Hồng Ngọc đem túi vải từ chỗ Cô Đồng Linh về nhà, trong đầu tính toán, bây giờ không bàn tới hiệu lực hiệu quả ra sao, quan trọng là phải đặt nó vào nhà người phụ nữ kia như thế nào. Hai người đã biết mặt nhau, cô không thể cứ như vậy vứt cho cô ta túi bùa, cô ta cũng không thể nhận cái túi này rồi để ở nhà mà không chút hoài nghi, cô lại càng không thể đột nhập vào nhà cô ta để giấu nó, rốt cục thì chẳng có cách nào dùng được. Nghĩ nửa ngày, ngược lại Hồng Ngọc phát hiện ra, trong chuyện này có đầu mối. Không phải tự nhiên mà cô biết được nhà người phụ nữ kia ở đâu, chính là bởi cô đã đến đây quá nhiều lần, tới mức nhắm mắt lại vẫn thấy đường, điều này thực chất không phải ngẫu nhiên. Có thể thấy mọi đường đi nước bước trong này đều đã được sắp đặt, cô chỉ cần theo đó mà dẫm lên, không sợ sai, chỉ sợ không đủ bản lĩnh.
Nếu đúng như vậy, thì với những dữ kiện có trong mơ, cô sẽ làm được gì? Vừa có thể công khai đem nó vào nhà, vừa không để cô ta nghi ngờ, lại giữ được nó ở đấy trong thời gian dài, Hồng Ngọc đăm chiêu hồi lâu, nghĩ không thông cô liền đừng lên đi quanh nhà một vòng. Đúng lúc ra tới phòng khách cô vô tình thấy một vật, ngay lập tức trong đầu liền vạch ra kế hoạch, Hồng Ngọc cười thầm, chuyến này nhất định sẽ cho người phụ nữ kia chịu báo ứng thích đáng.
Chiều ngày hôm sau. Lý Thị Hoa đang ở trong phòng chơi với con trai, bỗng nhiên nghe có tiếng gõ cửa cóc cóc, cô ta ra mở, bên ngoài là một nhân viên giao hàng. Qua trao đổi được biết, đây là quà tri ân của một công ty nhập khẩu hàng Nhật Bản, Thị Hoa mới lần đầu nghe tên công ty đó, nhưng vì trong địa chỉ người nhận ghi rõ họ tên cô ta nên không cách nào từ chối được. Điều tra tấm bưu thiếp đính kèm, quả nhiên thấy trên trang web công ty đang có chương trình tri ân khách hàng rất rầm rộ, quà tặng lên đến cả trăm món, có những món giá trị hàng chục triệu đồng, cô ta không nhớ mình đã từng mua hàng ở đây chưa, nhưng đoán có thể là chiêu trò quảng bá thương hiệu, thế nên không chút nghi ngờ mà mở hộp quà ra. Tưởng sẽ là mấy thứ đồ điện linh tinh, nhưng vừa nhìn Thị Hoa liền lóa mắt, bên trong là một bình gốm men rạn, đường rạn du lộ hồng, lối rạn đều tăm tắp, chính là một loại "xà văn khai phiến". Đây chẳng phải cầu được ước thấy sao!
Ông trời có thể không nghe được ý muốn của cô ta, nhưng Hồng Ngọc thì có. Một lần trong mơ, cô nghe người phụ nữ kia làm nũng Văn Phi, đòi hắn mua cho cái bình gốm men rạn Nhật Bản, lúc đó hai người đi tham dự triển lãm trông thấy, bình gốm có màu trắng ngà rất đẹp mắt. Vốn cô ta theo hắn nên cũng biết cái gì là quý hiếm, bình gốm men rạn kia chưa kể xuất thân, riêng chất lượng của nó so với các mặt hàng khác đã hơn một bậc rồi, cô ta còn nói là màu đó hợp mệnh mình, mua về để trong nhà chắc chắn sẽ sinh tài lộc phú quý. Văn Phi ấy vậy mà không mua, thứ nhất là do giá của món đồ đó quá hoang đường, và thứ hai là hắn không tin vào mê tín. Nhưng để chiều cô ta, hắn trở về liền tìm mẫu thiết kế, sao chép kỹ thuật nung gốm để làm ra một chiếc bình tương tự, tuy thương hiệu không bằng nhưng xét về độ tinh xảo cũng không kém hàng thật là bao.
