Khu vực cơ quan tỉnh ủy Phước Vĩnh nằm trên một gò đồi um tùm cây cổ thụ và những con đường nhựa chạy ngoằn ngoèo qua các dãy nhà cấp bốn. Mặt đường đã bạc màu, lở lói theo thời gian, có đoạn chỉ còn trơ lại lớp đá dăm lổn nhổn. Khu này vốn trước đây là tòa công sứ dưới thời Pháp thuộc. Sau ngày Nhật hất cẳng Pháp, nơi đây trở thành Sở chỉ huy của quân đội Nhật. Cách mạng Tháng Tám thành công, nó trở thành trụ sở của chính quyền cách mạng. Đến khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chấp hành chủ trương tiêu thổ kháng chiến, toàn bộ khu nhà bị đập nát chỉ còn lại đống gạch vụn. Tỉnh Phước Vĩnh bị chiếm đóng, quân đội viễn chinh Pháp lại biến đây thành trại lính cho đến ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954. Khi mới về tiếp quản thị xã Phước Vĩnh, khu vực này dành cho Ủy ban hành chính và Tỉnh ủy. Sau khi xây dựng xong khu vực dành riêng cho Ủy ban hành chính tỉnh, nơi đây dành cho các phòng, ban cơ quan Tỉnh ủy. Gia đình ông Hoàng Kim, bí thư tỉnh ủy cũng được bố trí ở trong một ngôi nhà ba gian và hai gian bếp nằm gần nhà ăn tập thể của cơ quan. Ông Kim dành gian giữa để tiếp khách và làm việc khi ở nhà. Gian bên phải là của hai vợ chồng ông, gian bên trái kê hai chiếc giường cho năm đứa con. Ba anh em trai nằm một giường, hai chị em gái một giường. Hai gian bếp thì một gian dành để nấu nướng, một gian để ngồi ăn cơm. Đến bữa ăn, cả gia đình quây quần trên một cái chiếu cũ đã bị đứt nhiều chỗ. Nhà chật nên khi cần làm bài vào ban đêm, mấy đứa con ông mỗi đứa một cây đèn dầu bê lên nhà ăn tập thể để ngồi học. Từ khi Mỹ mở rộng đánh phá ra miền Bắc, mấy đứa con ông Hoàng Kim sơ tán về nông thôn nên ngôi nhà chỉ còn lại hai vợ chồng. Bà Lê, vợ ông Kim làm việc ở bưu điện tỉnh cách nhà không xa. Hết giờ làm việc bà trở về nhà nấu cơm. Trước đây khi con cái chưa đi sơ tán, bữa cơm của gia đình lúc nào cũng rôm rả tiếng nói cười. Giờ bữa cơm trở nên trống vắng khiến hai ông bà chỉ ngồi ăn cốt cho xong bữa. Trong khu vực cơ quan có rất nhiều đám đất bỏ hoang, bà Lê cuốc lên trồng đủ loại rau, mùa nào rau nấy nên chẳng bao giờ phải mua rau mậu dịch. Năm thì mười họa cầm tem phiếu đi ra cửa hàng thực phẩm hay bách hóa mua hàng và về khu sơ tán thăm con, còn lại chẳng mấy khi bà đi xa.
Ông Kim hút xong điếu thuốc lào, cầm cái điếu cày và gói thuốc đứng dậy định đi lên phòng họp thì bà Thường đi vào.
Bà Thường là trưởng ban kiểm tra tỉnh ủy, có chân trong Ban thường vụ. Bà sinh ra trong một gia đình nhà nho thuộc vào hàng trung lưu vùng Kinh Bắc. Bà và ông Kim biết nhau từ khi hai người còn làm liên lạc cho Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm nay bà Thường đã năm mươi mốt tuổi, hơn ông Kim hai tuổi. Tuy giữ những cương vị khác nhau trong cơ quan tỉnh ủy nhưng bà Thường coi ông Kim như em trai của mình. Ông Kim cũng vậy. Ông coi bà Thường như người chị gái. Có chuyện gì vui buồn ông đều đem chia sẻ với bà. Tính tính bà hết sức xởi lởi và bộc trực. Thấy sai trái là bà nói, bất kỳ người đó là ai. Ông Kim rất quý trọng đức tính ấy của bà Thường. Hai người còn là đôi bạn hút thuốc lào với nhau. Thấy bà Thường đi vào, ông Kim ngồi lại xuống ghế.
- Triệu tập họp hành kiểu gì mà gần bảy giờ chả thấy ma nào cả? – Vừa ngồi xuống ghế bà Thường đã hỏi.
- Huyện gần cũng hơn mười lăm cây số, thằng Thạch Sơn hơn ba mươi cây làm sao mà đến sớm được.
- Cô Lê đi làm sớm thế kia à? - Đi từ bốn giờ sáng xếp hàng mua mấy lạng đường định chủ nhật này đem về cho các cháu kẻo phiếu sắp hết hạn chứ đã đi làm đâu.
- Đưa phiếu cho mấy cô ở cửa hàng bách hóa nhờ họ lấy cho, việc gì mà khổ sở thế.
- Mang tiếng lấy quyền hành nhờ vả thêm phiền.
Bà Thường cầm lấy điếu cày:
- Chú lúc nào cũng giữ ý giữ tứ quá. Còn thuốc không cho tôi vay một gói.
Ông Kim đứng lên đi đến góc nhà đưa tay rút từ cái túi vải màu nâu ra một gói thuốc lào Thống Nhất loại năm mươi gam đem đến đưa cho bà Thường:
- Tôi cứ nghĩ phụ nữ vùng Tiên Lãng, An Lão mới nghiện thuốc lào, không ngờ chị Hai quan họ cũng nghiện.
- Chú không biết chứ tôi hút thuốc lào từ tuổi còn đi học. Bố tôi có cái điếu bát vẽ rồng vẽ rắn đẹp lắm. Lúc đầu đi học về chạy đến mân mê cái điếu bát để xem. Sau đó thì giành phần châm đóm cho bố. Dần dần thấy bố hút nghe tiếng kêu re re rất vui tai liền cầm xe điếu rít thử. Thế rồi tôi hút thuốc lào lúc nào không hay. Mấy lần bị bố bắt gặp đánh cho một trận nên thân nhưng vẫn không chừa. Thấy bố vắng nhà một lúc là hút trộm. Cho thuốc châm đóm hút đàng hoàng chứ không phải hít khói thừa như mọi lần. Tôi hút vụng giỏi lắm. Không khi nào nghe tiếng xe điếu kêu đâu – Bà Thường nói xong cười thoải mái.
Nhìn lên phòng họp thấy loáng thoáng bóng người, ông Kim bảo bà Thường:
- Hình như mọi người đang đến kia, lên đi chị.
Bà Thường đứng lên cùng ông Kim đi lên phòng họp.
Năm ủy viên thường vụ và các bí thư huyện ủy đã có mặt. Chỉ còn thiếu Chi, bí thư huyện ủy Tam Bình.
Ông Kim bước vào móc túi lấy ra ba gói thuốc lá Tam Đảo và gói thuốc lào đặt xuống bàn:
- Tớ vừa được phân phối ba gói thuốc lá sắp mốc, tay nào hút được thì hút, không hút được thì hút thuốc lào. Thuốc đấy, điếu đấy. Cái cô Chi ở gần thế sao giờ này vẫn chưa tới nhỉ. Hay là trời rét ấp chồng ngủ quên rồi.
Ông Kim vừa nói dứt lời thì Chi đến. Đó là một phụ nữ chừng trên ba lăm, ba sáu tuổi, khuôn mặt thanh tú, dáng dấp tựa một cô giáo, vận chiếc áo vét màu xám cũ kỹ, cổ quàng khăn len màu xanh lục. Chiếc xe đạp nhãn hiệu Thống Nhất Chi đang đi mất chắn bùn phía trước. Lốp xe sau buộc chằng chịt dây cao su cho lốp khỏi bị bung ra. Cái biển đăng ký xe đã rỉ nát được buộc bằng dây thép kêu lẻng xẻng.
Bước vào phòng họp, bỏ chiếc nón trên đầu xuống, Chi xin lỗi:
- Từ huyện lên đây cái xe đạp của em bục lốp đến ba lần nên đến chậm.
Ông Kim nhìn vào chiếc xe của Chi dựng ở hiên hỏi:
- Dưới huyện không được phân phối lốp xe hay sao mà đi chiếc lốp thảm hại thế?
- Quý vừa rồi cơ quan huyện ủy được phân phối hai chiếc nhưng có đến tám chiếc xe đạp cần phải thay lốp.
Bà Thường bảo:
- Mà nghĩ cũng lạ thật. Báo chí và đài phát thanh lúc nào cũng bảo nhà máy này vượt mức kế hoạch, nhà máy kia được bằng khen, thế mà không biết hàng hóa chạy đi đâu không đến tay người tiêu dùng. Đi ngoài đường thấy vô khối lốp xe đạp buộc chằng buộc chịt như của cô Chi. Vượt kế hoạch thì lốp chạy đi đâu. Vô lẽ báo chí và đài phát thanh nói dối?
- Họ nói thật cả đấy – Ông Kim nói – Có điều phi lí là những hàng hóa vượt mức kế hoạch ấy sản xuất xong cất vào kho mấy năm sau mới đem ra phân phối. Cứ lấy sản phẩm của cụm nhà máy cao xà lá ở Hà Nội ra thì biết. Thuốc đánh răng Ngọc Lan của nhà máy xà phòng khi mậu dịch phân phối đến tay người tiêu dùng, lúc đem ra sử dụng thì đã hóa thành vôi. Phải dùng búa gõ ra rồi nghiền nát mới đánh được. Còn lốp xe đạp của nhà máy cao su Sao Vàng mua về đưa ra thợ lắp, xe mới lăn được mấy vòng thì đứt tanh. Nhà máy thuốc lá cũng sản xuất vượt mức bằng cách để thuốc lá trong kho hết mùi, thậm chí mốc xanh ra mới đem phân phối. Dân không mua thì bán kèm với bia hơi. Muốn uống bia hơi buộc phải mua từ một đến hai gói thuốc lá mốc. Kiểu làm ăn như thế chỉ đẩy đất nước đến lụn bại ngày một ngày hai mà thôi.
Bà Thường than phiền:
- Tình hình chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày càng leo những nấc thang cao hơn, không biết sự thiếu thốn còn đi đến đâu.
Ông Kim vỗ nhẹ tay xuống bàn:
- Thôi, bàn chuyện tào lao như thế đủ rồi, họp cho xong đi chứ lát nữa báo động máy bay chạy ra chạy vào là hết buổi đấy. Ai ăn cơm trưa nay thì báo với tay Đô để bảo nhà bếp nấu. Nếu có cầm phiếu gạo đi theo thì nộp luôn cho quản lí. Nếu không có thì bảo quản lí cho nợ, lần sau lên họp trả. Thực phẩm thì ăn chung cùng anh em trong cơ quan. Tranh thủ đi báo cơm rồi vào họp.
- Các cán bộ huyện lên họp mà tỉnh ủy không cho được bữa cơm hay sao mà bắt phải nộp phiếu gạo? – Chi hỏi đùa.
- Cái thế bắt người ta phải keo kiệt thì đành chịu chứ biết làm sao bây giờ. Khi nào xóa bỏ được tem phiếu, tớ cho các cậu ăn đẫy thì thôi. Thôi ta bắt đầu làm việc nhé. Dự họp hôm nay ngoài các đồng chí bí thư huyện ủy và chủ tịch huyện, còn có các đồng chí trong Ban thường vụ và đồng chí Tấn, tỉnh ủy viên, trưởng Ty nông nghiệp của tỉnh. Mục đích cuộc họp hôm nay là nghe các bí thư huyện ủy báo cáo tình hình làm vụ Đông Xuân, sau đó chúng ta bàn một số biện pháp nhằm đừng để năng suất vụ Đông Xuân tiếp tục trượt dốc. Nếu không thì cái đói giáp hạt sẽ diễn ra trầm trọng trong toàn tỉnh. Không nuôi sống nổi mình thì đừng có tính đến chuyện chi viện cho tiền tuyến. Bây giờ đề nghị các đồng chí bí thư huyện ủy báo cáo kết quả vụ chiêm của các Hợp tác xã trong huyện các đồng chí làm đến đâu rồi. Còn huyện nào chưa cấy xong không? Huyện Linh Sơn báo cáo trước.
Hạp, bí thư huyện ủy Linh Sơn đứng lên. Ông Kim đưa tay ra hiệu cho Hạp:
- Cậu cứ ngồi mà nói, không cần đứng lên đâu.
Hạp ngồi xuống:
- Báo cáo bí thư. Do đặc điểm của Linh Sơn là huyện miền núi nên nhiệt độ thường thấp hơn vùng trung du và đồng bằng có khi đến vài độ, rét cũng kéo dài hơn vài ba hôm. Rút kinh nghiệm của các vụ chiêm trước đây, chúng tôi thường cấy cho kịp thời gian của trên đề ra nên thường vấp ngay đợt rét đậm đầu mùa. Vụ này huyện ủy chúng tôi chủ trương cho cấy chậm lại một vài tuần. Nhưng vừa cấy chưa được mười phần trăm diện tích thì rét lại bổ sung, có khi còn rét hơn đợt rét trước đó vài tuần nên chúng tôi chỉ thị cho các Hợp tác xã trong huyện tạm dừng cấy và rải tro chống rét cho mạ, chờ rét xong sẽ cấy tiếp. Hiện nay toàn huyện mới cấy được hai mươi phần trăm diện tích. Chúng tôi phấn đấu giữa tháng sau sẽ cấy xong.
- Có cấy hết diện tích không? – Ông Kim hỏi.
- Báo cáo chỉ cấy được bảy mươi phần trăm diện tích. Lí do là thiếu mạ do đợt rét và sương muối đầu tháng chạp làm mạ chết gần ba mươi phần trăm.
- Sao không gieo tiếp để bù vào số mạ đã chết?
- Không còn thóc giống ạ.
- Hợp tác xã không có thóc giống dự trữ à?
- Báo cáo có. Nhưng một số Hợp tác xã đã dùng vào việc tương trợ cứu đói cho bà con những hộ neo đơn, già cả nên khi mạ bị chết, không còn thóc giống để gieo tiếp.
Ông Kim nổi nóng:
- Việc gì ra việc ấy chứ vì sao dùng thóc giống để cứu đói. Các anh chỉ đạo hay các Hợp tác xã tự động làm.
- Trước khi làm, các Hợp tác này có lên gặp lãnh đạo huyện yêu cầu giúp bà con các hộ neo đơn, già cả đang bị nạn đói đe dọa. Huyện bàn bạc mãi nhưng không làm sao tìm ra phương hướng giải quyết. Cuối cùng đành phải lấy gạo trong kho lương thực cấp cho mỗi hộ ba cân, còn lại do Hợp tác lo tiếp. Bây giờ bí thư có mắng em cũng đưa đầu ra mà chịu thôi chứ chẳng biết làm sao được. Làm sao mà khoanh tay đứng nhìn bà con chết đói được ạ.
Ông Kim ngồi lặng đi trong giây lát. Hoá ra sau các lũy tre bình lặng còn có những góc khuất mà ông chưa nhìn thấu được. Ông dịu giọng nói với Hạp:
- Mắng cậu thì tớ chẳng mắng. Nhưng tình hình này, có khi cho sắm vài ngàn bộ bị gậy phát cho bà con xã viên đi ăn xin.
