24.

Hello??? Con trai cô ấy mới học năm nhất.

Thật không tin được là cô ấy lại nói vậy.

Thực ra, đó là những người cha mẹ mà tôi muốn.

Dù tôi bình thường nhưng trong mắt họ, tôi cũng là một vật quý giá trên thế gian, thậm chí thần thánh cũng không sánh bằng.

Có lẽ ông trời thương xót tôi, vì vậy mới dùng người hướng dẫn để bù đắp khoảng trống của tôi.

Một lần đi ăn tối với ba mẹ Chu Tưởng, tôi tình cờ gặp người hướng dẫn.

Cô ấy khen ngợi tôi một cách nồng nhiệt và mua hàng cho chúng tôi.

Từ ngày đó, thái độ của bố mẹ anh ấy với tôi có sự thay đổi rõ rệt.

Đến năm thứ ba của cao học, mùa tuyển dụng của trường đã bắt đầu.

Tôi cũng phải tìm việc làm.

Một ngày nọ, người hướng dẫn thấy hồ sơ của tôi, cô ấy không vui.

"Em muốn tìm việc làm tại sao không hỏi cô, lại tự mình đi tìm lung tung như con ruồi mất đầu?"

Cô ấy giới thiệu cho tôi một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp nặng của quốc gia.

Tất nhiên là vẫn phải phỏng vấn.

Vị trí tôi phỏng vấn là quản lý kinh doanh cao cấp, chủ yếu là dịch thuật, tiếp đón khách quốc tế và hỗ trợ đàm phán hợp tác.

Lúc đó có mười người tham gia phỏng vấn.

Có hai người họ đã từ nước ngoài trở về.

Còn tôi với bằng thạc sĩ 985, đúng là không đáng được nhắc đến.

Tuy nhiên, khi phỏng vấn, người chủ phỏng vấn nhìn tôi như thể đã quen.

Anh ta xem qua hồ sơ của tôi và hỏi: “Có phải trước đây bạn làm việc tại quán trà Long Nhuận không?"

Tôi nhớ ra.

Trước đây anh ta thường đưa khách hàng nước ngoài đến quán trà để thưởng thức trà.

Thường có phiên dịch viên nhưng vì chủ đề trà có nhiều thuật ngữ chuyên môn nên phiên dịch viên không quen.

Vì vậy, đôi khi tôi giúp đỡ.

Đó là giờ pha trà cao cấp nên tôi không thể không nói chuyện.

Bầu không khí phỏng vấn rất tốt.

Chẳng bao lâu sau, tôi nhận được offer.

Tổng thu nhập hàng năm 300.000 Nhân Dân Tệ (~1 tỷ VNĐ).

Dĩ nhiên, không thể so với Chu Tưởng, nhưng nhớ lại khi tôi mới tốt nghiệp đại học, lúc đi tìm việc mà gặp nhiều trở ngại. So với trước đây đúng là một trời một vực.

Sau khi làm việc được xác nhận, mẹ Chu Tưởng bắt đầu lo lắng.

"Các con đã không còn trẻ, phải nhanh chóng tính đến chuyện kết hôn sinh con đi thôi."

Nhìn xem, hôn nhân là như thế đó.

Chỉ có khi bạn có đủ khả năng thì mới được coi trọng và tôn trọng.

Em gái năm nay đã năm ba.

Ban đầu dự định sẽ đi du học, tôi và Chu Tưởng đã giúp con bé lên kế hoạch.

Đột nhiên, con bé không muốn đi nữa.

Tôi hỏi nhiều lần thì mới biết được con bé đang hẹn hò với một chàng trai lớn hơn mình ba tuổi.

Anh chàng này tốt nghiệp cao đẳng và hiện đang làm bán hàng.

Bạn trai nó muốn kết hôn sớm.

Khi đó, đầu óc tôi đã ong ong lên.

Sau khi gặp bạn trai của nó, tôi càng thấy anh ta không đáng tin.

"Ông trời cho em cái đầu thông minh như vậy, mà em lại dùng để suy nghĩ về chuyện yêu đương à?"

"Em vất vả học đại học là để lấy chồng ngay sau khi tốt nghiệp à?"

“Tại sao anh ta lại ngăn cản em học cao học, chắc chắn là anh ta sợ khoảng cách học vấn quá lớn khiến anh ta không xứng với em!"