Chỉ tiếc là hắn chưa kịp tặng cô ta, thì hai người đã chia tay, chiếc bình đó được đem về đặt trong phòng khách nhà hắn, cũng là thứ mà Hồng Ngọc gửi tới nhà cô ta, xem như thành toàn cho hắn. Cô lấy danh nghĩa công ty hàng nhập khẩu Nhật Bản mà mình đang làm việc để gửi tới cho người phụ nữ kia, vì đang trong tháng sinh nhật công ty, nên cái cớ tri ân khách hàng rất hợp lý, chưa kể là, một món đồ xịn xò như vậy, ai lại đem vứt đi, cô ta còn đang mơ không được, có thể yên tâm là hàng sẽ qua cửa an toàn. Đương nhiên nó phải phát huy được công dụng, là vỏ bọc an toàn cho túi bùa mà Cô Đồng Linh đã đưa cho cô, cụ thể là Hồng Ngọc đã cho túi bùa vào trong bình, một cách rất tinh vi để người phụ nữ kia không cách nào nhận ra được.
Bình gốm này là loại thắt trên phình dưới, miệng bình có đường kính bằng ba ngón tay, nhìn từ miệng vào không thể thấy hết xung quanh thành bình, như vậy chỉ cần đặt túi bùa cố định ở một bên thành là được. Đề phòng trường hợp cô ta đổ nước vào bình để cắm hoa, Hồng Ngọc cẩn thận bọc túi bùa trong một lớp túi bóng và hút chân không cho túi hoàn toàn kín kẽ, cô dùng keo nến nhỏ vào mặt túi rồi khéo léo cho qua miệng bình, áp chặt nó vào mặt trong thành bình và để khô. Kết quả là cái bình nhìn từ ngoài vào trong hoàn toàn bình thường, Lý Thị Hoa dù có đa nghi như tào tháo cũng không nghĩ ra mình lại bị người khách tính kế tới nước đó. Cô ta ngắm nghía nó chán chê, xong liền đem bình đặt ở trên bàn nước phòng khách, một vị trí gần như là trung tâm của căn nhà. Sau khi quan sát nhân viên giao hàng rời đi tay không, tới đây kế hoạch của Hồng Ngọc đã thành công một nửa, nửa còn lại sau 60 ngày nữa cô mới biết được, việc tiếp theo chính là quay lại nhà Cô Đồng Linh để nhanh chóng hoàn thành bước cuối cùng, kết thúc công cuộc trả thù.
Đối với Lý Thị Hoa, cô ta không cần đợi tới 60 ngày để biết sẽ có chuyện gì xảy ra với mình, bởi biến cố đã đến ngay trong buổi tối hôm đó. Khi đang chuẩn bị ăn cơm với đứa con trai hai tuổi, Thị Hoa bỗng cảm thấy trong người nôn nao, cố nhịn cũng chỉ được một lúc, đang ăn mà cô ta phải chạy vội vào nhà tắm ói thốc ói tháo. Nghĩ cũng mơ hồ, trước giờ cô ta vẫn ăn uống như vậy sao tự nhiên hôm nay lại buồn nôn, không ốm không sốt mà ngửi thấy mùi thức ăn lại sợ, đây không giống như bị bệnh. Thị Hoa vừa nghĩ vừa bước từ trong nhà tắm ra, bỗng nhiên đập vào mắt là sàn nhà bê bết đỏ, cô ta giật thót một cái, giây tiếp theo nhìn lên bàn ăn không thấy đứa con trai nhỏ đâu, trong lòng lạnh băng đi, lập tức hốt hoảng chạy ngược lên tìm nó.
