Lúc Phép Tắc đến bèn nghe thấy Hồ Đào nói xin lỗi. Ông cảm nhận lại lần nữa, phát hiện có biến động. Ông nhìn cháu gái mình, cuối cùng ánh mắt dừng lại trên chiếc mũ của bà.
Bà cụ Hồ cảm thấy hơi nóng nên đưa tay lên định lấy mũ xuống nhưng bỗng nhớ lại lời ba dặn lúc nóng không được lấy mũ ra ngay, sẽ bị cảm. Bà do dự một chút, không tháo mũ ra.
Phép Tắc ngớ người một lát, lần đầu tiên trên mặt xuất hiện biểu cảm tiếc hận. Chọn một trong hai mà cũng chọn sai.
Ngay sau đó, ý thức được cảm xúc của mình có sự thay đổi, ông lập tức dừng lại.
Bà cụ Hồ lau mồ hôi, vuốt mái tóc dài của mình, cảm thấy mái tóc dài này thật ra đã giống một chiếc mũ rồi nên bèn bỏ mũ xuống, đặt lên chiếc ghế bên cạnh. Ngẩng đầu lên, bà lại nghe con trai mình nói câu xin lỗi lần nữa.
Nghe con trai nói xin lỗi, bà cụ Hồ hơi ngơ ngác. Bà không có ký ức gì về đứa con này. Bà từng hỏi ba và anh Thừa Khiếu nhưng họ chỉ nói nó cũng như những đứa trẻ con nhà người khác mà không kể với bà những chuyện sau này.
Ký ức duy nhất của bà là sự tổng hợp dựa trên những gì các bạn nói:
Bọn trẻ rất bận, phải làm việc, phải kiếm tiền.
Bọn trẻ tìm việc rất khó, rất khốc liệt, chúng ta già cả rồi, đừng làm phiền chúng nó.
Ngoài ra, bà còn có những ấn tượng đặc biệt về con mình như: nó là người cần cù siêng năng hơn con nhà người khác, con bà đã tìm được một công việc rất tốt.
Trong suy nghĩ của bà, nuôi gà là một công việc cực kỳ tốt.
Bà cụ Hồ hỏi: “Sao lại nói xin lỗi mẹ?”
Trong đầu Hồ Đào không ngừng hiện lên những chuyện từ nhỏ đến lớn. Giờ nhìn lại mới ý thức được anh ỷ vào tình yêu của cha mẹ, biết bất luận mình làm gì thì cha mẹ cũng sẽ tha thứ nên mới không e dè gì.
Hồ Đào nói: “Sau này con sẽ không như thế nữa.”
Trong lòng anh cũng hiểu, ông ngoại sẽ không để anh tiếp xúc nhiều với mẹ nữa.
Bà cụ Hồ nghĩ ngợi mãi cũng không hiểu con trai đang nói gì. Lẽ nào đây chính là khoảng cách thế hệ mà các bạn đã nói? Bây giờ bà đã học được rất nhiều từ mới. Khoảng cách thế hệ có nghĩa là cha mẹ không hiểu được con cái, giống tình huống của bà lúc này vậy. Bà vờ như đã hiểu: “Ngoan, sau này không làm thế nữa.”
Bà vừa nói xong, bà lão bác sĩ ở bên kia đã gọi bà.
Bà nói: “Mẹ phải đi học đây, con cố gắng làm việc nha.”
Bà trở lại bên cạnh bà lão bác sĩ, nói nhỏ với bạn mình: “Tùng Tùng, mình phát hiện một chuyện.”
Bà lão bác sĩ lấy làm lạ, hỏi: “Phát hiện chuyện gì?”
Bà cụ Hồ đáp: “Mình phát hiện hình như anh Thừa Khiếu không thích con của tụi mình lắm.”
Bà lão bác sĩ cũng biết sơ qua tình hình gia đỉnh họ nên nói: “Bạn đừng lo, không phải không thích mà vì phần lớn cha con đều như thế. Bạn nhìn các bạn trong lớp xem, họ đều như vậy.”
