Không khí trong lễ tang cũng không hề bi thương. Buổi tối lúc ăn cơm, bạn bè người thân còn rôm rả trò chuyện. Những người lớn tuổi uống vài ly, ngà ngà say, bắt đầu nói:

“Nói ra ông Trương này cũng có bản lĩnh lắm. Lúc trẻ ông ấy đắc tội người ta, bị mất việc. Mọi người đang không biết nên an ủi ông ấy thế nào thì ông ấy đã chạy đi bán bảo hiểm. Lúc đó ngành bảo hiểm đâu như bây giờ, người ta thấy người bán bảo hiểm là như thấy kẻ lừa đảo vậy, ai cũng né xa.”

“Chỉ vài năm sau, chúng ta còn chưa mua nổi nhà thì ông ấy đã có nhà. Sau này gặp lại mới thấy ông ấy gầy đến nỗi như chỉ còn bộ xương.”

“Mấy đứa con ấy à, phải biết ơn ba tụi bay. Nếu lúc đó ông ấy không bán mạng như thế thì làm sao tụi bay được sống sung sướng như bây giờ.”

Ông lão bác sĩ tâm lý ngồi cạnh ông cụ Hồ, nghe những lời này cảm thấy khá xúc động. Đây là điểm cuối của đời người rồi.

Lúc trẻ có vẻ vang nở mày nở mặt thế nào thì cũng sẽ có ngày không ai nhắc đến nữa. Tất cả sẽ tan biến, không ai biết vào ngày nào tháng nào.

Bà cụ Hồ rất im lặng. Bà ôm cánh tay anh Thừa Khiếu, im lặng và hoang mang nhìn tất cả. Năng lực lý giải của bà đã tốt hơn trước kia nhiều, bà đã nghe hiểu được khá nhiều chuyện.

Ông cụ Hồ bỗng nhận ra bây giờ vợ mình không còn là cô bé không biết gì như trước nữa. Chắc chắn bà đã nghe hiểu một số thứ. Ông thấy đau lòng cho bà, vội vàng nói: “Có phải em không thoải mái không? Chúng ta về đi.”

Gió hơi lạnh, ông cụ Hồ dừng lại, cài lại nút áo khoác cho vợ. Trời đã chập choạng tối, hai ông bà chậm rãi đi trên đường, bóng dần hòa vào giữa biển người.

Hai người vừa đi một đoạn bèn gặp được một người quen. Không ai ngờ được họ lại tình cờ gặp cha mẹ vợ của Hồ Đào trên đường thế này.

Ông cụ Hồ ngẩn ra một lát. Sau giây lát ngạc nhiên, mẹ vợ Hồ Đào lên tiếng chào hỏi: “Anh chị sui, đã lâu không gặp. Gần đây vẫn khỏe chứ?”

Người ta đã tươi cười chào hỏi, ông cụ Hồ cũng không thể đanh mặt được bèn trả lời: “Vẫn khỏe.”

Mẹ vợ Hồ Đào vẫn cười nói: “Vậy thì tốt. Hồ Đào lo cho anh chị tới nỗi không thiết ăn uống gì. Nói anh chị đừng giận chứ giữa cha mẹ và con cái làm gì giận nhau lâu được, anh nói đúng không?”

Bà cụ Hồ níu ống tay áo chồng.

Ông cụ Hồ đáp: “Thì đúng là vậy. Chúng tôi còn có việc, xin phép đi trước.”

Mẹ vợ Hồ Đào lập tức đuổi theo, nói: “Bây giờ anh chị đang ở đâu, hôm nào chúng tôi đến thăm anh chị. Nói thế nào thì chúng ta cũng là sui gia, là người một nhà, nếu xa lạ e là khiến người ta chê cười.”

Ông cụ Hồ xoa hai bên thái dương, trả lời: “Sau này hẵng nói.”

Sau khi hai ông bà đi xa, mẹ vợ Hồ Đào hứ một tiếng, nói: “Họ đúng là nhẫn tâm.”

Tối qua Hồ Đào về nhà, hai vợ chồng cãi nhau một trận, dọn đồ ra ngoài ở. Hồ Đào bảo con gái bà ly hôn nhưng con bà khăng khăng không chịu.

——

Bên này, Kim Sân đang đau đầu vì một chuyện. Trong ký ức của con gái, phần lớn thời gian là anh đã biến mất. Bây giờ con bé còn đang hăm hở mong đợi chuyện sau này, anh phải nói trước với con gái mới được.

