Ông Kim không ngờ cuộc họp thường vụ lại căng thẳng đến như vậy. Đình phản đối đã đành mà ngay Lộc và Thạch cũng đồng tình với quan điểm của Đình. Chỉ có khác là thái độ của Lộc và Thạch mềm mỏng, khuyên ông nên chờ chủ trương của Trung ương chứ không nên vội vàng thay đổi phương thức khoán trong sản xuất. Không khí oi bức. Những bóng đèn treo trong phòng họp le lói như những viên than. Ông Kim phải dùng thêm cây đèn bão để trước mặt để ghi chép ý kiến phát biểu của mọi người. Hai chiếc quạt tai voi của Liên Xô và một chiếc quạt Oát Sông của Trung Quốc trở thành vật trang trí vì công suất điện không đủ làm cho cánh quạt chuyển động. Đã thế những lời Đình phê phán ông như những ngọn lửa hừng hực táp vào mặt ông khiến cây đèn bão đang để trước mặt ông cũng phả ra hơi nóng chẳng thua kém gì đống lửa. Ông Kim đưa tay đẩy cây đèn bão ra xa, lấy chiếc khăn mặt vắt sau ghế ra lau mồ hôi.
Thấy thái độ của ông Kim tỏ ra lơ đễnh trước những lời nói của mình, Đình dừng lại. Thấy thế ông Kim giục:
- Đồng chí Đình nói tiếp đi. Tôi sẵn sàng nghe hết.
- Vâng. Tôi xin nói tiếp. Tôi thừa nhận đồng chí Kim là con người rất có tâm huyết với nông dân. Đồng chí không ngại khó khăn gian khổ để đi vào từng ngõ, từng nhà và ra tận đồng ruộng để tìm hiểu cuộc sống của họ. Thương dân vốn là phẩm chất của người cách mạng. Nhưng thương thế nào cho đúng. Hồ Chủ tịch đã nói: Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội là phải có con người Xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể là thể hiện tình thương đúng đắn nhất. Bản chất của người nông dân là tự do chủ nghĩa, thích làm ăn riêng lẻ chứ không muốn đi vào khuôn phép. Vì thế cuộc đấu tranh giữa hai con đường Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản là một cuộc đấu tranh gian khổ, kiên trì, bền bỉ, lâu dài và quyết liệt. Việc đồng chí Kim dung túng, thậm chí đang có ý định mở rộng cho một số Hợp tác xã quay lại con đường làm ăn riêng lẻ là đi ngược lại con đường Đảng ta đã chọn cho nông dân. Tôi đề nghị đồng chí Kim đứng trên cương vị là một bí thư tỉnh ủy phải nghiêm khắc nhìn lại mình.
Đình dừng lại. Ông Kim đưa khăn lên lau mồ hôi và hỏi:
- Đồng chí Đình đã nói hết chưa? - Tôi xin nhường cho các đồng chí khác phát biểu.
- Đồng chí cứ phát biểu hết ý kiến của mình đi rồi các đồng chí khác phát biểu sau.
- Tôi chỉ xin nói thêm một ý này thôi. Vào thời điểm chiến tranh đang diễn ra ngày càng ác liệt trên cả hai miền Nam, Bắc đang rất cần dồn sức người sức của để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Vì thế việc để cho nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc chiến đấu của quân đội ta…
Ông Kim ngắt lời:
- Có phải anh muốn nói, nếu cho nông dân làm ăn riêng lẻ thì họ chỉ còn nghĩ đến chuyện làm giàu chứ không còn ai muốn ra mặt trận nữa có phải không?
- Gần như thế.
- Sao anh không nói thẳng ra là đúng như thế mà chỉ nói là gần như thế. Tôi biết hiện nay có một số người đang nghĩ như anh Đình. Tôi xin nói, nếu ai có ý nghĩ như vậy là xúc phạm đến lòng yêu nước của người nông dân đấy. Lịch sử làm nên cách mạng và các chiến thắng trước đây ai cũng rõ lực lượng chủ yếu là nông dân. Cuộc chiến đấu chống Mỹ hôm nay cũng vậy. Sức người, sức của đều do những người nông dân cung cấp là chính. Đồng chí Côn đi vào khu Bốn về kể cho tôi nghe, đồng bào trong ấy dỡ cả nhà mình ra lát đường cho xe ra mặt trận. Tất cả bảy ủy viên thường vụ ngồi đây cũng xuất thân từ nông dân. Những người nghĩ như anh Đình có khác gì chúng ta quay lại miệt thị lòng yêu nước của chính giai cấp mình, trong đó có bố mẹ, anh em mình. Nông dân không nhỏ nhen tầm thường đến mức đổi lòng yêu nước của mình để lấy mấy cân thóc, mấy củ khoai đâu anh Đình ạ.
Đình lúng túng:
- Đồng chí bí thư hiểu lầm ý của tôi rồi.
- Tôi mong sao đây chỉ là chuyện hiểu lầm chứ không có đồng chí nào nghĩ như vậy. Xin đồng chí khác phát biểu tiếp.
Bà Thường đứng lên. Ông Kim đưa tay bảo bà Thường ngồi xuống nhưng bà vẫn đứng nguyên vậy để nói:
- Đồng chí Đình và đồng chí Lộc phê phán đồng chí Kim làm sai lầm lí thuyết này, khuyết điểm hành động kia nhưng hai đồng chí có nắm được tình trạng các Hợp tác xã nông nghiệp làm ăn bê bối như thế nào không? Ngồi ôm lấy cái bàn và mấy cuốn sách rồi hình dung ra Chủ nghĩa xã hội là ưu việt ngần này, làm ăn tập thể tươi đẹp thế kia để rồi thấy ai làm không đúng như sách vở đã dạy là hốt hoảng kêu toáng lên là sai lầm, là đi ngược lại chủ trương đường lối. Tôi xin nói là không ai thay đổi chủ trương đường lối của Đảng cả. Trong thời gian vừa qua nhiều nơi trong tỉnh ta nhận ra những nhược điểm của cung cách làm ăn hiện nay và muốn thay đổi nhưng tâm lí chung là sợ làm sai chủ trương đường lối. Mấy đồng chí vừa phát biểu cũng nhắc đi nhắc lại chuyện đường lối. Chung quy là do các đồng chí nhận thức hai tiếng đường lối một cách sơ lược và máy móc.
Đình cắt ngang:
- Chị Thường nghĩ chúng tôi là giáo điều chăng?
- Điều mận đâu tôi không biết, tôi chỉ biết việc làm của đồng chí Kim là xuất phát từ thực tế làm ăn sa sút của các Hợp tác xã. Đồng chí Đình bảo đồng chí Kim đang cùng với nông dân phá Hợp tác xã…
Đình lại ngắt lời bà Thường:
- Chị hiểu lầm ý của tôi rồi. Tôi nói việc làm của đồng chí Kim vô tình tạo điều kiện cho nông dân phá lối làm ăn tập thể để trở về với lối làm ăn riêng lẻ của chủ nghĩa tư bản chứ tôi có nói đồng chí Kim đang cùng nông dân phá Hợp tác xã đâu.
Bà Thường tiếp tục nói:
- Đường lối chủ trương của Đảng cũng chỉ nhằm đưa lại cơm no áo ấm cho dân. Nhưng dân đang sống thế nào thì xin mời đồng chí Đình, đồng chí Lộc, đồng chí Thạch xuống tận nơi tìm hiểu, rồi về phê phán việc làm của đồng chí Kim vẫn chưa muộn. Đồng chí Đình sợ dân làm ăn theo con đường tư bản thì không có người đi ra chiến trường đánh Mỹ. Thử hỏi, thời chống Pháp chưa có con đường Xã hội chủ nghĩa sao nông dân vẫn nô nức tòng quân và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng thế giới? Phê bình, lên án gì thì cũng phải có thực tế và có lí có tình thì người bị phê bình mới tiếp thu được, chứ cứ ê a ba cái câu lí thuyết suông thì ai nghe được.
- Chị Thường bình tĩnh mà nói – Ông Kim bảo bà Thường.
- Tôi nói xong rồi – Nói xong bà Thường ngồi xuống thở hổn hển.
Thấy ông Quốc nhấp nhổm, ông Kim hỏi:
- Anh Quốc muốn phát biểu à?
