hận vô cùng, thế nhưng giờ phút này tất cả đã quá muộn màng. Sau đó việc ăn hối lộ của họa sĩ Mao Diên Thọ bị phanh phui, vì năm ấy Vương Chiêu Quân không chịu hối lộ nên bị y vẽ xấu. Mao Diên Thọ bị đem ra xử trảm giữa chợ.)
Dương thị thấy Vi Thái hậu ngẩn người lắng nghe, bèn khẽ khàng hỏi: "Thái hậu, chúng ta có cần đi vào trong không?"
Vi Thái hậu sực tỉnh, cũng thấp giọng đáp: "Đợi đã." Nói đoạn tiếp tục đứng đó, dựa vào cửa sổ nghe Cừ đọc thơ.
Chỉ nghe thấy Cừ thoáng ngừng lại, sau đó tiếp tục đọc:
"Chiêu Quân mới gả sang Hồ
Xe chiên trăm cỗ bao cô gái hầu
Tâm tình biết ngỏ ai đâu?
Tỳ bà chuyển khúc nỗi sầu bâng khuâng.
Vuốt vàng tay lướt gió đông
Gảy đàn chuốc rượu, cánh hồng bay xa
Thị tỳ cung Hán lệ nhoà
Hắt hiu sa mạc người qua ngoảnh đầu.
Ơn Hán mỏng, ơn Hồ sâu
Niềm vui cốt hiểu lòng nhau trên đời
Mồ xanh cỏ mọc hoang rồi
Chỉ còn ai oán lưu nơi tiếng đàn."
Nghe xong, Vi Thái hậu lại trầm tư hồi lâu, mới lệnh cho Dương thị: "Ngươi đi vào, hỏi Cừ ca xem thơ này là ai dạy nó đọc."
Dương thị bèn tiến vào bên trong hỏi, chỉ nghe thấy tiếng Triệu Cừ trả lời dõng dạc: "Đây là hai bài "Minh phi khúc" do Đồng bình chương sự Vương An Thạch dưới thời Thần Tông viết. Thầy dạy vỡ lòng cho đại ca Phạm tiên sinh không thích, không để cho đại ca đọc, thế nhưng con xem xong cảm thấy rất yêu thích bài thơ này, mỗi lần đọc lên, đều cảm thấy êm tai vô cùng."
"Vì sao Phạm tiên sinh không thích, Sùng quốc công vì sao lại thích?" Dương thị lại hỏi.
Triệu Cừ đáp: "Phạm tiên sinh từng nói với Phụ hoàng, thi nhân làm "Minh phi khúc" đa phần đều để bày tỏ mối hận khôn cùng khi Chiêu Quân phải gả xa cho man di, khiến người đọc thơ cảm thấy tiếc thương vô cùng. Mà bài "Minh phi khúc" của Vương An Thạch lại viết "Ơn Hán mỏng, ơn Hồ sâu. Niềm vui cốt hiểu lòng nhau trên đời." Nếu chỉ luận ơn Hán mỏng ơn Hồ sâu, vậy thì chẳng phải Lưu Dự vô tội hay sao? Quên ơn nghĩa quân vương, đi theo quân giặc là kẻ phản bội, Vương An Thạch cũng nghĩ như vậy. Thế nhưng con cảm thấy lập luận này của Phạm tiên sinh đáng bàn cãi. Bài thơ này của Vương An Thạch có ý ám chỉ đạo dùng người của bậc đế vương. Đấng minh quân phải biết tìm thấy hiền tài giữa đám cỏ rác, còn nếu là hôn quân thì dẫu ngọc sáng có bày trước mắt cũng không nhận ra. Mà trọng điểm của câu "Hán ơn" nằm ở phía sau, ý muốn nói ơn nghĩa với vua Hán vua Hồ sâu mỏng đều chỉ là thứ yếu, niềm vui lớn nhất của đời người là gặp được kẻ thấu hiểu và trân quý mình. Cừ cho rằng ông ấy nói rất đúng, nếu chỉ dựa vào việc vì ơn Hồ nặng mà quên ơn Hán cảm nhận bài thơ này, chỉ e có chút hạn hẹp."