"Thu Thu, anh ta và em không phải cùng một loại người."

...

Lúc đó, chúng tôi đều lên cơn.

Thu Thu cũng tức giận.

"Chị dùng đầu của mình để nghĩ gì vậy? Anh chồng của chị là tiến sĩ, anh ấy cũng không chê gì chị cả!"

"A Tùng nói đúng đấy, chị quản quá nhiều rồi. Em không phải là đứa trẻ ba tuổi nữa, cuộc đời của em, em có thể tự chịu trách nhiệm!"

...

25.

Giây phút ấy lòng tôi bỗng đau đớn vô cùng.

Hóa ra bấy lâu nay việc tôi luôn suy nghĩ và lên kế hoạch cho tương lai em, mong sao cô em gái bé bỏng không phải đi đường vòng lại là “quản quá nhiều”.

Thu Thu cũng nhận ra mình lỡ lời, hạ giọng xin lỗi tôi: “Em xin lỗi chị, anh ấy đối xử với em tốt quá.”

Thế giờ tôi phải tôn trọng và chúc em hạnh phúc với quyết định mù quáng này đấy hả?

Đây là đứa em gái duy nhất của tôi đấy!

Chẳng lẽ tôi phải trơ mắt nhìn cuộc đời con bé cứ tuột dốc không phanh như thế ư?

Khoảng thời gian đó quan hệ của chị em tôi vô cùng căng thẳng, cũng may có Chu Tưởng ở giữa hòa giải nên chúng tôi mới không cắt đứt quan hệ.

Ba mẹ tôi cũng vô cùng lo lắng.

Họ không thể làm được gì, chỉ đành mong tôi khuyên nhủ em gái nhiều hơn.

Tình hình như vậy kéo dài tới tận tháng 10.

Một ngày nọ, Thu Thu bất ngờ gọi điện cho tôi:

“Chị ơi, em chia tay rồi.”

Chúng tôi cãi nhau quá gay gắt nên Thu Thu cũng hơi dao động.

Thế là tên bạn trai kia nghĩ ra một trò bỉ ổi. Thằng đấy chọc lỗ lên áo mưa, muốn làm em gái tôi dính bầu.

Như thế thì việc hôn sự sẽ thành ván đã đóng thuyền.

May mắn thay, em gái tôi vẫn chưa mù quáng đến mức không cứu nổi.

Tối đó, con bé ôm tôi khóc nức nở.

Ngày hôm sau, khi bình minh mới ló rạng, em hỏi tôi:

“Chị ơi, bây giờ em mới chuẩn bị thi thì có kịp không?”

“Đương nhiên là kịp rồi!”

Sau khi đi làm được 2 năm, công ty tổ chức một đợt tái cơ cấu lớn, tôi được thăng thành phó phòng.

Dưới sự thúc giục của ba mẹ hai bên, tôi và Chu Tưởng tổ chức một hôn lễ long trọng.

Họ hàng đều tới tham dự.

Mẹ chồng rất giữ thể diện cho tôi.

Bà cho tôi mười vạn (~349 triệu VNĐ) phí sửa miệng(*), ở trước mặt khách khứa còn khen tôi không ngớt.

(*)Phí sửa miệng: Lần đầu con dâu gọi cha mẹ chồng là “ba - mẹ” sẽ nhận được lì xì gọi là phí sửa miệng.

Bác gái ghen tị tới mức con mắt như sắp nhảy ra ngoài, còn hỏi người phục vụ có thể gói một con tôm hùm to mang về không.

Tay chân và khả năng nói của ba tôi hồi phục khá tốt, khi dắt tôi tới chỗ Chu Tưởng thì mắt ông đỏ hoe.

“Tuổi thơ của Hạ Hạ đã rất khó khăn rồi, những ngày tháng sau này nhờ con đối xử thật tốt với con bé nhé.”

Khi mẹ rời đi, bà cầm tay tôi rồi khóc nức nở.

“Trước kia cũng do tình thế bắt buộc mà ba mẹ phải đối xử bất công với con. Lúc ấy nhà ta nghèo, không có đủ điều kiện, đừng trách ba mẹ nhé.”

Hoá ra tình yêu của ba mẹ cũng sẽ thay đổi.

Khi những đứa trẻ đã trưởng thành, họ sẽ thích đứa con thành đạt hơn.