- Tôi thấy ý kiến của chị Thường và anh Côn là quá đủ để minh định cho những suy nghĩ và việc làm của anh Kim. Tôi cũng như anh Kim, trước khi đi theo cách mạng và bây giờ là chủ tịch tỉnh, tôi đã hiểu thế nào là cái đói, cái rét của một anh nông dân nghèo. Anh Kim còn phải đi ở cho địa chủ để kiếm cơm, cho nên càng thấm thía nỗi khổ còn hơn tôi. Vì thế chúng ta không lạ gì khi anh Kim dồn tất cả tâm huyết của mình cho đồng ruộng và người nông dân. Việc các Hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả khiến anh Kim trăn trở và cố tìm cho nó một lối thoát không đơn giản, vì chúng ta bị ràng buộc nhiều thứ. Cả mặt lí thuyết lẫn thực tế. Đi lệch về hướng này hay hướng kia đều nguy hiểm cả. Đồng chí Đình và đồng chí Lộc phê phán anh Kim không đứng ở vị trí của người bí thư tỉnh ủy và người đảng viên để xem xét, đánh giá sự việc mà chạy theo cảm tính tiểu tư sản. Phê phán anh Kim thương nông dân nhưng vô tình dắt tay họ đi trở lại con đường làm ăn riêng lẻ và nói con đường đó chỉ có thể dẫn đến đói nghèo là chưa hiểu gì về anh ấy. Tôi nghĩ chị Thường nói đúng. Các anh nên xuống trực tiếp tìm hiểu xem tình hình của các Hợp tác xã nông nghiệp đang làm ăn như thế nào rồi hẵng phê phán anh Kim.
- Đồng chí Quốc nghĩ rằng, chúng tôi không hiểu một tí gì về việc làm ăn của các Hợp tác xã mà đã vội phê phán đồng chí Kim sao? – Đình vẫn giữ lối giọng hùng hồn của mình – Tôi xin hỏi đồng chí Kim có biết việc Hợp tác xã Hồng Vân trả lại ao chuôm cho xã viên tự nuôi cá để kinh doanh hay không? Có biết ban chủ nhiệm cày ruộng lên rồi đem chia cho nông dân trồng ngô hay không? Ai giao nhiệm vụ cho đồng chí Côn và bí thư huyện ủy Tam Bình xuống Đạo Thắng chỉ đạo các Hợp tác xã ở đó học tập Hồng Vân? Tôi có thể lấy ví dụ thêm một số Hợp tác xã trong tỉnh đang phát triển lệch lạc chứ không riêng gì Hồng Vân, Đạo Thắng hay Cao Sơn.
Ông Kim nhếch mép cười mệt mỏi:
- Trước khi các đồng chí khác phát biểu, tôi xin trả lời đồng chí Đình luôn. Tôi biết những việc làm ở Hồng Vân, Cao Sơn, An Lưu và tôi hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích việc làm của họ. Tôi cũng đang chỉ đạo hai Hợp tác xã ở Đạo Thắng tháo gỡ những vướng mắc của cơ chế hiện tại để đi lên. Không phải đi lên Tư bản chủ nghĩa mà lên Xã hội chủ nghĩa hẳn hoi. Tôi không hề giấu giếm việc làm của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Vì sao chúng ta rất sợ làm sai lí luận này, nguyên tắc kia chứ không khi nào chúng ta sợ làm sai với lòng mình và làm mất lòng dân? Sao thế? Cũng cần nói thêm ở chỗ này. Nếu chúng ta không làm thì dân vẫn cứ làm, bởi không khi nào người ta cam chịu có ruộng đất, trâu bò trong tay mà để bụng đói từ tháng này qua tháng khác. Người lãnh đạo phải biết nắm lấy ý nguyện của dân, lãnh đạo họ, vạch cho họ một lối đi đúng đắn hợp với quy luật phát triển của xã hội. Dập tắt ý nguyện của dân là anh tự thiêu sống mình. Nhưng nếu để họ phát triển theo lối tự phát thì cả ta lẫn họ đều bị thiêu sống cùng một lò. Tôi không muốn mình bị thiêu sống và cũng không muốn chui vào lò thiêu cùng với họ.
Mọi người ngồi lặng yên sau câu nói của ông Kim.
* * *
Cuộc họp giải tán từ lâu chỉ còn mình ông Kim ngồi lại trong phòng. Hai tay chống xuống bàn ôm lấy đầu. Không khí chung quanh tĩnh lặng. Những cành cây bị gió lay rung khẽ xào xạc trong đêm. Bà Lê bước vào. Bà đứng lặng yên nhìn ông Kim rồi từ từ bước đến bên ông.