- Có khi cũng phải làm như bí thư nói chứ chẳng có cách nào hơn.
- Ông có mang bị mang gậy đi ăn mày với bà con không?
Biết ông Kim hay nói đùa với cán bộ cấp dưới, Hạp trả lời:
- Bắn súng không nên thì phải đền đạn chứ biết làm sao được. Nếu tôi đến xin nhà bí thư, liệu bí thư có cho không?
- Gạo cơm không có, nhưng tớ sẽ cho cậu một cái giấy quyết định kỷ luật. Có anh nào còn thóc giống chi viện cho Linh Sơn cấy nốt ba mươi phần trăm diện tích còn lại không?
Nghe ông Kim hỏi vậy, Chi nói:
- Tam Bình xin chi viện cho Linh Sơn từ một đến hai tạ thóc giống. Chỉ lo Linh Sơn cấy muộn so với các trà lúa khác gần hai mươi ngày, không biết có chậm quá không?
- Huyện tôi thuộc miền núi, thời tiết giống như bà mẹ ghẻ sớm ấm, chiều lạnh. Cấy muộn vài chục ngày chẳng ảnh hưởng gì đâu.
- Tay Hạp nói đúng đấy – Ông Kim bảo – Ngoài Tam Bình ra, anh nào còn giống chi viện thêm cho Linh Sơn. Bây giờ cô Chi báo cáo tình hình cấy hái của Tam Bình đi.
- Báo cáo bí thư. Tam Bình đã cấy xong một trăm phần trăm diện tích. Nhưng khi nhìn cây mạ vừa được cắm xuống đã thấy báo hiệu một vụ chiêm thất bát rồi. Tôi biết bí thư sẽ hỏi lí do gì nên xin nói luôn. Các Hợp tác xã cấy được hai phần ba diện tích thì gặp ngay trận rét đậm, chất lượng mạ rất kém nên gặp phải rét đậm không có sức chống chọi, rễ bị bó lại khiến cây lúa vàng lụi gần nửa diện tích. Ngoài ra huyện đã chỉ thị các chi bộ và Ban quản trị tăng cường kiểm tra chất lượng làm đất, chống cày gãi bừa chùi, nhưng tình trạng làm ăn gian dối cốt chỉ lấy công điểm đã thành bệnh mãn tính rồi nên vẫn tiếp diễn. Hiện nay rất cần phân đạm để vực cây lúa lên nhưng đạm lại rất thiếu. Đó là tất cả lí do vì sao tôi bảo đã thấy báo hiệu một vụ chiêm thất bát.
Ông Kim kêu lên:
- Thế này thì chết đói cả tỉnh đến nơi rồi! – Tiếng kêu của ông Kim chứa đựng nỗi lo lắng chen lẫn cả đau đớn.
Nghe xong báo cáo của các bí thư và chủ tịch huyện, ông Kim thấy lòng mình nặng trĩu. Ông cầm lấy điếu cày và gói thuốc bước ra hàng hiên phòng họp, rút chiếc dép cao su bỏ xuống đất ngồi rít thuốc liên tục. Mọi người đã quen với việc mỗi lúc có chuyện gì khiến ông Kim suy nghĩ, bức xúc, ông thường lấy khói thuốc lào để giải tỏa nên không ai ngạc nhiên với việc ông đứng lên bỏ ra ngoài. Thực ra những điều các bí thư và chủ tịch huyện vừa nói không phải ông không biết. Ngay cả nguyên nhân dẫn đến tình hình này ông cũng lờ mờ nhận ra. Có lẽ thử khơi gợi xem mọi người có nghĩ đúng như mình hay không. Nghĩ vậy ông Kim đứng lên xách điếu cày quay lại phòng họp.
Bà Thường thấy ông Kim bước vào, cười hỏi:
- Xông khói thuốc lào đã thấy người nhẹ ra chưa?
- Làm sao mà nhẹ được hả chị. Bây giờ mọi người thử tìm xem nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bà con nông dân không còn thiết tha với ruộng đồng, với Hợp tác xã? Nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân thì không bao giờ khắc phục được tình trạng này và đến một lúc nào đó Hợp tác xã sẽ tan rã hoặc chỉ còn là cái xác không hồn.
- Tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí bí thư. – Mọi con mắt đổ dồn về phía Chi – Tôi thường xuyên đạp xe xuống các Hợp tác xã trong huyện, có khi ở lại qua đêm với bà con xã viên để nghe tâm tư nguyện vọng của họ. Vì thế tôi hiểu vì sao người nông dân trước đây ăn trên ruộng, ngủ trên ruộng thì giờ đây lại quay lưng lại với ruộng. Cái lí do đã dẫn đến thái độ thờ ơ với ruộng đồng chính là họ thấy mình chẳng có quyền lợi gì trên chính mảnh ruộng của mình giao cho Hợp tác xã quản lí cả. Phân công lao động và phân phối sản phẩm dựa vào cảm tính, thiếu công bằng Hợp tác xã nào cũng có. Các hình thức khoán trong lao động không hợp lí, thiếu tính khoa học nên dẫn đến dong công phóng điểm diễn ra triền miên từ vụ này sang vụ khác. Theo tôi sở dĩ có tình trạng này là do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đang áp dụng đối với Hợp tác xã bậc cao.
Chi phát biểu xong ngồi xuống trong tiếng vỗ tay hưởng ứng của mọi người. Trong đó có Bằng, bí thư huyện ủy Vĩnh Hòa, trẻ nhất trong số những bí thư huyện ủy của tỉnh Phước Vĩnh. Năm nay Bằng mới ba bảy tuổi, kém Chi một tuổi. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bằng được đề bạt trung đội trưởng ngay tại trận thay cho một anh trung đội trưởng hy sinh. Sau ngày miền Bắc giải phóng, anh được phục viên trong đợt giảm tám vạn quân. Về quê, Bằng tham gia ngay công tác ở địa phương. Từ bí thư chi bộ thôn, Bằng lần lượt được bầu bí thư đảng ủy xã và sau đó là bí thư huyện ủy. Tuy rời quân ngũ đã trên mười năm nhưng chất lính trong Bằng vẫn còn đậm đặc, mạnh mẽ, quyết đoán. Nghe Chi thẳng thừng chỉ đích danh sự trì trệ trong sản xuất nông nghiệp, Bằng thấy Chi nói đúng ý mình nên đứng dậy tiếp lời ngay:
- Tôi hoàn toàn tán thành những lời phát biểu vừa rồi của đồng chí Chi. Chúng ta đã tập trung các tư liệu sản xuất để đưa hợp tác xã lên quy mô cấp cao nhưng không đủ điều kiện đầu tư cơ giới hóa, điện khí hóa… như chủ trương chung về mô hình đã được phổ biến. Bên cạnh đó là việc quản lý lao động theo cơ chế hiện hành có rất nhiều tiêu cực. Có thể khẳng định đây là những nguyên nhân chủ yếu đẩy năng suất tụt xuống tới mức không thể tin được. Tôi đề nghị tỉnh ủy nên có Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trong tình hình hiện nay.