Bắt đầu từ đó ba mẹ thường xuyên nhắn tin WeChat cho tôi, trời lạnh dặn tôi mặc áo ấm, trời nóng thì lo tôi cảm nắng.

Hai người làm rất nhiều rau ngâm mà tôi thích, lần nào về cũng nhét đầy cốp xe.

Ngược lại, họ không quan tâm tới em gái nhiều như trước nữa.

Ba mẹ còn nhắn tin, phàn nàn tôi không bao giờ liên lạc, ít gọi điện về nhà.

Nhiều đứa trẻ ngoài kia khi lớn lên sẽ lưu luyến gia đình bởi vì họ được trưởng thành trong sự yêu thương của ông bà, cha mẹ. Trên người những đứa trẻ ấy luôn có một sợi dây vô hình quấn lấy và đầu kia sợi dây được buộc nơi có người nhà của họ.

Nhưng tôi đâu có được như vậy?

Tôi luôn là đứa bị loại bỏ, lúc nào cũng xếp cuối cùng, ba mẹ có bao giờ dành cho tôi tình yêu thương sâu sắc đến thế?

Không những vậy ba mẹ còn vô cùng nghiêm khắc, sao tôi có thể quyến luyến không rời họ như những đứa con được bao bọc trong tình yêu thương đó?

Ba mẹ chồng rất tôn trọng tôi, Chu Tưởng thì đối xử với tôi vô cùng tốt.

Trên đời này cũng có người toàn tâm toàn ý yêu thương tôi mà.

Tôi đã lớn rồi, chẳng còn khát khao tình yêu thương của ba mẹ như trước nữa.

Tôi đã nhận ra điều ấy nhưng cũng chẳng thể cắt đứt quan hệ với họ được, chỉ đành ôm lấy đứa trẻ trong mình rồi tự nhủ:

Họ cho mình sinh mệnh, cho mình một chút yêu thương.

Vậy nên cũng trả lại họ chút yêu thương nhé!

Từ xưa đến nay mình vốn không thích mắc nợ mà.

Sau một trận mưa lớn, ngôi nhà cũ sụp đổ.

May mắn thay đúng dịp ấy ngôi nhà 140 mét vuông tôi mua ở huyện cũng bàn giao xong.

Ngôi nhà ở vị trí khá đẹp, cách 500 mét là bệnh viện, qua bên kia đường là quảng trường văn hóa, gần đó còn có hai siêu thị lớn.

Ba mẹ ngoài miệng thì nói ở nông thôn cho tiện, nhưng thực ra đã mừng như mở cờ trong bụng.

Ai cũng khen họ có phúc, sinh hai đứa con gái đứa nào cũng thông minh, kiếm tiền giỏi.

Bác gái còn muốn ba mẹ tôi cho em họ căn nhà đó để kết hôn.

Mấy năm nay bà ta bị cháu trai hành mệt, già đi rất nhanh, không còn sức cãi nhau với tôi như trước nữa.

Cũng may lần này không cần phải nói nhiều, ba mẹ tôi từ chối dứt khoát.

Thời thế đã khác, quan điểm sống của mọi người cũng dần thay đổi theo.

Mọi người nhận ra có nhiều con trai cũng không đáng đi khoe khắp nơi như trước nữa.

Nhiều con trai cũng đồng nghĩa với vất vả cả đời.

Thật ra, dù sinh con trai hay con gái đều không phải việc quan trọng.

Quan trọng là hãy yêu thương con mình, cho chúng đủ tình yêu, dạy dỗ chúng nên người. Đến khi đứa con đó trưởng thành sẽ tự giác yêu quý và hiếu thuận với cha mẹ.

Nhưng sự thật này, chắc chỉ có những người từng trải mới có thể hiểu được.

Vậy làm sao để những đứa trẻ bình thường, thiếu thốn tình thương như chúng tôi không sa vào vũng lầy?

Tôi nghĩ.

Chỉ khi trân trọng bản thân.

Chỉ khi không ngừng nỗ lực, quyết không buông tay.

Chỉ khi cắn chặt răng, cố gắng vượt qua.

Vượt qua phong ba bão táp, gió cuốn mưa sa.

Dù khi kết thúc không nhìn thấy cầu vồng.

Nhưng khi quay đầu nhìn lại, chúng tôi cũng có thể cười và nói:

“Tôi đã phấn đấu hết mình, đã sống trọn từng khoảnh khắc thanh xuân.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện