Trương Cổ theo dõi bà già thu gom phế liệu, nắm được chỗ ở của bà.
Bà ta ở ngoại vi phía Tây thị trấn, một căn nhà tường đất, nền lát gạch, nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh. Nó vốn là nơi ở của một đạo sĩ, về sau ông ta chết, căn nhà này bỏ không.
Phần lớn thời gian, bà ta ở trong căn nhà trơ trọi ấy, không biết bà ta làm những việc gì. Đôi khi bà ta đẩy cái xe thu gom phế liệu ra đi một vòng, rồi cũng rất sớm quay trở về.
Vẫn như mọi ngày, bà ta không hề đến dãy nhà 17 thu gom đồ đồng nát. Không ai chú ý đến chi tiết này, ngoại trừ Trương Cổ.
Trương Cổ lâu nay vẫn suy nghĩ một vấn đề: Có phải bà ta sợ người ở dãy nhà 17 không?
Trương Cổ đương nhiên còn phải đi làm, phải viết tài liệu, phải gặp gỡ bạn bè, phải ăn phải ngủ phải đi vệ sinh, anh không thể từng giờ từng phút theo dõi sát sao bà già này.
Một hôm, đã rất muộn, Trương Cổ đang ngồi viết bản báo cáo tổng kết gì đó.
Anh đặt lon bia bên cạnh, vừa uống vừa đánh máy.
Điện thoại reo, anh nhấc máy lên: “A lô…”
Phùng Kình gọi đến, nói: “Trương Cổ, tôi muốn nói với cậu một chuyện này…”
Trương Cổ: “Là gì nào?”
Phùng Kình: “Tôi và Đứa Bé Vĩnh Viễn lại vừa trò chuyện với nhau trên mạng.”
Trương Cổ: “Có phát hiện gì mới không?”
Phùng Kình: “Thực ra cũng không có gì. Tôi vẫn rất tin cô ấy. Có điều…”
Trương Cổ chờ anh nói tiếp.
Phùng Kình: “Một vài câu nói của cô ấy khiến tôi hơi nghi ngờ.”
Trương Cổ: “Cô ấy nói gì?”
Phùng Kình: “Khi chúng tôi nói đến vấn đề khóc, thì cô ấy bảo em chưa bao giờ rơi lệ. Tôi hỏi cô ấy tại sao, thì cô ấy bảo vì xung quanh em toàn là sa mạc. Và còn nói rằng, dù nước mắt của con người chứa đựng những nỗi uất ức lớn đến mấy, rơi xuống sa mạc cũng sẽ biến mất tăm mất tích chỉ trong chớp mắt, sẽ là không đáng kể, kết quả duy nhất chỉ là chăm bón cho sa mạc mà thôi. Cô ấy thường nói mình được sống trong nhung lụa, được cưng chiều, tôi cho rằng cô ấy không nên có cái tâm trạng như vậy.”
Trương Cổ: “Còn gì nữa không?”
Phùng Kình: “Không.”
Trương Cổ: “Tôi cảm thấy đó là lời nói của một cô gái giàu nghị lực, chứ chẳng có gì đáng ngạc nhiên.”
Đặt điện thoại xuống rồi, Trương Cổ tiếp tục uống bia, đánh máy.
Có lẽ tại uống hơi nhiều, Trương Cổ muốn đi vệ sinh.
Anh bước ra cửa, bên ngoài tối đen như mực. Con chó “vô danh không thể xác định” lại bắt đầu sủa gâu gâu, đến giờ Trương Cổ vẫn chưa biết nó là chó của nhà ai, cũng không biết nó đang đứng ở đâu sủa.
Anh vừa “xả” vừa nhìn về phía nhà chị Mộ Dung, nhận ra có một người đang đứng trước sân nhà chị.
“Việc nhỏ” đã làm xong, anh kéo phéc-mơ-tuya, rồi nấp vào chỗ tối để quan sát cho kỹ. Anh đã nhìn rõ: người ấy là bà già thu gom phế liệu.
Bà ta áp người vào khe cửa sổ nhà chị Mộ Dung nhòm vào, vẻ mặt rất quỷ quái. Ánh đèn lọt qua khe cửa sổ hắt lên mặt bà ta, trắng nhợt.
Trương Cổ biết thằng bé Xoa đang ở trong nhà chị Mộ Dung.
Bà ta nhòm vào để nhìn cái gì?
Anh lặng lẽ bước đến, đứng sau lưng bà ta, và bất ngờ hỏi: “Bà làm gì thế?”
