Khi Lỗ Toàn Nhi lên năm tuổi, thì bà cô lấy các thứ như nẹp tre, dùi đục bằng gỗ, những dải vải thô dài ra, bảo:
- Toàn Nhi, cháu đã lên năm, đến lúc phải bó chân rồi!
Toàn Nhi:
- Sao lại phải bó chân hả cô? Bà cô:
- Đàn bà không bó chân không lấy được chồng?
Toàn Nhi:
- Sao lại phải lấy chồng hả cô?
Bà cô:
- không đi lấy chồng thì chẳng lẽ ta nuôi cháu suốt đời à?
Chú dượng Vu Bàn Vả, một con bạc đôn hậu, ra ngoài là người đàn ông gang thép nhưng khi về nhà thì lại là một con mèo ngoan ngoãn. Ông đang ngồi nướng cá diệp liễu ở bếp. Hai bàn tay to như bàn vả của ông trông có vẻ thô kệch nhưng thực tế rất nhanh nhẹn. Những con cá chảy mỡ xèo xèo trên ngọn lửa, mùi thơm điếc mũi. Cô bé rất có cảm tình với ông chú dượng, vì khi bà cô đi làm đồng, ông dượng lười nhác này ăn vụng tất cả các thứ, lúc thì dùng muôi sắt xào trúng gà, khi thì xẻo thịt ướp đem nướng. Mỗi khi ăn vụng, ông thường chia cho cô bé một ít với điều kiện không được mách bà cô.
Ông Vu Bàn Vả dùng móng tay cạo sạch vẩy cá, rồi vẫn dùng móng tay tước từng tí thịt đưa lên đầu lưỡi, chép miệng ngon lành sau khi tợp một ngụm rượu. Ông nói:
- Toàn Nhi, cô cháu nói đứng đấy. Phụ nữ không bó chân thì sẽ thành chân bàn cuốc, không ai thèm lấy?
Bà cô nói:
- Cháu thấy chưa, dượng cháu cũng nói như vậy?
Vu Bàn Vả:
- Cháu có biết vì sao dượng lấy cô cháu không?
Toàn Nhi:
- Vì cô cháu tốt mà!
Vu Bàn Vả:
- Không hẳn, vì cô cháu có bàn chân nhỏ! Toàn Nhi nhìn hai bàn chân nhỏ thó của bà cô rồi nhìn lại hai bàn chân tự nhiên của mình, hỏi:
- Chân cháu rồi cũng như thế này à?
Bà cô nói:
- Cái đó còn phải xem cháu có nghe lời hay không đã. Nếu nghe lời chúng còn nhỏ hơn.
Mỗi khi kể lại lịch sử cái chân bó, giọng mẹ có vẻ như tố khổ, lại có vẻ như khoe khoang về mình. Tính cách cứng rắn cùng bàn tay khéo léo của bà cô nổi tiếng khắp vùng Cao Mật. Ai cũng biết gia đình Vu Bàn Vả do phụ nữ làm chủ: Ông chú dượng chỉ biết đánh bạc, múa thương, bắn chim, ngoài ra không làm gì cả. Năm mươi mẫu ruộng tốt, hai con la, toàn bộ công việc đồng áng, nội trợ, đều do bà cô đảm đang. Bà chưa cao đến mét rưỡi, nặng chưa đến bốn mươi cân, cơ thể chỉ có vậy mà năng lượng sản ra thì cực lớn. Thật kỳ lạ! Một bà cô như vậy mà thề rằng sẽ bồi dưỡng cháu gái thành một thục nữ thì trong việc bó chân sẽ không cẩu thả chút nào! Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc, van xin:
- Cô nới cho cháu một tí?
Bà trợn mắt, nói:
- Xiết chặt là thương yêu cháu, nới lỏng ra là làm hại cháu, khi nào cháu có đôi gót sen vàng, cháu sẽ cảm ơn cô?
Mẹ nói:
- Cô ơi, cháu không lấy chồng nữa, có được không?
- Bậy nào, không ai lấy chồng thì thế giới này tuyệt diệt à!
Chú dượng động lòng thương, nói xen vào:
- Nhẹ tay một tí, nhẹ tay một tí nào!...
Bà vớ cái chổi ném ông, quát:
- Xéo ngay, đồ lười chảy thây? Ông chú dượng thuận tay quơ xâu tiền trên chiếu, chạy mất.
Ông chú dượng nghiện cờ bạc, phiên chợ nào cũng nghe thấy tiếng hò sấp ba ngửa bốn của ông. Bàn tay ông xanh lè những gỉ đồng. Khi xảy ra đánh lộn thì trời ông cũng hạ xuống đất. Ông đã từng đấm rụng hai chiếc răng cửa của thằng Chổi Sắt? Chổi Sắt là ai? Là tên thổ phỉ nổi tiếng nhất ở vùng Cao Mật. Hắn nhổ hai chiếc răng ra, cười:
- Khỏe đấy, làm ăn với chúng tớ đi!
