Krantz rẽ vào con phố, và cảm thấy nhẹ nhõm khi trên vỉa hè có rất nhiều người qua lại. Cô ta đi thêm khoảng 100 thước rồi dừng lại bên ngoài một khách sạn nhỏ. Cô ta đảo mắt nhìn quanh. Không có ai theo dõi cô ta.
Cô ta kéo cánh cửa và bước vào bên trong khách sạn, nhìn thẳng về phía trước, đi qua chỗ quầy tiếp tân, phớt lờ người gác cửa, lúc này đang nói chuyện với một khách du lịch có lẽ đến từ New York. Mắt cô ta vẫn dán vào một dãy những ngăn tủ gửi đồ ở phía trái quầy tiếp tân. Krantz đợi cho đến khi cả ba cô nhân viên tiếp tân đều đang bận rộn mới bắt đầu bước tiếp. Cô ta liếc nhìn lại phía sau để biết chắc là không có ai theo dõi mình. Hài lòng, cô ta bước nhanh hơn, và lấy ra một chiếc chìa khoá từ túi áo trong, khi cô ta tới ngăn tủ số 19. Cô ta tra chìa vào ổ và mở ngăn tủ ra. Tất cả mọi thứ đều vẫn còn nguyên vẹn. Krantz lấy hết tiền và hai cuốn hộ chiếu, rồi cất vào túi. Sau đó cô ta khoá ngăn tủ lại, bước ra khỏi khách sạn và trở ra phố Herzen, vẫn không phải nói với ai một lời nào.
Cô ta vẫy một chiếc tắc xi, một điều gì đó mà cô ta không thể làm vào cái thời chế độ cũ còn đang huấn luyện tay nghề cho cô ta. Cô ta đưa cho người lái xe địa chỉ của một ngân hàng ở Cheryomushki, rồi ngả người ra sau ghế, nghĩ tới Đại tá Sergei Slatinaru - nhưng chỉ thoáng qua.
Cô ta chỉ tiếc là không có đủ thời gian để cắt tai trái ông ta. Krantz rất muốn có cái gì đó để gửi cho Petrescu, để nhắc Petrescu luôn nhớ tới chuyến trở về Romania. Dầu vậy, những gì mà cô ta còn nhớ về Petrescu cũng thừa đủ để bù đắp cho nỗi thất vọng ấy.
Nhưng trước hết cô ta cần tập trung vào việc tìm cách thoát ra khỏi nước Nga. Việc thoát khỏi tay mấy gã nghiệp dư ở Romania thật quá dễ dàng, nhưng để lọt được vào nước Anh không phải dễ dàng như thế. Các đảo quốc bao giờ cũng có nhiều vấn đề; núi non thì dễ vượt hơn là biển cả. Khi tới được thủ đô của nước Nga vào sáng hôm đó, cô ta đã kiệt sức, vì phải liên tục di chuyển kể từ khi thoát khỏi bệnh viện.
Krantz đã lên tới đường cao tốc khi còi báo động vang lên. Cô ta quay lại và thấy toàn khu bệnh viện ngập trong ánh đèn pha. Một tài xế xe tải đã giúp cô ta vượt biên, sau khi làm tình với cô ta hai lần. Cần thêm một chuyến tàu hỏa, một chuyến máy bay, 300 đôla và mười bảy tiếng đồng hồ nữa trước khi cô ta đặt chân xuống Moscow. Cô ta ngay lập tức đi tới khách sạn Isla, và không có ý định ngủ qua đêm tại đó. Mối quan tâm duy nhất của cô ta là ngăn tủ gửi đồ có chứa hai cuốn hộ chiếu và mấy trăm rúp.
Trong khi chờ đợi thời cơ an toàn để trở về Mỹ, Krantz lên kế hoạch kiếm tiền ở Moscow. Mức sinh hoạt ở thủ đô của nước Nga rẻ hơn New York nhiều, và mạng người cũng rẻ hơn, 5000 đôla cho một bà vợ, 10.000 đôla cho một ông chồng. Người Nga vẫn chưa đạt được quyền bình đẳng giới tính. Một đại tá của KGB có thể kiếm tới 50.000 đôla, trong khi Krantz có thể đòi 100.000 đôla để làm việc cho một trùm mafia. Nhưng nếu Fenston đã gửi cho cô ta 2 triệu đôla theo như lời hứa, các ông chồng và bà vợ mệt mỏi kia còn phải chờ đó. Thực tế là, giờ đây khi nước Nga đã chấp nhận nền kinh tế thị trường tự do, cô ta có thể đầu quân cho một nhà tài phiệt nào đó và tận tình phục vụ ông ta.
