Gánh vàng đi đổ sông Ngô, -Đêm đêm tơ tưởng đi mò sông Thương -( Ca dao) ------ -
Mỹ-Linh nghe năm cậu em thuật lại những gì xẩy ra tại Bắc-biên, Tản-lĩnh cùng trên đường đi sứ của Khai-Quốc vương, nàng cũng thuật bước đường gian nan của nàng với Thiệu-Thái, Thiếu-Mai, Lệ-Thanh suốt mấy tháng qua. Nghĩ lại, thực như một giấc mơ. Nàng cốc tay lên đầu Lê Văn:
- Cậu em này gớm thực. Tôn Đản, Tự-Mai phá chị chưa đủ, sao mà cậu cũng tiếp tay nữa. Ta phải mách chị Thiếu-Mai, đánh cậu què chân cho bõ ghét.
Lê Văn phân trần:
- Chị đòi phạt em như vậy là vô lý. Bất công!
- Bất công ở chỗ nào?
- Khi khởi hành ra đi, anh cả trao cho Đản chỉ huy. Tự-Mai bầy kế. Chị muốn phạt, phải phạt anh chàng quân sư thầy chùa mũi trâu Tự-Mai. Chứ em là Thiên-Lôi, chỉ đâu đánh đó, em tội tình gì?
Mỹ-Linh đưa mắt nhìn Tự-Mai:
- Một năm, chị không nói truyện với cậu nữa!
Tự-Mai cười khúc khích:
- Trước khi khởi hành, anh cả truyền lệnh bọn em tha hồ phá phách. Song cấm phá phách dân chúng. Chị có phải dân đâu? Chị là công chúa mà? Ông ỉn còn bảnh hơn, ông ỉn làm tới giáo chủ chứ thường đâu. Em phá như vậy còn là ít đó. Em phá luôn cả anh cả với chị Thanh-Mai nữa, mà ông bà ấy có nói gì đâu?
Nó chưa nói hết ý, thì Bảo-Hòa ra gọi nó vào gặp Khai-Quốc vương. Không dám chần chờ, nó đi liền.
Mỹ-Linh nghĩ đến việc Tự-Mai với Thuận-Tường. Nàng hỏi Tôn Đản:
- Em đã đoán thân thế Thuận-Tường ra sao chưa? Có lẽ ít ra nàng là con một đại quan. Chứ không, sao toàn phái Hoa-sơn, từ sư phụ cho tới sư thúc đều nể nang, kính trọng, coi như thuộc vai lớn hơn.
Thuận-Tông cũng nói:
- Em thấy lời nói của nàng đầy vẻ trịch thượng. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng phải chú ý bằng này điều: Nàng theo học với Bắc-Sơn lão nhân, võ công không tầm thường. Thế mà khi động thủ đánh Tự-Mai lại làm bộ như không biết võ. Mục đích làm gì? Nàng với Triệu Tiết rõ ràng có tình ý. Sau khi Tự-Mai ôm nàng, cứu thoát độc chưởng, hai cơ thể đụng chạm nhau. Nàng đổi sang có tình ý với Tự-Mai. Khi Tự-Mai tiễn nàng tới biên giới, toàn thể phái Hoa-sơn cố ý lờ đi, để nàng lùi lại sau tặng kiếm cho anh ấy.
Thiệu-Thái đặt nghi vấn:
- Truyện này cậu hai biết chưa?
Thuận-Tông gật đầu:
- Chắc là biết. Vì với con mắt cú vọ, có gì qua mắt được anh Thiệu-Cực đâu? Lại nữa trong tiệc tiễn đưa phái Hoa-sơn, mạ mạ chỉ liếc mắt một cái là biết ngay. Mạ mạ biết, anh Thiệu-Cực biết, chắc chắn hai người phải nói với anh cả.
Thiệu-Thái chau mày lại, lắc đầu:
- Cậu hai biết, sao cậu không nói gì?
Mỹ-Linh thấy người yêu thật thà quá, nàng dơ tay đập sẽ lên vai:
- Anh chưa biết tính chú hai. Đối với những gì liên quan đến tình cảm lứa đôi, chú thường có hai thái độ. Khi sự việc có thể đưa đến tai hại. Chú can thiệp ngay. Như vụ Vương-mẫu, phu nhân Tự-An, Hồng-Sơn muốn tự tử, chú cản liền. Còn những vụ vô hại, hoặc đi đến kết quả tốt, chú giữ thái độ im lặng. Như vụ em với anh. Vụ Thiệu-Cực, Thanh-Trúc. Vụ Kim-Thành, Trường-Minh với Thuận-Tông, Thiện-Lãm.
Nàng kết luận:
- Có điều chúng ta không rõ chân tướng Thuận-Tường ra sao mà thôi. Chẳng lẽ cuộc chia tay hôm ấy trở thành vĩnh-quyết, hoá ra duyên phận Tự-Mai hẩm hiu như vậy sao?
Tôn Đản tỏ ra rất quan tâm tới vụ này:
- Từ hôm đó tới giờ, lúc nào Tự-Mai cũng như người mất hồn. Nó bàn với em, thế nào nó cũng tìm đến núi Hoa-sơn gặp nàng. Em an ủi nó rằng kỳ này chúng ta tới Biện-kinh giữa lúc tuyển võ. Ắt hẳn đệ tử Hoa-sơn kéo về ứng thí. Đương nhiên Bắc-sơn lão nhân sẽ hạ sơn trợ giúp đệ tử mình. Thuận-Tường vốn thích ồn ào thế nào cô ta cũng xin đi theo. Hoặc giả cô ta không tới, ta nhờ chị Thanh-Mai hỏi thăm Đông-Sơn lão nhân, Dư Tĩnh, Địch Thanh. Họ đều người phái Hoa-sơn cả, chắc sẽ biết lý lịch cô nàng. Từ đấy nó mới bớt nẫu.
- Em cho chị xem thanh kiếm của Thuận-Tường chút nào.
Mỹ-Linh nói với Lê Văn.
Vì khi Tự-Mai vào gặp Khai-Quốc vương, nó trao kiếm cho Tôn Đản. Tôn Đản trao cho Lê Văn.
Mỹ-Linh đỡ lấy thanh kiếm. Kiếm để trong túi bằng nhung mầu đỏ sẫm, có hai nút thắt. Trên túi thêu hình một thiếu nữ đang đứng ngắm núi Hoa-sơn, với hoa, lá, cỏ cây rất sống động. Thiếu nữ đó là Thuận-Tường. Dưới thêu bốn câu thơ của Tào Thực thời Kiến-an, mô tả mỹ nhân.
Mỹ-Linh mở túi, lộ ra bao kiếm bằng bạc sáng chói. Trên khắc chi chít những hình người. Nàng nhận ra đó là các chiêu thức Hoa-sơn kiếm pháp, mà nàng đã thấy Đông-Sơn lão nhân xử dụng.
Tò mò, Mỹ-Linh rút thanh kiếm ra. Anh hàn quang tỏa lạnh toát. Kiếm bằng thép dường như rất cổ. Chuôi bằng vàng, chạm tới bẩy mươi hai hạt kim cương, mười tám viên hồng ngọc. Hạt nào cũng lớn, cạnh đó, hai chữ Thuận-Tường theo lối triện cực hoa mỹ.