Ông Kim nhìn các cán bộ cấp dưới với ánh mắt trìu mến. Họ đang nghĩ đúng những điều ông nghĩ, lo lắng những điều ông đang lo lắng.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của chúng ta đang trên đà trượt dốc không phanh. Các đồng chí đã chỉ rõ nguyên nhân của nó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng cũng như trình độ giác ngộ của nông dân, cộng với phương tiện sản xuất của chúng ta quá lạc hậu, trình độ quản lí của cán bộ còn non yếu mà đã vội vàng đưa Hợp tác xã lên quy mô. Mặt khác chúng ta tập trung toàn bộ tư liệu sản xuất vào trong tay Hợp tác xã và thủ tiêu kinh tế hộ gia đình có thể là một sai lầm. Càng ngày Hợp tác xã càng bộc lộ những nhược điểm do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Tháo gỡ được những vấn đề trên không phải là chuyện đơn giản. Vì nó còn vướng mắc ở thể chế, đường lối chính sách tập thể hóa Xã hội Chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Bằng vừa đề nghị tỉnh ủy cần có một Nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp nhằm tháo gỡ những bế tắc hiện tại, tôi nghĩ đó là một ý kiến rất hay. Nhưng để có một Nghị quyết chính xác và có hiệu quả về sản xuất nông nghiệp, tôi đề nghị đảng ủy các cấp phải tăng cường bám sát đồng ruộng, đề xuất với Ban thường vụ những suy nghĩ của mình cũng như hướng giải quyết. Ban nông nghiệp tỉnh ủy và Ty nông nghiệp phải chú tâm nghiên cứu về vấn đề này để làm cố vấn cho Ban thường vụ đánh giá vấn đề được một cách chính xác thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Đình nhấp nhổm vuốt lại cổ áo sơ mi may bằng vải pô-pơ-lin trắng muốt rồi đứng lên đưa ngón tay trỏ sửa lại chiếc kính trắng gọng vàng nói như một diễn giả:
- Tôi thấy những lời phát biểu của một số đồng chí vừa rồi có một số quan điểm nhận định hết sức sai trái, không đúng với lập trường quan điểm của Đảng. Muốn tiến lên Chủ nghĩa Xã hội mà không tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay tập thể thì việc nông dân quay lại con đường sản xuất cá thể Tư bản Chủ nghĩa chỉ còn là ngày một ngày hai vì bản chất của nông dân chúng ta vốn quen sản xuất tiểu nông, tư tưởng bảo thủ và lạc hậu, lúc nào cũng đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của tập thể…
Ông Kim sốt ruột ngắt lời:
- Ở hội nghị này không ai phê phán chủ trương hợp tác hóa của Đảng và Nhà nước cả. Mọi người chỉ xoay quanh việc tìm nguyên nhân vì đâu mà sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta trong mấy năm liền không ngóc đầu lên nổi. Đây là một thực tế. Tìm ra nguyên nhân để chấn chỉnh lại cách làm ăn, đưa lại no ấm cho nông dân đâu phải là chống lại chủ trương đường lối hợp tác hóa của Đảng và Nhà nước. Còn điểm này nữa. Đồng chí Đình đừng quá lo lắng nông dân kéo nhau trở về làm ăn cá thể Tư bản Chủ nghĩa. Tôi nghĩ nông dân đã đi theo Đảng qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đang dồn sức người sức của cho cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược. Vì thế tôi vẫn tin họ.
Lời phát biểu thẳng thừng của Đình trước mặt ông Kim khiến các cán bộ huyện dự họp ngạc nhiên. Nhưng đối với các ủy viên thường vụ thì chẳng ai còn lạ gì Đình. Xuất thân trong một gia đình bần nông, năm 1952 Đình vào bộ đội ở một sư đoàn chủ lực. 1954, trong đợt chỉnh huấn tài liệu Cách mạng Việt Nam và Cải cách ruộng đất, Đình tự xác định thành phần của mình là cố nông và bịa ra chuyện mình đi ở cho địa chủ bị hành hạ rất dã man. Đêm kể khổ Đình vừa khóc nức nở vừa kể: Gia đình đói quá nên phải cho Đình đi ở với địa chủ từ khi Đình mới lên tám tuổi. Thân hình Đình gầy yếu nhưng tên địa chủ hàng ngày vẫn bắt Đình bò xuống làm trâu cho thằng con nó cưỡi. Con địa chủ là một thằng bé to lớn nặng như một cái cối đá nên Đình phải gồng mình lên mới không bị nó đè bẹp xuống nền nhà. Một lần thằng con địa chủ đang ngồi trên lưng Đình bỗng nôn ra khắp nhà. Tên địa chủ tưởng Đình làm cho thằng bé nôn nên bắt Đình liếm sạch bãi nôn của thằng bé. Một lần khác Đình mỏi quá khuỵu tay làm thằng bé ngã xuống nền nhà chảy cả máu mũi. Tên địa chủ đánh Đình đến ngất xỉu rồi nhốt vào chuồng lợn đến ba ngày, ăn với lợn, ngủ với lợn. Mấy con lợn rất dữ nên thường chờ lợn ăn xong, Đình mới vét tí cám còn sót lại trong máng. Đình vừa kể vừa khóc khiến cả đại đội khóc theo nức nở rồi tiếng hô đả đảo địa chủ vang dội cả sân đình.
Sau ngày kể khổ ở đại đội, Đình được chọn đi kể khổ ở tiểu đoàn. Vẫn với cái bài cũ, Đình cũng làm cho cả tiểu đoàn khóc nức nở. Sau chiến dịch Đông Xuân, Đình được đề bạt lên trung đội phó. Năm 1955, do có cái mác thành phần cố nông, Đình được biệt phái đi tham gia cải cách ruộng đất. Chỉ mấy tháng sau do có thành tích phát động quần chúng đánh gục giai cấp địa chủ triệt để đến tận gốc rễ, Đình ngoi lên làm đội trưởng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Đình được tổ chức cho đi học bổ túc Công nông rồi vào luôn trường Đại học Nhân dân.
Bấy giờ trường Đại học Nhân dân ở ấp Thái Hà cạnh gò Đống Đa, nơi có bến tàu điện chạy tuyến Bờ Hồ – Hà Đông. Chủ nhật nào Đình cũng ra đấy ngồi chờ nhảy tàu ra Bờ Hồ. Những lúc đợi tàu điện, Đình thường vào ngồi uống nước chè và hút thuốc lá cuộn ở cái bàn bán chè chén cạnh bến tàu điện. Chè hai xu một chén, thuốc lá thì một xu hai điếu, trong khi đó ngoài tiền ăn hàng tháng, Đình còn được mười sáu đồng phụ cấp nên túi Đình lúc nào cũng xủng xẻng có tiền. Người bán chè chén vốn là công chức lưu dung. Ông ta có hai thứ khiến Đình mê nhất. Đó là tài kể chuyện và cô con gái út đang học lớp chín vừa đẹp vừa duyên. Ngày ra trường cũng là ngày Đình trở thành con rể của người bán nước chè chén. Thời ấy Hà Nội vừa được giải phóng được mấy năm nên việc lấy được một anh cán bộ có trình độ đại học là một mơ ước của nhiều cô gái cũng như gia đình họ. Của hồi môn cho đám cưới là một chiếc xe đạp Peugeot nữ, một mơ ước của nhiều người ở thời ấy. Nhờ có mối quan hệ bà con với một người đang làm việc ở Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây, Đình được bố vợ xin cho về làm công tác văn hóa ở một huyện trong tỉnh. Cũng giống như thời đang còn đi làm công tác cải cách ruộng đất, nhờ tài ăn nói và sống khôn khéo, thủ đoạn, Đình được thăng quan tiến chức rất nhanh. Từ một cán bộ văn hóa cấp huyện, Đình được cất nhắc lên phó chủ tịch và sau đó là bí thư huyện ủy. Giữ chức bí thư huyện ủy ở tỉnh Sơn Tây được gần một năm, Đình được điều qua tăng cường cho Phước Vĩnh. Do có bằng cấp và đã thông qua công tác bí thư huyện ủy, Đình được bố trí vào chức vụ phó ban tuyên huấn tỉnh ủy, sau đó lên trưởng ban. Ba mươi tám tuổi đã là trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy lại còn có chân trong Ban thường vụ và cũng là người duy nhất có tấm bằng đại học trong cơ quan nên Đình ngộ nhận về tài năng của mình và ngấm ngầm coi thường người khác.