Mắt cô ta hoa lên khi nhìn theo mấy vệt đỏ chỗ đậm chỗ nhạt di ra trên mặt sàn, sợ tới nghẹn cả thở, chỉ trong tích tắc không nhìn đến mà đứa trẻ có thể xảy ra chuyện gì? Chạy tới phòng khách, Thị Hoa thấy cái chân đeo tất lấm tấm xanh đỏ của con trai thò ra sau cạnh bàn, cô ta kinh hãi lao đến, vừa thấy mặt đứa bé, thiếu chút nữa Thị Hoa đã hét lên. Từ mặt tới quần áo của nó nhoe nhoét đỏ, thấy cô ta ló ra bất ngờ, đứa bé còn tưởng mẹ đang chơi ú òa với mình, nó bật cười khanh khách, xong lại cho tay vào miệng, nhóp nhép nhai.
Thị Hoa vội giật tay nó ra, thấy trong bàn tay còn một miếng đậu hũ đã bóp nát, nhìn lại cô ta liền nhận ra, thứ màu đỏ dính trên người đứa trẻ là sốt cà chua trong bát đậu. Sau khi cô ta chạy vào nhà tắm, thằng bé đã với lên mâm cơm làm đổ bát đậu sốt cà chua ra bàn, may mà đồ ăn đã nguội nên nó không bị bỏng, sau đó nó nhớ ra chương trình tivi yêu thích nên tụt xuống ghế và mon men ra phòng khách xem. Bấy giờ Thị Hoa mới thở phào một tiếng, thật sự vừa rồi đã dọa cô ta chết khiếp, trông thằng bé mồm miệng bê bết sốt cà chua vừa cười vừa mút ngón tay mà sợ, ngay lập tức Thị Hoa bế đứa bé đi tắm rửa, cũng chẳng màng đến cơm nước gì nữa.
Đêm hôm đó, Thị Hoa ngủ chập chờn, trong tai văng vẳng tiếng cười khanh khách của đứa trẻ, kỳ lạ ở chỗ, tiếng cười đó trước giờ cô ta chưa từng nghe con mình phát ra, cười đanh tới lạnh cả sống lưng. Sáng ra cô ta dậy sớm bế con sang nhà bố mẹ chồng, để con ở đó cho ông bà nội chăm, còn mình thì đến spa làm việc, không nghĩ tới vừa đến nơi, mùi mĩ phẩm xộc vào mũi khiến cô ta bụm miệng chạy thẳng vào nhà vệ sinh, nôn khan một trận sây sẩm cả mặt mày. Người khác không biết tưởng Thị Hoa bị trúng gió, mới để cô ta nằm nghỉ và mua cho bát cháo ăn tạm, vừa đưa lên mũi ngửi, cô ta lại tiếp tục ói mửa. Đến lúc này vài người rỉ tai nhau, đoán già đoán non Thị Hoa là có chửa. Vì cũng từng sinh con nên cô ta biết mình nghén rất nặng, vừa hồi sức cô ta liền vội vã ra hiệu thuốc mua que thử về, sau một lúc ngồi trong nhà vệ sinh, mặt Thị Hoa chuyển sang trắng bệch, que thử hiện lên hai vạch, thực sự cô ta đang có thai!
Chuyện Thị Hoa cặp với Văn Phi cũng đã có người đồn, vì chồng cô ta đang công tác ở nước ngoài như vậy, việc ăn vụng là dễ hiểu, nhưng hai người vừa chia tay, cô ta cũng vẫn phải sống dựa vào số tiền mà chồng gửi về, nhỡ chuyện này đến tai nhà chồng thì cô ta sẽ mất hết. Sau một hồi suy nghĩ, Thị Hoa bình tĩnh lại, dạo gần đây hai người ít gần gũi nhau nên khó mà có thai được, không đúng, Thị Hoa nghi ngờ kết quả này sai rồi, cô ta quyết tâm đến bệnh viện kiểm tra cho chắc. Nhưng dù có kiểm tra cách nào thì kết quả vẫn là, cô ta đã có thai, thậm chí còn được tròn một tháng tuổi rồi, tính ra thì là buổi trưa hôm ngã xe hai người có vui vẻ, không biết đó là ngày gì mà tai hại thế, sớm không dính muộn không dính, lại dính đúng lúc này thì biết lấy ai ra mà bắt đền.