Sau khi về nhà, bà cụ Hồ im lặng một lát rồi hỏi ba mình: “Ba ơi, khi nào thì con có thể nhớ ra những chuyện khi lớn lên ạ?”

Bà nhạy cảm phát hiện ra mình không được thông minh như những người xung quanh.

Kim Sân xoa đầu con gái: “Sắp rồi.”

Tối đó, lúc Kim Sân kể chuyện trước khi ngủ, anh phát hiện con gái không được vui lắm. Anh thở dài một hơi, từ tốn giảng giải: “Bé cưng, sau khi con lớn lên, có một dạo ba không ở bên cạnh con được.”

Bà cụ Hồ nghĩ ngợi rồi hỏi: “Ba đi công tác ạ?”

Kim Sân trả lời: “Ba đến một thế giới khác, nhưng bé cưng đã cứu ba về đây, giống như công chúa Kẹo Bông cứu quốc vương về vậy đó.”

Bà cụ Hồ ngáp một cái, mắt nhấp nhem, hỏi: “Vậy sau này ba đừng đến thế giới khác nữa nha.”

“Con nghe những người khác nói sau khi người ta già đi sẽ đến một thế giới khác.” Trong suy nghĩ của bà, tuổi của ba đã cao lắm rồi. “Ba đừng đến thế giới khác được không ạ?”

Đây là nỗi đau lớn nhất của Kim Sân. Anh luôn cố lãng quên chuyện này: sẽ có một ngày cô con gái đã già nua rời xa anh.

Kim Sân ngẩng đầu lên bèn nhìn thấy mái tóc bạc trắng của con gái. Con gái anh như một đóa hoa đã héo khô, anh muốn giữ lại nhưng chỉ có thể trơ mắt nhìn nó ngày một héo hon tàn tạ.

Giọng Kim Sân khàn khàn. “Ba sẽ không đến thế giới khác. Ba sẽ mãi mãi ở bên cạnh con.”

Bà cụ Hồ vốn đã rất buồn ngủ, nghe được câu mình muốn nghe bèn nhắm mắt lại, lẩm bẩm: “Vậy ba không được gạt con đâu đó.”

Kim Sân hôn lên trán con gái. “Ngủ đi con yêu, ba không gạt con đâu.”

——

Kim Sân không khôi phục cho con gái quá nhiều ký ức vì sợ con không chịu nổi.

Sáng ngày hôm sau, bà cụ Hồ thức dậy sớm như thường lệ, ngồi trong vườn hoa nhìn đàn kiến kéo nhau đi thành hàng. Nhìn mãi, nhìn mãi, bà cũng ngủ gục đi.

Lúc ông nội lớn của bà đến bèn nhìn thấy bà đang ngủ gà ngủ gật, đầu cứ gật gù, vừa tức cười vừa thấy thương.

Con chó ba đầu không biết cô chủ đang ngủ, lập tức chạy tới dụi vào bà. Bà cụ thức giấc, ngước đầu lên thấy ông nội lớn bèn giật nảy mình. Sau đó, bà rón rén chào: “Chào buổi sáng, ông nội lớn. Ông đến tìm ba con sao ạ? Để con đi gọi ba giúp ông nhé.”

Phép tắc ngồi xuống bên cạnh bà, đáp: “Ta đến tìm con.”

Phép Tắc nhìn cháu gái. Đối với mọi người, đây là một ngày hết sức bình thường, kể là Kim Sân. Không ai biết rằng, hôm nay chính là ngày tận số của bà cụ Hồ. Kim Sân từng làm tử thần nhưng hệ thống tử thần vẫn chưa phá giải được, vì thế anh không thể nhìn thấy được ngày tận số của con gái.

Ngày tận số của con người chia làm hai loại. Một loại là cái chết tự nhiên, phần lớn con người đều như thế, kể cả bệnh tật, tai nạn. Ngày này không phải chính xác tuyệt đối, có khoảng 5% là có thể sống tiếp được. Một loại khác là cơ thể đã đến cực hạn, một số ít người sẽ vì cơ thể lão hóa đến độ dừng hoạt động, loại này thì một trăm phần trăm sẽ chết.

Kim Chúc Chúc thuộc loại thứ nhất. Bà sẽ gặp phải tai nạn, tỷ lệ là 95%. Cái ngày hết sức bình thường này chính là ngày tận số của bà.

Từ ngày đầu tiên trở về, Phép Tắc đã nhìn thấy ngày hôm nay.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện