Hòa thượng Diệu Pháp kể, thời gian sư đi Vạn Phật Thành bái kiến ngài Tuyên Hóa, tình cờ gặp một vị cư sĩ hộ pháp ở Vạn Phật Thành bị tai nạn xe, tử vong.Vị cư sĩ này mấy năm nay chưa từng gặp vợ con, đến giờ mới hội ngộ.
Khi đó ông lái xe đón vợ con từ sân bay về, lúc sắp đến Vạn Phật Thành thì xảy ra tai nạn, vợ con bị thương nhẹ, chỉ mình ông tử vong.Có người hỏi Hòa thượng Diệu Pháp:– Vị cư sĩ này bỏ gia quyến ở Đài Loan, một mình đến Vạn Phật Thành làm công tác hộ pháp kiêm giáo sư cho học sinh Vạn Phật Thành.
Tâm địa ông rất tốt, nhưng vì sao lại gặp nạn chết dữ như vậy?Hòa thượng Diệu Pháp đáp:– Người này là đẳng giác Bồ tát tái lai, đến đây giúp sư Tuyên Hóa! Hộ trì Phật pháp vốn là bản nguyện của ông! ông bị hoạnh tử là do phải trả nợ oan khiên tiền kiếp, đồng thời cũng nhân đây cảnh tỉnh thế gian mạng sống vô thường, phải tu hành tinh tấn! Bởi do đời quá khứ ông từng làm hại một đôi chim lớn, nên khi ông từ sân bay về, thì đến thời điểm phải trả báo nên bị (thần thức) hai con chim (oan gia) này giương cánh ra trước kính xe, che khuất tầm nhìn, khiến ông không thấy đường lái, tông vào cột, bị tử nạn!Hòa thượng hỏi vợ con ông:– Có phải chồng bà đã thúc giục hai người mau mau qua Mỹ?Vợ ông thưa:– Dạ phải, mấy ngày trước “ổng” cứ dặn mãi trong điện thoại, nói rằng cho dù ông không còn hiện hữu ở bên cạnh thì chúng con cũng phải ráng mà tu hành cho tốt.
Khi đó con còn phiền bực vì thấy ông nói hoài, bây giờ ngẫm lại, mới hiểu là “ổng” đã có chuẩn bị trước…Hòa thượng giải thích:– Đây là do ông muốn hai người qua Mỹ gặp mình lần cuối, để tiễn ông ra đi.Lời Hòa thượng làm cho vợ con ông cảm thấy rất an ủi, còn khích lệ họ tăng thêm tín tâm tu tập.
Họ bèn đảnh lễ ngài.Những người tại hiện trường tin Hòa thượng nói, cũng thành kính đảnh lễ.Nhưng cũng có nhiều người hoài nghi buông lời phản đối vang tới tai Hòa thượng:– Cư sĩ đó mà hay ho gì, ông cũng đâu có cống hiến to tát gì cho Vạn Phật Thành, sao có thể nói là “đẳng giác Bồ tát tái lai” được chứ? Nếu ông ấy mà là Bồ tát đẳng giác thì tôi đây cũng là… Phật tái lai!Trong “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” nơi “Kinh Lăng Nghiêm” Phật giảng rất rõ: Ngay cả “dâm nữ quả phụ, kẻ gian tặc, đồ tể”… cũng có thể là “Bồ tát, La hán tái lai thị hiện”, huống nữa là cư sĩ và sa môn?… Những vị tái lai này ngay lúc khai ngộ rồi, họ cũng không hề vỗ ngực tự xưng hay khoe khoang “ta đây chính thực là Bồ tát, La hán”… ngoại trừ lúc mệnh chung, họ ngầm lưu di ngôn lại, hoặc sau khi họ mệnh chung rồi thì sẽ có bậc trí tuệ nói ra thân phận họ… Còn riêng họ thì im lặng mà đến, im lặng mà đi.
Đây đều vì cần giáo hóa người, mà thị hiện lý “sinh mệnh vô thường”, tất cả đều làm theo như Phật đã an bài… chuyện này đợi lúc quý vị khai ngộ, thì tự nhiên sẽ minh bạch.Phàm phu chúng ta trong lúc còn mê mờ chưa minh bạch thì chẳng nên buông lời phê phán hồ đồ, để tránh tạo nghiệp khẩu xấu, phạm lỗi vô biên.
Đại sư Tỉnh Am lúc 49 tuổi viên tịch, chúng ta không nên dùng nhãn quan phàm phu của mình mà bình phẩm: “ông ta tu không tốt nên bị đoản mệnh!” – Bởi tất cả cảnh giới trước mắt, đều là thử thách khảo nghiệm đối với người tu, “nếu thật là người chân tu, thì chẳng thấy lỗi thế gian!”“Chẳng thấy lỗi thế gian”, không có nghĩa là thấy người làm việc xấu ác gì cũng không phê bình, khuyên ngăn, chế chỉ… mà chính là phải dùng quan điểm của Phật giáo để ứng phó..