Chiếc tắc xi dừng lại bên ngoài chiếc cổng ra vào kín đáo của một ngân hàng mà niềm tự hào của nó là có rất ít khách hàng. Hai chữ cái G và Z được khắc trên gờ đá cẩm thạch trắng. Krantz bước ra khỏi tắc xi, trả tiền và chờ cho đến khi chiếc tắc xi đã khuất tầm nhìn mới bước vào trong tòa nhà.
Ngân hàng Geneva và Zurich là một ngân hàng chuyên đáp ứng nhu cầu của lớp người Nga mới, những người đã vớ bẫm từ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chính trị gia, trùm mafia (doanh nhân), cầu thủ bóng đá và ca sỹ nhạc ppp chỉ là những đồng tiền lẻ nếu so với những siêu sao mới nổi, các nhà tài phiệt.
Dù ai cũng biết tên bọn họ, đó là một giống người mới mà không ai có thể sờ vào người họ.
Krantz bước tới chiếc quầy tiếp tân bằng gỗ được thiết kế theo lối cũ, nơi có một dãy nhân viên mặc complê xám, sơ mi trắng và đeo caravát lụa đang ngồi chờ phục vụ khách. Trông họ không khác gì như đang ngồi tại Geneva hay Zurich.
“Tôi có thể giúp gì cho bà?”, người nhân viên giao dịch mà cô ta lựa chọn hỏi. Anh ta băn khoăn không hiểu mình đang giao dịch với loại người nào - vợ của trùm mafia, hay con gái của một nhà tài phiệt. Trông cô ta không giống ca sỹ nhạc pop.
“1-0-7-2-0-9-5-9”, cô ta nói.
Anh ta gõ dãy số đó vào máy tính, và khi những con số hiện lên trên màn hình, anh ta bắt đầu quan tâm hơn. “Tôi có thể xem hộ chiếc của bà được không?”, anh ta hỏi.
Krantz đưa cho anh ta một cuốn hộ chiếu mà cô ta vừa lấy ở khách sạn Isla.
“Trong tài khoản của tôi còn bao nhiêu?”, cô ta hỏi.
“Theo bà nghĩ thì còn khoảng bao nhiêu?”, anh ta trả lời.
“Khoảng trên 2 triệu đôla”, cô ta nói. “Vậy bà muốn rút bao nhiêu?” anh ta hỏi.
“10.000 đôla, và mười nghìn rúp”. Anh ta lôi một chiếc khay từ dưới quầy ra và bắt đầu chầm chậm đếm. “Đã lâu rồi chúng ta không giao dịch với giá trị lớn như thế này”, anh ta nhìn lên màn hình và gợi chuyện. “Đúng thế”, cô ta công nhận, “nhưng các ông sẽ thấy có nhiều hoạt động hơn khi giờ đây tôi đã quay trở lại Moscow”, cô ta nói thêm mà không giải thích gì.
“Vậy thì tôi mong đợi được phục vụ bà”, người nhân viên giao dịch nói, trước khi đẩy hai gói tiền được buộc lại một cách gọn gàng qua mặt bàn. Không có một thứ giấy tờ nào cho biết khoản tiền đó đến từ đâu, và dĩ nhiên là cũng chẳng có thứ giấy tờ nào cho thấy đã có một giao dịch vừa diễn ra. Krantz cầm hai gói tiền lên, cho vào túi áo trong và chầm chậm bước ra khỏi ngân hàng. Cô ta vẫy một chiếc tắc xi.
“Khách sạn Kalstern”, cô ta nói, rồi trèo lên ghế sau xe và tập trung suy nghĩ về phần hai trong kế hoạch của mình.
Fenston đã thực hiện phần của ông ta. Giờ đây cô ta phải giữ lời hứa của mình nếu cô ta muốn nhận được 2 triệu đôla còn lại. Ý nghĩ về việc giữ lấy 2 triệu đôla hiện có và quên đi chuyện sang nước Anh thoáng qua trong đầu cô ta. Nhưng cô ta biết Fenston có mối quan hệ với KGB, và họ sẽ rất vui nếu được thuê xử lý cô ta với một mức phí thấp hơn nhiều. Khi chiếc tắc xi dừng lại mười phút sau đó, Krantz đưa cho người lái xe 400 rúp và không chờ để lấy lại tiền lẻ. Cô ta bước ra khỏi tắc xi và lẩn vào giữa một toán du khách đang ngó ngiêng nhìn vào cửa sổ một cửa hiệu với hy vọng sẽ kiếm được một món đồ kỳ niệm để chứng minh họ đã từng đặt chân đến một đất nước bị tàn phá bởi một chế độ bạo tàn. Được trưng bày ở giữa chiếc cửa sổ là những món đồ ăn khách của họ: một bộ quân phục cấp tướng bốn sao với tất cả những thứ kèm theo - mũ, dây lưng, bao súng và ba dãy huân chương. Không thấy đề giá, nhưng Krantz biết giá bán là 20 đôla. Bên cạnh đó là bộ quân phục của một đô đốc hải quân, 15 đôla, và phía sau là bộ quân phục của một đại tá KGB, 10 đổla. Cho du Krantz không muốn chứng minh cho các đồng hương Mỹ của mình rằng cô ta đã từng có mặt tại Moscow, những người có thể đặt tay mình lên những bộ đồng phục của những vị tướng lục quân, đô đốc hải quân, đại tá KGB chắc chắn có thứ mà cô ta đang cần.
Krantz bước vào cửa hiệu và được một cô gái bán hàng đón tiếp.
“Tôi có thể giúp gì cho bà?”, cô gái hỏi.
“Tôi cần nói chuyện riêng với ông chủ của cô”, Krantz nói.
Cô gái bán hàng có vẻ bối rối, nhưng Krantz cứ nhìn cô ta chằm chằm cho đến khi cô ta nói “Đi theo tôi” và dẫn vị khách của mình vào sâu trong cửa hàng, rồi gõ nhẹ lên một chiếc cánh cửa trước khi mở nó ra.
Ngồi sau chiếc bàn làm việc lớn bằng gỗ đầy giấy tờ, bao thuốc lá, và một chiếc bánh xăngđuých đang ăn dở là một người đàn ông béo phì mặc một bộ complê thụng màu nâu. Ông ta mặc một chiếc áo sơ mi màu đỏ hở cổ trông có vẻ như đã lâu không giặt.
Mái tóc hói và bộ râu rậm của ông ta khiến Krantz khó có thể đoán tuổi con người đó, cho dù rõ ràng ông ta là chủ tiệm.
Ông ta đặt cả hai tay lên mặt bàn và nhìn lên một cách dè chừng, ông ta mỉm cười, nhưng tất cả những gì mà Krantz nhận thấy là chiếc cổ hai cằm của ông ta. Khó đàm phán.
“Tôi có thể giúp gì cho cô?”, ông ta hỏi bằng một giọng cho thấy ông ta không muốn mất thời gian.
Krantz nói với ông ta thứ mà mình cần. Người chủ tiệm yên lặng lắng nghe với một sự kinh ngạc rồi cười phá lên.
“Không rẻ đâu”, cuối cùng ông ta nói, “và cũng mất nhiều thời gian đấy”.
“Tôi cần bộ đồng phục ấy ngay chiều nay”, Krantz nói.
“Không thể được”, ông ta nói với một cái nhún vai.
Krantz lấy một bó tiền từ trong túi ra, rút một tờ 100 đôla và đặt lên bàn trước mặt ông ta. “Ngay chiều nay”, cô ta nhắc lại.
Người chủ tiệm nhướng mày. “Có thể tôi có một mối quan hệ”.
Krantz đặt một tờ 100 đôla nữa lên bàn.
“Vâng, tôi nghĩ mình có một mối quan hệ lý tưởng”.
“Và tôi cần cả hộ chiếu của cô ta nữa”, Krantz nói.
“Không thể được”.
Thêm hai tờ 100 đôla nữa.
“Có thể được”, ông ta nói, “nhưng không dễ”
Thêm hai tờ nữa. Tất cả là sáu tờ. “Nhưng tôi cảm thấy có thể thu xếp được”, ông ta dừng lại, “với một cái giá phù hợp”. Ông ta nhìn lên vị khách hàng của mình trong khi hai tay ông ta để lên bụng mình.
“1000 đôla nếu những gì tôi cần đều sẵn sàng vào chiều nay”.
“Tôi sẽ cố hết sức mình”, người chủ tiệm nói.
“Tôi cảm thấy ông sẽ thành công”, Krantz nói. “Bởi vì nếu sau giờ hẹn mà tôi vẫn không có thứ tôi cần, cứ mười lăm phút tôi sẽ lấy lại một tờ”, cô ta nhìn đồng hồ, “2 giờ chiều nhé”. Người chủ tiệm định phản đối, nhưng rồi ông ta nghĩ lại.
Cô ta kéo cánh cửa và bước vào bên trong khách sạn, nhìn thẳng về phía trước, đi qua chỗ quầy tiếp tân, phớt lờ người gác cửa, lúc này đang nói chuyện với một khách du lịch có lẽ đến từ New York. Mắt cô ta vẫn dán vào một dãy những ngăn tủ gửi đồ ở phía trái quầy tiếp tân. Krantz đợi cho đến khi cả ba cô nhân viên tiếp tân đều đang bận rộn mới bắt đầu bước tiếp. Cô ta liếc nhìn lại phía sau để biết chắc là không có ai theo dõi mình. Hài lòng, cô ta bước nhanh hơn, và lấy ra một chiếc chìa khoá từ túi áo trong, khi cô ta tới ngăn tủ số 19. Cô ta tra chìa vào ổ và mở ngăn tủ ra. Tất cả mọi thứ đều vẫn còn nguyên vẹn. Krantz lấy hết tiền và hai cuốn hộ chiếu, rồi cất vào túi. Sau đó cô ta khoá ngăn tủ lại, bước ra khỏi khách sạn và trở ra phố Herzen, vẫn không phải nói với ai một lời nào.
Cô ta vẫy một chiếc tắc xi, một điều gì đó mà cô ta không thể làm vào cái thời chế độ cũ còn đang huấn luyện tay nghề cho cô ta. Cô ta đưa cho người lái xe địa chỉ của một ngân hàng ở Cheryomushki, rồi ngả người ra sau ghế, nghĩ tới Đại tá Sergei Slatinaru - nhưng chỉ thoáng qua.
Cô ta chỉ tiếc là không có đủ thời gian để cắt tai trái ông ta. Krantz rất muốn có cái gì đó để gửi cho Petrescu, để nhắc Petrescu luôn nhớ tới chuyến trở về Romania. Dầu vậy, những gì mà cô ta còn nhớ về Petrescu cũng thừa đủ để bù đắp cho nỗi thất vọng ấy.
Nhưng trước hết cô ta cần tập trung vào việc tìm cách thoát ra khỏi nước Nga. Việc thoát khỏi tay mấy gã nghiệp dư ở Romania thật quá dễ dàng, nhưng để lọt được vào nước Anh không phải dễ dàng như thế. Các đảo quốc bao giờ cũng có nhiều vấn đề; núi non thì dễ vượt hơn là biển cả. Khi tới được thủ đô của nước Nga vào sáng hôm đó, cô ta đã kiệt sức, vì phải liên tục di chuyển kể từ khi thoát khỏi bệnh viện.
Krantz đã lên tới đường cao tốc khi còi báo động vang lên. Cô ta quay lại và thấy toàn khu bệnh viện ngập trong ánh đèn pha. Một tài xế xe tải đã giúp cô ta vượt biên, sau khi làm tình với cô ta hai lần. Cần thêm một chuyến tàu hỏa, một chuyến máy bay, 300 đôla và mười bảy tiếng đồng hồ nữa trước khi cô ta đặt chân xuống Moscow. Cô ta ngay lập tức đi tới khách sạn Isla, và không có ý định ngủ qua đêm tại đó. Mối quan tâm duy nhất của cô ta là ngăn tủ gửi đồ có chứa hai cuốn hộ chiếu và mấy trăm rúp.
Trong khi chờ đợi thời cơ an toàn để trở về Mỹ, Krantz lên kế hoạch kiếm tiền ở Moscow. Mức sinh hoạt ở thủ đô của nước Nga rẻ hơn New York nhiều, và mạng người cũng rẻ hơn, 5000 đôla cho một bà vợ, 10.000 đôla cho một ông chồng. Người Nga vẫn chưa đạt được quyền bình đẳng giới tính. Một đại tá của KGB có thể kiếm tới 50.000 đôla, trong khi Krantz có thể đòi 100.000 đôla để làm việc cho một trùm mafia. Nhưng nếu Fenston đã gửi cho cô ta 2 triệu đôla theo như lời hứa, các ông chồng và bà vợ mệt mỏi kia còn phải chờ đó. Thực tế là, giờ đây khi nước Nga đã chấp nhận nền kinh tế thị trường tự do, cô ta có thể đầu quân cho một nhà tài phiệt nào đó và tận tình phục vụ ông ta.
Chiếc tắc xi dừng lại bên ngoài chiếc cổng ra vào kín đáo của một ngân hàng mà niềm tự hào của nó là có rất ít khách hàng. Hai chữ cái G và Z được khắc trên gờ đá cẩm thạch trắng. Krantz bước ra khỏi tắc xi, trả tiền và chờ cho đến khi chiếc tắc xi đã khuất tầm nhìn mới bước vào trong tòa nhà.
Ngân hàng Geneva và Zurich là một ngân hàng chuyên đáp ứng nhu cầu của lớp người Nga mới, những người đã vớ bẫm từ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chính trị gia, trùm mafia (doanh nhân), cầu thủ bóng đá và ca sỹ nhạc ppp chỉ là những đồng tiền lẻ nếu so với những siêu sao mới nổi, các nhà tài phiệt.
Dù ai cũng biết tên bọn họ, đó là một giống người mới mà không ai có thể sờ vào người họ.
Krantz bước tới chiếc quầy tiếp tân bằng gỗ được thiết kế theo lối cũ, nơi có một dãy nhân viên mặc complê xám, sơ mi trắng và đeo caravát lụa đang ngồi chờ phục vụ khách. Trông họ không khác gì như đang ngồi tại Geneva hay Zurich.
“Tôi có thể giúp gì cho bà?”, người nhân viên giao dịch mà cô ta lựa chọn hỏi. Anh ta băn khoăn không hiểu mình đang giao dịch với loại người nào - vợ của trùm mafia, hay con gái của một nhà tài phiệt. Trông cô ta không giống ca sỹ nhạc pop.
“1-0-7-2-0-9-5-9”, cô ta nói.
Anh ta gõ dãy số đó vào máy tính, và khi những con số hiện lên trên màn hình, anh ta bắt đầu quan tâm hơn. “Tôi có thể xem hộ chiếc của bà được không?”, anh ta hỏi.
Krantz đưa cho anh ta một cuốn hộ chiếu mà cô ta vừa lấy ở khách sạn Isla.
“Trong tài khoản của tôi còn bao nhiêu?”, cô ta hỏi.
“Theo bà nghĩ thì còn khoảng bao nhiêu?”, anh ta trả lời.
“Khoảng trên 2 triệu đôla”, cô ta nói. “Vậy bà muốn rút bao nhiêu?” anh ta hỏi.
“10.000 đôla, và mười nghìn rúp”. Anh ta lôi một chiếc khay từ dưới quầy ra và bắt đầu chầm chậm đếm. “Đã lâu rồi chúng ta không giao dịch với giá trị lớn như thế này”, anh ta nhìn lên màn hình và gợi chuyện. “Đúng thế”, cô ta công nhận, “nhưng các ông sẽ thấy có nhiều hoạt động hơn khi giờ đây tôi đã quay trở lại Moscow”, cô ta nói thêm mà không giải thích gì.
“Vậy thì tôi mong đợi được phục vụ bà”, người nhân viên giao dịch nói, trước khi đẩy hai gói tiền được buộc lại một cách gọn gàng qua mặt bàn. Không có một thứ giấy tờ nào cho biết khoản tiền đó đến từ đâu, và dĩ nhiên là cũng chẳng có thứ giấy tờ nào cho thấy đã có một giao dịch vừa diễn ra. Krantz cầm hai gói tiền lên, cho vào túi áo trong và chầm chậm bước ra khỏi ngân hàng. Cô ta vẫy một chiếc tắc xi.
“Khách sạn Kalstern”, cô ta nói, rồi trèo lên ghế sau xe và tập trung suy nghĩ về phần hai trong kế hoạch của mình.