Những lời này Dương thị cũng không hiểu hết, cười cười khen ngợi Cừ vài câu, chỉ nói y hiếu học thông minh, sau đó liền lui ra. Vi Thái hậu cũng không tiến vào, chỉ im lặng cúi đầu quay về Từ Ninh cung.
Đêm sâu ngồi một mình, chiếc bóng cô tịch đổ dài dưới ánh nến, đột nhiên nghe thấy tiếng cánh cửa cung được nội thị trực đêm đóng lại, phát ra âm thanh nặng nề ảo não, giống như đâm thẳng vào trái tim. Vi Thái hậu không nén được lại nhớ tới hai bài "Minh phi khúc", lặng lẽ ngâm: "A Kiều khoá chặt Trường Môn đó, nam bắc nào ai được thoả lòng... Ơn Hán mỏng ơn Hồ sâu, niềm vui cốt hiểu lòng nhau trên đời..."
Trái tim quặn thắt, lệ nóng cuối cùng cũng rơi xuống.
Mấy ngày sau, sứ thần Kim Nghi vương Hoàn Nhan Tông Hiền và các tướng lĩnh về nước, tới từ biệt Triệu Cấu. Triệu Cấu lệnh cho Tham tri chính sự Vạn Sĩ Tiết tới dịch quán cùng dự tiệc, đưa tiễn. Thế nhưng Hoàn Nhan Tông Hiền hôm nay tâm trí không yên, còn chưa đợi tiệc tàn đã một mình rời đi, cưỡi ngựa tới hoàng cung Lâm An, xông thẳng vào bên trong, nói là muốn tới từ biệt Vi Thái hậu.
Thị vệ và nội thị thông thường không dám ngăn cản, đành mời y vào thiên điện bên cạnh cửa cung ngồi đợi, lại đi tìm nội thị tỉnh áp ban, báo cho ông việc này. Nội thị tỉnh áp ban vội vã xin ý chỉ của Triệu Cấu, nào ngờ lúc này Triệu Cấu đang cùng các trọng thần nghị sự trong thư các, dặn dò không ai được phép quấy rầy. Áp ban lại về cung Từ Ninh đích thân hỏi ý kiến của Thái hậu.
Vi Thái hậu nghe xong thoáng chút chần chừ, thế nhưng rất nhanh đã ra quyết định: "Ngoại thần vào nội cung là hành vi vượt phép tắc, sứ Kim cũng không ngoại lệ. Chuyển lời tới Nghi vương, ai gia chúc y lên đường bình an, vạn thọ vô cương. Gặp mặt từ biệt không cần thiết nữa."
Áp ban truyền đạt lại ý của Thái hậu với Tông Hiền, Tông Hiền lại nổi cơn thịnh nộ đứng phắt dậy, túm lấy cổ ông, mắng: "Thái hậu ở đâu? Đưa ta tới gặp nàng ấy!"
Các nội thị xung quanh đều kinh hãi, thế nhưng vì e ngại thân phận sứ Kim của y nên không ai dám ngăn cản. Áp ban bị y bức ép, bất đắc dĩ chỉ đành dẫn y tới Từ Ninh cung.
Vừa vào tới cung Từ Ninh, Tông Hiền liền đẩy phắt nội thị tỉnh áp ban ra, cao giọng hét vào bên trong: "Thái hậu, Tông Hiền tới từ biệt người."
Thị nữ trong cung nào đã từng thấy việc ngoại thần xông vào cấm cung, huống chi lại là một người Kim thân hình cao lớn râu tóc xồm xoàm, tức thì kinh hoảng, lũ lượt chạy vào phía trong trốn. Thái hậu cũng không nén nổi sợ hãi, vội vã lánh vào nội thất, lệnh cho thị nữ buông mành, bày bình phong, ngăn cản tầm nhìn của Tông Hiền.