- Em thấy chị Thường họp xong về lâu rồi, sao anh vẫn còn ngồi ở đây?
Ông Kim ngẩng đầu lên nhìn bà Lê, nói giọng buồn bã:
- Anh buồn quá!
- Có chuyện gì thế?
- Chẳng có chuyện gì cả.
- Không có chuyện gì sao lại buồn?
Ông Kim thở dài:
- Tự nhiên anh có cảm giác mình cô đơn quá.
Bà Lê đưa tay lên âu yếm vuốt tóc chồng:
- Có phải trong cuộc họp thường vụ, có ai đó nặng lời với anh phải không?
- Nặng lời hay nhẹ lời đối với anh không quan trọng. Buồn nhất là những người đồng chí cùng chí hướng với nhau mà không hiểu nhau.
- Anh cả nghĩ quá. Đồng chí đồng cốt gì thì cũng là người cả. Mà đã là người thì mỗi người mỗi tính, làm sao mà anh bắt mọi người phải giống nhau được. Nếu em nhớ không nhầm thì chiều nay anh bảo chú Hành chuẩn bị xe cộ để sáng mai đi Cao Sơn. Anh về nghỉ lấy sức sáng mai còn đi. Em chuẩn bị mấy thứ, sáng mai ghé qua chỗ trường cấp Ba sơ tán đưa cho cái Dương và kiểm tra xem con học hành ra sao.
- Em về trước đi. Anh ngồi đây cho yên tĩnh một lát rồi về.
- Nếu thế thì anh và em đi dạo mấy vòng. Không khí trong lành ban đêm có thể xua đi nỗi buồn bực trong người anh đấy. Nào đứng lên.
Bà Lê đưa tay kéo ông Kim đứng lên. Ông Kim rút tay khỏi tay bà Lê:
- Thôi, về nghỉ để sáng mai đi công tác. Trên đầu đã gần hai thứ tóc và cũng đã có năm mặt con rồi mà ban đêm còn cặp kè đi bên nhau người ta nhìn thấy họ cười cho.
- Em không nghĩ anh lại còn phong kiến như thế. Nếu anh sợ mọi người cười thì xuống chỗ chị Thường rủ chị ấy cùng đi dạo. Chắc chị ấy cũng chưa ngủ đâu.
- Thôi, không phải rủ chị Thường nữa. Anh và em đi dạo cho khuây khỏa vậy.
Nói rồi ông Kim đứng lên cùng bà Lê bước ra bên ngoài. Bóng ông Kim và bà Lê ẩn hiện trên con đường rợp bóng cây. Đêm yên tĩnh. Chỉ có tiếng gió xôn xao, xôn xao, xôn xao.
Thấy thái độ của ông Kim tỏ ra lơ đễnh trước những lời nói của mình, Đình dừng lại. Thấy thế ông Kim giục:
- Đồng chí Đình nói tiếp đi. Tôi sẵn sàng nghe hết.
- Vâng. Tôi xin nói tiếp. Tôi thừa nhận đồng chí Kim là con người rất có tâm huyết với nông dân. Đồng chí không ngại khó khăn gian khổ để đi vào từng ngõ, từng nhà và ra tận đồng ruộng để tìm hiểu cuộc sống của họ. Thương dân vốn là phẩm chất của người cách mạng. Nhưng thương thế nào cho đúng. Hồ Chủ tịch đã nói: Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội là phải có con người Xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể là thể hiện tình thương đúng đắn nhất. Bản chất của người nông dân là tự do chủ nghĩa, thích làm ăn riêng lẻ chứ không muốn đi vào khuôn phép. Vì thế cuộc đấu tranh giữa hai con đường Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản là một cuộc đấu tranh gian khổ, kiên trì, bền bỉ, lâu dài và quyết liệt. Việc đồng chí Kim dung túng, thậm chí đang có ý định mở rộng cho một số Hợp tác xã quay lại con đường làm ăn riêng lẻ là đi ngược lại con đường Đảng ta đã chọn cho nông dân. Tôi đề nghị đồng chí Kim đứng trên cương vị là một bí thư tỉnh ủy phải nghiêm khắc nhìn lại mình.