Chú dượng Vu Bàn Vả nói:
- Để tôi về hỏi vợ đã!
Những người trên chợ Đại Lan thường chứng kiến một cảnh tức cười như sau: Bà Vu bó chân, người nhỏ thó kéo tai ông chồng hộ pháp lôi về nhà, điệu bộ như một bà tướng, ai cũng cười nôn ruột, kháo nhau: Đúng là mát nước thối đá, vỏ quít dày có móng tay nhọn!
Mới đó mà đã sang thời Dân Quốc, Toàn Nhi đã mười sáu tuổi xinh tươi rực rỡ, báu vật loại một vùng Cao Mật. Muốn ngắm chân nhỏ, xuống ngó đầm sen. Nhà của bà cô nằm ngay bên bờ đầm sen. Ông chú dượng nửa văn nửa võ cho treo cái biển trước cổng, đề ba chữ: Liên hương trai, ông cũng tự hào vì đôi bàn chân nhỏ của Toàn Nhi và coi cô cháu gái dung nhan kiều diễm này là một báu vật sáng giá. Con Toàn nhà tôi nhất định phải gả ột trạng nguyên? Mọi người bảo:
- Ông Bàn Vả ơi nhà Thanh mất rồi, làm gì còn trạng nguyên nữa.
Ông chú dượng nói:
- Vậy phải gả ột đốc quân, không lấy được đốc quân thì cũng phải huyện trưởng.
Mùa hè năm 1917, huyện trưởng mới của vùng Cao Mật Ngưu Đằng Tiêu vừa chân ướt chân ráo đến nhậm chức đã triển khai bốn việc lớn: một là cấm thuốc phiện, hai là cấm cờ bạc, ba là tiễu phỉ, bốn là bỏ bó chân. Cấm thuốc phiện thì cắt đứt nguồn lợi, thành ra bên ngoài thì cấm nhưng bên trong không cấm? Cờ bạc cấm không nổi, đành mặc kệ ra sao thì ra! Tiễu phỉ tiễu không nổi thôi đành bỏ đấy! Chỉ còn bỏ bó chân thì chẳng có gì quan ngại. Huyện trưởng Ngưu đích thân xuống các xã tuyên truyền vận động, thanh thế rầm rộ. Vào một ngày tạnh ráo hiếm thấy của tháng Bảy, một chiếc ô tô mui trần về thành phố Đại Lan. Thuộc cấp của huyện trưởng cho gọi trưởng trấn tới, trưởng trấn cho gọi trưởng phường, trưởng phường cho gọi trưởng cụm, trưởng cụm thông báo cho dân chúng đến sân phơi thóc, già trẻ lớn bé đều phải có mặt, ai không đến phải phạt một đấu lương thực. Trong khi đợi mọi người đến đông đủ, huyện trưởng Ngưu ngồi ngắm hoa sen trong đầm. Hoa đỏ hoa trắng đan xen mùi hương sực nức. Huyện trưởng Ngưu trông thấy chiếc biển gỗ trên cổng nhà bà cô, nói:
- Không ngờ nơi quê mùa này lại thanh tao như vậy!
Trưởng trấn xun xoe lấy lòng huyện trưởng nói:
- Thưa huyện trưởng, trong nhà này có gót sen vàng.
Ngưu huyện trưởng nói:
- Thích nốt ruồi là tật của người đời, hương sen vốn là mùi của chân bó!
Mọi người lục tục đến đủ, tất cả tập trung ở sân phơi để nghe huyện trưởng hiểu dụ. Mẹ kể, Ngưu huyện trưởng mặc bộ Trung Sặm màu đen, đội mũ màu cà phê, để ria mép đen nhánh, đeo kính gọng vàng, dây đồng hồ lủng lăng bên ngoài miệng túi, tay cầm can, giọng khàn khàn như vịt đực. Ông ta nói năng trôi chảy, mép sùi bọt trắng, cũng không hiểu ông ta nói những gì.
Mẹ cảm thấy hơi sợ, túm chặt vạt áo bà cô. Từ khi bó chân, mẹ không ra khỏi cổng, không đan võng thì lại thêu hoa. Lần đầu tiên trong dời, mẹ trông thấy nhiều người đến thế, hơn nữa đều là người lạ. Mẹ cảm thấy người nào cũng nhìn bàn chân của mẹ. Mẹ kể, hôm ấy mẹ mặc chiếc áo sa tanh màu xanh lá mạ, cổ tay và gấu áo đều viền dăng ten hình chữ vạn chạy đuổi. Gấu áo chấm đầu gối, chiếc đuôi sam to nặng, chấm thắt lưng. Quần lụa hồng chấm gót, gấu quần cũng viền đăng ten. Chân đi giày cao gót, thêu hoa, thấp thoáng trong ống quần chùng Đứng một mình thì không vững, mẹ phải vịn vai bà cô.
Trong khi huấn thị, ông huyện trưởng nhắc đến Liên hương trai. Ông ta nói:
- Đây là tàn dư độc hại của phong kiến, là một thứ bệnh hoạn trong cuộc sống.