Mà Tông Hiền bất chấp, vung tay đẩy hai nội thị cung Từ Ninh đang muốn ngăn cản mình ra, ngẩng đầu sải bước đi thẳng vào nội thất. Tới khi trông thấy bức mành và bình phong chắn trước mặt Thái hậu, bước chân y thoáng khựng lại, vừa cười lạnh vừa vung tay gạt hết toàn bộ các chướng ngại vật, cuối cùng cũng đứng trước mặt Vi Thái hậu.
Vi Thái hậu không nơi để trốn, ngồi bên mép giường kinh hãi ngẩng đầu, bắt gặp đôi mắt sáng rực của y.
Hai bên đều trầm mặc. Sự nóng vội của y và sự kinh hãi lúc đầu của bà đều dần dần tan biến, chỉ nhìn nhau không nói năng gì hồi lâu.
Cuối cùng y cũng lên tiếng. Thanh âm nghe có chút khàn khàn: "Ta đi đây."
Dường như bừng tỉnh khỏi cơn mộng, bà vốn dĩ muốn cười, song lại lập tức cảm thấy không thỏa đáng, xốc lại tinh thần ngồi ngay ngắn dậy, bày ra tư thái của một quốc mẫu lệnh cho thị nữ: "Ban ngồi cho Nghi vương."
Kỳ thực đây là một sự việc rất kỳ dị. Hoàng thái hậu bản triều ngồi bên mép giường trong tẩm cung dặn dò ban ngồi cho sứ Kim. Thế nhưng thị nữ trong lúc hốt hoảng đã sớm quên hành động này kì lạ tới mức nào, vội vã bê ghế lên cho Tông Hiền, sau đó lại trốn đi xa.
Mà Tông Hiền không ngồi xuống, chỉ tiếp tục nhìn Vi Thái hậu. Khoảng cách vẫn rất gần, Thái hậu ngồi ngay ngắn trong ánh nhìn chăm chú của y, không biết nên làm thế nào.
"Ta đi đây." Y lại nói, song không hề dời bước, ánh mắt khóa chặt trên người bà rõ ràng đã chứa đựng một sự chờ mong nào đó.
Cuối cùng, điều mà y đợi được là một câu khen thưởng của Thái hậu: "Nghi vương đưa ai gia về Nam, qua nhiều tháng ròng rã, vất vả vô cùng. Nay Nghi vương sắp quay về, ai gia đặc biệt tặng 300 lượng vàng để tỏ ý cảm tạ, mong Nghi vương nhận lấy. Ai gia chúc Nghi vương vạn thọ vô cương, phúc lộc tề thiên."
Dương thị vẫn luôn đứng bên cạnh Vi thị hiểu ý, lập tức sai người đem vàng bạc tới. Lát sau, 300 lượng vàng đã được đặt xuống trước mặt Tông Hiền.
Tông Hiền nhặt một thỏi vàng lên, cẩn thận quan sát, đột nhiên cười lớn, nói với Vi thị: "Tông Hiền cũng chúc Hoàng thái hậu Đại Tống vạn thọ vô cương, phúc lộc tề thiên."
Y ném mạnh đ ĩnh vàng về phía tấm bình phong vừa hất ra ban nãy, khiến bức hình mỹ nhân vẽ trên bình phong tức thì rách toạc.
"Vĩnh biệt từ đây." Y bỏ lại một câu, xoay người rời đi, không ngoái lại thêm một lần nào nữa.
Sau khi Tông Hiền rời đi, Vi thị trầm mặc vô cùng, suốt mấy canh giờ không nói tiếng nào, cho tới lúc hoàng hôn mới thở dài, nói với Dương thị: "Chúng ta ra ngoài đi dạo đi."
Vi Thái hậu tâm tình hốt hoảng, cũng không có nơi muốn đến rõ ràng, hai người bước đi không mục đích. Ngang qua một cung viện, nghe thấy bên trong thấp thoáng truyền ra tiếng đọc bài, Vi Thái hậu mới đứng lại, hỏi nội thị gác cửa cung: "Đây là nơi nào? Ai đang đọc sách?"