Thị Hoa định gọi điện cho Văn Phi, nhưng nghĩ tới hắn sẽ ép mình phá thai, vậy cũng bằng hòa, nếu cô ta làm ầm lên, sẽ ảnh hưởng tới nhà chồng bên kia, thà rằng cô ta cứ âm thầm giải quyết, coi như cái giá phải trả cho cuộc tình sai trái với hắn. Thị Hoa ấy vậy mà còn lưỡng lự, cô ta trở về nhà, vẫn đón con bình thường, nhìn đứa trẻ mà mình đẻ ra, với đứa trẻ trong bụng này, cô ta tự hỏi chúng cùng là con mà vì sao một đứa thì được sống, đứa kia lại phải chết. Tình mẫu tử đến lúc này mới thực sự phát huy, cô ta là bị cảm giác tội lỗi làm cho yếu lòng, cả buổi tối cô ta chỉ ngồi ngắm con mình chơi, không nghĩ tới gì khác.
Bỗng Thị Hoa lấy làm lạ, con trai cô ta bình thường vẫn chơi một mình, nó không bao giờ chia đồ chơi, nhưng hôm nay cứ thỉnh thoảng nó lại nhặt một món đồ chơi để sang bên cạnh, giống như đang chia cho ai đó. Thị Hoa giả bộ nhặt một món ở bên cạnh, bất ngờ thấy đứa trẻ vội giằng lại, mắt nó nhìn chằm chằm cô ta, dù có nói khéo thế nào nó cũng không đáp, biểu cảm lạnh tanh. Tới khi cô ta bỏ tay ra khỏi món đồ chơi, đứa trẻ đặt về chỗ cũ rồi nó mới lại vui vẻ, cô ta thấy lạ nên nhặt thử một món đồ chơi trước mặt nó, bấy giờ thằng bé lại bình thường, còn véo von làm bộ đang chơi rất hăng say nữa.
Đúng lúc đó Thị Hoa nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo lên trong phòng, cô ta nhanh chóng rời đi, chưa đầy một phút sau thì quay lại, nhưng đứa trẻ đã không còn ở đó nữa. Cô ta giật mình nhìn quanh, liền phát hiện thêm một sự hãi hùng là cửa ra vào từ khi nào lại mở, không nghĩ được nhiều, Thị Hoa lao ra hành lang, hớt hải quay trước quay sau tìm kiếm, thấy cái dáng nhỏ xíu của đứa con trai lững thững đi cách đó không xa, cô ta lập tức vừa gọi vừa chạy đến:
- cún, cún ơi!
Đứa trẻ giống như không nghe thấy, nó vẫn bước tiếp, cho tới khi Thị Hoa kéo giật lại mới thôi. Thằng bé bị giữ chặt thì bật khóc, nó ngặt nghẹo không chịu để mẹ nó bế lên, người nhoài về phía trước, Thị Hoa ngọt nhạt dỗ dành con:
- nào ngoan, không khóc, khóc nữa ông kẹ đến bắt bây giờ này.
- theo... theo...- Chỉ thấy đứa trẻ đòi đi, nó bập bẹ nói.
Bên đó là dãy hành lang trống không, đứa bé đòi theo ai ở đấy? Thị Hoa một mực không cho nó đi nữa, cô ta bế xốc thằng bé lên, thấy nó vẫn nhằng nhẵng khóc, bực mình cô ta đánh cho nó hai cái vào mông, rồi mặc kệ nó gào mồm lên mà bế thẳng về phòng. Cửa vừa đóng, thằng bé cũng nín, cô ta hỏi vừa rồi sao con mở được cửa ra ngoài, nó vẫn chưa nói được cái ý trong đầu, nên cứ ậm ừ câu được câu chăng, cái gì mà theo, cái gì mà đi chơi. Thị Hoa nghe không hiểu, cuối cùng cũng không truy cứu nữa, hai mẹ con thu dọn đồ chơi rồi chuẩn bị đi ngủ.