Đối với ông Kim cũng vậy. Đình chỉ kính phục việc ông Kim tham gia cách mạng rất sớm, đã tham gia phong trào kháng Nhật và lãnh đạo nhân dân một huyện đứng lên cướp chính quyền trong cách mạng Tháng Tám nhưng lại ngấm ngầm coi thường trình độ văn hóa lớp bảy bổ túc của ông. Tuy xuất thân từ thành phần bần cố nông nhưng lúc nào Đình cũng cố tạo cho mình cái vóc dáng cốt cách của một trí thức, một chàng rể Hà Nội. Trong khi mọi người trong cơ quan tỉnh ủy mang dép cao su hoặc dép nhựa gia công thì Đình lúc nào cũng diện đôi giày da bóng nhẫy, áo sơ mi trắng cổ cồn và cái kính trắng gọng mạ vàng. Ăn nói trong giao tiếp hàng ngày hay trong các cuộc họp, Đình hay sính lí luận. Chuyện bình thường Đình cũng đưa triết học và các thứ lí luận anh ta thu nhập được ra để phân tích cái đúng, cái sai của sự việc. Nhiều lần ông Kim nói thẳng với Đình: Lí luận là kim chỉ nam cho hành động. Còn lí luận của ông là thứ lí luận suông, chẳng giúp gì cho cuộc sống cả. Đình không hề phản ứng trước mặt ông Kim nhưng trong thâm tâm Đình lại nghĩ lí luận là một thứ khoa học xã hội cao siêu, trình độ văn hóa cấp hai, cấp ba làm sao mà hiểu nổi.
Ông Kim hút xong điếu thuốc lào, cầm cái điếu cày và gói thuốc đứng dậy định đi lên phòng họp thì bà Thường đi vào.
Bà Thường là trưởng ban kiểm tra tỉnh ủy, có chân trong Ban thường vụ. Bà sinh ra trong một gia đình nhà nho thuộc vào hàng trung lưu vùng Kinh Bắc. Bà và ông Kim biết nhau từ khi hai người còn làm liên lạc cho Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm nay bà Thường đã năm mươi mốt tuổi, hơn ông Kim hai tuổi. Tuy giữ những cương vị khác nhau trong cơ quan tỉnh ủy nhưng bà Thường coi ông Kim như em trai của mình. Ông Kim cũng vậy. Ông coi bà Thường như người chị gái. Có chuyện gì vui buồn ông đều đem chia sẻ với bà. Tính tính bà hết sức xởi lởi và bộc trực. Thấy sai trái là bà nói, bất kỳ người đó là ai. Ông Kim rất quý trọng đức tính ấy của bà Thường. Hai người còn là đôi bạn hút thuốc lào với nhau. Thấy bà Thường đi vào, ông Kim ngồi lại xuống ghế.
- Triệu tập họp hành kiểu gì mà gần bảy giờ chả thấy ma nào cả? – Vừa ngồi xuống ghế bà Thường đã hỏi.
- Huyện gần cũng hơn mười lăm cây số, thằng Thạch Sơn hơn ba mươi cây làm sao mà đến sớm được.
- Cô Lê đi làm sớm thế kia à? - Đi từ bốn giờ sáng xếp hàng mua mấy lạng đường định chủ nhật này đem về cho các cháu kẻo phiếu sắp hết hạn chứ đã đi làm đâu.
- Đưa phiếu cho mấy cô ở cửa hàng bách hóa nhờ họ lấy cho, việc gì mà khổ sở thế.
- Mang tiếng lấy quyền hành nhờ vả thêm phiền.
Bà Thường cầm lấy điếu cày:
- Chú lúc nào cũng giữ ý giữ tứ quá. Còn thuốc không cho tôi vay một gói.
Ông Kim đứng lên đi đến góc nhà đưa tay rút từ cái túi vải màu nâu ra một gói thuốc lào Thống Nhất loại năm mươi gam đem đến đưa cho bà Thường:
- Tôi cứ nghĩ phụ nữ vùng Tiên Lãng, An Lão mới nghiện thuốc lào, không ngờ chị Hai quan họ cũng nghiện.
- Chú không biết chứ tôi hút thuốc lào từ tuổi còn đi học. Bố tôi có cái điếu bát vẽ rồng vẽ rắn đẹp lắm. Lúc đầu đi học về chạy đến mân mê cái điếu bát để xem. Sau đó thì giành phần châm đóm cho bố. Dần dần thấy bố hút nghe tiếng kêu re re rất vui tai liền cầm xe điếu rít thử. Thế rồi tôi hút thuốc lào lúc nào không hay. Mấy lần bị bố bắt gặp đánh cho một trận nên thân nhưng vẫn không chừa. Thấy bố vắng nhà một lúc là hút trộm. Cho thuốc châm đóm hút đàng hoàng chứ không phải hít khói thừa như mọi lần. Tôi hút vụng giỏi lắm. Không khi nào nghe tiếng xe điếu kêu đâu – Bà Thường nói xong cười thoải mái.
Nhìn lên phòng họp thấy loáng thoáng bóng người, ông Kim bảo bà Thường:
- Hình như mọi người đang đến kia, lên đi chị.
Bà Thường đứng lên cùng ông Kim đi lên phòng họp.
Năm ủy viên thường vụ và các bí thư huyện ủy đã có mặt. Chỉ còn thiếu Chi, bí thư huyện ủy Tam Bình.
Ông Kim bước vào móc túi lấy ra ba gói thuốc lá Tam Đảo và gói thuốc lào đặt xuống bàn:
- Tớ vừa được phân phối ba gói thuốc lá sắp mốc, tay nào hút được thì hút, không hút được thì hút thuốc lào. Thuốc đấy, điếu đấy. Cái cô Chi ở gần thế sao giờ này vẫn chưa tới nhỉ. Hay là trời rét ấp chồng ngủ quên rồi.
Ông Kim vừa nói dứt lời thì Chi đến. Đó là một phụ nữ chừng trên ba lăm, ba sáu tuổi, khuôn mặt thanh tú, dáng dấp tựa một cô giáo, vận chiếc áo vét màu xám cũ kỹ, cổ quàng khăn len màu xanh lục. Chiếc xe đạp nhãn hiệu Thống Nhất Chi đang đi mất chắn bùn phía trước. Lốp xe sau buộc chằng chịt dây cao su cho lốp khỏi bị bung ra. Cái biển đăng ký xe đã rỉ nát được buộc bằng dây thép kêu lẻng xẻng.
Bước vào phòng họp, bỏ chiếc nón trên đầu xuống, Chi xin lỗi:
- Từ huyện lên đây cái xe đạp của em bục lốp đến ba lần nên đến chậm.
Ông Kim nhìn vào chiếc xe của Chi dựng ở hiên hỏi:
- Dưới huyện không được phân phối lốp xe hay sao mà đi chiếc lốp thảm hại thế?
- Quý vừa rồi cơ quan huyện ủy được phân phối hai chiếc nhưng có đến tám chiếc xe đạp cần phải thay lốp.
Bà Thường bảo:
- Mà nghĩ cũng lạ thật. Báo chí và đài phát thanh lúc nào cũng bảo nhà máy này vượt mức kế hoạch, nhà máy kia được bằng khen, thế mà không biết hàng hóa chạy đi đâu không đến tay người tiêu dùng. Đi ngoài đường thấy vô khối lốp xe đạp buộc chằng buộc chịt như của cô Chi. Vượt kế hoạch thì lốp chạy đi đâu. Vô lẽ báo chí và đài phát thanh nói dối?