Nội thị cung kính đáp: "Đây là nơi ở của Ngô Quý phi. Ban nãy Ngô Quý phi nghe nói Tấn An quận vương đọc sách đến mức quên ăn quên ngủ, bèn đích thân mang chút điểm tâm tới Tư Thiện đường. Hiện giờ là Sùng quốc công đang đọc sách ở bên trong."
Vi Thái hậu cười cười với Dương thị: "Là Cừ. Chúng ta vào trong xem xem."
Hai người bước vào trong sân, đi tới bên khung cửa sổ phòng học của Triệu Cừ, nghe thấy tiếng đọc sách mỗi lúc một rõ ràng. Vi Thái hậu lại đột nhiên dừng bước, chăm chú lắng nghe.
Triệu Cừ đang đọc thành tiếng một bài thơ:
"Từ ấy nàng xa chốn Hán cung
Tóc mai gió thổi lệ xuân nồng
Dung nhan nhìn lại bơ phờ quá
Thiên tử muôn trùng luống khổ tâm!
Oán trách nhầm tay hoạ sĩ hèn
Sắc đẹp xưa nay chẳng thấy quen
Thần thái trời sinh ai vẽ nổi? Chàng Mao bị giết cũng oan khiên.
Một đi đi mãi, đáng thương thay!
Áo Hán cung xưa vẫn mặc dày
Phương nam thư gửi về quan ải
Chỉ thấy bao năm cánh nhạn bay.
Người nhà muôn dặm nhắn tin cùng
Ở lại chiên thành chớ ngóng trông
A Kiều khoá chặt Trường Môn đó
Nam bắc nào ai được thoả lòng?..."*
(* "Minh phi khúc kỳ 1" của tác giả Vương An Thạch, bản dịch từ nguồn thivien.net. Đây là bài thơ kể lại câu chuyện về nàng Vương Chiêu Quân thời Hán - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa.
Vương Chiêu Quân, hay còn gọi là Minh phi, được tuyển làm tú nữ nhập cung dưới thời Hán Nguyên Đế, thế nhưng chưa từng được vua sủng hạnh do tranh họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ nàng dâng lên cho vua quá xấu. Sau đó Thiền vu Hung Nô khi ấy là Hô Hàn Tà tới kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán, xin được làm con rể Nguyên Đế. Nguyên Đế có ý chọn ra vài mỹ nhân trong hậu cung để ban cho Hô Hàn Tà. Vương Chiêu Quân do đã bị lạnh nhạt, phải sống trong cảnh cô đơn nhiều năm trong chốn thâm cung bèn tự tiến cử chính mình. Nguyên Đế thấy tranh vẽ nàng dung sắc tầm thường bèn đồng ý. Trước khi khởi hành, Vương Chiêu Quân mới được gọi tới để diện thánh lần đầu. Gặp được nàng, Nguyên Đế kinh ngạc vô cùng khi thấy nàng không chỉ xinh đẹp hơn người mà còn điềm tĩnh thông minh, lễ độ nho nhã. Nguyên Đế hối hận vô cùng, thế nhưng giờ phút này tất cả đã quá muộn màng. Sau đó việc ăn hối lộ của họa sĩ Mao Diên Thọ bị phanh phui, vì năm ấy Vương Chiêu Quân không chịu hối lộ nên bị y vẽ xấu. Mao Diên Thọ bị đem ra xử trảm giữa chợ.)
Dương thị thấy Vi Thái hậu ngẩn người lắng nghe, bèn khẽ khàng hỏi: "Thái hậu, chúng ta có cần đi vào trong không?"
Vi Thái hậu sực tỉnh, cũng thấp giọng đáp: "Đợi đã." Nói đoạn tiếp tục đứng đó, dựa vào cửa sổ nghe Cừ đọc thơ.
Chỉ nghe thấy Cừ thoáng ngừng lại, sau đó tiếp tục đọc:
"Chiêu Quân mới gả sang Hồ
Xe chiên trăm cỗ bao cô gái hầu
Tâm tình biết ngỏ ai đâu?
Tỳ bà chuyển khúc nỗi sầu bâng khuâng.