Lúc ra chốt cửa, bỗng Thị Hoa thấy không đúng. Vì nhà chỉ có hai mẹ con nên cô ta luôn cài then, đứa bé có thể với đến tay nắm cửa, nhưng then cao như vậy nó không thể với tới được. Vậy tại sao cửa lại mở? Mới chỉ lơ là một phút mà nó đã chạy ra ngoài, trước giờ thằng bé chưa từng hành động như vậy, nếu nó muốn đi đâu thì đều phải gọi mẹ một tiếng, kể cả khi bắt nó về cũng vậy, bình thường chỉ cần dọa ông kẹ là nó sẽ nghe lời, nhưng lần này thậm chí đánh mà nó vẫn không sợ. Thằng bé vốn không phải đứa ngang bướng, nên sự việc vừa rồi khiến cho Thị Hoa phải nghĩ ngợi rất nhiều, nó sẽ chỉ đòi theo khi đối phương là người thân, hoặc như cách mà mẹ chồng nói, là hợp vía nó.
Đêm hôm đó cô ta nằm ôm con ngủ, trong đầu vẫn tự hỏi, là cái gì đã dẫn dụ con cô ta? Giữa cơn mê man, Thị Hoa bỗng nhớ lại cảnh hành lang trống không, bốn phía sáng trắng, chỉ duy ở phía cuối dãy, nơi có cầu thang bộ đi xuống, cô ta thấy một đứa bé đứng đó, nó quay mặt nhìn cô ta, vì ánh sáng làm lóa mắt nên cô ta không nhìn rõ mặt mũi đứa trẻ. Thị Hoa giật mình tỉnh dậy, trán cô ta đã lấm tấm mồ hôi, hình ảnh trong mơ đã sớm in vào trí não, không cách nào xua đi được. Ngược lại, Thị Hoa bắt đầu nghi ngờ có phải đó là những gì con trai mình nhìn thấy, khiến nó đòi theo bằng được, nhưng sao cùng lúc cô ta lại không thấy? Bất giác Thị Hoa ôm lấy đứa con đang ngủ bên cạnh, cảm nhận hơi thở nhè nhẹ nó phả ra, lắng nghe nhịp tim khe khẽ của nó, mọi bất an bấy giờ mới từ từ lắng xuống.
Thẳng tới sáng, Thị Hoa định là sẽ để con trai sang nhà bố mẹ chồng vài hôm, cô ta lo là ở đây có cái gì không sạch sẽ đeo bám thằng bé, nên phải cách ly nó. Lúc đem con đi gửi, tâm trạng cô ta rất khó tả, cứ bồn chồn mãi không thôi, đứa trẻ này cô ta coi như sinh mạng, nhất định không thể để nó xảy ra chuyện gì được. Trước khi tìm ra nguyên nhân, Thị Hoa sẽ phải rời xa đứa trẻ một thời gian, sẽ rất khó khăn cho cô ta vì giờ ngoài nó thì không còn ai để cô ta bấu víu, thoáng nghĩ tới tối nay về nhà vắng tiếng trẻ con bi bô, trong lòng Thị Hoa liền cảm thấy trống trải. Cô ta tha thẩn cả buổi sáng không làm được việc gì, nghĩ đoạn hay là gọi cho Văn Phi, hắn và cô ta bên nhau lâu như vậy, không thế nói dứt là dứt được, đấy là chưa kể cô ta vẫn chưa biết giải quyết thế nào với cái thai trong bụng mình.
Mãi sau cô ta mới quyết định cầm điện thoại lên, màn hình đột nhiên hiển thị cuộc gọi đến, là mẹ chồng cô ta. Thị Hoa vội nghe máy, đầu dây bên kia nói đứt quãng vì bị tiếng khóc làm cho nghẹn lại, cô ta vừa nghe ra, giống như sét đánh ngang tai, lập tức chết lặng. Con trai cô ta ở nhà ông bà nội trông, buổi trưa rõ ràng đã cho nó ngủ, nhưng lúc vào phòng lại không thấy đâu, tìm khắp quanh nhà thì phát hiện ra thằng bé ngã trong bồn tắm, nước ngập cả đầu, hai ông bà vội vàng vớt nó ra đem đi viện, tới giờ sống chết thế nào vẫn chưa biết. Thị Hoa nghe còn chưa hết câu chuyện đã ngất lên ngất xuống, cô ta gắng gượng bắt taxi vào viện nhi, tới cửa phòng cấp cứu thì mặt đã trắng bệnh, ngã ngồi xuống dưới sàn nhà khóc tức tưởi.