Mỹ-Linh nghĩ thầm:
- Mình là công chúa phủ Khai-Thiên, được ông, được cha, chú cưng chiều, mà chuôi kiếm cũng chỉ dát những viên ngọc bích, hồng ngọc, chứ không dát kim cương như Thuận-Tường. Vậy nàng là ai? Không lẽ là con Dư Tĩnh? Vương Duy-Chính? Hay một vị võ quan nào trong triều? Mỹ-Linh biết mấy cậu em đã tới tuổi trưởng thành, tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở, nàng nhủ thầm:
" Đạo lý tộc Việt chúng ta từ mấy nghìn năm nay đã thành luật lệ bất di bất dịch: Cha mẹ đựng vợ gả chồng cho con cái. Phụ-mẫu quyền tuy có thực, song không tuyệt đối, mà còn tùy ý kiến đôi trẻ. Nhưng từ những năm Bắc-thuộc, người Hoa mang lễ giáo Khổng-Mạnh sang truyền bá. Đến nay Khổng, Mạnh đứng gần ngang hàng với Thích rồi. Mà Khổng-Mạnh dành cho phụ-quyền tuyệt đối. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Hiện Thích, Khổng đã hòa nhập với nếp cũ tộc Việt, thành phong tục mới. Trong dân gian, việc dựng vợ gả chồng vừa có phụ-mẫu quyền, vừa có ý kiến đôi lứa."
Nàng ngừng lại suy nghĩ:
- Thế nhưng trong gia đình quyền quý, lại hoàn toàn theo Khổng. Phụ vương mình định gả mình cho tên Đàm An-Hoà. Cô hai quyết gả Bảo-Hòa cho Hưng-Long, cháu Dực-Thánh vương. Cô lại quyết định cưới Vi Huệ-Trân cho anh Thiệu-Thái. Cũng may, chú hai nêu cao ngọn cờ trở lại với nếp sống tộc Việt. Người muốn cho trai gái hiểu nhau, biết nhau, rồi mới thành gia thất.
Nàng đưa mắt nhìn Thiệu-Thái:
- Người dám chống lại mạng lệnh ông nội, không chịu thu nhận nhiều phi tần, cũng không kết hôn với Huệ-Phương, Hà-Thanh. Người xin thành hôn với Thanh-Mai. Ông bà nội phải chấp nhận.
Nàng mỉm cười một mình:
- Người nhất định chiều theo ý ta với Thiệu-Thái, vì vậy việc gì người cũng sai Thái đi với ta cho có bạn. Người kết hợp Thiệu-Cực với Thanh-Trúc. Ta theo gương người kết hợp Thuận-Tông, Thiện-Lãm với Kim-Thành, Trường-Ninh. Bây giờ nảy ra việc Tự-Mai, Thuận-Tường. Chỉ còn mình Tôn Đản chưa có ai. Kể ra với địa vị chú hai, bất cứ quận chúa, tiểu thư nào, người chỉ ngỏ lời, phụ huynh sẽ gả cho Đản ngay.
Nàng đưa mắt nhìn Tôn Đản:
- Đản xuất thân con nhà nghèo, nhưng được dạy dỗ chu đáo, lại sớm có chí khí, cùng tự hào dân tộc. Tiến trình tương lai không tầm thường. Nếu Đản lấy cô vợ chỉ biết hầu hạ, vâng dạ, thực chán chết. Theo chú hai, nếu ta với Thiệu-Thái đơn độc hoạt động, mỗi người đạt được kết quả năm phần. Ngược lại hai người cùng hoạt động, kết quả không phải mười, mà thành hai mươi lăm... Ta là chị, ta phải lo cho Đản mới được.
Bảo-Hòa từ trong nhà ra vẫy:
- Anh Thái, Mỹ-Linh! Cậu hai gọi. Cả bốn ông mãnh nữa.
Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng bốn ông thiên lôi vào trong nhà khách của Ngô Cẩm-Thi. Không thấy Tự-Mai đâu, Mỹ-Linh kinh ngạc:
- Rõ ràng chú gọi Tự-Mai vào hồi nãy, không biết bây giờ nó ở đâu?
Tuy vậy nàng cũng không dám hỏi.
Khai-Quốc vương ra hiệu cho mọi người ngồi. Vương chỉ Triệu Huy:
- Bình-Nam vương ban chỉ dụ ân xá cho song thân Ngô cô nương. Lệnh này sẽ do Triệu chiêu thảo sứ về kinh. Ta muốn đưa toàn thể gia đình Ngô tiểu thư về Cửu-chân. Đường từ đây về Biện-kinh xa diệu vợi, mà trên đường đi chỉ có Triệu chiêu thảo sứ với Ngô tiểu thư e có điều bất tiện. Vậy ta phiền năm sư đệ đi hộ tống.
Vương nói lớn:
- Mọi chi phí dọc đường từ Biện-kinh về tới biên giới, Tự-Mai sẽ xuất tiền chi dụng. Còn từ biên giới về Thăng-long, do công nho Đại-Việt đài thọ. Ta đã thượng biểu về triều. Triều đình ắt cử người đi đón. Đối với huyết tộc của Ngô vương, các sư đệ phải tuyệt đối lễ phép, tôn kính.
Vương mỉm cười:
- Biện kinh rất phức tạp. Đế đô có hàng trăm quan đại thần, hàng vạn võ tướng. Tuyệt đối không được xử dụng võ công. Ta yêu cầu các sư đệ tuân theo lời chỉ dẫn của Triệu thống chế, hầu tránh đụng chạm với quan nha .
Lê Văn hỏi:
- Đệ có quyền trị bệnh cho người ta không?
- Được chứ. Đệ càng trị cho nhiều người càng tốt. Nhưng không thể nhận tiền.
Lê Văn gãi đầu:
- Khó quá. Y đạo Lĩnh-Nam định rằng phàm khi trị bệnh, không nên, không được đòi tiền. Nhưng khi bệnh nhân tạ thầy, dù một trái cây cũng không nên chối. Chối làm tủi thân người ta. Nay anh cấm em nhận tạ, e khó quá.
Khai-Quốc vương bật cười:
- Được! Nếu như người ta tạ, thì đệ có quyền nhận.
Thuận-Tông hỏi:
- Trong năm đứa bọn em, đứa nào cầm đầu?
- Vẫn như cũ. Đản chỉ huy. Tự-Mai làm quân sư. Sau khi gia quyến Ngô tiểu thư được ân xá, các sư đệ phải đưa về nước ngay. Không nên chần chờ.
Tôn Đản cẩn thận:
- Từ đây tới Biện-kinh bọn em phải nghe lời Triệu chiêu thảo sứ. Còn từ Biện-kinh về Đại-Việt, bọn em toàn quyền quyết định, hay còn phải tuân lệnh ai nữa không?
- Không!
- Bao giờ bọn em lên đường? Bọn em không ở đây giúp Bình-Nam vương đào kho tàng ư?
Hơn ai hết, Triệu Nguyên-Nghiễm, cũng như Lý Long-Bồ, họ có con mắt tinh đời, trông rộng nhìn xa, vì vậy chỉ cần thấy đám Tôn Đản, Tự-Mai lần đầu, cả hai người đều biết đây là những thiếu niên khác thường, hàng triệu người mới có một. Suốt hai năm qua, đám Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, Tôn Đản đứng vào vị thế đối lập. Chúng làm cho Nguyên-Nghiễm thất điên bát đảo bao phen. Chính vì vậy Nguyên-Nghiễm đã thấy chân tài sớm trổ trong chúng. Nay vì kết huynh đệ với Long-Bồ, Nguyên-Nghiễm được đám trẻ giúp sức. Nghe Tôn Đản hỏi y mừng vô hạn.