Mọi con mắt đều đổ dồn vào chân mẹ, khiến mẹ không dám ngửng đầu lên. Tiếp đó, huyện trưởng đích thân đọc cáo thị, toàn văn như sau:
Giải phóng bàn chân phụ nữ
Thông tư, cáo thị đã ban.
Chính phủ nhiều lần nghiêm lệnh,
Hiến pháp đã ghi thành văn.
Ba tháng phải giải quyết gọn,
Pháp luật phải thật nghiêm minh!
Nay nghe, phố phường thôn xóm,
Dân chúng cùng các hào thân
Chần chừ không ai thực hiện
Coi lệnh có cũng như không!
Lần nữa, Chính phủ ra lệnh
Lập tức giải phóng đôi chân!
Trên năm mươi tuổi tạm hoãn,
Dưới năm mươi tuổi phải tuân!
30 tháng 6 hạn chót,
Phái viên đồng loạt ra quân.
Kiếm tra một lần mỗi tháng,
Ai phạm sẽ bị phạt tiền!
Lần đầu phạt hai trăm tệ,
Tái phạm còn phạt nặng hơn!
Vợ phạm thì chồng nộp phạt,
Con phạm thì phạt cha, anh
Cáo thị lần này nói rõ,
Ngu dân không được hiểu lầm.
Niêm yết những nơi đông đúc,
Người người quán triệt mà làm!
Giải thích cho đến từng hộ,
Thôn xóm ba ngày một lần.
Mục tiêu giải phóng nhất loạt,
Quốc dân khoẻ mạnh cương cường!
Nếu vẫn lơ là như trước,
Phạt tiền, tội quyết không dung!
Đọc xong, ông lệnh cho sáu nữ thanh niên mà ông đem theo, nhảy múa với những đôi chân không bó. Họ ríu rít xuống xe. Quả nhiên, chân họ cực kỳ nhanh nhẹn, thân thể cường tráng. Các tùy tùng của huyện trưởng gào to:
- Bà con hãy mở to mắt ra mà xem!
Mọi người chăm chú nhìn sáu cô gái. Các cô để tóc ngắn, áo sơ mi cổ lật màu xanh lam, quần trắng dài chấm gối, để hở hai bắp chân trắng nõn, tất ngắn màu trắng, giày thể thao cũng màu trắng.
Bầu không khí mới mẻ, một luồng gió tươi mát tràn đầy lồng ngực dân chúng vùng đông bắc Cao Mật. Các cô gái xếp hàng, cúi chào mọi người rồi ngước mắt lên trời mà hát rằng: Chúng tôi không bó chân, chúng tôi không bó chân, da thịt trên người cha mẹ sinh. Họ giơ cao chân để khoe với mọi người bàn chân dài. Thoải mái vô cùng ta chạy nhảy, không như chân bó khổ trăm đường! Họ lại vừa nhảy vừa hát Phong kiến coi ta như đồ chơi, đã hại biết bao người Giải phóng đôi chân, ta giải phóng, quăng đi vải bó, đi lên tiên. Các cô gái lui vào bên trong. Một bác sĩ khoa xương bê ra mô hình một cái chân bị bó, chỉ ọi người thấy chỗ nào xương chân bị gãy, chỗ nào xương chân biến dạng. Cuối cùng, ông huyện trưởng nảy ra một ý, lệnh cho người có gót sen vàng được coi là đẹp nhất vùng Cao Mật lên trình diện, để mọi người thấy rõ đôi bàn chân ấy khó coi đến múc nào.
Mẹ tái mặt, nấp sau lưng bà cô. Ông trưởng trấn nói:
- Đây là mệnh lệnh của huyện trưởng, không ai được cưỡng lại! Mẹ ôm chặt eo lưng bà cô, nói:
- Cô ơi, cô cứu cháu! Cháu không lên đâu!
Bà cô nói:
- Cháu cứ lên cho người ta xem? Chỉ sợ người ta không biết đó là hàng đẹp, không sợ hàng mình không đẹp!
Cô không tin rằng đôi bàn chân do cô tạo nên lại xấu hơn chân của sáu con lừa đó.
Bà cô dắt mẹ ra phía trước rồi lánh sang một bên. Mẹ một bước đi ba lần nhún nhảy như cành liễu trước gió. Trong con mắt những người thủ cựu vùng Cao Mật, như thế mới là người đẹp? Họ tròn mắt ra nhìn, chỉ tiếc nỗi không thể nhìn xuyên quần xiên áo để ngắm trộm toàn bộ dung nhan người đẹp. ánh mắt của huyện trưởng như con thiêu thân, chui tụt trong ống quần Toàn Nhi, miệng há hốc ngẩn ra hồi lâu rồi lớn tiếng nói: - Hãy trông đây, người đẹp như thế này, vì cái chân bó, mà trở thành một quái vật vai không thể gánh, chân không thể giơ lên! Bà cô không sợ gì cả, gạt lời huyện trưởng:
- Thiên kim tiểu thư chỉ để nuôi làm cảnh, công việc nặng nhọc đã có đầy tớ.