Đình dừng lại. Ông Kim đưa khăn lên lau mồ hôi và hỏi:
- Đồng chí Đình đã nói hết chưa? - Tôi xin nhường cho các đồng chí khác phát biểu.
- Đồng chí cứ phát biểu hết ý kiến của mình đi rồi các đồng chí khác phát biểu sau.
- Tôi chỉ xin nói thêm một ý này thôi. Vào thời điểm chiến tranh đang diễn ra ngày càng ác liệt trên cả hai miền Nam, Bắc đang rất cần dồn sức người sức của để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Vì thế việc để cho nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc chiến đấu của quân đội ta…
Ông Kim ngắt lời:
- Có phải anh muốn nói, nếu cho nông dân làm ăn riêng lẻ thì họ chỉ còn nghĩ đến chuyện làm giàu chứ không còn ai muốn ra mặt trận nữa có phải không?
- Gần như thế.
- Sao anh không nói thẳng ra là đúng như thế mà chỉ nói là gần như thế. Tôi biết hiện nay có một số người đang nghĩ như anh Đình. Tôi xin nói, nếu ai có ý nghĩ như vậy là xúc phạm đến lòng yêu nước của người nông dân đấy. Lịch sử làm nên cách mạng và các chiến thắng trước đây ai cũng rõ lực lượng chủ yếu là nông dân. Cuộc chiến đấu chống Mỹ hôm nay cũng vậy. Sức người, sức của đều do những người nông dân cung cấp là chính. Đồng chí Côn đi vào khu Bốn về kể cho tôi nghe, đồng bào trong ấy dỡ cả nhà mình ra lát đường cho xe ra mặt trận. Tất cả bảy ủy viên thường vụ ngồi đây cũng xuất thân từ nông dân. Những người nghĩ như anh Đình có khác gì chúng ta quay lại miệt thị lòng yêu nước của chính giai cấp mình, trong đó có bố mẹ, anh em mình. Nông dân không nhỏ nhen tầm thường đến mức đổi lòng yêu nước của mình để lấy mấy cân thóc, mấy củ khoai đâu anh Đình ạ.
Đình lúng túng:
- Đồng chí bí thư hiểu lầm ý của tôi rồi.
- Tôi mong sao đây chỉ là chuyện hiểu lầm chứ không có đồng chí nào nghĩ như vậy. Xin đồng chí khác phát biểu tiếp.
Bà Thường đứng lên. Ông Kim đưa tay bảo bà Thường ngồi xuống nhưng bà vẫn đứng nguyên vậy để nói:
- Đồng chí Đình và đồng chí Lộc phê phán đồng chí Kim làm sai lầm lí thuyết này, khuyết điểm hành động kia nhưng hai đồng chí có nắm được tình trạng các Hợp tác xã nông nghiệp làm ăn bê bối như thế nào không? Ngồi ôm lấy cái bàn và mấy cuốn sách rồi hình dung ra Chủ nghĩa xã hội là ưu việt ngần này, làm ăn tập thể tươi đẹp thế kia để rồi thấy ai làm không đúng như sách vở đã dạy là hốt hoảng kêu toáng lên là sai lầm, là đi ngược lại chủ trương đường lối. Tôi xin nói là không ai thay đổi chủ trương đường lối của Đảng cả. Trong thời gian vừa qua nhiều nơi trong tỉnh ta nhận ra những nhược điểm của cung cách làm ăn hiện nay và muốn thay đổi nhưng tâm lí chung là sợ làm sai chủ trương đường lối. Mấy đồng chí vừa phát biểu cũng nhắc đi nhắc lại chuyện đường lối. Chung quy là do các đồng chí nhận thức hai tiếng đường lối một cách sơ lược và máy móc.
Đình cắt ngang:
- Chị Thường nghĩ chúng tôi là giáo điều chăng?
- Điều mận đâu tôi không biết, tôi chỉ biết việc làm của đồng chí Kim là xuất phát từ thực tế làm ăn sa sút của các Hợp tác xã. Đồng chí Đình bảo đồng chí Kim đang cùng với nông dân phá Hợp tác xã…
Đình lại ngắt lời bà Thường:
- Chị hiểu lầm ý của tôi rồi. Tôi nói việc làm của đồng chí Kim vô tình tạo điều kiện cho nông dân phá lối làm ăn tập thể để trở về với lối làm ăn riêng lẻ của chủ nghĩa tư bản chứ tôi có nói đồng chí Kim đang cùng nông dân phá Hợp tác xã đâu.