Y nói với Tôn Đản:
- Cảm ơn Thuận-Thiên ngũ hùng. Ta được lực lượng Đại-Việt của sư đệ Long-Bồ giúp sức, e Ngọc-Hoàng đại-đế muốn tranh cũng khó. Việc đem lệnh ân xá về kinh tuy giản dị, nhưng không dễ đâu. Cần phải có người đủ ba điều kiện: Làm cho đối phương khinh thường hầu tạo bất ngờ. Võ công cao. Cuối cùng tuyệt đối trung thành. Vì vậy ta bàn với Bồ đệ để năm chú đi. Các chú đi đây, mang theo thẻ bài của ta, tức như sứ giả của ta vậy. Ta cần dùng các chú vào vấn đề sao cho bọn đối nghịch ta kinh hãi.
Thiện-Lãm nhăn nhó:
- Như vậy chuyến đi này có hai nhiệm vụ. Một đón hậu duệ Ngô vương. Hai làm cho đối thủ của Triệu vương gia kinh hãi. Thế nhưng bọn em chẳng hiểu rõ vấn đề, sao thi hành được?
Nguyên-Nghiễm vỗ vai Lãm:
- Huynh đệ đừng lo. Tự-Mai đã nắm chắc vấn đề rồi.
Thiện-Lãm thở phào:
- Hà! Em hiểu rồi. Ba đứa Lãm, Tông, Văn làm Thiên-Lôi. Ông trời Đản, Mai bảo đánh đâu đánh đó!
Nguyên-Nghiễm, Long-Bồ bật cười vì lời ví von của Lãm.
Lê Văn hỏi:
-- Bọn em lên đường ngay hôm nay ư?
Nguyên-Nghiễm gật đầu:
- Ngay bây giờ. Các huynh đệ về chỗ trọ lấy hành lý đi. Trên đường đi sẽ gặp Tự-Mai. Tự-Mai khởi hành trước rồi.
Mỹ-Linh hỏi Khai-Quốc vương:
- Thưa chú, chị Bảo-Hoà với anh Thông-Mai đâu rồi?
- Bình-Nam vương nhờ hai người làm một việc trọng đại. Chúng ta hẹn gặp họ tại Biện-Kinh sau.
Thế là sứ đoàn lại chia làm ba: Nhóm chính thức do Khai-Quốc vương dẫn đầu gồm Vương-phi, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Nhóm bí mật gồm Bảo-Hòa, Thông-Mai. Nhóm đi Biện-kinh gồm năm ông Thiên-lôi, do Tôn Đản dẫn theo Triệu Huy.
Hôm nay là ngày mười bốn, theo như kế hoạch dự trù, Bình-Nam vương Nguyên-Nghiễm, mang theo các cao thủ Khu-mật viện Tống, cùng bang chúng bang Hoàng-Đế. Khai-Quốc vương Long-Bồ mang theo vương phi, Mỹ-Linh. Ngoài ra còn có Thiệu-Thái với cao thủ Lạc-Long giáo. Tất cả đều đến ngọn Tuyệt-phong.
Bình-Nam vương phối trí mười ngàn quân, dàn ra khắp núi. Mỗi người trấn một khu. Như đến giờ Tý ngày rằm, cửa kho tàng dù ở bất cứ chỗ nào, mở ra, cũng có người thấy.
Bình-Nam vương, Khai-Quốc vương đóng bản doanh ở một khu bằng phẳng trên sườn núi. Các cao thủ chia ra trấn mọi ngõ ngách. Hai vương đặt tiệc rượu cùng tùy tùng uống.
Trăng mười bốn sáng như ban ngày. Khí trời cuối thu đã hơi hơi lạnh. Đôi khi có mưa phùn, nhưng đêm nay trời như chiều người, trăng tỏ rạng, khí trời ấm áp lạ thường.
Thiệu-Thái, Mỹ-Linh trấn tại khu Đông ngọn Tuyệt-phong. Bình-Nam vương trao cho Thiệu-Thái thống lĩnh hơn trăm quân, quan sát khoảng mười mẫu (36.000 mét vuông ngày nay). Lệnh ban ra: Nếu thấy khu mình có gì lạ, phải báo ngay. Sau khi chia cho binh sĩ mỗi người coi một khoảng nhỏ. Hai người ngồi trên tảng đá, nhìn trăng.
Tuy biết rằng xung quanh không ai biết tiếng Việt. Hai người vẫn cẩn thận nói truyện với nhau bằng Lăng-không truyền ngữ. Thiệu-Thái hỏi lại:
- Chắc chắn em đã tìm ra bí quyết vào kho tàng rồi phải không? Em làm việc bí mật quá, đến anh mà cũng không biết.
- Không phải chú hai không tin anh. Mà theo người, tính anh chân thực. Tỷ như em cho anh biết. Khi thăm lăng mộ Khúc-giang vương, ắt hẳn anh cũng kinh ngạc, rồi hỏi em, hoặc bàn một câu, trong khi đó quanh ta có hàng trăm mắt nhìn. Lộ ngay.
- Tại sao cậu hai lại cho bên Tống tìm trước. Lỡ họ tìm thấy, hóa ra mình phí công vô ích ư?
- Anh thực thà quá. Khi mình đã bố trí cho Thiệu-Cực với Thanh-Trúc cung cấp bản đồ kho tàng giả cho họ. Sao họ đào được?
- Thế mình bỏ qua ngày rằm, phải sáu mươi năm sau mới đào được hay sao?
- Anh để em nói cho mà nghe. Giờ Tý, ngày rằm, tháng mười một, năm Đinh-Mão chẳng qua là thuật ngữ mà thôi. Mình muốn đào bao giờ mà chả được.
- Cậu hai định bao giờ đào?
- Em sai chim ưng báo cho chú biết mọi bí mật. Không biết chú đào bao giờ? Biết đâu giờ này, vàng chẳng về tới đất Việt rồi cũng nên.
Trăng đứng giữa đầu, Mỹ-Linh đo bóng mình, nàng thở dài:
- Giờ Hợi rồi! Chỉ còn một giờ nữa thôi. Lúc này em e tim ông Triệu Nguyên-Nghiễm muốn nổ tung ra.
Một đám mây đen từ phương Đông kéo tới. Gió hiu hiu lạnh. Thiệu-Thái chỉ đám mây:
- Cơ chừng này trời sắp mưa rồi cũng nên.
Quả nhiên đám mây từ từ che khuất mất mặt trăng, xòe bàn tay ra không nhìn thấy gì. Binh sĩ đốt đưốc lên. Ngọn Tuyệt-phong biến thành muôn nghìn ngôi sao lấp lánh. Thỉnh thoảng có những bó đuốc nhấp nhô, hay quay tròn, mục đích đánh tín hiệu cho các cấp chỉ huy.
Mỹ-Linh, Thiệu-Thái dạo quanh khu vực của mình tuần phòng. Khu dưới hai người thuộc quản địa của Dương Đắc, bang Hoàng-Đế Trung-Quốc. Dương Đắc nhớ ơn Thiệu-Thái về việc giải trừ Chu-sa chưởng. Y gật đầu chào:
- Giáo chủ, công chúa. Theo giáo chủ liệu có kho tàng hay không? Tôi tính chỉ riêng tiền nuôi hàng mấy vạn binh lính lên đây tìm kiếm thế này, e tốn kém không ít. Kho tàng chả biết có hay không, mà tiền vốn đã bộn rồi.
Mỹ-Linh cũng đáp lơ mơ:
- Tôi cũng nghĩ như tiên sinh.
Ba người ngồi xuống viên đá nói truyện. Thiệu-Thái kể cho Dương Đắc nghe về Hồng-thiết giáo Đại-Việt, rồi chàng kết luận:
- Hồng-thiết giáo do Hồng-thiết kinh mà ra, ma tính, qủy tính thực nhiều. Cuối cùng cũng phải thua phép Phật. Nhật-Hồ lão nhân thế mà sướng, bây giờ ngao du cùng Di-Lặc Tôn-Phật, điều mà chúng ta cầu không được. Đến Đặng Đại-Bằng...