Huyện trưởng vằn mắt nhìn bà cô, hỏi:
- Bà là mẹ của cô ấy hả?
Bà cô nói:
- Là mẹ thì sao?
Huyên trưởng nói:
- Chân cô ấy là kiệt tác của bà phải không
Bà cô:
- Nếu đúng như vậy thì đã sao?
Huyện trưởng nói:
- Bắt trói mụ già độc ác này lại cho ta! Ngày nào con gái mụ chưa tháo vải bó chân thì vẫn cứ giam mụ lại!
- Để xem các ngươi dám bắt người không - Vu Bàn Vả gầm lên như sét đánh giữa trưa, vung hai quả đấm nhảy ra đứng chắn trước mặt vợ.
Huyện trưởng nói:
- Anh là ai?
Vu Bàn Vả ngang nước trả lời:
- Tao là bố mày!
Huyện trưởng cả giận, quát:
- Bắt lấy nó!
Mấy tên sai nha rụt rè tiến lên. Chỉ một cái gạt, ông Vu Bàn Vảđã hất chúng sang một bên.
Dân chúng bàn tán xôn xao. Có người lượm đất cục ném sáu cô gái.
Dân Cao Mật vốn tính hung hãn, điều này có thể Ngưu huyện trưởng đã nghe nói. Ông ta nói:
- Hôm nay bản huyện có việc quan trọng, nên tạm tha cho nhà ngươi! Bỏ bó chân là nghiêm lệnh của nhà nước, kẻ nào vi phạm tất bị trừng phạt!
Huyện trưởng chui vào ca bin, quát to:
- Cho xe chạy!
Lái xe chạy vòng lên đầu xe, cắm ma-ni-ven vào lỗ rồi giật mạnh.
Các cô gái chân to và bọn tùy tùng vội vã trèo lên thùng xe.
Xe phành phạch nổ máy. Tài xế trèo lên ca bin, quay đầu xe. Chiếc xe chạy đi, kéo theo một đám bụi mù. Một bé trai vỗ tay:
- Ông Bàn Vả can đảm ghê, ông đuổi Huyện trưởng chạy té re.
Đêm hôm ấy, bà Lã - vợ của ông thợ rèn Thượng Quan Phúc Lộc tìm bà mối Viên, biệt hiệu Viên Lắm Điều, tặng bà ta một súc nhỏ vải trắng, nhờ bà ta đánh tiếng hỏi Toàn Nhi cho con trai độc nhất của bà.
Bà Viên đập quạt lá đánh bốp một cái vào đùi mình, nói với bà cô:
- Bà chị, nếu nhà Mãn Thanh không đổ, thì có chọc dùi vào mông, em cũng không dám bước qua ngưỡng cửa nhà chị! Nhưng bây giờ là Trung Hoa Dân Quốc, con gái bó chân không được chuộng nữa! Các công tử con nhà đại gia đều tiếp thu tư tưởng mới, mặc lê, hút thuốc thơm, kết thân với những cô đầm chân to, chạy nhảy nói cười thoải mái, ôm ấp nhau mà hôn mà hít. Cô cháu gái của bà chị như phượng hoàng lỡ bước thua xa đàn gà, nhưng nhà Thượng Quan không vì thế mà chê, bà chị ơi, vậy là phúc đức cho nhà mình! Cậu Phúc Hỉ mặt mũi dễ coi, tính nết hòa nhã. Nhà có một con lừa, một con la, lại có một lò rèn, tuy không giàu nứt đố đổ vách, cũng không phải thiếu ăn thiếu mặc? Cô Toàn Nhi mà vào nhà ấy thì cũng chẳng có gì ân hận?
Bà cô nói:
- Tôi dạy dỗ nó để trở thành một nương nương, lại đem gả cho con trai ông thợ rèn?!
Viên Lắm Điều nói:
- Bà chị không nghe người ta kể sao? Chính cung nương nương của vua Tuyên Thống là dân đánh giày ở Cáp Nhĩ Tân đấy. Con người ta nay thế này mai thế khác chứ!
Bà cô nói:
- Chị bảo nhà Thượng Quan trực tiếp nói chuyện với tôi!
Sáng hôm sau, từ kẽ liếp nhìn ra, mẹ trông thấy bà Lã, mẹ chồng tương lai cao to lùng lững. Mẹ còn trông thấy cô mình và bà Lã đỏ mặt tía tai về chuyện đồ dẫn cưới nhiều ít. Bà cô nói:
- Bà cứ về bàn bạc cho kỹ, hoặc là một con la, hoặc là hai mẫu ruộng, tôi nuôi nó mười bảy năm, không thể trắng tay.
Bà Lã nói:
- Cũng được, coi như nhà tôi chịu thiệt, con la đen nộp cho nhà bà. Còn của hồi môn của nó là chiếc xe cút kít.
Hai người đập tay vào nhau, coi như đã thỏa thuận. Bà cô gọi to:
- Con Toàn đâu, ra chào mẹ chồng đi!
- Toàn Nhi, cháu đã lên năm, đến lúc phải bó chân rồi!
Toàn Nhi:
- Sao lại phải bó chân hả cô? Bà cô:
- Đàn bà không bó chân không lấy được chồng?
Toàn Nhi:
- Sao lại phải lấy chồng hả cô?
Bà cô:
- không đi lấy chồng thì chẳng lẽ ta nuôi cháu suốt đời à?
Chú dượng Vu Bàn Vả, một con bạc đôn hậu, ra ngoài là người đàn ông gang thép nhưng khi về nhà thì lại là một con mèo ngoan ngoãn. Ông đang ngồi nướng cá diệp liễu ở bếp. Hai bàn tay to như bàn vả của ông trông có vẻ thô kệch nhưng thực tế rất nhanh nhẹn. Những con cá chảy mỡ xèo xèo trên ngọn lửa, mùi thơm điếc mũi. Cô bé rất có cảm tình với ông chú dượng, vì khi bà cô đi làm đồng, ông dượng lười nhác này ăn vụng tất cả các thứ, lúc thì dùng muôi sắt xào trúng gà, khi thì xẻo thịt ướp đem nướng. Mỗi khi ăn vụng, ông thường chia cho cô bé một ít với điều kiện không được mách bà cô.
Ông Vu Bàn Vả dùng móng tay cạo sạch vẩy cá, rồi vẫn dùng móng tay tước từng tí thịt đưa lên đầu lưỡi, chép miệng ngon lành sau khi tợp một ngụm rượu. Ông nói:
- Toàn Nhi, cô cháu nói đứng đấy. Phụ nữ không bó chân thì sẽ thành chân bàn cuốc, không ai thèm lấy?
Bà cô nói:
- Cháu thấy chưa, dượng cháu cũng nói như vậy?
Vu Bàn Vả:
- Cháu có biết vì sao dượng lấy cô cháu không?
Toàn Nhi:
- Vì cô cháu tốt mà!
Vu Bàn Vả:
- Không hẳn, vì cô cháu có bàn chân nhỏ! Toàn Nhi nhìn hai bàn chân nhỏ thó của bà cô rồi nhìn lại hai bàn chân tự nhiên của mình, hỏi:
- Chân cháu rồi cũng như thế này à?
Bà cô nói:
- Cái đó còn phải xem cháu có nghe lời hay không đã. Nếu nghe lời chúng còn nhỏ hơn.
Mỗi khi kể lại lịch sử cái chân bó, giọng mẹ có vẻ như tố khổ, lại có vẻ như khoe khoang về mình. Tính cách cứng rắn cùng bàn tay khéo léo của bà cô nổi tiếng khắp vùng Cao Mật. Ai cũng biết gia đình Vu Bàn Vả do phụ nữ làm chủ: Ông chú dượng chỉ biết đánh bạc, múa thương, bắn chim, ngoài ra không làm gì cả. Năm mươi mẫu ruộng tốt, hai con la, toàn bộ công việc đồng áng, nội trợ, đều do bà cô đảm đang. Bà chưa cao đến mét rưỡi, nặng chưa đến bốn mươi cân, cơ thể chỉ có vậy mà năng lượng sản ra thì cực lớn. Thật kỳ lạ! Một bà cô như vậy mà thề rằng sẽ bồi dưỡng cháu gái thành một thục nữ thì trong việc bó chân sẽ không cẩu thả chút nào! Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc, van xin:
- Cô nới cho cháu một tí?
Bà trợn mắt, nói:
- Xiết chặt là thương yêu cháu, nới lỏng ra là làm hại cháu, khi nào cháu có đôi gót sen vàng, cháu sẽ cảm ơn cô?
Mẹ nói:
- Cô ơi, cháu không lấy chồng nữa, có được không?
- Bậy nào, không ai lấy chồng thì thế giới này tuyệt diệt à!
Chú dượng động lòng thương, nói xen vào:
- Nhẹ tay một tí, nhẹ tay một tí nào!...
Bà vớ cái chổi ném ông, quát:
- Xéo ngay, đồ lười chảy thây? Ông chú dượng thuận tay quơ xâu tiền trên chiếu, chạy mất.
Ông chú dượng nghiện cờ bạc, phiên chợ nào cũng nghe thấy tiếng hò sấp ba ngửa bốn của ông. Bàn tay ông xanh lè những gỉ đồng. Khi xảy ra đánh lộn thì trời ông cũng hạ xuống đất. Ông đã từng đấm rụng hai chiếc răng cửa của thằng Chổi Sắt? Chổi Sắt là ai? Là tên thổ phỉ nổi tiếng nhất ở vùng Cao Mật. Hắn nhổ hai chiếc răng ra, cười:
- Khỏe đấy, làm ăn với chúng tớ đi!
Chú dượng Vu Bàn Vả nói:
- Để tôi về hỏi vợ đã!
Những người trên chợ Đại Lan thường chứng kiến một cảnh tức cười như sau: Bà Vu bó chân, người nhỏ thó kéo tai ông chồng hộ pháp lôi về nhà, điệu bộ như một bà tướng, ai cũng cười nôn ruột, kháo nhau: Đúng là mát nước thối đá, vỏ quít dày có móng tay nhọn!
Mới đó mà đã sang thời Dân Quốc, Toàn Nhi đã mười sáu tuổi xinh tươi rực rỡ, báu vật loại một vùng Cao Mật. Muốn ngắm chân nhỏ, xuống ngó đầm sen. Nhà của bà cô nằm ngay bên bờ đầm sen. Ông chú dượng nửa văn nửa võ cho treo cái biển trước cổng, đề ba chữ: Liên hương trai, ông cũng tự hào vì đôi bàn chân nhỏ của Toàn Nhi và coi cô cháu gái dung nhan kiều diễm này là một báu vật sáng giá. Con Toàn nhà tôi nhất định phải gả ột trạng nguyên? Mọi người bảo:
- Ông Bàn Vả ơi nhà Thanh mất rồi, làm gì còn trạng nguyên nữa.
Ông chú dượng nói:
- Vậy phải gả ột đốc quân, không lấy được đốc quân thì cũng phải huyện trưởng.
Mùa hè năm 1917, huyện trưởng mới của vùng Cao Mật Ngưu Đằng Tiêu vừa chân ướt chân ráo đến nhậm chức đã triển khai bốn việc lớn: một là cấm thuốc phiện, hai là cấm cờ bạc, ba là tiễu phỉ, bốn là bỏ bó chân. Cấm thuốc phiện thì cắt đứt nguồn lợi, thành ra bên ngoài thì cấm nhưng bên trong không cấm? Cờ bạc cấm không nổi, đành mặc kệ ra sao thì ra! Tiễu phỉ tiễu không nổi thôi đành bỏ đấy! Chỉ còn bỏ bó chân thì chẳng có gì quan ngại. Huyện trưởng Ngưu đích thân xuống các xã tuyên truyền vận động, thanh thế rầm rộ. Vào một ngày tạnh ráo hiếm thấy của tháng Bảy, một chiếc ô tô mui trần về thành phố Đại Lan. Thuộc cấp của huyện trưởng cho gọi trưởng trấn tới, trưởng trấn cho gọi trưởng phường, trưởng phường cho gọi trưởng cụm, trưởng cụm thông báo cho dân chúng đến sân phơi thóc, già trẻ lớn bé đều phải có mặt, ai không đến phải phạt một đấu lương thực. Trong khi đợi mọi người đến đông đủ, huyện trưởng Ngưu ngồi ngắm hoa sen trong đầm. Hoa đỏ hoa trắng đan xen mùi hương sực nức. Huyện trưởng Ngưu trông thấy chiếc biển gỗ trên cổng nhà bà cô, nói:
- Không ngờ nơi quê mùa này lại thanh tao như vậy!
Trưởng trấn xun xoe lấy lòng huyện trưởng nói:
- Thưa huyện trưởng, trong nhà này có gót sen vàng.
Ngưu huyện trưởng nói:
- Thích nốt ruồi là tật của người đời, hương sen vốn là mùi của chân bó!
Mọi người lục tục đến đủ, tất cả tập trung ở sân phơi để nghe huyện trưởng hiểu dụ. Mẹ kể, Ngưu huyện trưởng mặc bộ Trung Sặm màu đen, đội mũ màu cà phê, để ria mép đen nhánh, đeo kính gọng vàng, dây đồng hồ lủng lăng bên ngoài miệng túi, tay cầm can, giọng khàn khàn như vịt đực. Ông ta nói năng trôi chảy, mép sùi bọt trắng, cũng không hiểu ông ta nói những gì.
Mẹ cảm thấy hơi sợ, túm chặt vạt áo bà cô. Từ khi bó chân, mẹ không ra khỏi cổng, không đan võng thì lại thêu hoa. Lần đầu tiên trong dời, mẹ trông thấy nhiều người đến thế, hơn nữa đều là người lạ. Mẹ cảm thấy người nào cũng nhìn bàn chân của mẹ. Mẹ kể, hôm ấy mẹ mặc chiếc áo sa tanh màu xanh lá mạ, cổ tay và gấu áo đều viền dăng ten hình chữ vạn chạy đuổi. Gấu áo chấm đầu gối, chiếc đuôi sam to nặng, chấm thắt lưng. Quần lụa hồng chấm gót, gấu quần cũng viền đăng ten. Chân đi giày cao gót, thêu hoa, thấp thoáng trong ống quần chùng Đứng một mình thì không vững, mẹ phải vịn vai bà cô.
Trong khi huấn thị, ông huyện trưởng nhắc đến Liên hương trai. Ông ta nói:
- Đây là tàn dư độc hại của phong kiến, là một thứ bệnh hoạn trong cuộc sống.