Ai đó dù can đảm thế nào, bị hỏi bất thình lình như thế cũng phải phát run, nhưng bà già này thì không. Bà ta bình tĩnh quay người lại nhìn Trương Cổ, hồi lâu sau mới nói: “Tôi nhìn xem có đồ phế liệu gì không.”
Sau đó bà ta lững thững bước đi.
Trương Cổ nhìn qua khe cửa sổ, thấy thằng bé Xoa đang ngồi trên đi-văng xem tập tranh ảnh.
Trở về nhà mình, Trương Cổ không đánh máy thêm được một chữ nào nữa.
Anh đang ngẫm nghĩ, bà già bí hiểm ấy lén nhìn cái gì? Bà ta có nhìn đứa trẻ còn bí hiểm hơn nữa kia không? Bà ta và nó có mối liên hệ gì? Là đồng bọn? Hay là địch thủ lớn của nhau?
Anh cảm thấy câu nói vừa nãy của bà già rất có chiều sâu: nhìn xem có đồ phế liệu gì không?
Trong con mắt Trương Cổ, thằng bé đó là một thứ như thế này: khi ta bước vào một căn nhà bỏ hoang lâu năm, bên trong rất tối, nếu ta bật một viên gạch lên, thấy bên dưới đó rất ẩm ướt và phát hiện ra một thứ cổ quái đang lặng lẽ nằm bất động và nhìn ta…
Trương Cổ luôn cảm thấy thằng bé đó u ám, xấu xí, bẩn, ẩm thấp, quái dị, ma mãnh; dù nó là kẻ dị dạng biến hình hay là một thứ vi-rút đang gặm nhấm cuộc sống hiện thực, hoặc là một loài quỷ mỵ như dân chúng vẫn kháo nhau, hoặc là một loài kỳ dị siêu tự nhiên nào đó, thì quê hương của nó phải là bãi rác; nói cách khác, nó là tinh rác. Nó đối kháng với loài người.
Nếu bà già kia đem xe thu gom phế liệu đến hót nó về thì không có gì thích hợp hơn.
Có phải bà già ấy là người thu phục nó?
Trương Cổ cảm thấy cuộc sống này đã xuất hiện mùi vị của tiểu thuyết.
Bà ta ở ngoại vi phía Tây thị trấn, một căn nhà tường đất, nền lát gạch, nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh. Nó vốn là nơi ở của một đạo sĩ, về sau ông ta chết, căn nhà này bỏ không.
Phần lớn thời gian, bà ta ở trong căn nhà trơ trọi ấy, không biết bà ta làm những việc gì. Đôi khi bà ta đẩy cái xe thu gom phế liệu ra đi một vòng, rồi cũng rất sớm quay trở về.
Vẫn như mọi ngày, bà ta không hề đến dãy nhà 17 thu gom đồ đồng nát. Không ai chú ý đến chi tiết này, ngoại trừ Trương Cổ.
Trương Cổ lâu nay vẫn suy nghĩ một vấn đề: Có phải bà ta sợ người ở dãy nhà 17 không?
Trương Cổ đương nhiên còn phải đi làm, phải viết tài liệu, phải gặp gỡ bạn bè, phải ăn phải ngủ phải đi vệ sinh, anh không thể từng giờ từng phút theo dõi sát sao bà già này.
Một hôm, đã rất muộn, Trương Cổ đang ngồi viết bản báo cáo tổng kết gì đó.
Anh đặt lon bia bên cạnh, vừa uống vừa đánh máy.
Điện thoại reo, anh nhấc máy lên: “A lô…”
Phùng Kình gọi đến, nói: “Trương Cổ, tôi muốn nói với cậu một chuyện này…”
Trương Cổ: “Là gì nào?”
Phùng Kình: “Tôi và Đứa Bé Vĩnh Viễn lại vừa trò chuyện với nhau trên mạng.”
Trương Cổ: “Có phát hiện gì mới không?”
Phùng Kình: “Thực ra cũng không có gì. Tôi vẫn rất tin cô ấy. Có điều…”
Trương Cổ chờ anh nói tiếp.
Phùng Kình: “Một vài câu nói của cô ấy khiến tôi hơi nghi ngờ.”
Trương Cổ: “Cô ấy nói gì?”