Thình lình một tiếng pháo nổ trên không thực lớn, rồi ánh sáng toả ra. Ba người im lặng, vì lệnh ban rằng khu nào tìm ra cửa hang, phải đốt pháo lệnh lên.
Mỹ-Linh nhìn về phía ánh sáng, nàng cười thầm:
- Khu vực cửa hang ở về phía Tây, trong khi pháo nổ ở phía Bắc. Vậy khu này đã tìm thấy gì cổ quái chăng?
Nàng nói với Dương Đắc:
- Bình-Nam vương có chỉ dụ. Khi thấy pháo hiệu, chúng tôi tụ về ngay. Vậy tiên sinh ở đây. Chúng tôi phải đi thôi.
Hai người dùng khinh công hướng về phía pháo thăng thiên. Khoảng một khắc (1), đã tới nơi.
Ghi chú
(1) Giờ cổ bằng hai giờ ngày nay. Mỗi ngày có một trăm khắc. Như vậy một khắc gần bằng mười bốn phút.
Tại đây đèn đuốc đốt sáng trưng. Bình-Nam vương, Khai-Quốc vương, Vương-phi đã tới nơi trước. Có Minh-Thiên, Phạm Trọng-Yêm, Dư Tĩnh.
Khu sườn núi này thuộc quản địa của Địch Thanh. Địch Thanh chỉ vào hang đá:
- Khải tấu vương gia. Khi thần tới đây, thấy tảng đá hơi có vẻ kỳ lạ, bởi nó dựng đứng trên sườn núi, mà từ dưới lên rõ ràng có con đường. Con đường đó trồng thông, lâu ngày thành những cây lớn.
Mọi người nhìn tay y chỉ: Quả nhiên từ dưới chân núi đi lên, những cây thông hàng đôi, hàng ba thành dẫy ngoằn ngèo đi lên. Cây nào cũng lớn cả.
Địch Thanh tiếp:
- Sang giờ Hợi, ánh trăng rọi vào tảng đá, in bóng vào vách núi như hình ba thỏi vàng, cùng hai xâu ngọc. Trước những xâu vàng, thỏi ngọc, có mũi tên chỉ vào viên đá lớn này. Sáng đúng giờ Tý, tự nhiên có tiếng động, rồi viên đá từ từ hạ xuống, lộ ra cửa hang.
Hàng trăm bó đuốc soi vào trong hang. Hang rộng vừa một người chui lọt, sâu hun hút. Khó biết bên trong có những gì.
Triệu Thành đưa mắt hỏi ý kiến Phạm Trọng-Yêm. Yêm bàn:
- Như vậy đúng với những gì ghi chép trong Lĩnh-Nam vũ kinh rồi. Có lẽ hang còn cơ quan, sau giờ Tý lại đóng như cũ, đợi sáu mươi năm sau mới mở ra nữa. Ta phải vào mau, phá hủy cơ quan mới được.
Khai-Quốc vương đưa mắt nhìn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, rồi dùng Lăng-không truyền ngữ:
- Cháu có chú ý tới bóng ba thoi vàng, hai xâu ngọc không?
Mỹ-Linh nhớ lại những gì ghi chép trong bảng thuật ngữ, nàng trả lời:
- Tử địa! Vì trong vũ kinh ghi rõ: Gặp số năm thì chết. Phải tránh xa.
- Đúng đấy! Bên Tống ắt cho người vào hang. Ta e núi lở. Ta với Nguyên-Nghiễm đã kết huynh đệ. Vậy có gì nguy hiểm, Thiệu-Thái cứu y ngay cho trọn tình nghĩa.
Mỹ-Linh thuận miệng trả lời chú. Nhưng nàng cũng không hiểu tại sao tự nhiên núi lở, lộ ra cửa hang, mà tuyệt trong vũ kinh không nói tới.
Triệu Nguyên-Nghiễm hỏi thủ hạ:
- Ai muốn vào hang trước?
Dư Tĩnh, Địch Thanh, Triệu Anh tình nguyện đi. Ba người, mỗi người cầm cây đuốc vào hang. Địch Thanh đi đầu, thứ đến Triệu Anh, Dư Tĩnh đi sau cùng. Ba người vào sâu chừng hai trượng, có bậc đá đi xuống. Trong hang mùi nước, mùi vách núi xông ra lạnh toát.
Xung quanh cửa hang có hàng nghìn người, mà không một tiếng động. Ánh đuốc chập chờn sáng như ban ngày. Mây đen đã kéo đi, trăng lại tỏ rạng.
Có tiếng Địch Thanh vọng ra:
- Khải tấu vương gia xuống đến năm bậc thì hết. Trước mặt thần là vách đá bằng phẳng, có khắc chữ.
Triệu Nguyên-Nghiễm hỏi:
- Chữ gì, người đọc ta nghe xem nào?
- Có hai bản văn. Một bằng chữ Hán, một bằng chữ Khoa-đẩu. Thần xin đọc chữ Hán:
Tam, lục tung hoành,
Hoàng long ngộ mã,
Tần, Hán dĩ di,
Tử địa đại họa(2)
Ghi chú
(2)Năm mà công chúa Yên-Lãng cùng công chúa Nghi-Hoà Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa tuân chỉ vua Trưng lên hồ Động-đình chở kho tàng về thuộc niên hiệu vua Trưng thứ ba (41 sau Tây-lịch).
Triệu Thành gọi Quách Quỳ:
- Quỳ. Trong hang còn bản văn bằng chữ Khoa-đẩu, người vào đọc xem có được không?
Quách Quỳ lách người vào trong, nó đọc lớn:
Vàng bạc không còn,
Ngọc cũng biến mất,
Kẻ tham hẳn chết,
Chậm chân, bị chôn.
Dư Tĩnh, Địch Thanh, Quách Qùy đã ra khỏi hang. Nguyên-Nghiễm hỏi Khai-Quốc vương:
- Nhị đệ, ý nhị đệ thế nào?
Khai-Quốc vương lắc đầu, đưa mắt hỏi ý kiến Vương-phi, cùng Thiếu-Mai.
Thanh-Mai nói:
- Khó quá. Muội thử giải, nếu có sai, xin đại ca đừng cười.
Phạm Trọng-Yêm cũng đang ngẩn người ra suy nghĩ. Thấy Khai-Quốc vương phi nói, y chăm chú nghe.
- Tam là ba. Lục là sáu. Tam lục tung hoành là mười tám. Hồi đó có gì ứng với mười tám? Năm mà công chúa Yên-Lãng tải kho tàng đi là niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười tám đời vua Quang-Vũ nhà đông Hán.
Phạm Trọng-Yêm, Vương Duy-Chính, Dư Tĩnh đều gật đầu tán thành.
- Hoàng-Long ngộ Ngọ. Hoàng thuộc mầu vàng, thuộc Mậu, hay Kỷ. Long là rồng hay Thìn. Hoàng-Long tức ngày Mậu-Thìn. Ngộ Ngọ, tức tháng Ngọ là tháng năm.
Phạm Trọng-Yêm ồ lên một tiếng:
- Tần, Hán dĩ di có nghĩa kho tàng Tần, Hán đã đưa khỏi đây. Tử địa đại hoạ có nghĩa chỗ này muôn nghìn năm sau thành đất chết cho mọi người.
Tuy nghe Khai-Quốc vương phi, Phạm Trọng-Yêm giải, nhưng Bình-Nam vương vẫn không tin.
Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ nói với chú:
- Phần thím giảng đúng. Còn phần Phạm giảng trật hết. Hai câu sau nói: Kẻ nào đến đây ắt chết.