Bà Thường tiếp tục nói:
- Đường lối chủ trương của Đảng cũng chỉ nhằm đưa lại cơm no áo ấm cho dân. Nhưng dân đang sống thế nào thì xin mời đồng chí Đình, đồng chí Lộc, đồng chí Thạch xuống tận nơi tìm hiểu, rồi về phê phán việc làm của đồng chí Kim vẫn chưa muộn. Đồng chí Đình sợ dân làm ăn theo con đường tư bản thì không có người đi ra chiến trường đánh Mỹ. Thử hỏi, thời chống Pháp chưa có con đường Xã hội chủ nghĩa sao nông dân vẫn nô nức tòng quân và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng thế giới? Phê bình, lên án gì thì cũng phải có thực tế và có lí có tình thì người bị phê bình mới tiếp thu được, chứ cứ ê a ba cái câu lí thuyết suông thì ai nghe được.
- Chị Thường bình tĩnh mà nói – Ông Kim bảo bà Thường.
- Tôi nói xong rồi – Nói xong bà Thường ngồi xuống thở hổn hển.
Thấy ông Quốc nhấp nhổm, ông Kim hỏi:
- Anh Quốc muốn phát biểu à?
- Tôi thấy ý kiến của chị Thường và anh Côn là quá đủ để minh định cho những suy nghĩ và việc làm của anh Kim. Tôi cũng như anh Kim, trước khi đi theo cách mạng và bây giờ là chủ tịch tỉnh, tôi đã hiểu thế nào là cái đói, cái rét của một anh nông dân nghèo. Anh Kim còn phải đi ở cho địa chủ để kiếm cơm, cho nên càng thấm thía nỗi khổ còn hơn tôi. Vì thế chúng ta không lạ gì khi anh Kim dồn tất cả tâm huyết của mình cho đồng ruộng và người nông dân. Việc các Hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả khiến anh Kim trăn trở và cố tìm cho nó một lối thoát không đơn giản, vì chúng ta bị ràng buộc nhiều thứ. Cả mặt lí thuyết lẫn thực tế. Đi lệch về hướng này hay hướng kia đều nguy hiểm cả. Đồng chí Đình và đồng chí Lộc phê phán anh Kim không đứng ở vị trí của người bí thư tỉnh ủy và người đảng viên để xem xét, đánh giá sự việc mà chạy theo cảm tính tiểu tư sản. Phê phán anh Kim thương nông dân nhưng vô tình dắt tay họ đi trở lại con đường làm ăn riêng lẻ và nói con đường đó chỉ có thể dẫn đến đói nghèo là chưa hiểu gì về anh ấy. Tôi nghĩ chị Thường nói đúng. Các anh nên xuống trực tiếp tìm hiểu xem tình hình của các Hợp tác xã nông nghiệp đang làm ăn như thế nào rồi hẵng phê phán anh Kim.
- Đồng chí Quốc nghĩ rằng, chúng tôi không hiểu một tí gì về việc làm ăn của các Hợp tác xã mà đã vội phê phán đồng chí Kim sao? – Đình vẫn giữ lối giọng hùng hồn của mình – Tôi xin hỏi đồng chí Kim có biết việc Hợp tác xã Hồng Vân trả lại ao chuôm cho xã viên tự nuôi cá để kinh doanh hay không? Có biết ban chủ nhiệm cày ruộng lên rồi đem chia cho nông dân trồng ngô hay không? Ai giao nhiệm vụ cho đồng chí Côn và bí thư huyện ủy Tam Bình xuống Đạo Thắng chỉ đạo các Hợp tác xã ở đó học tập Hồng Vân? Tôi có thể lấy ví dụ thêm một số Hợp tác xã trong tỉnh đang phát triển lệch lạc chứ không riêng gì Hồng Vân, Đạo Thắng hay Cao Sơn.
