Bọn trẻ rất mê thành phố Cannes. Chúng được đến thăm cả những phòng đánh bạc nữa, nhờ có phép đặc biệt của bộ trưởng Nội vụ. Mỗi ngày có những thú vui, những môn thể thao riêng cho ngày đó. Cả những chuyến đi chơi xa không dứt. Các bản tin của sở tình báo ghi nhận những chuyến đi Vitell, Paris, Evian, đảo Corse bằng chiếc Libérator, máy bay riêng của cựu hoàng.
Ông rất hài lòng và cám ơn chính quyền địa phương đã đón tiếp ông. Ông viết cho thị trưởng Maurice Cornut Gentille: “Tôi sẽ không quên sự chu đáo, kín đáo và ân cần mà các ngài đã dành cho tôi, nhờ đó không lúc nào tôi cảm thấy mình là người nước ngoài mà luôn luôn thấy mình được đùm bọc như là một đồng bào của các ngài”(3).
Một cuộc sống quả là vui vẻ, đẹp đẽ, thú vị và nhẹ nhàng, nếu ở quê hương xa xôi của ông không có chiến tranh – cuộc chiến tranh bẩn thỉu với những đau thương khôn lường: 460 nghìn người Việt Nam, 60 nghìn người Pháp chết từ năm 1949.
Một tháng sau chuyến viếng thăm Sài Gòn lần cuối cùng những cuộc thương thuyết hoà bình bắt đầu. Cuộc xung đột giữa hai bên Pháp-Việt đã trở thành vấn đề quốc tế. Các cuộc thương lượng để đem lại hoà bình cho Đông Dương đã diễn ra ở Genève, tại trụ sở của Liên hợp quốc, có năm nước tham dự: Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Pháp. Chính giữa gian phòng lớn, hai đoàn đại biểu của hai bên Việt Nam ngồi đối diện nhau: đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đoàn đại biểu của chính quyền Bảo Đại.
Cùng thời gian đó, Thủ tướng Joseph Laniel ký tại điện Matignon – dinh thủ tướng, một hiệp ước chẳng biết thứ mấy dành cho Việt Nam quyền độc lập hoàn toàn. Rõ ràng là quá muộn.
Vào giờ hội nghị lập lại hoà bình ở Đông Dương khai mạc tại Genève, Bảo Đại đang ở Cannes. Những nhà thương thuyết đi lại như con thoi giữa lâu đài Thorenc và thành phố Thuỵ Sĩ để thông báo với Bảo Đại – Tất cả những người đứng đầu chính phủ Pháp đều trịnh trọng thề tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam – không có chuyện trở lại vấn đề thống nhất đã phải trả giá đắt mới giành được. Bảo Đại không tin. Lúc đầu chính phủ của ông từ chối không ngồi chung bàn với đại diện Việt Minh. Georges Bidault, lúc đó là bộ trưởng Ngoại giao phải bảo đảm bằng văn bản do chính ông ta viết, rằng: “Chính phủ Pháp không tìm cách lập ra hai quốc gia riêng biệt, mỗi nước có khuynh hướng quốc tế riêng, có hại đến sự thống nhất của Việt Nam”, đến lúc đó chính quyền Bảo Đại mới chịu cử đại biểu đến Genève.
Đúng ngày hội nghị khai mạc, Điện Biên Phủ thất thủ, cùng với nó là sự sụp đổ tinh thần của quân đội Pháp – Việt. Sự tan rã hoàn toàn của lực lượng đồn trú trong tập đoàn cứ điểm đã gây choáng váng tai hại hơn bất kỳ một thất bại quân sự quan trọng nào dù nặng nề đến đâu. Chính là ở đây, trong cuộc đối đầu tổng lực, quân Pháp đã tin chắc là phải đánh bại quân Việt Minh. Lần đầu tiên có lẽ từ khi chiến tranh bắt đầu, công luận Pháp thể hiện sự quan tâm đến nỗi thống khổ ở xứ thuộc địa cũ châu Á. Dư luận chăm chú theo dõi những cực nhọc khốn khó, những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng của quân đội Pháp trong năm mươi bảy ngày bị bao vây. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mang giá trị biểu tượng: hình ảnh những xác chết phủ kín chiến hào, những đoàn dài tù binh Pháp đi diễu dưới sự áp tải của những người lính Việt Minh thấp bé đã khiến dư luận ở chính quốc ngao ngán. Còn quân đội quốc gia Việt Nam, đội quân đã được Bảo Đại tô vẽ cho đẹp mỗi khi duyệt binh đang tan rã tơi tả. Chỉ vài tuần sau Điện Biên Phủ đã có hai mươi nhăm nghìn lính quốc gia bỏ ngũ(4).
Cùng với sự thất bại Điện Biên Phủ, các chính phủ Pháp và Việt theo nhau đổ. Tại Paris, Pierre Mendès France thay Joseph Laniel. Ở Sài Gòn, hoàng thân Bửu Lộc xin từ chức. Ngô Đình Diệm nhận lời mời của quốc trưởng Bảo Đại đứng ra lập chính phủ mới…
Mendès France cam kết đem lại hoà bình bằng thương lượng trong vòng một tháng. Trái với những lời bảo đảm của người tiền nhiệm, ngay lúc đầu ông đề nghị chia cắt Việt Nam thành hai miền riêng biệt.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, các nhà thương thuyết đồng ý rạch một vạch ngang trên vĩ tuyến 17 phía trên Huế một chút. Huế nằm trong vùng không Cộng sản. Các bên thoả thuận sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước và quyết định chế độ chính trị của Việt Nam.
Hai bên đình chiến tại chỗ. Chiến tranh chấm dứt.
Việt Minh tuy là người thắng trận, chỉ chấp nhận chấm dứt xung đột dưới áp lực của các đồng minh Liên Xô và Trung Quốc.
Nhưng với Bảo Đại, đó là sự phá sản. Ông không được đếm xỉa tới. Không ai buồn nghe những lời phản kháng của ông. Những đại biểu của ông chỉ đóng vai phụ. Ông hạ lệnh cho họ rời khỏi hội nghị. Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết không mang chữ ký của đại biểu chính quyền Bảo Đại. Phe ông không chỉ thất bại mà Việt Nam lại bị chia cắt làm đôi.
Thống nhất của Việt Nam, đó là mục tiêu đấu tranh của ông. Độc lập, thống nhất là trên hết. Vì nền thống nhất ông đã làm điên đầu người Pháp từ nhiều năm, đã thoái thác, lần lữa mãi trước khi chấp nhận “giải pháp” của họ. Kết cục của hội nghị Genève đối với ông còn hơn là một thất bại, nó còn là một cú đá sau lưng.
Dường như định mệnh và các cường quốc lúc đó đã quét ông như quét một hạt bụi vô giá trị, không hề tôn trọng hàng chục nghìn binh lính đã bỏ xác trên chiến địa chết vì những ý tưởng của ông. Khác nào một tên đầy tớ bị người ta tống cổ đi mà không thèm cho biết là nó bị đuổi.
Chú thích:
(1) Lucien Bodard. La Guerre d’Indochine, L’humiliation (Chiến tranh Đông Dương – Sự nhục nhã) – Nhà xuất bản Gallimard, 1973.
(2) Jean Bresson, La Fabuleuse Histoire de Cannes (Huyền thoại về thành phố Cannes) – Nhà xuất bản Le Rocher, 1981.
(3) Cannes: Hồ sơ Lưu trữ thành phố.
(4) Georges Chaffard, Carnets secrets de la Décolonisation (Tài liệu mật về phi thực dân hoá) Nhà xuất bản Calmann-Lévy, Alain Ruscio trích dẫn trong La guerre française d’Indochine (Chiến tranh Đông Dương của Pháp)
Ông rất hài lòng và cám ơn chính quyền địa phương đã đón tiếp ông. Ông viết cho thị trưởng Maurice Cornut Gentille: “Tôi sẽ không quên sự chu đáo, kín đáo và ân cần mà các ngài đã dành cho tôi, nhờ đó không lúc nào tôi cảm thấy mình là người nước ngoài mà luôn luôn thấy mình được đùm bọc như là một đồng bào của các ngài”(3).
Một cuộc sống quả là vui vẻ, đẹp đẽ, thú vị và nhẹ nhàng, nếu ở quê hương xa xôi của ông không có chiến tranh – cuộc chiến tranh bẩn thỉu với những đau thương khôn lường: 460 nghìn người Việt Nam, 60 nghìn người Pháp chết từ năm 1949.
Một tháng sau chuyến viếng thăm Sài Gòn lần cuối cùng những cuộc thương thuyết hoà bình bắt đầu. Cuộc xung đột giữa hai bên Pháp-Việt đã trở thành vấn đề quốc tế. Các cuộc thương lượng để đem lại hoà bình cho Đông Dương đã diễn ra ở Genève, tại trụ sở của Liên hợp quốc, có năm nước tham dự: Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Pháp. Chính giữa gian phòng lớn, hai đoàn đại biểu của hai bên Việt Nam ngồi đối diện nhau: đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đoàn đại biểu của chính quyền Bảo Đại.
Cùng thời gian đó, Thủ tướng Joseph Laniel ký tại điện Matignon – dinh thủ tướng, một hiệp ước chẳng biết thứ mấy dành cho Việt Nam quyền độc lập hoàn toàn. Rõ ràng là quá muộn.
Vào giờ hội nghị lập lại hoà bình ở Đông Dương khai mạc tại Genève, Bảo Đại đang ở Cannes. Những nhà thương thuyết đi lại như con thoi giữa lâu đài Thorenc và thành phố Thuỵ Sĩ để thông báo với Bảo Đại – Tất cả những người đứng đầu chính phủ Pháp đều trịnh trọng thề tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam – không có chuyện trở lại vấn đề thống nhất đã phải trả giá đắt mới giành được. Bảo Đại không tin. Lúc đầu chính phủ của ông từ chối không ngồi chung bàn với đại diện Việt Minh. Georges Bidault, lúc đó là bộ trưởng Ngoại giao phải bảo đảm bằng văn bản do chính ông ta viết, rằng: “Chính phủ Pháp không tìm cách lập ra hai quốc gia riêng biệt, mỗi nước có khuynh hướng quốc tế riêng, có hại đến sự thống nhất của Việt Nam”, đến lúc đó chính quyền Bảo Đại mới chịu cử đại biểu đến Genève.
Đúng ngày hội nghị khai mạc, Điện Biên Phủ thất thủ, cùng với nó là sự sụp đổ tinh thần của quân đội Pháp – Việt. Sự tan rã hoàn toàn của lực lượng đồn trú trong tập đoàn cứ điểm đã gây choáng váng tai hại hơn bất kỳ một thất bại quân sự quan trọng nào dù nặng nề đến đâu. Chính là ở đây, trong cuộc đối đầu tổng lực, quân Pháp đã tin chắc là phải đánh bại quân Việt Minh. Lần đầu tiên có lẽ từ khi chiến tranh bắt đầu, công luận Pháp thể hiện sự quan tâm đến nỗi thống khổ ở xứ thuộc địa cũ châu Á. Dư luận chăm chú theo dõi những cực nhọc khốn khó, những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng của quân đội Pháp trong năm mươi bảy ngày bị bao vây. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mang giá trị biểu tượng: hình ảnh những xác chết phủ kín chiến hào, những đoàn dài tù binh Pháp đi diễu dưới sự áp tải của những người lính Việt Minh thấp bé đã khiến dư luận ở chính quốc ngao ngán. Còn quân đội quốc gia Việt Nam, đội quân đã được Bảo Đại tô vẽ cho đẹp mỗi khi duyệt binh đang tan rã tơi tả. Chỉ vài tuần sau Điện Biên Phủ đã có hai mươi nhăm nghìn lính quốc gia bỏ ngũ(4).
Cùng với sự thất bại Điện Biên Phủ, các chính phủ Pháp và Việt theo nhau đổ. Tại Paris, Pierre Mendès France thay Joseph Laniel. Ở Sài Gòn, hoàng thân Bửu Lộc xin từ chức. Ngô Đình Diệm nhận lời mời của quốc trưởng Bảo Đại đứng ra lập chính phủ mới…
Mendès France cam kết đem lại hoà bình bằng thương lượng trong vòng một tháng. Trái với những lời bảo đảm của người tiền nhiệm, ngay lúc đầu ông đề nghị chia cắt Việt Nam thành hai miền riêng biệt.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, các nhà thương thuyết đồng ý rạch một vạch ngang trên vĩ tuyến 17 phía trên Huế một chút. Huế nằm trong vùng không Cộng sản. Các bên thoả thuận sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước và quyết định chế độ chính trị của Việt Nam.
Hai bên đình chiến tại chỗ. Chiến tranh chấm dứt.
Việt Minh tuy là người thắng trận, chỉ chấp nhận chấm dứt xung đột dưới áp lực của các đồng minh Liên Xô và Trung Quốc.
Nhưng với Bảo Đại, đó là sự phá sản. Ông không được đếm xỉa tới. Không ai buồn nghe những lời phản kháng của ông. Những đại biểu của ông chỉ đóng vai phụ. Ông hạ lệnh cho họ rời khỏi hội nghị. Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết không mang chữ ký của đại biểu chính quyền Bảo Đại. Phe ông không chỉ thất bại mà Việt Nam lại bị chia cắt làm đôi.
Thống nhất của Việt Nam, đó là mục tiêu đấu tranh của ông. Độc lập, thống nhất là trên hết. Vì nền thống nhất ông đã làm điên đầu người Pháp từ nhiều năm, đã thoái thác, lần lữa mãi trước khi chấp nhận “giải pháp” của họ. Kết cục của hội nghị Genève đối với ông còn hơn là một thất bại, nó còn là một cú đá sau lưng.
Dường như định mệnh và các cường quốc lúc đó đã quét ông như quét một hạt bụi vô giá trị, không hề tôn trọng hàng chục nghìn binh lính đã bỏ xác trên chiến địa chết vì những ý tưởng của ông. Khác nào một tên đầy tớ bị người ta tống cổ đi mà không thèm cho biết là nó bị đuổi.
Chú thích:
(1) Lucien Bodard. La Guerre d’Indochine, L’humiliation (Chiến tranh Đông Dương – Sự nhục nhã) – Nhà xuất bản Gallimard, 1973.
(2) Jean Bresson, La Fabuleuse Histoire de Cannes (Huyền thoại về thành phố Cannes) – Nhà xuất bản Le Rocher, 1981.
(3) Cannes: Hồ sơ Lưu trữ thành phố.
(4) Georges Chaffard, Carnets secrets de la Décolonisation (Tài liệu mật về phi thực dân hoá) Nhà xuất bản Calmann-Lévy, Alain Ruscio trích dẫn trong La guerre française d’Indochine (Chiến tranh Đông Dương của Pháp)
Danh sách chương