Bà cụ Hồ nghĩ lại các bạn trong lớp rồi à một tiếng. Hình như là thế.
Mấy người họ nhanh chóng về lại lớp học. Bà cụ Hồ và bà lão bác sĩ đi trước, hai người họ về tới lớp đầu tiên, vào chỗ ngồi của mình. Bà cụ Hồ ngồi xuống xong, vươn cổ ra ngoài nhìn, thầm nghĩ sao anh Thừa Khiếu chưa về nhỉ?
Bà không nhịn được muốn đi tìm anh Thừa Khiếu xem thử anh ấy đang ở đâu.
Bà lão bác sĩ cảm nhận được trái tim thiếu nữ xao động của bạn mình, lòng rất ngưỡng mộ. Nói thực, dù đã gặp lại người mình yêu nhất thời trẻ, phản ứng đầu tiên trong tâm lý đã trải qua tang thương của bà chính là thấy bức bối, thứ hai là nghi hoặc tại sao anh ta lại không già đi.
Bà đã trải qua mấy chục năm phong ba bão táp, nhìn cảnh vui buồn ly hợp của thế gian nên không thể tìm lại cảm giác rung động thời thiếu nữ nữa.
Lúc nãy ông cụ Hồ có chút việc nên mới vào trễ một chút. Ông mặc chiếc áo khoác dài màu đen, đi đứng nhanh nhẹn, vóc dáng cao lớn, trông rất có sức hút.
Bà cụ Hồ thấy ông đi vào, tip bắt đầu đập nhanh. Bà lập tức cúi đầu, không nhìn nữa.
Ông đi vào, đưa quả xoài đã cắt cho bà: “Ăn một chút đi.”
Hai ông bà đã quá nửa đời người mà còn đỏ mặt khi nói chuyện với nhau.
Lúc lên lớp, bà cụ Hồ quay lại bèn nhìn thấy anh Thừa Khiếu đang nhìn mình. Khi ánh mắt họ chạm vào nhau, người bà như nóng lên, vội thu mắt lại.
Bà cúi đầu, nhớ lại một chuyện, bèn ghi lên vở: “Anh Thừa Khiếu, phải tập trung nghe giảng nha.”
Bà cụ Hồ và bà lão bác sĩ ngồi cùng hàng, rồi giữa ông cụ Hồ và bà cách một lối đi. Bà nhân lúc cô giáo quay lại viết bảng đưa cuốn sổ cho ông.
Ông cụ Hồ nhìn vợ mình với ánh mắt cháy bỏng, cảm thấy ngắm thế nào cũng không đủ. Ông thấy bà chuyền giấy cho mình bèn nghĩ tới hồi cấp 3.
Hồi cấp 3, ông ngồi hàng thứ ba còn bà ngồi hàng đầu, giữa họ cách hai người nhưng ông vẫn chuyền giấy cho bà.
Ông nhìn dòng chữ trên giấy, nhanh chóng viết lên đó: “Anh vẫn tập trung nghe giảng mà.”
Hồi tiểu học ông có học vẽ, vì thế ông mỉm cười vẽ ra mặt sau tờ giấy hình một cậu bé đang chăm chú nghe giảng. Sau đó lại vẽ cậu bé nắm tay cô bé. Cô bé có khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt to tròn, trên đầu còn có một chiếc nơ bướm.
Bà cụ Hồ đợi ông chuyền giấy lại, không ngờ đợi hồi lâu mà không thấy, bà có chút thất vọng rồi bắt đầu chăm chú nghe giảng. Đúng lúc này, trước mặt bà xuất hiện một cuốn sổ, trên đó là nét chữ của anh Thừa Khiếu. Không những thế, anh Thừa Khiếu còn vẽ hai bạn nhỏ xinh xắn nữa.
Bà thấy hai đứa bé nắm tay nhau bèn đỏ mặt. Trước đây họ vẫn luôn năm tay, thỉnh thoảng lên lớp cũng nắm nhưng hôm nay bà chưa nắm tay anh Thừa Khiếu.