Fenston đã thực hiện phần của ông ta. Giờ đây cô ta phải giữ lời hứa của mình nếu cô ta muốn nhận được 2 triệu đôla còn lại. Ý nghĩ về việc giữ lấy 2 triệu đôla hiện có và quên đi chuyện sang nước Anh thoáng qua trong đầu cô ta. Nhưng cô ta biết Fenston có mối quan hệ với KGB, và họ sẽ rất vui nếu được thuê xử lý cô ta với một mức phí thấp hơn nhiều. Khi chiếc tắc xi dừng lại mười phút sau đó, Krantz đưa cho người lái xe 400 rúp và không chờ để lấy lại tiền lẻ. Cô ta bước ra khỏi tắc xi và lẩn vào giữa một toán du khách đang ngó ngiêng nhìn vào cửa sổ một cửa hiệu với hy vọng sẽ kiếm được một món đồ kỳ niệm để chứng minh họ đã từng đặt chân đến một đất nước bị tàn phá bởi một chế độ bạo tàn. Được trưng bày ở giữa chiếc cửa sổ là những món đồ ăn khách của họ: một bộ quân phục cấp tướng bốn sao với tất cả những thứ kèm theo - mũ, dây lưng, bao súng và ba dãy huân chương. Không thấy đề giá, nhưng Krantz biết giá bán là 20 đôla. Bên cạnh đó là bộ quân phục của một đô đốc hải quân, 15 đôla, và phía sau là bộ quân phục của một đại tá KGB, 10 đổla. Cho du Krantz không muốn chứng minh cho các đồng hương Mỹ của mình rằng cô ta đã từng có mặt tại Moscow, những người có thể đặt tay mình lên những bộ đồng phục của những vị tướng lục quân, đô đốc hải quân, đại tá KGB chắc chắn có thứ mà cô ta đang cần.
Krantz bước vào cửa hiệu và được một cô gái bán hàng đón tiếp.
“Tôi có thể giúp gì cho bà?”, cô gái hỏi.
“Tôi cần nói chuyện riêng với ông chủ của cô”, Krantz nói.
Cô gái bán hàng có vẻ bối rối, nhưng Krantz cứ nhìn cô ta chằm chằm cho đến khi cô ta nói “Đi theo tôi” và dẫn vị khách của mình vào sâu trong cửa hàng, rồi gõ nhẹ lên một chiếc cánh cửa trước khi mở nó ra.
Ngồi sau chiếc bàn làm việc lớn bằng gỗ đầy giấy tờ, bao thuốc lá, và một chiếc bánh xăngđuých đang ăn dở là một người đàn ông béo phì mặc một bộ complê thụng màu nâu. Ông ta mặc một chiếc áo sơ mi màu đỏ hở cổ trông có vẻ như đã lâu không giặt.
Mái tóc hói và bộ râu rậm của ông ta khiến Krantz khó có thể đoán tuổi con người đó, cho dù rõ ràng ông ta là chủ tiệm.
Ông ta đặt cả hai tay lên mặt bàn và nhìn lên một cách dè chừng, ông ta mỉm cười, nhưng tất cả những gì mà Krantz nhận thấy là chiếc cổ hai cằm của ông ta. Khó đàm phán.
“Tôi có thể giúp gì cho cô?”, ông ta hỏi bằng một giọng cho thấy ông ta không muốn mất thời gian.
Krantz nói với ông ta thứ mà mình cần. Người chủ tiệm yên lặng lắng nghe với một sự kinh ngạc rồi cười phá lên.
“Không rẻ đâu”, cuối cùng ông ta nói, “và cũng mất nhiều thời gian đấy”.
“Tôi cần bộ đồng phục ấy ngay chiều nay”, Krantz nói.
“Không thể được”, ông ta nói với một cái nhún vai.
Krantz lấy một bó tiền từ trong túi ra, rút một tờ 100 đôla và đặt lên bàn trước mặt ông ta. “Ngay chiều nay”, cô ta nhắc lại.
Người chủ tiệm nhướng mày. “Có thể tôi có một mối quan hệ”.
Krantz đặt một tờ 100 đôla nữa lên bàn.
“Vâng, tôi nghĩ mình có một mối quan hệ lý tưởng”.
“Và tôi cần cả hộ chiếu của cô ta nữa”, Krantz nói.
“Không thể được”.
Thêm hai tờ 100 đôla nữa.
“Có thể được”, ông ta nói, “nhưng không dễ”
Thêm hai tờ nữa. Tất cả là sáu tờ. “Nhưng tôi cảm thấy có thể thu xếp được”, ông ta dừng lại, “với một cái giá phù hợp”. Ông ta nhìn lên vị khách hàng của mình trong khi hai tay ông ta để lên bụng mình.
“1000 đôla nếu những gì tôi cần đều sẵn sàng vào chiều nay”.
“Tôi sẽ cố hết sức mình”, người chủ tiệm nói.
“Tôi cảm thấy ông sẽ thành công”, Krantz nói. “Bởi vì nếu sau giờ hẹn mà tôi vẫn không có thứ tôi cần, cứ mười lăm phút tôi sẽ lấy lại một tờ”, cô ta nhìn đồng hồ, “2 giờ chiều nhé”. Người chủ tiệm định phản đối, nhưng rồi ông ta nghĩ lại.
Danh sách chương