- Họ nói thật cả đấy – Ông Kim nói – Có điều phi lí là những hàng hóa vượt mức kế hoạch ấy sản xuất xong cất vào kho mấy năm sau mới đem ra phân phối. Cứ lấy sản phẩm của cụm nhà máy cao xà lá ở Hà Nội ra thì biết. Thuốc đánh răng Ngọc Lan của nhà máy xà phòng khi mậu dịch phân phối đến tay người tiêu dùng, lúc đem ra sử dụng thì đã hóa thành vôi. Phải dùng búa gõ ra rồi nghiền nát mới đánh được. Còn lốp xe đạp của nhà máy cao su Sao Vàng mua về đưa ra thợ lắp, xe mới lăn được mấy vòng thì đứt tanh. Nhà máy thuốc lá cũng sản xuất vượt mức bằng cách để thuốc lá trong kho hết mùi, thậm chí mốc xanh ra mới đem phân phối. Dân không mua thì bán kèm với bia hơi. Muốn uống bia hơi buộc phải mua từ một đến hai gói thuốc lá mốc. Kiểu làm ăn như thế chỉ đẩy đất nước đến lụn bại ngày một ngày hai mà thôi.
Bà Thường than phiền:
- Tình hình chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày càng leo những nấc thang cao hơn, không biết sự thiếu thốn còn đi đến đâu.
Ông Kim vỗ nhẹ tay xuống bàn:
- Thôi, bàn chuyện tào lao như thế đủ rồi, họp cho xong đi chứ lát nữa báo động máy bay chạy ra chạy vào là hết buổi đấy. Ai ăn cơm trưa nay thì báo với tay Đô để bảo nhà bếp nấu. Nếu có cầm phiếu gạo đi theo thì nộp luôn cho quản lí. Nếu không có thì bảo quản lí cho nợ, lần sau lên họp trả. Thực phẩm thì ăn chung cùng anh em trong cơ quan. Tranh thủ đi báo cơm rồi vào họp.
- Các cán bộ huyện lên họp mà tỉnh ủy không cho được bữa cơm hay sao mà bắt phải nộp phiếu gạo? – Chi hỏi đùa.
- Cái thế bắt người ta phải keo kiệt thì đành chịu chứ biết làm sao bây giờ. Khi nào xóa bỏ được tem phiếu, tớ cho các cậu ăn đẫy thì thôi. Thôi ta bắt đầu làm việc nhé. Dự họp hôm nay ngoài các đồng chí bí thư huyện ủy và chủ tịch huyện, còn có các đồng chí trong Ban thường vụ và đồng chí Tấn, tỉnh ủy viên, trưởng Ty nông nghiệp của tỉnh. Mục đích cuộc họp hôm nay là nghe các bí thư huyện ủy báo cáo tình hình làm vụ Đông Xuân, sau đó chúng ta bàn một số biện pháp nhằm đừng để năng suất vụ Đông Xuân tiếp tục trượt dốc. Nếu không thì cái đói giáp hạt sẽ diễn ra trầm trọng trong toàn tỉnh. Không nuôi sống nổi mình thì đừng có tính đến chuyện chi viện cho tiền tuyến. Bây giờ đề nghị các đồng chí bí thư huyện ủy báo cáo kết quả vụ chiêm của các Hợp tác xã trong huyện các đồng chí làm đến đâu rồi. Còn huyện nào chưa cấy xong không? Huyện Linh Sơn báo cáo trước.
Hạp, bí thư huyện ủy Linh Sơn đứng lên. Ông Kim đưa tay ra hiệu cho Hạp:
- Cậu cứ ngồi mà nói, không cần đứng lên đâu.
Hạp ngồi xuống:
- Báo cáo bí thư. Do đặc điểm của Linh Sơn là huyện miền núi nên nhiệt độ thường thấp hơn vùng trung du và đồng bằng có khi đến vài độ, rét cũng kéo dài hơn vài ba hôm. Rút kinh nghiệm của các vụ chiêm trước đây, chúng tôi thường cấy cho kịp thời gian của trên đề ra nên thường vấp ngay đợt rét đậm đầu mùa. Vụ này huyện ủy chúng tôi chủ trương cho cấy chậm lại một vài tuần. Nhưng vừa cấy chưa được mười phần trăm diện tích thì rét lại bổ sung, có khi còn rét hơn đợt rét trước đó vài tuần nên chúng tôi chỉ thị cho các Hợp tác xã trong huyện tạm dừng cấy và rải tro chống rét cho mạ, chờ rét xong sẽ cấy tiếp. Hiện nay toàn huyện mới cấy được hai mươi phần trăm diện tích. Chúng tôi phấn đấu giữa tháng sau sẽ cấy xong.
- Có cấy hết diện tích không? – Ông Kim hỏi.
- Báo cáo chỉ cấy được bảy mươi phần trăm diện tích. Lí do là thiếu mạ do đợt rét và sương muối đầu tháng chạp làm mạ chết gần ba mươi phần trăm.
- Sao không gieo tiếp để bù vào số mạ đã chết?
- Không còn thóc giống ạ.
- Hợp tác xã không có thóc giống dự trữ à?
- Báo cáo có. Nhưng một số Hợp tác xã đã dùng vào việc tương trợ cứu đói cho bà con những hộ neo đơn, già cả nên khi mạ bị chết, không còn thóc giống để gieo tiếp.
Ông Kim nổi nóng:
- Việc gì ra việc ấy chứ vì sao dùng thóc giống để cứu đói. Các anh chỉ đạo hay các Hợp tác xã tự động làm.
- Trước khi làm, các Hợp tác này có lên gặp lãnh đạo huyện yêu cầu giúp bà con các hộ neo đơn, già cả đang bị nạn đói đe dọa. Huyện bàn bạc mãi nhưng không làm sao tìm ra phương hướng giải quyết. Cuối cùng đành phải lấy gạo trong kho lương thực cấp cho mỗi hộ ba cân, còn lại do Hợp tác lo tiếp. Bây giờ bí thư có mắng em cũng đưa đầu ra mà chịu thôi chứ chẳng biết làm sao được. Làm sao mà khoanh tay đứng nhìn bà con chết đói được ạ.
Ông Kim ngồi lặng đi trong giây lát. Hoá ra sau các lũy tre bình lặng còn có những góc khuất mà ông chưa nhìn thấu được. Ông dịu giọng nói với Hạp:
- Mắng cậu thì tớ chẳng mắng. Nhưng tình hình này, có khi cho sắm vài ngàn bộ bị gậy phát cho bà con xã viên đi ăn xin.
- Có khi cũng phải làm như bí thư nói chứ chẳng có cách nào hơn.
- Ông có mang bị mang gậy đi ăn mày với bà con không?
Biết ông Kim hay nói đùa với cán bộ cấp dưới, Hạp trả lời:
- Bắn súng không nên thì phải đền đạn chứ biết làm sao được. Nếu tôi đến xin nhà bí thư, liệu bí thư có cho không?
- Gạo cơm không có, nhưng tớ sẽ cho cậu một cái giấy quyết định kỷ luật. Có anh nào còn thóc giống chi viện cho Linh Sơn cấy nốt ba mươi phần trăm diện tích còn lại không?
Nghe ông Kim hỏi vậy, Chi nói:
- Tam Bình xin chi viện cho Linh Sơn từ một đến hai tạ thóc giống. Chỉ lo Linh Sơn cấy muộn so với các trà lúa khác gần hai mươi ngày, không biết có chậm quá không?
- Huyện tôi thuộc miền núi, thời tiết giống như bà mẹ ghẻ sớm ấm, chiều lạnh. Cấy muộn vài chục ngày chẳng ảnh hưởng gì đâu.
- Tay Hạp nói đúng đấy – Ông Kim bảo – Ngoài Tam Bình ra, anh nào còn giống chi viện thêm cho Linh Sơn. Bây giờ cô Chi báo cáo tình hình cấy hái của Tam Bình đi.