Buổi trưa lúc ăn cơm, bà cụ Hồ do dự một chút rồi nói: “Anh Thừa Khiếu, em đi chung với anh.”
Lúc đứng dậy, bà bắt chước trước kia, tự nhiên dắt tay ông. Trước kia nắm tay thế không cảm thấy gì nhưng hôm nay vừa chạm vào tay anh Thừa Khiếu, tim bà lập tức đập loạn xạ lên.
Bà lão bác sĩ nhìn cảnh này. “…”
Bên kia, Hồ Đào cũng đang ăn cơm trưa. Đội trưởng ngồi đối diện với anh, không trò chuyện như lúc trước nữa.
Hồ Đào mang hộp cơm vào phòng làm việc bèn nhìn thấy trên băng ghế có một cái mũ lông. Là mũ của mẹ anh. Hồ Đào đang định nhặt lên thì điện thoại báo chuông.
Anh cầm điện thoại lên xem thì thấy tin nhắn của vợ:
“Anh Đào, chúng ta hãy bình tĩnh nói chuyện.”
“Chúng ta đã ở bên nhau 25 năm rồi, có chuyện gì không thương lượng được chứ. Nhất định phải ly hôn sao?”
Hồ Đào trả lời: “Ba mẹ em cần một con rể ưu tú, anh không đáp ứng được.”
“Chẳng phải ba mẹ cũng chỉ muốn tốt cho chúng ta thôi sao? Có thể họ nói chuyện hơi khó nghe nhưng thế hệ trước là vậy, khẩu xà tâm phật mà. Ba mẹ cũng mong chúng ta sống tốt.”
“Chúng ta có thể dọn ra ngoài, sau này thỉnh thoảng về thăm ba mẹ. Anh Đào, em thật sự không muốn mất anh. Hôm qua em đã nghĩ cả đêm, em không muốn vì chuyện kích động nhất thời mà sau này phải hối hận.”
Thấy vợ hạ giọng, Hồ Đào cũng mềm lòng theo. Anh thở dài, trả lời: “Chuyện nhà cửa anh sẽ cố gắng kiếm tiền. Nhà của ba mẹ anh vốn là của ba mẹ, ba mẹ muốn cho ai thì cho.”
Bên kia, vợ anh nhanh chóng trả lời tin nhắn: “Được, em nghe anh hết. Phía ba mẹ em thì em sẽ nói chuyện. Ba mẹ cũng muốn tốt cho chúng ta, từ từ nói thì ba mẹ sẽ nghe thôi.”
Vợ Hồ Đào thở dài, nhìn về phía mẹ mình. “Mẹ, chuyện giữa con và Hồ Đào, ba mẹ đừng quan tâm nữa.”
Mẹ vợ Hồ Đào trừng mắt nhìn đứa con gái vô dụng của mình. “Mấy đứa ranh tụi con thì biết gì. Bây giờ mà không tranh thủ thì sau này được chia nhà chắc?”
“Con biết tính ba mẹ Hồ Đào mà. Họ sẽ không đến nỗi không quan tâm tụi con đâu.”
“Biết cái con khỉ!” Mẹ vợ Hồ Đào tức tối nói: “Hồ Đào có phải con ruột người ta đâu. Con tưởng sẽ chia cho con à?”
Vợ Hồ Đào ngẩn ra. “Mẹ, mẹ nói gì thế?”
Bà mẹ vợ nói: “Chẳng phải hôm qua mẹ gặp được họ sao. Họ không hề hỏi han đến Hồ Đào luôn. Lúc đánh bài mẹ có nói chuyện này, trùng hợp là có người cũng quen với cha mẹ Hồ Đào. Người này kể hồi trẻ mẹ Hồ Đào không hề mang thai, Hồ Đào không phải con ruột của họ. Đã nói sao họ lại nhẫn tâm thế, nói không cho nhà là không cho ngay, thì ra do nó không phải con ruột.”
Vợ Hồ Đào sửng sốt. “Sao lại thế được?”