Mọi con mắt đều đổ dồn vào chân mẹ, khiến mẹ không dám ngửng đầu lên. Tiếp đó, huyện trưởng đích thân đọc cáo thị, toàn văn như sau:
Giải phóng bàn chân phụ nữ
Thông tư, cáo thị đã ban.
Chính phủ nhiều lần nghiêm lệnh,
Hiến pháp đã ghi thành văn.
Ba tháng phải giải quyết gọn,
Pháp luật phải thật nghiêm minh!
Nay nghe, phố phường thôn xóm,
Dân chúng cùng các hào thân
Chần chừ không ai thực hiện
Coi lệnh có cũng như không!
Lần nữa, Chính phủ ra lệnh
Lập tức giải phóng đôi chân!
Trên năm mươi tuổi tạm hoãn,
Dưới năm mươi tuổi phải tuân!
30 tháng 6 hạn chót,
Phái viên đồng loạt ra quân.
Kiếm tra một lần mỗi tháng,
Ai phạm sẽ bị phạt tiền!
Lần đầu phạt hai trăm tệ,
Tái phạm còn phạt nặng hơn!
Vợ phạm thì chồng nộp phạt,
Con phạm thì phạt cha, anh
Cáo thị lần này nói rõ,
Ngu dân không được hiểu lầm.
Niêm yết những nơi đông đúc,
Người người quán triệt mà làm!
Giải thích cho đến từng hộ,
Thôn xóm ba ngày một lần.
Mục tiêu giải phóng nhất loạt,
Quốc dân khoẻ mạnh cương cường!
Nếu vẫn lơ là như trước,
Phạt tiền, tội quyết không dung!
Đọc xong, ông lệnh cho sáu nữ thanh niên mà ông đem theo, nhảy múa với những đôi chân không bó. Họ ríu rít xuống xe. Quả nhiên, chân họ cực kỳ nhanh nhẹn, thân thể cường tráng. Các tùy tùng của huyện trưởng gào to:
- Bà con hãy mở to mắt ra mà xem!
Mọi người chăm chú nhìn sáu cô gái. Các cô để tóc ngắn, áo sơ mi cổ lật màu xanh lam, quần trắng dài chấm gối, để hở hai bắp chân trắng nõn, tất ngắn màu trắng, giày thể thao cũng màu trắng.
Bầu không khí mới mẻ, một luồng gió tươi mát tràn đầy lồng ngực dân chúng vùng đông bắc Cao Mật. Các cô gái xếp hàng, cúi chào mọi người rồi ngước mắt lên trời mà hát rằng: Chúng tôi không bó chân, chúng tôi không bó chân, da thịt trên người cha mẹ sinh. Họ giơ cao chân để khoe với mọi người bàn chân dài. Thoải mái vô cùng ta chạy nhảy, không như chân bó khổ trăm đường! Họ lại vừa nhảy vừa hát Phong kiến coi ta như đồ chơi, đã hại biết bao người Giải phóng đôi chân, ta giải phóng, quăng đi vải bó, đi lên tiên. Các cô gái lui vào bên trong. Một bác sĩ khoa xương bê ra mô hình một cái chân bị bó, chỉ ọi người thấy chỗ nào xương chân bị gãy, chỗ nào xương chân biến dạng. Cuối cùng, ông huyện trưởng nảy ra một ý, lệnh cho người có gót sen vàng được coi là đẹp nhất vùng Cao Mật lên trình diện, để mọi người thấy rõ đôi bàn chân ấy khó coi đến múc nào.
Mẹ tái mặt, nấp sau lưng bà cô. Ông trưởng trấn nói:
- Đây là mệnh lệnh của huyện trưởng, không ai được cưỡng lại! Mẹ ôm chặt eo lưng bà cô, nói:
- Cô ơi, cô cứu cháu! Cháu không lên đâu!
Bà cô nói:
- Cháu cứ lên cho người ta xem? Chỉ sợ người ta không biết đó là hàng đẹp, không sợ hàng mình không đẹp!
Cô không tin rằng đôi bàn chân do cô tạo nên lại xấu hơn chân của sáu con lừa đó.
Bà cô dắt mẹ ra phía trước rồi lánh sang một bên. Mẹ một bước đi ba lần nhún nhảy như cành liễu trước gió. Trong con mắt những người thủ cựu vùng Cao Mật, như thế mới là người đẹp? Họ tròn mắt ra nhìn, chỉ tiếc nỗi không thể nhìn xuyên quần xiên áo để ngắm trộm toàn bộ dung nhan người đẹp. ánh mắt của huyện trưởng như con thiêu thân, chui tụt trong ống quần Toàn Nhi, miệng há hốc ngẩn ra hồi lâu rồi lớn tiếng nói: - Hãy trông đây, người đẹp như thế này, vì cái chân bó, mà trở thành một quái vật vai không thể gánh, chân không thể giơ lên! Bà cô không sợ gì cả, gạt lời huyện trưởng:
- Thiên kim tiểu thư chỉ để nuôi làm cảnh, công việc nặng nhọc đã có đầy tớ.