Mỹ-Linh nghe năm cậu em thuật lại những gì xẩy ra tại Bắc-biên, Tản-lĩnh cùng trên đường đi sứ của Khai-Quốc vương, nàng cũng thuật bước đường gian nan của nàng với Thiệu-Thái, Thiếu-Mai, Lệ-Thanh suốt mấy tháng qua. Nghĩ lại, thực như một giấc mơ. Nàng cốc tay lên đầu Lê Văn:
- Cậu em này gớm thực. Tôn Đản, Tự-Mai phá chị chưa đủ, sao mà cậu cũng tiếp tay nữa. Ta phải mách chị Thiếu-Mai, đánh cậu què chân cho bõ ghét.
Lê Văn phân trần:
- Chị đòi phạt em như vậy là vô lý. Bất công!
- Bất công ở chỗ nào?
- Khi khởi hành ra đi, anh cả trao cho Đản chỉ huy. Tự-Mai bầy kế. Chị muốn phạt, phải phạt anh chàng quân sư thầy chùa mũi trâu Tự-Mai. Chứ em là Thiên-Lôi, chỉ đâu đánh đó, em tội tình gì?
Mỹ-Linh đưa mắt nhìn Tự-Mai:
- Một năm, chị không nói truyện với cậu nữa!
Tự-Mai cười khúc khích:
- Trước khi khởi hành, anh cả truyền lệnh bọn em tha hồ phá phách. Song cấm phá phách dân chúng. Chị có phải dân đâu? Chị là công chúa mà? Ông ỉn còn bảnh hơn, ông ỉn làm tới giáo chủ chứ thường đâu. Em phá như vậy còn là ít đó. Em phá luôn cả anh cả với chị Thanh-Mai nữa, mà ông bà ấy có nói gì đâu?
Nó chưa nói hết ý, thì Bảo-Hòa ra gọi nó vào gặp Khai-Quốc vương. Không dám chần chờ, nó đi liền.
Mỹ-Linh nghĩ đến việc Tự-Mai với Thuận-Tường. Nàng hỏi Tôn Đản:
- Em đã đoán thân thế Thuận-Tường ra sao chưa? Có lẽ ít ra nàng là con một đại quan. Chứ không, sao toàn phái Hoa-sơn, từ sư phụ cho tới sư thúc đều nể nang, kính trọng, coi như thuộc vai lớn hơn.
Thuận-Tông cũng nói:
- Em thấy lời nói của nàng đầy vẻ trịch thượng. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta cũng phải chú ý bằng này điều: Nàng theo học với Bắc-Sơn lão nhân, võ công không tầm thường. Thế mà khi động thủ đánh Tự-Mai lại làm bộ như không biết võ. Mục đích làm gì? Nàng với Triệu Tiết rõ ràng có tình ý. Sau khi Tự-Mai ôm nàng, cứu thoát độc chưởng, hai cơ thể đụng chạm nhau. Nàng đổi sang có tình ý với Tự-Mai. Khi Tự-Mai tiễn nàng tới biên giới, toàn thể phái Hoa-sơn cố ý lờ đi, để nàng lùi lại sau tặng kiếm cho anh ấy.
Thiệu-Thái đặt nghi vấn:
- Truyện này cậu hai biết chưa?
Thuận-Tông gật đầu:
- Chắc là biết. Vì với con mắt cú vọ, có gì qua mắt được anh Thiệu-Cực đâu? Lại nữa trong tiệc tiễn đưa phái Hoa-sơn, mạ mạ chỉ liếc mắt một cái là biết ngay. Mạ mạ biết, anh Thiệu-Cực biết, chắc chắn hai người phải nói với anh cả.
Thiệu-Thái chau mày lại, lắc đầu:
- Cậu hai biết, sao cậu không nói gì?
Mỹ-Linh thấy người yêu thật thà quá, nàng dơ tay đập sẽ lên vai:
- Anh chưa biết tính chú hai. Đối với những gì liên quan đến tình cảm lứa đôi, chú thường có hai thái độ. Khi sự việc có thể đưa đến tai hại. Chú can thiệp ngay. Như vụ Vương-mẫu, phu nhân Tự-An, Hồng-Sơn muốn tự tử, chú cản liền. Còn những vụ vô hại, hoặc đi đến kết quả tốt, chú giữ thái độ im lặng. Như vụ em với anh. Vụ Thiệu-Cực, Thanh-Trúc. Vụ Kim-Thành, Trường-Minh với Thuận-Tông, Thiện-Lãm.
Nàng kết luận:
- Có điều chúng ta không rõ chân tướng Thuận-Tường ra sao mà thôi. Chẳng lẽ cuộc chia tay hôm ấy trở thành vĩnh-quyết, hoá ra duyên phận Tự-Mai hẩm hiu như vậy sao?
Tôn Đản tỏ ra rất quan tâm tới vụ này:
- Từ hôm đó tới giờ, lúc nào Tự-Mai cũng như người mất hồn. Nó bàn với em, thế nào nó cũng tìm đến núi Hoa-sơn gặp nàng. Em an ủi nó rằng kỳ này chúng ta tới Biện-kinh giữa lúc tuyển võ. Ắt hẳn đệ tử Hoa-sơn kéo về ứng thí. Đương nhiên Bắc-sơn lão nhân sẽ hạ sơn trợ giúp đệ tử mình. Thuận-Tường vốn thích ồn ào thế nào cô ta cũng xin đi theo. Hoặc giả cô ta không tới, ta nhờ chị Thanh-Mai hỏi thăm Đông-Sơn lão nhân, Dư Tĩnh, Địch Thanh. Họ đều người phái Hoa-sơn cả, chắc sẽ biết lý lịch cô nàng. Từ đấy nó mới bớt nẫu.
- Em cho chị xem thanh kiếm của Thuận-Tường chút nào.
Mỹ-Linh nói với Lê Văn.
Vì khi Tự-Mai vào gặp Khai-Quốc vương, nó trao kiếm cho Tôn Đản. Tôn Đản trao cho Lê Văn.
Mỹ-Linh đỡ lấy thanh kiếm. Kiếm để trong túi bằng nhung mầu đỏ sẫm, có hai nút thắt. Trên túi thêu hình một thiếu nữ đang đứng ngắm núi Hoa-sơn, với hoa, lá, cỏ cây rất sống động. Thiếu nữ đó là Thuận-Tường. Dưới thêu bốn câu thơ của Tào Thực thời Kiến-an, mô tả mỹ nhân.
Mỹ-Linh mở túi, lộ ra bao kiếm bằng bạc sáng chói. Trên khắc chi chít những hình người. Nàng nhận ra đó là các chiêu thức Hoa-sơn kiếm pháp, mà nàng đã thấy Đông-Sơn lão nhân xử dụng.
Tò mò, Mỹ-Linh rút thanh kiếm ra. Anh hàn quang tỏa lạnh toát. Kiếm bằng thép dường như rất cổ. Chuôi bằng vàng, chạm tới bẩy mươi hai hạt kim cương, mười tám viên hồng ngọc. Hạt nào cũng lớn, cạnh đó, hai chữ Thuận-Tường theo lối triện cực hoa mỹ.