“Sao lại không thể. Bà lão kia còn nói bà ta quen mẹ ruột của Hồ Đào, bây giờ chị ta còn trẻ lắm, mới năm mấy tuổi thôi. Chị ta còn lén đi xem Hồ Đào mấy lần, lần nào cũng khóc, tội nghiệp lắm. Đúng là chỉ có mẹ ruột mới thương con thôi.”
Vợ Hồ Đào ngẩn ngơ. Do dự một lát, chị ta không nhắn tin cho Hồ Đào, bảo: “Mẹ, chuyện này đừng nói với anh Đào.”
Trên thực tế, không cần họ nói, bên này ngoài cổng trường đã xuất hiện một người phụ nữ ăn mặc chỉnh tề, tầm năm mươi mấy tuổi, son phấn dày cộm, trông có vẻ đời sống khá tốt. Chị ta đang đăng ký với bảo vệ.
Bảo vệ hỏi: “Chị tìm họ có chuyện gì không?”
Người phụ nữ đáp: “Tôi là học sinh của họ, nghe nói thầy cô bị bệnh nên đến thăm.”
Bảo vệ gọi điện thoại xin ý kiến phó hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhập họ tên vào, nhìn ảnh, xác định là học sinh của họ nên cho vào.
Bên kia, Hồ Đào vừa ăn cơm trưa xong. Anh cầm chiếc mũ đi về bên này. Anh biết mẹ anh có thói quen đội mũ mỗi ngày.
Lúc đi đến ngoài phòng học, Hồ Đào và người phụ nữ kia đi lướt qua nhau. Khoảnh khắc ấy, Hồ Đào ngẩn ra, quay đầu nhìn người kia. Anh đã tận mắt chứng kiến chuyện xảy ra cách đó không lâu.
Dù người phụ nữ kia đã già đi nhiều, khí chất cũng thay đổi nhưng dáng vẻ vội vội vàng vàng của người này, nửa khuôn mặt khi đi lướt qua Hồ Đào đều khiến anh cảm thấy rất quen thuộc.
Hồ Đào dừng lại, quay qua kéo người phụ nữ kia. “Bà…”
Người phụ nữ dừng lại, quay đầu qua, mắt lập tức trừng to.
Bà cụ Hồ cảm thấy hơi nóng nên đưa tay lên định lấy mũ xuống nhưng bỗng nhớ lại lời ba dặn lúc nóng không được lấy mũ ra ngay, sẽ bị cảm. Bà do dự một chút, không tháo mũ ra.
Phép Tắc ngớ người một lát, lần đầu tiên trên mặt xuất hiện biểu cảm tiếc hận. Chọn một trong hai mà cũng chọn sai.
Ngay sau đó, ý thức được cảm xúc của mình có sự thay đổi, ông lập tức dừng lại.
Bà cụ Hồ lau mồ hôi, vuốt mái tóc dài của mình, cảm thấy mái tóc dài này thật ra đã giống một chiếc mũ rồi nên bèn bỏ mũ xuống, đặt lên chiếc ghế bên cạnh. Ngẩng đầu lên, bà lại nghe con trai mình nói câu xin lỗi lần nữa.
Nghe con trai nói xin lỗi, bà cụ Hồ hơi ngơ ngác. Bà không có ký ức gì về đứa con này. Bà từng hỏi ba và anh Thừa Khiếu nhưng họ chỉ nói nó cũng như những đứa trẻ con nhà người khác mà không kể với bà những chuyện sau này.
Ký ức duy nhất của bà là sự tổng hợp dựa trên những gì các bạn nói:
Bọn trẻ rất bận, phải làm việc, phải kiếm tiền.
Bọn trẻ tìm việc rất khó, rất khốc liệt, chúng ta già cả rồi, đừng làm phiền chúng nó.
Ngoài ra, bà còn có những ấn tượng đặc biệt về con mình như: nó là người cần cù siêng năng hơn con nhà người khác, con bà đã tìm được một công việc rất tốt.
Trong suy nghĩ của bà, nuôi gà là một công việc cực kỳ tốt.
Bà cụ Hồ hỏi: “Sao lại nói xin lỗi mẹ?”
Trong đầu Hồ Đào không ngừng hiện lên những chuyện từ nhỏ đến lớn. Giờ nhìn lại mới ý thức được anh ỷ vào tình yêu của cha mẹ, biết bất luận mình làm gì thì cha mẹ cũng sẽ tha thứ nên mới không e dè gì.
Hồ Đào nói: “Sau này con sẽ không như thế nữa.”
Trong lòng anh cũng hiểu, ông ngoại sẽ không để anh tiếp xúc nhiều với mẹ nữa.
Bà cụ Hồ nghĩ ngợi mãi cũng không hiểu con trai đang nói gì. Lẽ nào đây chính là khoảng cách thế hệ mà các bạn đã nói? Bây giờ bà đã học được rất nhiều từ mới. Khoảng cách thế hệ có nghĩa là cha mẹ không hiểu được con cái, giống tình huống của bà lúc này vậy. Bà vờ như đã hiểu: “Ngoan, sau này không làm thế nữa.”
Bà vừa nói xong, bà lão bác sĩ ở bên kia đã gọi bà.
Bà nói: “Mẹ phải đi học đây, con cố gắng làm việc nha.”
Bà trở lại bên cạnh bà lão bác sĩ, nói nhỏ với bạn mình: “Tùng Tùng, mình phát hiện một chuyện.”
Bà lão bác sĩ lấy làm lạ, hỏi: “Phát hiện chuyện gì?”
Bà cụ Hồ đáp: “Mình phát hiện hình như anh Thừa Khiếu không thích con của tụi mình lắm.”
Bà lão bác sĩ cũng biết sơ qua tình hình gia đỉnh họ nên nói: “Bạn đừng lo, không phải không thích mà vì phần lớn cha con đều như thế. Bạn nhìn các bạn trong lớp xem, họ đều như vậy.”
Bà cụ Hồ nghĩ lại các bạn trong lớp rồi à một tiếng. Hình như là thế.
Mấy người họ nhanh chóng về lại lớp học. Bà cụ Hồ và bà lão bác sĩ đi trước, hai người họ về tới lớp đầu tiên, vào chỗ ngồi của mình. Bà cụ Hồ ngồi xuống xong, vươn cổ ra ngoài nhìn, thầm nghĩ sao anh Thừa Khiếu chưa về nhỉ?
Bà không nhịn được muốn đi tìm anh Thừa Khiếu xem thử anh ấy đang ở đâu.
Bà lão bác sĩ cảm nhận được trái tim thiếu nữ xao động của bạn mình, lòng rất ngưỡng mộ. Nói thực, dù đã gặp lại người mình yêu nhất thời trẻ, phản ứng đầu tiên trong tâm lý đã trải qua tang thương của bà chính là thấy bức bối, thứ hai là nghi hoặc tại sao anh ta lại không già đi.
Bà đã trải qua mấy chục năm phong ba bão táp, nhìn cảnh vui buồn ly hợp của thế gian nên không thể tìm lại cảm giác rung động thời thiếu nữ nữa.
Lúc nãy ông cụ Hồ có chút việc nên mới vào trễ một chút. Ông mặc chiếc áo khoác dài màu đen, đi đứng nhanh nhẹn, vóc dáng cao lớn, trông rất có sức hút.
Bà cụ Hồ thấy ông đi vào, tip bắt đầu đập nhanh. Bà lập tức cúi đầu, không nhìn nữa.
Ông đi vào, đưa quả xoài đã cắt cho bà: “Ăn một chút đi.”
Hai ông bà đã quá nửa đời người mà còn đỏ mặt khi nói chuyện với nhau.
Lúc lên lớp, bà cụ Hồ quay lại bèn nhìn thấy anh Thừa Khiếu đang nhìn mình. Khi ánh mắt họ chạm vào nhau, người bà như nóng lên, vội thu mắt lại.
Bà cúi đầu, nhớ lại một chuyện, bèn ghi lên vở: “Anh Thừa Khiếu, phải tập trung nghe giảng nha.”
