Những người không đạt được mục tiêu do mình đặt ra thường cảm thấy thất vọng mà đôi khi không biết tại sao. Những khi bạn chưa thực sự cố gắng cho những điều mình mơ ước và có thể làm được, hãy nhìn lại và rút kinh nghiệm để điều đó không lặp lại trong tương lai. Những mục tiêu của bạn cần phải phù hợp với hoàn cảnh sống của mình - chúng cũng cần được thay đổi khi điều kiện sống của bạn thay đổi. Có những người trải nghiệm rất nhiều thành công và thất bại cho những mục tiêu cuộc sống khác nhau để rồi sau cùng định cho mình một hướng đi duy nhất, và từ đó điều chỉnh các mục tiêu thích hợp với từng giai đoạn.
Các nhà tâm lý tại Đại học Michigan đã khám phá ra rằng, mặc dù việc đặt mục tiêu có vai trò quan trọng và rất cần thiết, nhưng nó có thể khiến cho chúng ta luôn cảm thấy chán nản và nản chí nếu bản thân nó cứng nhắc, không linh động. Dưới đây là một ví dụ điển hình.
Jimmy ngỏ lời cầu hôn với bạn gái khi anh mới 18 tuổi. Một năm sau họ kết hôn, Jimmy hứa sẽ mua nhà trước khi anh 24 tuổi. Rồi Jimmy bắt đầu đi làm. Anh làm hết việc này đến việc khác, thế nhưng đồng lương anh nhận được khá khiêm tốn. Tuy thế, vợ chồng anh sống tương đối thoải mái trong một căn hộ chung cư nhỏ nhắn. Khi tuổi 24 gõ cửa, dù số tiền dành dụm chưa đủ nhưng Jimmy quyết định phải mua nhà bằng cách mượn thêm tiền của bố mẹ và thế chấp luôn căn nhà anh sắp mua. Jimmy và vợ anh chuyển đến nhà mới, họ đã tổ chức ăn mừng, nhưng thực tế, số tiền phải trả cho căn nhà ấy vượt quá sức Jimmy.
Chẳng bao lâu, anh kiếm một công việc làm thêm. Nhưng vẫn không đủ trang trải.
Jimmy lại nhận thêm một công việc bán thời gian nữa - đó là công việc thứ ba của anh.
Cuối cùng anh đã phát ốm và trở nên phẫn nộ với ngôi nhà cũng như với vợ mình.
Thay vì sẽ tiếp tục một cuộc sống hạnh phúc và dành dụm thêm đến khi nào đủ tiền rồi mới mua nhà,
Jimmy lại vội vã làm mọi cách để hoàn thành điều mà anh từng tuyên bố. Anh đã để mục tiêu cứng nhắc của mình làm thay đổi cũng như đe dọa cuộc sống của anh.
Nếu những mục tiêu đặt ra quá cao, không phù hợp với khả năng của một người, đôi lúc chúng sẽ càng khiến cho người đó thêm buồn phiền, chán nản và làm tăng sự không hài lòng với bản thân mình. Ngược lại những người sống mà không có mục đích, hoài bão thì sau cùng cảm giác về cuộc sống của mình chỉ là tồn tại hơn là sống.
- Pavot, Fujita và Diener
Các nhà tâm lý tại Đại học Michigan đã khám phá ra rằng, mặc dù việc đặt mục tiêu có vai trò quan trọng và rất cần thiết, nhưng nó có thể khiến cho chúng ta luôn cảm thấy chán nản và nản chí nếu bản thân nó cứng nhắc, không linh động. Dưới đây là một ví dụ điển hình.
Jimmy ngỏ lời cầu hôn với bạn gái khi anh mới 18 tuổi. Một năm sau họ kết hôn, Jimmy hứa sẽ mua nhà trước khi anh 24 tuổi. Rồi Jimmy bắt đầu đi làm. Anh làm hết việc này đến việc khác, thế nhưng đồng lương anh nhận được khá khiêm tốn. Tuy thế, vợ chồng anh sống tương đối thoải mái trong một căn hộ chung cư nhỏ nhắn. Khi tuổi 24 gõ cửa, dù số tiền dành dụm chưa đủ nhưng Jimmy quyết định phải mua nhà bằng cách mượn thêm tiền của bố mẹ và thế chấp luôn căn nhà anh sắp mua. Jimmy và vợ anh chuyển đến nhà mới, họ đã tổ chức ăn mừng, nhưng thực tế, số tiền phải trả cho căn nhà ấy vượt quá sức Jimmy.
Chẳng bao lâu, anh kiếm một công việc làm thêm. Nhưng vẫn không đủ trang trải.
Jimmy lại nhận thêm một công việc bán thời gian nữa - đó là công việc thứ ba của anh.
Cuối cùng anh đã phát ốm và trở nên phẫn nộ với ngôi nhà cũng như với vợ mình.
Thay vì sẽ tiếp tục một cuộc sống hạnh phúc và dành dụm thêm đến khi nào đủ tiền rồi mới mua nhà,
Jimmy lại vội vã làm mọi cách để hoàn thành điều mà anh từng tuyên bố. Anh đã để mục tiêu cứng nhắc của mình làm thay đổi cũng như đe dọa cuộc sống của anh.
Nếu những mục tiêu đặt ra quá cao, không phù hợp với khả năng của một người, đôi lúc chúng sẽ càng khiến cho người đó thêm buồn phiền, chán nản và làm tăng sự không hài lòng với bản thân mình. Ngược lại những người sống mà không có mục đích, hoài bão thì sau cùng cảm giác về cuộc sống của mình chỉ là tồn tại hơn là sống.
- Pavot, Fujita và Diener
Danh sách chương