Một lát sau bác sĩ bước ra, cả nhà xúm vào hỏi, vị này nói đứa trẻ đã qua cơn nguy kịch rồi, tuy nhiên thằng bé bị nước lạnh ngấm vào người quá lâu nên có dấu hiệu bị nhiễm phong hàn, hiện nó vẫn còn yếu, phải thở bình oxi và nằm buồng cách ly, gia đình trước mắt cứ bình tĩnh. Thị Hoa khóc hết nước mắt bên giường bệnh của con trai, mới lúc sáng còn thấy thằng bé nói cười, mà giờ nhìn nó xanh xao, hơi thở yếu ớt, hai mắt nhắm nghiền, dù ở rất gần như không thể chạm vào, càng không thể ôm nó lên, xung quanh lại chằng chịt những dây dợ cùng máy móc lạnh lẽo, nhìn mà tim cô ta đau muốn vỡ ra được. Thật không biết trách ai lúc này, khi mà trước đó, bản thân cô ta còn đang nghĩ tới việc cùng một gã đàn ông qua đêm tại nhà, vì nghĩ rằng đem con đi gửi cho bố mẹ chồng là không vấn đề gì nữa. Cô ta có thực sự lo lắng cho đứa trẻ hay chỉ coi nó như gánh nặng, đẩy đi rồi liền không quan tâm tới nữa, ngay cả một chút thần giao cách cảm với con cũng không có, muốn trách thì phải tự trách bản thân mình trước tiên.
Cũng giống như Thị Hoa, bố mẹ chồng cô ta bị một phen hú vía, giờ mới coi như là tạm hoàn hồn, bà già liền chép miệng nói:
- Cũng chẳng biết làm sao mà thằng bé lại như thế nữa, bình thường nếu muốn đi đái hay gì thì nó sẽ gọi bà ơi, đây vừa cho nó ngủ được mấy phút, ngơi ra cái đã tót đi nghịch nước.
- Mà bà cũng lạ, cái bồn tắm không ai dùng sao lại xả đầy nước làm gì, may mà cấp cứu kịp, chứ không... - ông già xót cháu, quay lại trách.
- Tôi không xả, ông thấy tôi có dùng bồn tắm bao giờ không – bà già cự lại.
Thị Hoa nghe tới đó liền quay ra nhìn, ba người không ai nói với ai câu nào, nhưng trên nét mặt đã thoáng hiện ra vẻ hoang mang. Liên tiếp là những chuyện bất thường xảy đến với đứa con trai nhỏ của Thị Hoa, cô ta dù muốn dù không cũng phải thừa nhận rằng, thằng bé không thể tự mình gây ra những chuyện đó. Đáng sợ hơn là, cấp độ nguy hiểm sau mỗi lần đều tăng lên, cứ như vậy qua ngày mai không biết sẽ còn xảy ra chuyện kinh khủng gì nữa. Nhìn đứa bé thở một cách khó nhọc trong buồng cách ly, nếu vậy chỉ cần không rời mắt khỏi nó, luôn luôn trông chừng nó, cô ta tin là con mình sẽ không thể bị hãm hại lần nữa.
Đứa trẻ hôn mê liền ba hôm, bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ và Thị Hoa thay phiên nhau chăm sóc nó, tuyệt đối không lơ là một giây. Trước đó Thị Hoa có gọi điện cho chồng ở nước ngoài, nói qua loa chuyện thằng bé bị ngột nước phải nhập viện, chồng cô ta sốt rột đòi về ngay, nhưng bên đó đang có bão nên phải đợi tuần sau mới có chuyến bay. Nghe thấy chồng nói vậy, Thị Hoa hơi chột dạ, cô ta còn chưa giải quyết cái thai với Văn Phi, để tới lúc chồng cô ta về, anh ấy mà phát hiện ra chuyện bại hoại đó thì hỏng bét.