- Báo cáo bí thư. Tam Bình đã cấy xong một trăm phần trăm diện tích. Nhưng khi nhìn cây mạ vừa được cắm xuống đã thấy báo hiệu một vụ chiêm thất bát rồi. Tôi biết bí thư sẽ hỏi lí do gì nên xin nói luôn. Các Hợp tác xã cấy được hai phần ba diện tích thì gặp ngay trận rét đậm, chất lượng mạ rất kém nên gặp phải rét đậm không có sức chống chọi, rễ bị bó lại khiến cây lúa vàng lụi gần nửa diện tích. Ngoài ra huyện đã chỉ thị các chi bộ và Ban quản trị tăng cường kiểm tra chất lượng làm đất, chống cày gãi bừa chùi, nhưng tình trạng làm ăn gian dối cốt chỉ lấy công điểm đã thành bệnh mãn tính rồi nên vẫn tiếp diễn. Hiện nay rất cần phân đạm để vực cây lúa lên nhưng đạm lại rất thiếu. Đó là tất cả lí do vì sao tôi bảo đã thấy báo hiệu một vụ chiêm thất bát.
Ông Kim kêu lên:
- Thế này thì chết đói cả tỉnh đến nơi rồi! – Tiếng kêu của ông Kim chứa đựng nỗi lo lắng chen lẫn cả đau đớn.
Nghe xong báo cáo của các bí thư và chủ tịch huyện, ông Kim thấy lòng mình nặng trĩu. Ông cầm lấy điếu cày và gói thuốc bước ra hàng hiên phòng họp, rút chiếc dép cao su bỏ xuống đất ngồi rít thuốc liên tục. Mọi người đã quen với việc mỗi lúc có chuyện gì khiến ông Kim suy nghĩ, bức xúc, ông thường lấy khói thuốc lào để giải tỏa nên không ai ngạc nhiên với việc ông đứng lên bỏ ra ngoài. Thực ra những điều các bí thư và chủ tịch huyện vừa nói không phải ông không biết. Ngay cả nguyên nhân dẫn đến tình hình này ông cũng lờ mờ nhận ra. Có lẽ thử khơi gợi xem mọi người có nghĩ đúng như mình hay không. Nghĩ vậy ông Kim đứng lên xách điếu cày quay lại phòng họp.
Bà Thường thấy ông Kim bước vào, cười hỏi:
- Xông khói thuốc lào đã thấy người nhẹ ra chưa?
- Làm sao mà nhẹ được hả chị. Bây giờ mọi người thử tìm xem nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bà con nông dân không còn thiết tha với ruộng đồng, với Hợp tác xã? Nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân thì không bao giờ khắc phục được tình trạng này và đến một lúc nào đó Hợp tác xã sẽ tan rã hoặc chỉ còn là cái xác không hồn.
- Tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí bí thư. – Mọi con mắt đổ dồn về phía Chi – Tôi thường xuyên đạp xe xuống các Hợp tác xã trong huyện, có khi ở lại qua đêm với bà con xã viên để nghe tâm tư nguyện vọng của họ. Vì thế tôi hiểu vì sao người nông dân trước đây ăn trên ruộng, ngủ trên ruộng thì giờ đây lại quay lưng lại với ruộng. Cái lí do đã dẫn đến thái độ thờ ơ với ruộng đồng chính là họ thấy mình chẳng có quyền lợi gì trên chính mảnh ruộng của mình giao cho Hợp tác xã quản lí cả. Phân công lao động và phân phối sản phẩm dựa vào cảm tính, thiếu công bằng Hợp tác xã nào cũng có. Các hình thức khoán trong lao động không hợp lí, thiếu tính khoa học nên dẫn đến dong công phóng điểm diễn ra triền miên từ vụ này sang vụ khác. Theo tôi sở dĩ có tình trạng này là do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đang áp dụng đối với Hợp tác xã bậc cao.
Chi phát biểu xong ngồi xuống trong tiếng vỗ tay hưởng ứng của mọi người. Trong đó có Bằng, bí thư huyện ủy Vĩnh Hòa, trẻ nhất trong số những bí thư huyện ủy của tỉnh Phước Vĩnh. Năm nay Bằng mới ba bảy tuổi, kém Chi một tuổi. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Bằng được đề bạt trung đội trưởng ngay tại trận thay cho một anh trung đội trưởng hy sinh. Sau ngày miền Bắc giải phóng, anh được phục viên trong đợt giảm tám vạn quân. Về quê, Bằng tham gia ngay công tác ở địa phương. Từ bí thư chi bộ thôn, Bằng lần lượt được bầu bí thư đảng ủy xã và sau đó là bí thư huyện ủy. Tuy rời quân ngũ đã trên mười năm nhưng chất lính trong Bằng vẫn còn đậm đặc, mạnh mẽ, quyết đoán. Nghe Chi thẳng thừng chỉ đích danh sự trì trệ trong sản xuất nông nghiệp, Bằng thấy Chi nói đúng ý mình nên đứng dậy tiếp lời ngay:
- Tôi hoàn toàn tán thành những lời phát biểu vừa rồi của đồng chí Chi. Chúng ta đã tập trung các tư liệu sản xuất để đưa hợp tác xã lên quy mô cấp cao nhưng không đủ điều kiện đầu tư cơ giới hóa, điện khí hóa… như chủ trương chung về mô hình đã được phổ biến. Bên cạnh đó là việc quản lý lao động theo cơ chế hiện hành có rất nhiều tiêu cực. Có thể khẳng định đây là những nguyên nhân chủ yếu đẩy năng suất tụt xuống tới mức không thể tin được. Tôi đề nghị tỉnh ủy nên có Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trong tình hình hiện nay.
Ông Kim nhìn các cán bộ cấp dưới với ánh mắt trìu mến. Họ đang nghĩ đúng những điều ông nghĩ, lo lắng những điều ông đang lo lắng.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp của chúng ta đang trên đà trượt dốc không phanh. Các đồng chí đã chỉ rõ nguyên nhân của nó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng cũng như trình độ giác ngộ của nông dân, cộng với phương tiện sản xuất của chúng ta quá lạc hậu, trình độ quản lí của cán bộ còn non yếu mà đã vội vàng đưa Hợp tác xã lên quy mô. Mặt khác chúng ta tập trung toàn bộ tư liệu sản xuất vào trong tay Hợp tác xã và thủ tiêu kinh tế hộ gia đình có thể là một sai lầm. Càng ngày Hợp tác xã càng bộc lộ những nhược điểm do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Tháo gỡ được những vấn đề trên không phải là chuyện đơn giản. Vì nó còn vướng mắc ở thể chế, đường lối chính sách tập thể hóa Xã hội Chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Bằng vừa đề nghị tỉnh ủy cần có một Nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp nhằm tháo gỡ những bế tắc hiện tại, tôi nghĩ đó là một ý kiến rất hay. Nhưng để có một Nghị quyết chính xác và có hiệu quả về sản xuất nông nghiệp, tôi đề nghị đảng ủy các cấp phải tăng cường bám sát đồng ruộng, đề xuất với Ban thường vụ những suy nghĩ của mình cũng như hướng giải quyết. Ban nông nghiệp tỉnh ủy và Ty nông nghiệp phải chú tâm nghiên cứu về vấn đề này để làm cố vấn cho Ban thường vụ đánh giá vấn đề được một cách chính xác thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Đình nhấp nhổm vuốt lại cổ áo sơ mi may bằng vải pô-pơ-lin trắng muốt rồi đứng lên đưa ngón tay trỏ sửa lại chiếc kính trắng gọng vàng nói như một diễn giả:
- Tôi thấy những lời phát biểu của một số đồng chí vừa rồi có một số quan điểm nhận định hết sức sai trái, không đúng với lập trường quan điểm của Đảng. Muốn tiến lên Chủ nghĩa Xã hội mà không tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay tập thể thì việc nông dân quay lại con đường sản xuất cá thể Tư bản Chủ nghĩa chỉ còn là ngày một ngày hai vì bản chất của nông dân chúng ta vốn quen sản xuất tiểu nông, tư tưởng bảo thủ và lạc hậu, lúc nào cũng đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của tập thể…
Ông Kim sốt ruột ngắt lời:
- Ở hội nghị này không ai phê phán chủ trương hợp tác hóa của Đảng và Nhà nước cả. Mọi người chỉ xoay quanh việc tìm nguyên nhân vì đâu mà sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta trong mấy năm liền không ngóc đầu lên nổi. Đây là một thực tế. Tìm ra nguyên nhân để chấn chỉnh lại cách làm ăn, đưa lại no ấm cho nông dân đâu phải là chống lại chủ trương đường lối hợp tác hóa của Đảng và Nhà nước. Còn điểm này nữa. Đồng chí Đình đừng quá lo lắng nông dân kéo nhau trở về làm ăn cá thể Tư bản Chủ nghĩa. Tôi nghĩ nông dân đã đi theo Đảng qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đang dồn sức người sức của cho cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược. Vì thế tôi vẫn tin họ.