Mỹ-Linh nghĩ thầm:
- Mình là công chúa phủ Khai-Thiên, được ông, được cha, chú cưng chiều, mà chuôi kiếm cũng chỉ dát những viên ngọc bích, hồng ngọc, chứ không dát kim cương như Thuận-Tường. Vậy nàng là ai? Không lẽ là con Dư Tĩnh? Vương Duy-Chính? Hay một vị võ quan nào trong triều? Mỹ-Linh biết mấy cậu em đã tới tuổi trưởng thành, tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở, nàng nhủ thầm:
" Đạo lý tộc Việt chúng ta từ mấy nghìn năm nay đã thành luật lệ bất di bất dịch: Cha mẹ đựng vợ gả chồng cho con cái. Phụ-mẫu quyền tuy có thực, song không tuyệt đối, mà còn tùy ý kiến đôi trẻ. Nhưng từ những năm Bắc-thuộc, người Hoa mang lễ giáo Khổng-Mạnh sang truyền bá. Đến nay Khổng, Mạnh đứng gần ngang hàng với Thích rồi. Mà Khổng-Mạnh dành cho phụ-quyền tuyệt đối. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Hiện Thích, Khổng đã hòa nhập với nếp cũ tộc Việt, thành phong tục mới. Trong dân gian, việc dựng vợ gả chồng vừa có phụ-mẫu quyền, vừa có ý kiến đôi lứa."
Nàng ngừng lại suy nghĩ:
- Thế nhưng trong gia đình quyền quý, lại hoàn toàn theo Khổng. Phụ vương mình định gả mình cho tên Đàm An-Hoà. Cô hai quyết gả Bảo-Hòa cho Hưng-Long, cháu Dực-Thánh vương. Cô lại quyết định cưới Vi Huệ-Trân cho anh Thiệu-Thái. Cũng may, chú hai nêu cao ngọn cờ trở lại với nếp sống tộc Việt. Người muốn cho trai gái hiểu nhau, biết nhau, rồi mới thành gia thất.
Nàng đưa mắt nhìn Thiệu-Thái:
- Người dám chống lại mạng lệnh ông nội, không chịu thu nhận nhiều phi tần, cũng không kết hôn với Huệ-Phương, Hà-Thanh. Người xin thành hôn với Thanh-Mai. Ông bà nội phải chấp nhận.
Nàng mỉm cười một mình:
- Người nhất định chiều theo ý ta với Thiệu-Thái, vì vậy việc gì người cũng sai Thái đi với ta cho có bạn. Người kết hợp Thiệu-Cực với Thanh-Trúc. Ta theo gương người kết hợp Thuận-Tông, Thiện-Lãm với Kim-Thành, Trường-Ninh. Bây giờ nảy ra việc Tự-Mai, Thuận-Tường. Chỉ còn mình Tôn Đản chưa có ai. Kể ra với địa vị chú hai, bất cứ quận chúa, tiểu thư nào, người chỉ ngỏ lời, phụ huynh sẽ gả cho Đản ngay.
Nàng đưa mắt nhìn Tôn Đản:
- Đản xuất thân con nhà nghèo, nhưng được dạy dỗ chu đáo, lại sớm có chí khí, cùng tự hào dân tộc. Tiến trình tương lai không tầm thường. Nếu Đản lấy cô vợ chỉ biết hầu hạ, vâng dạ, thực chán chết. Theo chú hai, nếu ta với Thiệu-Thái đơn độc hoạt động, mỗi người đạt được kết quả năm phần. Ngược lại hai người cùng hoạt động, kết quả không phải mười, mà thành hai mươi lăm... Ta là chị, ta phải lo cho Đản mới được.
Bảo-Hòa từ trong nhà ra vẫy:
- Anh Thái, Mỹ-Linh! Cậu hai gọi. Cả bốn ông mãnh nữa.
Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cùng bốn ông thiên lôi vào trong nhà khách của Ngô Cẩm-Thi. Không thấy Tự-Mai đâu, Mỹ-Linh kinh ngạc:
- Rõ ràng chú gọi Tự-Mai vào hồi nãy, không biết bây giờ nó ở đâu?
Tuy vậy nàng cũng không dám hỏi.
Khai-Quốc vương ra hiệu cho mọi người ngồi. Vương chỉ Triệu Huy:
- Bình-Nam vương ban chỉ dụ ân xá cho song thân Ngô cô nương. Lệnh này sẽ do Triệu chiêu thảo sứ về kinh. Ta muốn đưa toàn thể gia đình Ngô tiểu thư về Cửu-chân. Đường từ đây về Biện-kinh xa diệu vợi, mà trên đường đi chỉ có Triệu chiêu thảo sứ với Ngô tiểu thư e có điều bất tiện. Vậy ta phiền năm sư đệ đi hộ tống.
Vương nói lớn:
- Mọi chi phí dọc đường từ Biện-kinh về tới biên giới, Tự-Mai sẽ xuất tiền chi dụng. Còn từ biên giới về Thăng-long, do công nho Đại-Việt đài thọ. Ta đã thượng biểu về triều. Triều đình ắt cử người đi đón. Đối với huyết tộc của Ngô vương, các sư đệ phải tuyệt đối lễ phép, tôn kính.
Vương mỉm cười:
- Biện kinh rất phức tạp. Đế đô có hàng trăm quan đại thần, hàng vạn võ tướng. Tuyệt đối không được xử dụng võ công. Ta yêu cầu các sư đệ tuân theo lời chỉ dẫn của Triệu thống chế, hầu tránh đụng chạm với quan nha .
Lê Văn hỏi:
- Đệ có quyền trị bệnh cho người ta không?
- Được chứ. Đệ càng trị cho nhiều người càng tốt. Nhưng không thể nhận tiền.
Lê Văn gãi đầu:
- Khó quá. Y đạo Lĩnh-Nam định rằng phàm khi trị bệnh, không nên, không được đòi tiền. Nhưng khi bệnh nhân tạ thầy, dù một trái cây cũng không nên chối. Chối làm tủi thân người ta. Nay anh cấm em nhận tạ, e khó quá.
Khai-Quốc vương bật cười:
- Được! Nếu như người ta tạ, thì đệ có quyền nhận.
Thuận-Tông hỏi:
- Trong năm đứa bọn em, đứa nào cầm đầu?
- Vẫn như cũ. Đản chỉ huy. Tự-Mai làm quân sư. Sau khi gia quyến Ngô tiểu thư được ân xá, các sư đệ phải đưa về nước ngay. Không nên chần chờ.
Tôn Đản cẩn thận:
- Từ đây tới Biện-kinh bọn em phải nghe lời Triệu chiêu thảo sứ. Còn từ Biện-kinh về Đại-Việt, bọn em toàn quyền quyết định, hay còn phải tuân lệnh ai nữa không?
- Không!
- Bao giờ bọn em lên đường? Bọn em không ở đây giúp Bình-Nam vương đào kho tàng ư?
Hơn ai hết, Triệu Nguyên-Nghiễm, cũng như Lý Long-Bồ, họ có con mắt tinh đời, trông rộng nhìn xa, vì vậy chỉ cần thấy đám Tôn Đản, Tự-Mai lần đầu, cả hai người đều biết đây là những thiếu niên khác thường, hàng triệu người mới có một. Suốt hai năm qua, đám Thiệu-Thái, Mỹ-Linh, Tôn Đản đứng vào vị thế đối lập. Chúng làm cho Nguyên-Nghiễm thất điên bát đảo bao phen. Chính vì vậy Nguyên-Nghiễm đã thấy chân tài sớm trổ trong chúng. Nay vì kết huynh đệ với Long-Bồ, Nguyên-Nghiễm được đám trẻ giúp sức. Nghe Tôn Đản hỏi y mừng vô hạn.
Y nói với Tôn Đản:
- Cảm ơn Thuận-Thiên ngũ hùng. Ta được lực lượng Đại-Việt của sư đệ Long-Bồ giúp sức, e Ngọc-Hoàng đại-đế muốn tranh cũng khó. Việc đem lệnh ân xá về kinh tuy giản dị, nhưng không dễ đâu. Cần phải có người đủ ba điều kiện: Làm cho đối phương khinh thường hầu tạo bất ngờ. Võ công cao. Cuối cùng tuyệt đối trung thành. Vì vậy ta bàn với Bồ đệ để năm chú đi. Các chú đi đây, mang theo thẻ bài của ta, tức như sứ giả của ta vậy. Ta cần dùng các chú vào vấn đề sao cho bọn đối nghịch ta kinh hãi.