Dùng dằng tới hôm sau, đứa trẻ cuối cùng cũng tỉnh lại, vì không còn nguy hiểm nữa nên nó được đưa sang phòng điều trị, tiếp tục lưu viện thêm năm ngày nữa. Thằng bé vừa tỉnh đã lại hoạt bát như trước, ai nấy nhìn rất yên tâm, chỉ có điều tới tối là nó lên cơn sốt, Thị Hoa thức cả đêm trông con ốm, hai mắt nặng trĩu, sau khi kiểm tra thân nhiệt lần cuối, y tá nói đã hạ sốt, tình hình không đáng lo nữa. Thẳng đến gần sáng thì cô ta lơ mơ ngủ, vừa chợp mắt bên tai đột nhiên vẳng lên tiếng nước chảy róc rách, càng lúc càng gần hơn.
Trước mặt Thị Hoa là nhà tắm, tiếng nước từ bên trong vọng ra, cô ta bước lên vài bước, ở đây ánh sáng nhòe nhoẹt không chiếu rõ là ngày hay đêm, tiếng róc rách âm vang lạ thường, cứ liên tiếp rót vào tai, nghe một chút liền chóng mặt. Thị Hoa vịn tay vào cửa nhà tắm, cô ta nheo mắt nhìn, hóa ra là nước chảy trong bồn tắm, mỗi lúc một đầy lên, rất nhanh nước liền tràn ra ngoài, chảy thành dòng tới chân cô ta. Vừa lúc đó, Thị Hoa nghe có tiếng bước chân gấp gáp tiến về phía mình, cô ta ngoái lại, có hai đứa bé chạy vụt qua, đứa chạy trước nhìn không rõ mặt mũi nó như thế nào, nhưng đứa phía sau thì chính là con trai cô ta.
Thị Hoa còn chưa kịp phản ứng, hai đứa trẻ đã ùa đến bồn tắm đầy nước, con trai cô ta có vẻ rất thích thú khi chơi cùng đứa trẻ kia. Bỗng thấy đứa trẻ xa lạ đẩy thằng bé vào bồn nước, tay nó giữ lấy đầu thằng bé, nhấn ngập cả nửa người vào trong nước. Trong tích tắc Thị Hoa kinh hãi gào lên, cô ta lao tới, trong tai hỗn độn những tiếng nước chảy róc rách, tiếng quẫy nước ì oạp, và tiếng cười khanh khách giòn tan. Chân vừa nhích lên một bước, cô ta liền choàng tỉnh, ngoài trời lúc này còn nhá nhem tối, trong phòng sáng lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Thị Hoa vuốt hết mồ hôi trên trán xuống, hít thở dồn dập, cô ta nuốt một ngụm nước miếng, mắt không rời đứa con trai đang thiêm thiếp trên giường, là ai muốn hãm hại nó? Chỉ hận vừa rồi không thể nhìn rõ mặt đứa trẻ trong mơ kia, trước đây cô ta đã có nghi ngờ, đến giờ thì hoàn toàn xác định được, là nó muốn hại chết con cô ta.
Đây là trường hợp mà người ta vẫn hay gọi là vong theo, phải nhanh chóng tìm thầy giải, như con trai của Thị Hoa tới mức này là rất nguy hiểm rồi. Có điều hiện tại thằng bé vẫn còn yếu, ít nhất là phải hết thời gian điều trị mới đem nó đi được. Thị Hoa sau đó đã xin nghỉ việc để ở viện chăm con, ngoài những lúc nghỉ ngơi lấy sức, cô ta luôn luôn ở cạnh thằng bé, không rời mắt một khắc nào, toàn tâm toàn ý lo lắng cho con.