Bà cụ Hồ và bà lão bác sĩ ngồi cùng hàng, rồi giữa ông cụ Hồ và bà cách một lối đi. Bà nhân lúc cô giáo quay lại viết bảng đưa cuốn sổ cho ông.
Ông cụ Hồ nhìn vợ mình với ánh mắt cháy bỏng, cảm thấy ngắm thế nào cũng không đủ. Ông thấy bà chuyền giấy cho mình bèn nghĩ tới hồi cấp 3.
Hồi cấp 3, ông ngồi hàng thứ ba còn bà ngồi hàng đầu, giữa họ cách hai người nhưng ông vẫn chuyền giấy cho bà.
Ông nhìn dòng chữ trên giấy, nhanh chóng viết lên đó: “Anh vẫn tập trung nghe giảng mà.”
Hồi tiểu học ông có học vẽ, vì thế ông mỉm cười vẽ ra mặt sau tờ giấy hình một cậu bé đang chăm chú nghe giảng. Sau đó lại vẽ cậu bé nắm tay cô bé. Cô bé có khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt to tròn, trên đầu còn có một chiếc nơ bướm.
Bà cụ Hồ đợi ông chuyền giấy lại, không ngờ đợi hồi lâu mà không thấy, bà có chút thất vọng rồi bắt đầu chăm chú nghe giảng. Đúng lúc này, trước mặt bà xuất hiện một cuốn sổ, trên đó là nét chữ của anh Thừa Khiếu. Không những thế, anh Thừa Khiếu còn vẽ hai bạn nhỏ xinh xắn nữa.
Bà thấy hai đứa bé nắm tay nhau bèn đỏ mặt. Trước đây họ vẫn luôn năm tay, thỉnh thoảng lên lớp cũng nắm nhưng hôm nay bà chưa nắm tay anh Thừa Khiếu.
Buổi trưa lúc ăn cơm, bà cụ Hồ do dự một chút rồi nói: “Anh Thừa Khiếu, em đi chung với anh.”
Lúc đứng dậy, bà bắt chước trước kia, tự nhiên dắt tay ông. Trước kia nắm tay thế không cảm thấy gì nhưng hôm nay vừa chạm vào tay anh Thừa Khiếu, tim bà lập tức đập loạn xạ lên.
Bà lão bác sĩ nhìn cảnh này. “…”
Bên kia, Hồ Đào cũng đang ăn cơm trưa. Đội trưởng ngồi đối diện với anh, không trò chuyện như lúc trước nữa.
Hồ Đào mang hộp cơm vào phòng làm việc bèn nhìn thấy trên băng ghế có một cái mũ lông. Là mũ của mẹ anh. Hồ Đào đang định nhặt lên thì điện thoại báo chuông.
Anh cầm điện thoại lên xem thì thấy tin nhắn của vợ:
“Anh Đào, chúng ta hãy bình tĩnh nói chuyện.”
“Chúng ta đã ở bên nhau 25 năm rồi, có chuyện gì không thương lượng được chứ. Nhất định phải ly hôn sao?”
Hồ Đào trả lời: “Ba mẹ em cần một con rể ưu tú, anh không đáp ứng được.”
“Chẳng phải ba mẹ cũng chỉ muốn tốt cho chúng ta thôi sao? Có thể họ nói chuyện hơi khó nghe nhưng thế hệ trước là vậy, khẩu xà tâm phật mà. Ba mẹ cũng mong chúng ta sống tốt.”
“Chúng ta có thể dọn ra ngoài, sau này thỉnh thoảng về thăm ba mẹ. Anh Đào, em thật sự không muốn mất anh. Hôm qua em đã nghĩ cả đêm, em không muốn vì chuyện kích động nhất thời mà sau này phải hối hận.”
Thấy vợ hạ giọng, Hồ Đào cũng mềm lòng theo. Anh thở dài, trả lời: “Chuyện nhà cửa anh sẽ cố gắng kiếm tiền. Nhà của ba mẹ anh vốn là của ba mẹ, ba mẹ muốn cho ai thì cho.”