Khi đó ông lái xe đón vợ con từ sân bay về, lúc sắp đến Vạn Phật Thành thì xảy ra tai nạn, vợ con bị thương nhẹ, chỉ mình ông tử vong.Có người hỏi Hòa thượng Diệu Pháp:– Vị cư sĩ này bỏ gia quyến ở Đài Loan, một mình đến Vạn Phật Thành làm công tác hộ pháp kiêm giáo sư cho học sinh Vạn Phật Thành.
Tâm địa ông rất tốt, nhưng vì sao lại gặp nạn chết dữ như vậy?Hòa thượng Diệu Pháp đáp:– Người này là đẳng giác Bồ tát tái lai, đến đây giúp sư Tuyên Hóa! Hộ trì Phật pháp vốn là bản nguyện của ông! ông bị hoạnh tử là do phải trả nợ oan khiên tiền kiếp, đồng thời cũng nhân đây cảnh tỉnh thế gian mạng sống vô thường, phải tu hành tinh tấn! Bởi do đời quá khứ ông từng làm hại một đôi chim lớn, nên khi ông từ sân bay về, thì đến thời điểm phải trả báo nên bị (thần thức) hai con chim (oan gia) này giương cánh ra trước kính xe, che khuất tầm nhìn, khiến ông không thấy đường lái, tông vào cột, bị tử nạn!Hòa thượng hỏi vợ con ông:– Có phải chồng bà đã thúc giục hai người mau mau qua Mỹ?Vợ ông thưa:– Dạ phải, mấy ngày trước “ổng” cứ dặn mãi trong điện thoại, nói rằng cho dù ông không còn hiện hữu ở bên cạnh thì chúng con cũng phải ráng mà tu hành cho tốt.
Khi đó con còn phiền bực vì thấy ông nói hoài, bây giờ ngẫm lại, mới hiểu là “ổng” đã có chuẩn bị trước…Hòa thượng giải thích:– Đây là do ông muốn hai người qua Mỹ gặp mình lần cuối, để tiễn ông ra đi.Lời Hòa thượng làm cho vợ con ông cảm thấy rất an ủi, còn khích lệ họ tăng thêm tín tâm tu tập.
Họ bèn đảnh lễ ngài.Những người tại hiện trường tin Hòa thượng nói, cũng thành kính đảnh lễ.Nhưng cũng có nhiều người hoài nghi buông lời phản đối vang tới tai Hòa thượng:– Cư sĩ đó mà hay ho gì, ông cũng đâu có cống hiến to tát gì cho Vạn Phật Thành, sao có thể nói là “đẳng giác Bồ tát tái lai” được chứ? Nếu ông ấy mà là Bồ tát đẳng giác thì tôi đây cũng là… Phật tái lai!Trong “Tứ trọng thanh tịnh minh hối” nơi “Kinh Lăng Nghiêm” Phật giảng rất rõ: Ngay cả “dâm nữ quả phụ, kẻ gian tặc, đồ tể”… cũng có thể là “Bồ tát, La hán tái lai thị hiện”, huống nữa là cư sĩ và sa môn?… Những vị tái lai này ngay lúc khai ngộ rồi, họ cũng không hề vỗ ngực tự xưng hay khoe khoang “ta đây chính thực là Bồ tát, La hán”… ngoại trừ lúc mệnh chung, họ ngầm lưu di ngôn lại, hoặc sau khi họ mệnh chung rồi thì sẽ có bậc trí tuệ nói ra thân phận họ… Còn riêng họ thì im lặng mà đến, im lặng mà đi.
Đây đều vì cần giáo hóa người, mà thị hiện lý “sinh mệnh vô thường”, tất cả đều làm theo như Phật đã an bài… chuyện này đợi lúc quý vị khai ngộ, thì tự nhiên sẽ minh bạch.Phàm phu chúng ta trong lúc còn mê mờ chưa minh bạch thì chẳng nên buông lời phê phán hồ đồ, để tránh tạo nghiệp khẩu xấu, phạm lỗi vô biên.
Đại sư Tỉnh Am lúc 49 tuổi viên tịch, chúng ta không nên dùng nhãn quan phàm phu của mình mà bình phẩm: “ông ta tu không tốt nên bị đoản mệnh!” – Bởi tất cả cảnh giới trước mắt, đều là thử thách khảo nghiệm đối với người tu, “nếu thật là người chân tu, thì chẳng thấy lỗi thế gian!”“Chẳng thấy lỗi thế gian”, không có nghĩa là thấy người làm việc xấu ác gì cũng không phê bình, khuyên ngăn, chế chỉ… mà chính là phải dùng quan điểm của Phật giáo để ứng phó..
Danh sách chương