Phùng Kình: “Khi chúng tôi nói đến vấn đề khóc, thì cô ấy bảo em chưa bao giờ rơi lệ. Tôi hỏi cô ấy tại sao, thì cô ấy bảo vì xung quanh em toàn là sa mạc. Và còn nói rằng, dù nước mắt của con người chứa đựng những nỗi uất ức lớn đến mấy, rơi xuống sa mạc cũng sẽ biến mất tăm mất tích chỉ trong chớp mắt, sẽ là không đáng kể, kết quả duy nhất chỉ là chăm bón cho sa mạc mà thôi. Cô ấy thường nói mình được sống trong nhung lụa, được cưng chiều, tôi cho rằng cô ấy không nên có cái tâm trạng như vậy.”
Trương Cổ: “Còn gì nữa không?”
Phùng Kình: “Không.”
Trương Cổ: “Tôi cảm thấy đó là lời nói của một cô gái giàu nghị lực, chứ chẳng có gì đáng ngạc nhiên.”
Đặt điện thoại xuống rồi, Trương Cổ tiếp tục uống bia, đánh máy.
Có lẽ tại uống hơi nhiều, Trương Cổ muốn đi vệ sinh.
Anh bước ra cửa, bên ngoài tối đen như mực. Con chó “vô danh không thể xác định” lại bắt đầu sủa gâu gâu, đến giờ Trương Cổ vẫn chưa biết nó là chó của nhà ai, cũng không biết nó đang đứng ở đâu sủa.
Anh vừa “xả” vừa nhìn về phía nhà chị Mộ Dung, nhận ra có một người đang đứng trước sân nhà chị.
“Việc nhỏ” đã làm xong, anh kéo phéc-mơ-tuya, rồi nấp vào chỗ tối để quan sát cho kỹ. Anh đã nhìn rõ: người ấy là bà già thu gom phế liệu.
Bà ta áp người vào khe cửa sổ nhà chị Mộ Dung nhòm vào, vẻ mặt rất quỷ quái. Ánh đèn lọt qua khe cửa sổ hắt lên mặt bà ta, trắng nhợt.
Trương Cổ biết thằng bé Xoa đang ở trong nhà chị Mộ Dung.
Bà ta nhòm vào để nhìn cái gì?
Anh lặng lẽ bước đến, đứng sau lưng bà ta, và bất ngờ hỏi: “Bà làm gì thế?”
Ai đó dù can đảm thế nào, bị hỏi bất thình lình như thế cũng phải phát run, nhưng bà già này thì không. Bà ta bình tĩnh quay người lại nhìn Trương Cổ, hồi lâu sau mới nói: “Tôi nhìn xem có đồ phế liệu gì không.”
Sau đó bà ta lững thững bước đi.
Trương Cổ nhìn qua khe cửa sổ, thấy thằng bé Xoa đang ngồi trên đi-văng xem tập tranh ảnh.
Trở về nhà mình, Trương Cổ không đánh máy thêm được một chữ nào nữa.
Anh đang ngẫm nghĩ, bà già bí hiểm ấy lén nhìn cái gì? Bà ta có nhìn đứa trẻ còn bí hiểm hơn nữa kia không? Bà ta và nó có mối liên hệ gì? Là đồng bọn? Hay là địch thủ lớn của nhau?
Anh cảm thấy câu nói vừa nãy của bà già rất có chiều sâu: nhìn xem có đồ phế liệu gì không?
Trong con mắt Trương Cổ, thằng bé đó là một thứ như thế này: khi ta bước vào một căn nhà bỏ hoang lâu năm, bên trong rất tối, nếu ta bật một viên gạch lên, thấy bên dưới đó rất ẩm ướt và phát hiện ra một thứ cổ quái đang lặng lẽ nằm bất động và nhìn ta…
Trương Cổ luôn cảm thấy thằng bé đó u ám, xấu xí, bẩn, ẩm thấp, quái dị, ma mãnh; dù nó là kẻ dị dạng biến hình hay là một thứ vi-rút đang gặm nhấm cuộc sống hiện thực, hoặc là một loài quỷ mỵ như dân chúng vẫn kháo nhau, hoặc là một loài kỳ dị siêu tự nhiên nào đó, thì quê hương của nó phải là bãi rác; nói cách khác, nó là tinh rác. Nó đối kháng với loài người.
Nếu bà già kia đem xe thu gom phế liệu đến hót nó về thì không có gì thích hợp hơn.
Có phải bà già ấy là người thu phục nó?
Trương Cổ cảm thấy cuộc sống này đã xuất hiện mùi vị của tiểu thuyết.
Danh sách chương