Anh mang lại cho cô thứ tình cảm như lửa bốc ngọn, khói và sáng ngùn ngụt cả trời. Khi lịm tắt,
những hoang vu xơ xác càng thêm lộ rõ ở khắp nơi. Cô hiểu, từ bỏ anh
chẳng khác nào từ bỏ một phần của chính mình. Chấm dứt quan hệ với anh,
cô cũng không xác định được vị trí của mình trên cõi đời này nữa, chỉ
còn cách buông trôi đến đâu thì đến. Dù thế, cô vẫn cố gắng trụ vững,
tiếp tục tồn tại.
Câm lặng, tự sinh tự diệt. Nhẫn nại mà sống, giống phần lớn những người bình thường khác.
Cô không quay về căn hộ. Theo ý muốn của Định Sơn, cô chấm dứt hợp đồng thuê, chuyển sang ở chung với anh. Định Sơn muốn chăm sóc cô, mà bản thân cô cũng lo Thanh Trì về nước sẽ đến căn hộ thuê tìm mình. Ổn định rồi, cô thêm vào mỗi ngày thật nhiều hoạt động để cuộc sống bận rộn, nhờ đó lãng quên hồi ức và nỗi lòng. Bên cạnh việc viết lách, cô làm tình nguyện cho một trại trẻ mồ côi tư nhân do người Mỹ mở, gội đầu tắm rửa cắt móng bón cơm cho trẻ tàn tật, nói chuyện với các em. Khánh Trường vốn có vấn đề về giao tế, không giỏi tiếp xúc, không biết nói chuyện gì với người ngoài. Vì thế cô luôn sống bên lề xã hội, sinh hoạt chưa bao giờ hoàn chỉnh. Nhưng cô đã đảm nhiệm công việc này một cách hết sức tự nhiên, không hề thấy mình phải gắng công cố sức. Hết câu nọ sang câu kia, dần dà nói với các em đủ thứ chuyện. Kiến dưới đất, sương trên hoa, bụi trong luồng sáng, tiếng mưa thánh thót, đếm số ngón tay, màu sắc quần áo… hàng giờ liền cô kiên nhẫn hưởng ứng những đề tài các em đưa ra.
Cô dạy các em học thơ cổ. Bài đầu tiên là “Xuân hiểu”.
Sáng khi nào chẳng biết
Chim véo von khắp nơi
Đêm mưa gió tơi bời
Bao cánh hoa đã rụng
Khi đọc bài thơ thành tiếng, cô nhận ra chỉ hai mươi chữ mạch lạc đơn giản mà điểm qua được toàn bộ cuộc đời một con người, lần lượt kiếp trước, quá khứ rồi tương lai.
Bài cổ thi sáng rỡ và thấm đẫm tính thiền. Thâu suốt, rành mạch, khái quát, xâu chuỗi được vạn vật. Giống một phong thư rút ra từ “Không”. Câu này vốn là của một nhà sư Nhật Bản. Dạo ấy, cô đọc sách thiền để giết thời gian. Trong phong thư, cô như thấy lại thời gian và những điều tâm đắc. Thấy chân mình thời niên thiếu đang bước lên các bậc đá, hải đường trắng rụng nơi vạt váy bị gió cuốn tung xuống đáy vực. Thấy những cảm xúc nhấp nhô nhẹ nhàng như sóng nước và trong trẻo nguyên sơ trong tim, tình yêu của cô chưa tiêu biến, chưa cạn khô, mà chỉ đang tổn thương và náu kín. Đọc mãi đọc mãi, tiếng càng lúc càng nhỏ, đám trẻ dần thiếp ngủ. Nhẹ nhàng vuốt ve những tấm thân bé bỏng, ngửi mùi tóc và mùi da non thơ đặc trưng. Thứ mùi thuần khiết thơm tho như thú nhỏ. Không gian dần yên tĩnh lại, chỉ nghe tiếng thở khe khẽ nhịp nhàng.
Chẳng biết tự lúc nào, mái tóc thẳng đen dày đã dài đến thắt lưng. Cô chưa bao giờ ra hiệu cắt tóc, chỉ chăm chút gội và chải lấy. Có lúc bện nó thành đuôi sam kiểu Ấn Độ, giữa những lọn tóc đan thêm dây lụa mảnh màu đỏ thẫm hoặc lam đậm. Cứ thế, bước qua mùa hè của sinh nhật lần thứ ba mươi.