Huyện trưởng vằn mắt nhìn bà cô, hỏi:
- Bà là mẹ của cô ấy hả?
Bà cô nói:
- Là mẹ thì sao?
Huyên trưởng nói:
- Chân cô ấy là kiệt tác của bà phải không
Bà cô:
- Nếu đúng như vậy thì đã sao?
Huyện trưởng nói:
- Bắt trói mụ già độc ác này lại cho ta! Ngày nào con gái mụ chưa tháo vải bó chân thì vẫn cứ giam mụ lại!
- Để xem các ngươi dám bắt người không - Vu Bàn Vả gầm lên như sét đánh giữa trưa, vung hai quả đấm nhảy ra đứng chắn trước mặt vợ.
Huyện trưởng nói:
- Anh là ai?
Vu Bàn Vả ngang nước trả lời:
- Tao là bố mày!
Huyện trưởng cả giận, quát:
- Bắt lấy nó!
Mấy tên sai nha rụt rè tiến lên. Chỉ một cái gạt, ông Vu Bàn Vảđã hất chúng sang một bên.
Dân chúng bàn tán xôn xao. Có người lượm đất cục ném sáu cô gái.
Dân Cao Mật vốn tính hung hãn, điều này có thể Ngưu huyện trưởng đã nghe nói. Ông ta nói:
- Hôm nay bản huyện có việc quan trọng, nên tạm tha cho nhà ngươi! Bỏ bó chân là nghiêm lệnh của nhà nước, kẻ nào vi phạm tất bị trừng phạt!
Huyện trưởng chui vào ca bin, quát to:
- Cho xe chạy!
Lái xe chạy vòng lên đầu xe, cắm ma-ni-ven vào lỗ rồi giật mạnh.
Các cô gái chân to và bọn tùy tùng vội vã trèo lên thùng xe.
Xe phành phạch nổ máy. Tài xế trèo lên ca bin, quay đầu xe. Chiếc xe chạy đi, kéo theo một đám bụi mù. Một bé trai vỗ tay:
- Ông Bàn Vả can đảm ghê, ông đuổi Huyện trưởng chạy té re.
Đêm hôm ấy, bà Lã - vợ của ông thợ rèn Thượng Quan Phúc Lộc tìm bà mối Viên, biệt hiệu Viên Lắm Điều, tặng bà ta một súc nhỏ vải trắng, nhờ bà ta đánh tiếng hỏi Toàn Nhi cho con trai độc nhất của bà.
Bà Viên đập quạt lá đánh bốp một cái vào đùi mình, nói với bà cô:
- Bà chị, nếu nhà Mãn Thanh không đổ, thì có chọc dùi vào mông, em cũng không dám bước qua ngưỡng cửa nhà chị! Nhưng bây giờ là Trung Hoa Dân Quốc, con gái bó chân không được chuộng nữa! Các công tử con nhà đại gia đều tiếp thu tư tưởng mới, mặc lê, hút thuốc thơm, kết thân với những cô đầm chân to, chạy nhảy nói cười thoải mái, ôm ấp nhau mà hôn mà hít. Cô cháu gái của bà chị như phượng hoàng lỡ bước thua xa đàn gà, nhưng nhà Thượng Quan không vì thế mà chê, bà chị ơi, vậy là phúc đức cho nhà mình! Cậu Phúc Hỉ mặt mũi dễ coi, tính nết hòa nhã. Nhà có một con lừa, một con la, lại có một lò rèn, tuy không giàu nứt đố đổ vách, cũng không phải thiếu ăn thiếu mặc? Cô Toàn Nhi mà vào nhà ấy thì cũng chẳng có gì ân hận?
Bà cô nói:
- Tôi dạy dỗ nó để trở thành một nương nương, lại đem gả cho con trai ông thợ rèn?!
Viên Lắm Điều nói:
- Bà chị không nghe người ta kể sao? Chính cung nương nương của vua Tuyên Thống là dân đánh giày ở Cáp Nhĩ Tân đấy. Con người ta nay thế này mai thế khác chứ!
Bà cô nói:
- Chị bảo nhà Thượng Quan trực tiếp nói chuyện với tôi!
Sáng hôm sau, từ kẽ liếp nhìn ra, mẹ trông thấy bà Lã, mẹ chồng tương lai cao to lùng lững. Mẹ còn trông thấy cô mình và bà Lã đỏ mặt tía tai về chuyện đồ dẫn cưới nhiều ít. Bà cô nói:
- Bà cứ về bàn bạc cho kỹ, hoặc là một con la, hoặc là hai mẫu ruộng, tôi nuôi nó mười bảy năm, không thể trắng tay.
Bà Lã nói:
- Cũng được, coi như nhà tôi chịu thiệt, con la đen nộp cho nhà bà. Còn của hồi môn của nó là chiếc xe cút kít.
Hai người đập tay vào nhau, coi như đã thỏa thuận. Bà cô gọi to:
- Con Toàn đâu, ra chào mẹ chồng đi!
Danh sách chương