Ông Kim nhếch mép cười mệt mỏi:
- Trước khi các đồng chí khác phát biểu, tôi xin trả lời đồng chí Đình luôn. Tôi biết những việc làm ở Hồng Vân, Cao Sơn, An Lưu và tôi hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích việc làm của họ. Tôi cũng đang chỉ đạo hai Hợp tác xã ở Đạo Thắng tháo gỡ những vướng mắc của cơ chế hiện tại để đi lên. Không phải đi lên Tư bản chủ nghĩa mà lên Xã hội chủ nghĩa hẳn hoi. Tôi không hề giấu giếm việc làm của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Vì sao chúng ta rất sợ làm sai lí luận này, nguyên tắc kia chứ không khi nào chúng ta sợ làm sai với lòng mình và làm mất lòng dân? Sao thế? Cũng cần nói thêm ở chỗ này. Nếu chúng ta không làm thì dân vẫn cứ làm, bởi không khi nào người ta cam chịu có ruộng đất, trâu bò trong tay mà để bụng đói từ tháng này qua tháng khác. Người lãnh đạo phải biết nắm lấy ý nguyện của dân, lãnh đạo họ, vạch cho họ một lối đi đúng đắn hợp với quy luật phát triển của xã hội. Dập tắt ý nguyện của dân là anh tự thiêu sống mình. Nhưng nếu để họ phát triển theo lối tự phát thì cả ta lẫn họ đều bị thiêu sống cùng một lò. Tôi không muốn mình bị thiêu sống và cũng không muốn chui vào lò thiêu cùng với họ.
Mọi người ngồi lặng yên sau câu nói của ông Kim.
* * *
Cuộc họp giải tán từ lâu chỉ còn mình ông Kim ngồi lại trong phòng. Hai tay chống xuống bàn ôm lấy đầu. Không khí chung quanh tĩnh lặng. Những cành cây bị gió lay rung khẽ xào xạc trong đêm. Bà Lê bước vào. Bà đứng lặng yên nhìn ông Kim rồi từ từ bước đến bên ông.
- Em thấy chị Thường họp xong về lâu rồi, sao anh vẫn còn ngồi ở đây?
Ông Kim ngẩng đầu lên nhìn bà Lê, nói giọng buồn bã:
- Anh buồn quá!
- Có chuyện gì thế?
- Chẳng có chuyện gì cả.
- Không có chuyện gì sao lại buồn?
Ông Kim thở dài:
- Tự nhiên anh có cảm giác mình cô đơn quá.
Bà Lê đưa tay lên âu yếm vuốt tóc chồng:
- Có phải trong cuộc họp thường vụ, có ai đó nặng lời với anh phải không?
- Nặng lời hay nhẹ lời đối với anh không quan trọng. Buồn nhất là những người đồng chí cùng chí hướng với nhau mà không hiểu nhau.
- Anh cả nghĩ quá. Đồng chí đồng cốt gì thì cũng là người cả. Mà đã là người thì mỗi người mỗi tính, làm sao mà anh bắt mọi người phải giống nhau được. Nếu em nhớ không nhầm thì chiều nay anh bảo chú Hành chuẩn bị xe cộ để sáng mai đi Cao Sơn. Anh về nghỉ lấy sức sáng mai còn đi. Em chuẩn bị mấy thứ, sáng mai ghé qua chỗ trường cấp Ba sơ tán đưa cho cái Dương và kiểm tra xem con học hành ra sao.
- Em về trước đi. Anh ngồi đây cho yên tĩnh một lát rồi về.
- Nếu thế thì anh và em đi dạo mấy vòng. Không khí trong lành ban đêm có thể xua đi nỗi buồn bực trong người anh đấy. Nào đứng lên.
Bà Lê đưa tay kéo ông Kim đứng lên. Ông Kim rút tay khỏi tay bà Lê:
- Thôi, về nghỉ để sáng mai đi công tác. Trên đầu đã gần hai thứ tóc và cũng đã có năm mặt con rồi mà ban đêm còn cặp kè đi bên nhau người ta nhìn thấy họ cười cho.
- Em không nghĩ anh lại còn phong kiến như thế. Nếu anh sợ mọi người cười thì xuống chỗ chị Thường rủ chị ấy cùng đi dạo. Chắc chị ấy cũng chưa ngủ đâu.
- Thôi, không phải rủ chị Thường nữa. Anh và em đi dạo cho khuây khỏa vậy.
Nói rồi ông Kim đứng lên cùng bà Lê bước ra bên ngoài. Bóng ông Kim và bà Lê ẩn hiện trên con đường rợp bóng cây. Đêm yên tĩnh. Chỉ có tiếng gió xôn xao, xôn xao, xôn xao.
Danh sách chương