Con người ta, chỉ tích tắc là già. Khánh Trường thực sự cảm thấy, mình già.
Câm lặng, tự sinh tự diệt. Nhẫn nại mà sống, giống phần lớn những người bình thường khác.
Cô không quay về căn hộ. Theo ý muốn của Định Sơn, cô chấm dứt hợp đồng thuê, chuyển sang ở chung với anh. Định Sơn muốn chăm sóc cô, mà bản thân cô cũng lo Thanh Trì về nước sẽ đến căn hộ thuê tìm mình. Ổn định rồi, cô thêm vào mỗi ngày thật nhiều hoạt động để cuộc sống bận rộn, nhờ đó lãng quên hồi ức và nỗi lòng. Bên cạnh việc viết lách, cô làm tình nguyện cho một trại trẻ mồ côi tư nhân do người Mỹ mở, gội đầu tắm rửa cắt móng bón cơm cho trẻ tàn tật, nói chuyện với các em. Khánh Trường vốn có vấn đề về giao tế, không giỏi tiếp xúc, không biết nói chuyện gì với người ngoài. Vì thế cô luôn sống bên lề xã hội, sinh hoạt chưa bao giờ hoàn chỉnh. Nhưng cô đã đảm nhiệm công việc này một cách hết sức tự nhiên, không hề thấy mình phải gắng công cố sức. Hết câu nọ sang câu kia, dần dà nói với các em đủ thứ chuyện. Kiến dưới đất, sương trên hoa, bụi trong luồng sáng, tiếng mưa thánh thót, đếm số ngón tay, màu sắc quần áo… hàng giờ liền cô kiên nhẫn hưởng ứng những đề tài các em đưa ra.
Cô dạy các em học thơ cổ. Bài đầu tiên là “Xuân hiểu”.
Sáng khi nào chẳng biết
Chim véo von khắp nơi
Đêm mưa gió tơi bời
Bao cánh hoa đã rụng
Khi đọc bài thơ thành tiếng, cô nhận ra chỉ hai mươi chữ mạch lạc đơn giản mà điểm qua được toàn bộ cuộc đời một con người, lần lượt kiếp trước, quá khứ rồi tương lai.
Bài cổ thi sáng rỡ và thấm đẫm tính thiền. Thâu suốt, rành mạch, khái quát, xâu chuỗi được vạn vật. Giống một phong thư rút ra từ “Không”. Câu này vốn là của một nhà sư Nhật Bản. Dạo ấy, cô đọc sách thiền để giết thời gian. Trong phong thư, cô như thấy lại thời gian và những điều tâm đắc. Thấy chân mình thời niên thiếu đang bước lên các bậc đá, hải đường trắng rụng nơi vạt váy bị gió cuốn tung xuống đáy vực. Thấy những cảm xúc nhấp nhô nhẹ nhàng như sóng nước và trong trẻo nguyên sơ trong tim, tình yêu của cô chưa tiêu biến, chưa cạn khô, mà chỉ đang tổn thương và náu kín. Đọc mãi đọc mãi, tiếng càng lúc càng nhỏ, đám trẻ dần thiếp ngủ. Nhẹ nhàng vuốt ve những tấm thân bé bỏng, ngửi mùi tóc và mùi da non thơ đặc trưng. Thứ mùi thuần khiết thơm tho như thú nhỏ. Không gian dần yên tĩnh lại, chỉ nghe tiếng thở khe khẽ nhịp nhàng.
Chẳng biết tự lúc nào, mái tóc thẳng đen dày đã dài đến thắt lưng. Cô chưa bao giờ ra hiệu cắt tóc, chỉ chăm chút gội và chải lấy. Có lúc bện nó thành đuôi sam kiểu Ấn Độ, giữa những lọn tóc đan thêm dây lụa mảnh màu đỏ thẫm hoặc lam đậm. Cứ thế, bước qua mùa hè của sinh nhật lần thứ ba mươi.
Con người ta, chỉ tích tắc là già. Khánh Trường thực sự cảm thấy, mình già.
Danh sách chương