Vuốt vàng tay lướt gió đông
Gảy đàn chuốc rượu, cánh hồng bay xa
Thị tỳ cung Hán lệ nhoà
Hắt hiu sa mạc người qua ngoảnh đầu.
Ơn Hán mỏng, ơn Hồ sâu
Niềm vui cốt hiểu lòng nhau trên đời
Mồ xanh cỏ mọc hoang rồi
Chỉ còn ai oán lưu nơi tiếng đàn."
Nghe xong, Vi Thái hậu lại trầm tư hồi lâu, mới lệnh cho Dương thị: "Ngươi đi vào, hỏi Cừ ca xem thơ này là ai dạy nó đọc."
Dương thị bèn tiến vào bên trong hỏi, chỉ nghe thấy tiếng Triệu Cừ trả lời dõng dạc: "Đây là hai bài "Minh phi khúc" do Đồng bình chương sự Vương An Thạch dưới thời Thần Tông viết. Thầy dạy vỡ lòng cho đại ca Phạm tiên sinh không thích, không để cho đại ca đọc, thế nhưng con xem xong cảm thấy rất yêu thích bài thơ này, mỗi lần đọc lên, đều cảm thấy êm tai vô cùng."
"Vì sao Phạm tiên sinh không thích, Sùng quốc công vì sao lại thích?" Dương thị lại hỏi.
Triệu Cừ đáp: "Phạm tiên sinh từng nói với Phụ hoàng, thi nhân làm "Minh phi khúc" đa phần đều để bày tỏ mối hận khôn cùng khi Chiêu Quân phải gả xa cho man di, khiến người đọc thơ cảm thấy tiếc thương vô cùng. Mà bài "Minh phi khúc" của Vương An Thạch lại viết "Ơn Hán mỏng, ơn Hồ sâu. Niềm vui cốt hiểu lòng nhau trên đời." Nếu chỉ luận ơn Hán mỏng ơn Hồ sâu, vậy thì chẳng phải Lưu Dự vô tội hay sao? Quên ơn nghĩa quân vương, đi theo quân giặc là kẻ phản bội, Vương An Thạch cũng nghĩ như vậy. Thế nhưng con cảm thấy lập luận này của Phạm tiên sinh đáng bàn cãi. Bài thơ này của Vương An Thạch có ý ám chỉ đạo dùng người của bậc đế vương. Đấng minh quân phải biết tìm thấy hiền tài giữa đám cỏ rác, còn nếu là hôn quân thì dẫu ngọc sáng có bày trước mắt cũng không nhận ra. Mà trọng điểm của câu "Hán ơn" nằm ở phía sau, ý muốn nói ơn nghĩa với vua Hán vua Hồ sâu mỏng đều chỉ là thứ yếu, niềm vui lớn nhất của đời người là gặp được kẻ thấu hiểu và trân quý mình. Cừ cho rằng ông ấy nói rất đúng, nếu chỉ dựa vào việc vì ơn Hồ nặng mà quên ơn Hán cảm nhận bài thơ này, chỉ e có chút hạn hẹp."
Những lời này Dương thị cũng không hiểu hết, cười cười khen ngợi Cừ vài câu, chỉ nói y hiếu học thông minh, sau đó liền lui ra. Vi Thái hậu cũng không tiến vào, chỉ im lặng cúi đầu quay về Từ Ninh cung.
Đêm sâu ngồi một mình, chiếc bóng cô tịch đổ dài dưới ánh nến, đột nhiên nghe thấy tiếng cánh cửa cung được nội thị trực đêm đóng lại, phát ra âm thanh nặng nề ảo não, giống như đâm thẳng vào trái tim. Vi Thái hậu không nén được lại nhớ tới hai bài "Minh phi khúc", lặng lẽ ngâm: "A Kiều khoá chặt Trường Môn đó, nam bắc nào ai được thoả lòng... Ơn Hán mỏng ơn Hồ sâu, niềm vui cốt hiểu lòng nhau trên đời..."
Trái tim quặn thắt, lệ nóng cuối cùng cũng rơi xuống.
Danh sách chương