Lời phát biểu thẳng thừng của Đình trước mặt ông Kim khiến các cán bộ huyện dự họp ngạc nhiên. Nhưng đối với các ủy viên thường vụ thì chẳng ai còn lạ gì Đình. Xuất thân trong một gia đình bần nông, năm 1952 Đình vào bộ đội ở một sư đoàn chủ lực. 1954, trong đợt chỉnh huấn tài liệu Cách mạng Việt Nam và Cải cách ruộng đất, Đình tự xác định thành phần của mình là cố nông và bịa ra chuyện mình đi ở cho địa chủ bị hành hạ rất dã man. Đêm kể khổ Đình vừa khóc nức nở vừa kể: Gia đình đói quá nên phải cho Đình đi ở với địa chủ từ khi Đình mới lên tám tuổi. Thân hình Đình gầy yếu nhưng tên địa chủ hàng ngày vẫn bắt Đình bò xuống làm trâu cho thằng con nó cưỡi. Con địa chủ là một thằng bé to lớn nặng như một cái cối đá nên Đình phải gồng mình lên mới không bị nó đè bẹp xuống nền nhà. Một lần thằng con địa chủ đang ngồi trên lưng Đình bỗng nôn ra khắp nhà. Tên địa chủ tưởng Đình làm cho thằng bé nôn nên bắt Đình liếm sạch bãi nôn của thằng bé. Một lần khác Đình mỏi quá khuỵu tay làm thằng bé ngã xuống nền nhà chảy cả máu mũi. Tên địa chủ đánh Đình đến ngất xỉu rồi nhốt vào chuồng lợn đến ba ngày, ăn với lợn, ngủ với lợn. Mấy con lợn rất dữ nên thường chờ lợn ăn xong, Đình mới vét tí cám còn sót lại trong máng. Đình vừa kể vừa khóc khiến cả đại đội khóc theo nức nở rồi tiếng hô đả đảo địa chủ vang dội cả sân đình.
Sau ngày kể khổ ở đại đội, Đình được chọn đi kể khổ ở tiểu đoàn. Vẫn với cái bài cũ, Đình cũng làm cho cả tiểu đoàn khóc nức nở. Sau chiến dịch Đông Xuân, Đình được đề bạt lên trung đội phó. Năm 1955, do có cái mác thành phần cố nông, Đình được biệt phái đi tham gia cải cách ruộng đất. Chỉ mấy tháng sau do có thành tích phát động quần chúng đánh gục giai cấp địa chủ triệt để đến tận gốc rễ, Đình ngoi lên làm đội trưởng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Đình được tổ chức cho đi học bổ túc Công nông rồi vào luôn trường Đại học Nhân dân.
Bấy giờ trường Đại học Nhân dân ở ấp Thái Hà cạnh gò Đống Đa, nơi có bến tàu điện chạy tuyến Bờ Hồ – Hà Đông. Chủ nhật nào Đình cũng ra đấy ngồi chờ nhảy tàu ra Bờ Hồ. Những lúc đợi tàu điện, Đình thường vào ngồi uống nước chè và hút thuốc lá cuộn ở cái bàn bán chè chén cạnh bến tàu điện. Chè hai xu một chén, thuốc lá thì một xu hai điếu, trong khi đó ngoài tiền ăn hàng tháng, Đình còn được mười sáu đồng phụ cấp nên túi Đình lúc nào cũng xủng xẻng có tiền. Người bán chè chén vốn là công chức lưu dung. Ông ta có hai thứ khiến Đình mê nhất. Đó là tài kể chuyện và cô con gái út đang học lớp chín vừa đẹp vừa duyên. Ngày ra trường cũng là ngày Đình trở thành con rể của người bán nước chè chén. Thời ấy Hà Nội vừa được giải phóng được mấy năm nên việc lấy được một anh cán bộ có trình độ đại học là một mơ ước của nhiều cô gái cũng như gia đình họ. Của hồi môn cho đám cưới là một chiếc xe đạp Peugeot nữ, một mơ ước của nhiều người ở thời ấy. Nhờ có mối quan hệ bà con với một người đang làm việc ở Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây, Đình được bố vợ xin cho về làm công tác văn hóa ở một huyện trong tỉnh. Cũng giống như thời đang còn đi làm công tác cải cách ruộng đất, nhờ tài ăn nói và sống khôn khéo, thủ đoạn, Đình được thăng quan tiến chức rất nhanh. Từ một cán bộ văn hóa cấp huyện, Đình được cất nhắc lên phó chủ tịch và sau đó là bí thư huyện ủy. Giữ chức bí thư huyện ủy ở tỉnh Sơn Tây được gần một năm, Đình được điều qua tăng cường cho Phước Vĩnh. Do có bằng cấp và đã thông qua công tác bí thư huyện ủy, Đình được bố trí vào chức vụ phó ban tuyên huấn tỉnh ủy, sau đó lên trưởng ban. Ba mươi tám tuổi đã là trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy lại còn có chân trong Ban thường vụ và cũng là người duy nhất có tấm bằng đại học trong cơ quan nên Đình ngộ nhận về tài năng của mình và ngấm ngầm coi thường người khác.
Đối với ông Kim cũng vậy. Đình chỉ kính phục việc ông Kim tham gia cách mạng rất sớm, đã tham gia phong trào kháng Nhật và lãnh đạo nhân dân một huyện đứng lên cướp chính quyền trong cách mạng Tháng Tám nhưng lại ngấm ngầm coi thường trình độ văn hóa lớp bảy bổ túc của ông. Tuy xuất thân từ thành phần bần cố nông nhưng lúc nào Đình cũng cố tạo cho mình cái vóc dáng cốt cách của một trí thức, một chàng rể Hà Nội. Trong khi mọi người trong cơ quan tỉnh ủy mang dép cao su hoặc dép nhựa gia công thì Đình lúc nào cũng diện đôi giày da bóng nhẫy, áo sơ mi trắng cổ cồn và cái kính trắng gọng mạ vàng. Ăn nói trong giao tiếp hàng ngày hay trong các cuộc họp, Đình hay sính lí luận. Chuyện bình thường Đình cũng đưa triết học và các thứ lí luận anh ta thu nhập được ra để phân tích cái đúng, cái sai của sự việc. Nhiều lần ông Kim nói thẳng với Đình: Lí luận là kim chỉ nam cho hành động. Còn lí luận của ông là thứ lí luận suông, chẳng giúp gì cho cuộc sống cả. Đình không hề phản ứng trước mặt ông Kim nhưng trong thâm tâm Đình lại nghĩ lí luận là một thứ khoa học xã hội cao siêu, trình độ văn hóa cấp hai, cấp ba làm sao mà hiểu nổi.
Danh sách chương