Bên kia, vợ anh nhanh chóng trả lời tin nhắn: “Được, em nghe anh hết. Phía ba mẹ em thì em sẽ nói chuyện. Ba mẹ cũng muốn tốt cho chúng ta, từ từ nói thì ba mẹ sẽ nghe thôi.”
Vợ Hồ Đào thở dài, nhìn về phía mẹ mình. “Mẹ, chuyện giữa con và Hồ Đào, ba mẹ đừng quan tâm nữa.”
Mẹ vợ Hồ Đào trừng mắt nhìn đứa con gái vô dụng của mình. “Mấy đứa ranh tụi con thì biết gì. Bây giờ mà không tranh thủ thì sau này được chia nhà chắc?”
“Con biết tính ba mẹ Hồ Đào mà. Họ sẽ không đến nỗi không quan tâm tụi con đâu.”
“Biết cái con khỉ!” Mẹ vợ Hồ Đào tức tối nói: “Hồ Đào có phải con ruột người ta đâu. Con tưởng sẽ chia cho con à?”
Vợ Hồ Đào ngẩn ra. “Mẹ, mẹ nói gì thế?”
Bà mẹ vợ nói: “Chẳng phải hôm qua mẹ gặp được họ sao. Họ không hề hỏi han đến Hồ Đào luôn. Lúc đánh bài mẹ có nói chuyện này, trùng hợp là có người cũng quen với cha mẹ Hồ Đào. Người này kể hồi trẻ mẹ Hồ Đào không hề mang thai, Hồ Đào không phải con ruột của họ. Đã nói sao họ lại nhẫn tâm thế, nói không cho nhà là không cho ngay, thì ra do nó không phải con ruột.”
Vợ Hồ Đào sửng sốt. “Sao lại thế được?”
“Sao lại không thể. Bà lão kia còn nói bà ta quen mẹ ruột của Hồ Đào, bây giờ chị ta còn trẻ lắm, mới năm mấy tuổi thôi. Chị ta còn lén đi xem Hồ Đào mấy lần, lần nào cũng khóc, tội nghiệp lắm. Đúng là chỉ có mẹ ruột mới thương con thôi.”
Vợ Hồ Đào ngẩn ngơ. Do dự một lát, chị ta không nhắn tin cho Hồ Đào, bảo: “Mẹ, chuyện này đừng nói với anh Đào.”
Trên thực tế, không cần họ nói, bên này ngoài cổng trường đã xuất hiện một người phụ nữ ăn mặc chỉnh tề, tầm năm mươi mấy tuổi, son phấn dày cộm, trông có vẻ đời sống khá tốt. Chị ta đang đăng ký với bảo vệ.
Bảo vệ hỏi: “Chị tìm họ có chuyện gì không?”
Người phụ nữ đáp: “Tôi là học sinh của họ, nghe nói thầy cô bị bệnh nên đến thăm.”
Bảo vệ gọi điện thoại xin ý kiến phó hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhập họ tên vào, nhìn ảnh, xác định là học sinh của họ nên cho vào.
Bên kia, Hồ Đào vừa ăn cơm trưa xong. Anh cầm chiếc mũ đi về bên này. Anh biết mẹ anh có thói quen đội mũ mỗi ngày.
Lúc đi đến ngoài phòng học, Hồ Đào và người phụ nữ kia đi lướt qua nhau. Khoảnh khắc ấy, Hồ Đào ngẩn ra, quay đầu nhìn người kia. Anh đã tận mắt chứng kiến chuyện xảy ra cách đó không lâu.
Dù người phụ nữ kia đã già đi nhiều, khí chất cũng thay đổi nhưng dáng vẻ vội vội vàng vàng của người này, nửa khuôn mặt khi đi lướt qua Hồ Đào đều khiến anh cảm thấy rất quen thuộc.
Hồ Đào dừng lại, quay qua kéo người phụ nữ kia. “Bà…”
Người phụ nữ dừng lại, quay đầu qua, mắt lập tức trừng to.
Danh sách chương