Thiện-Lãm nhăn nhó:
- Như vậy chuyến đi này có hai nhiệm vụ. Một đón hậu duệ Ngô vương. Hai làm cho đối thủ của Triệu vương gia kinh hãi. Thế nhưng bọn em chẳng hiểu rõ vấn đề, sao thi hành được?
Nguyên-Nghiễm vỗ vai Lãm:
- Huynh đệ đừng lo. Tự-Mai đã nắm chắc vấn đề rồi.
Thiện-Lãm thở phào:
- Hà! Em hiểu rồi. Ba đứa Lãm, Tông, Văn làm Thiên-Lôi. Ông trời Đản, Mai bảo đánh đâu đánh đó!
Nguyên-Nghiễm, Long-Bồ bật cười vì lời ví von của Lãm.
Lê Văn hỏi:
-- Bọn em lên đường ngay hôm nay ư?
Nguyên-Nghiễm gật đầu:
- Ngay bây giờ. Các huynh đệ về chỗ trọ lấy hành lý đi. Trên đường đi sẽ gặp Tự-Mai. Tự-Mai khởi hành trước rồi.
Mỹ-Linh hỏi Khai-Quốc vương:
- Thưa chú, chị Bảo-Hoà với anh Thông-Mai đâu rồi?
- Bình-Nam vương nhờ hai người làm một việc trọng đại. Chúng ta hẹn gặp họ tại Biện-Kinh sau.
Thế là sứ đoàn lại chia làm ba: Nhóm chính thức do Khai-Quốc vương dẫn đầu gồm Vương-phi, Mỹ-Linh, Thiệu-Thái. Nhóm bí mật gồm Bảo-Hòa, Thông-Mai. Nhóm đi Biện-kinh gồm năm ông Thiên-lôi, do Tôn Đản dẫn theo Triệu Huy.
Hôm nay là ngày mười bốn, theo như kế hoạch dự trù, Bình-Nam vương Nguyên-Nghiễm, mang theo các cao thủ Khu-mật viện Tống, cùng bang chúng bang Hoàng-Đế. Khai-Quốc vương Long-Bồ mang theo vương phi, Mỹ-Linh. Ngoài ra còn có Thiệu-Thái với cao thủ Lạc-Long giáo. Tất cả đều đến ngọn Tuyệt-phong.
Bình-Nam vương phối trí mười ngàn quân, dàn ra khắp núi. Mỗi người trấn một khu. Như đến giờ Tý ngày rằm, cửa kho tàng dù ở bất cứ chỗ nào, mở ra, cũng có người thấy.
Bình-Nam vương, Khai-Quốc vương đóng bản doanh ở một khu bằng phẳng trên sườn núi. Các cao thủ chia ra trấn mọi ngõ ngách. Hai vương đặt tiệc rượu cùng tùy tùng uống.
Trăng mười bốn sáng như ban ngày. Khí trời cuối thu đã hơi hơi lạnh. Đôi khi có mưa phùn, nhưng đêm nay trời như chiều người, trăng tỏ rạng, khí trời ấm áp lạ thường.
Thiệu-Thái, Mỹ-Linh trấn tại khu Đông ngọn Tuyệt-phong. Bình-Nam vương trao cho Thiệu-Thái thống lĩnh hơn trăm quân, quan sát khoảng mười mẫu (36.000 mét vuông ngày nay). Lệnh ban ra: Nếu thấy khu mình có gì lạ, phải báo ngay. Sau khi chia cho binh sĩ mỗi người coi một khoảng nhỏ. Hai người ngồi trên tảng đá, nhìn trăng.
Tuy biết rằng xung quanh không ai biết tiếng Việt. Hai người vẫn cẩn thận nói truyện với nhau bằng Lăng-không truyền ngữ. Thiệu-Thái hỏi lại:
- Chắc chắn em đã tìm ra bí quyết vào kho tàng rồi phải không? Em làm việc bí mật quá, đến anh mà cũng không biết.
- Không phải chú hai không tin anh. Mà theo người, tính anh chân thực. Tỷ như em cho anh biết. Khi thăm lăng mộ Khúc-giang vương, ắt hẳn anh cũng kinh ngạc, rồi hỏi em, hoặc bàn một câu, trong khi đó quanh ta có hàng trăm mắt nhìn. Lộ ngay.
- Tại sao cậu hai lại cho bên Tống tìm trước. Lỡ họ tìm thấy, hóa ra mình phí công vô ích ư?
- Anh thực thà quá. Khi mình đã bố trí cho Thiệu-Cực với Thanh-Trúc cung cấp bản đồ kho tàng giả cho họ. Sao họ đào được?
- Thế mình bỏ qua ngày rằm, phải sáu mươi năm sau mới đào được hay sao?
- Anh để em nói cho mà nghe. Giờ Tý, ngày rằm, tháng mười một, năm Đinh-Mão chẳng qua là thuật ngữ mà thôi. Mình muốn đào bao giờ mà chả được.
- Cậu hai định bao giờ đào?
- Em sai chim ưng báo cho chú biết mọi bí mật. Không biết chú đào bao giờ? Biết đâu giờ này, vàng chẳng về tới đất Việt rồi cũng nên.
Trăng đứng giữa đầu, Mỹ-Linh đo bóng mình, nàng thở dài:
- Giờ Hợi rồi! Chỉ còn một giờ nữa thôi. Lúc này em e tim ông Triệu Nguyên-Nghiễm muốn nổ tung ra.
Một đám mây đen từ phương Đông kéo tới. Gió hiu hiu lạnh. Thiệu-Thái chỉ đám mây:
- Cơ chừng này trời sắp mưa rồi cũng nên.
Quả nhiên đám mây từ từ che khuất mất mặt trăng, xòe bàn tay ra không nhìn thấy gì. Binh sĩ đốt đưốc lên. Ngọn Tuyệt-phong biến thành muôn nghìn ngôi sao lấp lánh. Thỉnh thoảng có những bó đuốc nhấp nhô, hay quay tròn, mục đích đánh tín hiệu cho các cấp chỉ huy.
Mỹ-Linh, Thiệu-Thái dạo quanh khu vực của mình tuần phòng. Khu dưới hai người thuộc quản địa của Dương Đắc, bang Hoàng-Đế Trung-Quốc. Dương Đắc nhớ ơn Thiệu-Thái về việc giải trừ Chu-sa chưởng. Y gật đầu chào:
- Giáo chủ, công chúa. Theo giáo chủ liệu có kho tàng hay không? Tôi tính chỉ riêng tiền nuôi hàng mấy vạn binh lính lên đây tìm kiếm thế này, e tốn kém không ít. Kho tàng chả biết có hay không, mà tiền vốn đã bộn rồi.
Mỹ-Linh cũng đáp lơ mơ:
- Tôi cũng nghĩ như tiên sinh.
Ba người ngồi xuống viên đá nói truyện. Thiệu-Thái kể cho Dương Đắc nghe về Hồng-thiết giáo Đại-Việt, rồi chàng kết luận:
- Hồng-thiết giáo do Hồng-thiết kinh mà ra, ma tính, qủy tính thực nhiều. Cuối cùng cũng phải thua phép Phật. Nhật-Hồ lão nhân thế mà sướng, bây giờ ngao du cùng Di-Lặc Tôn-Phật, điều mà chúng ta cầu không được. Đến Đặng Đại-Bằng...
Thình lình một tiếng pháo nổ trên không thực lớn, rồi ánh sáng toả ra. Ba người im lặng, vì lệnh ban rằng khu nào tìm ra cửa hang, phải đốt pháo lệnh lên.
Mỹ-Linh nhìn về phía ánh sáng, nàng cười thầm:
- Khu vực cửa hang ở về phía Tây, trong khi pháo nổ ở phía Bắc. Vậy khu này đã tìm thấy gì cổ quái chăng?
Nàng nói với Dương Đắc:
- Bình-Nam vương có chỉ dụ. Khi thấy pháo hiệu, chúng tôi tụ về ngay. Vậy tiên sinh ở đây. Chúng tôi phải đi thôi.
Hai người dùng khinh công hướng về phía pháo thăng thiên. Khoảng một khắc (1), đã tới nơi.
Ghi chú
(1) Giờ cổ bằng hai giờ ngày nay. Mỗi ngày có một trăm khắc. Như vậy một khắc gần bằng mười bốn phút.
Tại đây đèn đuốc đốt sáng trưng. Bình-Nam vương, Khai-Quốc vương, Vương-phi đã tới nơi trước. Có Minh-Thiên, Phạm Trọng-Yêm, Dư Tĩnh.
Khu sườn núi này thuộc quản địa của Địch Thanh. Địch Thanh chỉ vào hang đá:
- Khải tấu vương gia. Khi thần tới đây, thấy tảng đá hơi có vẻ kỳ lạ, bởi nó dựng đứng trên sườn núi, mà từ dưới lên rõ ràng có con đường. Con đường đó trồng thông, lâu ngày thành những cây lớn.
Mọi người nhìn tay y chỉ: Quả nhiên từ dưới chân núi đi lên, những cây thông hàng đôi, hàng ba thành dẫy ngoằn ngèo đi lên. Cây nào cũng lớn cả.
Địch Thanh tiếp:
- Sang giờ Hợi, ánh trăng rọi vào tảng đá, in bóng vào vách núi như hình ba thỏi vàng, cùng hai xâu ngọc. Trước những xâu vàng, thỏi ngọc, có mũi tên chỉ vào viên đá lớn này. Sáng đúng giờ Tý, tự nhiên có tiếng động, rồi viên đá từ từ hạ xuống, lộ ra cửa hang.
Hàng trăm bó đuốc soi vào trong hang. Hang rộng vừa một người chui lọt, sâu hun hút. Khó biết bên trong có những gì.
Triệu Thành đưa mắt hỏi ý kiến Phạm Trọng-Yêm. Yêm bàn:
- Như vậy đúng với những gì ghi chép trong Lĩnh-Nam vũ kinh rồi. Có lẽ hang còn cơ quan, sau giờ Tý lại đóng như cũ, đợi sáu mươi năm sau mới mở ra nữa. Ta phải vào mau, phá hủy cơ quan mới được.
Khai-Quốc vương đưa mắt nhìn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái, rồi dùng Lăng-không truyền ngữ:
- Cháu có chú ý tới bóng ba thoi vàng, hai xâu ngọc không?
Mỹ-Linh nhớ lại những gì ghi chép trong bảng thuật ngữ, nàng trả lời:
- Tử địa! Vì trong vũ kinh ghi rõ: Gặp số năm thì chết. Phải tránh xa.
- Đúng đấy! Bên Tống ắt cho người vào hang. Ta e núi lở. Ta với Nguyên-Nghiễm đã kết huynh đệ. Vậy có gì nguy hiểm, Thiệu-Thái cứu y ngay cho trọn tình nghĩa.
Mỹ-Linh thuận miệng trả lời chú. Nhưng nàng cũng không hiểu tại sao tự nhiên núi lở, lộ ra cửa hang, mà tuyệt trong vũ kinh không nói tới.
Triệu Nguyên-Nghiễm hỏi thủ hạ:
- Ai muốn vào hang trước?
Dư Tĩnh, Địch Thanh, Triệu Anh tình nguyện đi. Ba người, mỗi người cầm cây đuốc vào hang. Địch Thanh đi đầu, thứ đến Triệu Anh, Dư Tĩnh đi sau cùng. Ba người vào sâu chừng hai trượng, có bậc đá đi xuống. Trong hang mùi nước, mùi vách núi xông ra lạnh toát.
Xung quanh cửa hang có hàng nghìn người, mà không một tiếng động. Ánh đuốc chập chờn sáng như ban ngày. Mây đen đã kéo đi, trăng lại tỏ rạng.
Có tiếng Địch Thanh vọng ra:
- Khải tấu vương gia xuống đến năm bậc thì hết. Trước mặt thần là vách đá bằng phẳng, có khắc chữ.
Triệu Nguyên-Nghiễm hỏi:
- Chữ gì, người đọc ta nghe xem nào?
- Có hai bản văn. Một bằng chữ Hán, một bằng chữ Khoa-đẩu. Thần xin đọc chữ Hán:
Tam, lục tung hoành,
Hoàng long ngộ mã,
Tần, Hán dĩ di,
Tử địa đại họa(2)
Ghi chú
(2)Năm mà công chúa Yên-Lãng cùng công chúa Nghi-Hoà Quỳnh-Hoa, Quế-Hoa tuân chỉ vua Trưng lên hồ Động-đình chở kho tàng về thuộc niên hiệu vua Trưng thứ ba (41 sau Tây-lịch).
Triệu Thành gọi Quách Quỳ:
- Quỳ. Trong hang còn bản văn bằng chữ Khoa-đẩu, người vào đọc xem có được không?
Quách Quỳ lách người vào trong, nó đọc lớn:
Vàng bạc không còn,
Ngọc cũng biến mất,
Kẻ tham hẳn chết,
Chậm chân, bị chôn.
Dư Tĩnh, Địch Thanh, Quách Qùy đã ra khỏi hang. Nguyên-Nghiễm hỏi Khai-Quốc vương:
- Nhị đệ, ý nhị đệ thế nào?
Khai-Quốc vương lắc đầu, đưa mắt hỏi ý kiến Vương-phi, cùng Thiếu-Mai.
Thanh-Mai nói:
- Khó quá. Muội thử giải, nếu có sai, xin đại ca đừng cười.
Phạm Trọng-Yêm cũng đang ngẩn người ra suy nghĩ. Thấy Khai-Quốc vương phi nói, y chăm chú nghe.
- Tam là ba. Lục là sáu. Tam lục tung hoành là mười tám. Hồi đó có gì ứng với mười tám? Năm mà công chúa Yên-Lãng tải kho tàng đi là niên hiệu Kiến-Vũ thứ mười tám đời vua Quang-Vũ nhà đông Hán.
Phạm Trọng-Yêm, Vương Duy-Chính, Dư Tĩnh đều gật đầu tán thành.
- Hoàng-Long ngộ Ngọ. Hoàng thuộc mầu vàng, thuộc Mậu, hay Kỷ. Long là rồng hay Thìn. Hoàng-Long tức ngày Mậu-Thìn. Ngộ Ngọ, tức tháng Ngọ là tháng năm.
Phạm Trọng-Yêm ồ lên một tiếng:
- Tần, Hán dĩ di có nghĩa kho tàng Tần, Hán đã đưa khỏi đây. Tử địa đại hoạ có nghĩa chỗ này muôn nghìn năm sau thành đất chết cho mọi người.
Tuy nghe Khai-Quốc vương phi, Phạm Trọng-Yêm giải, nhưng Bình-Nam vương vẫn không tin.
Mỹ-Linh dùng Lăng-không truyền ngữ nói với chú:
- Phần thím giảng đúng. Còn phần Phạm giảng trật hết. Hai câu sau nói: Kẻ nào đến đây ắt chết.
Danh sách chương