Tối hôm sau, bố mẹ chồng Thị Hoa đem một cạp lồng cháo vào viện, đủ cho cả mẹ cả con ăn, trong lúc bà nội đút cháo cho cháu, thì Thị Hoa cũng bưng một bát ngồi ở cạnh giường ăn. Vừa đưa lên miệng, mùi cháo liền xộc vào mũi khiến cô ta nôn nao, ngay lập tức cô ta buông bát ôm miệng nôn khan. Bố mẹ chồng thấy thế chỉ hỏi cô ta bị làm sao vậy, Thị Hoa gượng cười đáp dạo này thức khuya nhiều nên hơi chóng mặt buồn nôn. Vừa nói dứt mồm, đứa con trai liền sà vào lòng mẹ nó, vừa ôm vừa nói rành rọt từng chữ:
- Em bé, em bé.
Lời con trẻ sao mà ngây thơ ngộ nghĩnh, bà nội thằng bé liền vỗ lưng nó, hỏi đùa:
- Em bé đây chứ em bé nào nữa?
Thằng bé không đáp, nó ngước mắt lên nhìn mẹ, lúc này mặt cô ta đã tái đi. Ý nó là trong bụng cô ta có em bé? Ai nói mà nó biết? Cả cái cách mà nó nhìn cô ta, một đứa trẻ hai tuổi ba tháng, như thế nào lại có biểu cảm bí hiểm như vậy. Thị Hoa ngẩn người giây lát, nụ cười cứng đờ trên mặt, nếu không có người kéo lấy đứa bé, có thể cô ta sẽ tự tay đẩy nó ra, hoặc gạt nó đi rồi bỏ chạy. Vừa rời khỏi mẹ, thằng bé lại nũng nịu như cũ, thái độ khác hoàn toàn với ít giây trước. Trong lòng run sợ, cô ta thậm chí còn tưởng đó không phải là con mình, cảm giác như đối mặt với đứa trẻ xa lạ trong mơ.
Không ổn! Nếu cứ như vậy thì chuyện cô ta mang thai sẽ sớm bị bại lộ mất. Ai biết được bố mẹ chồng cô ta có để bụng chuyện này hay không, một đứa trẻ nếu không phải nghe từ người khác thì sẽ không thể nói ra những lời đó, nhất là khi nó còn là con đẻ của mình. Lần này cô ta che giấu được, nhưng chắc chắn sẽ bị nghi ngờ, trước khi chuyện này bị đẩy tới nước không thể cứu vãn nổi, phải lập tức hành động.
Nếu đúng như vậy, thì với những dữ kiện có trong mơ, cô sẽ làm được gì? Vừa có thể công khai đem nó vào nhà, vừa không để cô ta nghi ngờ, lại giữ được nó ở đấy trong thời gian dài, Hồng Ngọc đăm chiêu hồi lâu, nghĩ không thông cô liền đừng lên đi quanh nhà một vòng. Đúng lúc ra tới phòng khách cô vô tình thấy một vật, ngay lập tức trong đầu liền vạch ra kế hoạch, Hồng Ngọc cười thầm, chuyến này nhất định sẽ cho người phụ nữ kia chịu báo ứng thích đáng.
Chiều ngày hôm sau. Lý Thị Hoa đang ở trong phòng chơi với con trai, bỗng nhiên nghe có tiếng gõ cửa cóc cóc, cô ta ra mở, bên ngoài là một nhân viên giao hàng. Qua trao đổi được biết, đây là quà tri ân của một công ty nhập khẩu hàng Nhật Bản, Thị Hoa mới lần đầu nghe tên công ty đó, nhưng vì trong địa chỉ người nhận ghi rõ họ tên cô ta nên không cách nào từ chối được. Điều tra tấm bưu thiếp đính kèm, quả nhiên thấy trên trang web công ty đang có chương trình tri ân khách hàng rất rầm rộ, quà tặng lên đến cả trăm món, có những món giá trị hàng chục triệu đồng, cô ta không nhớ mình đã từng mua hàng ở đây chưa, nhưng đoán có thể là chiêu trò quảng bá thương hiệu, thế nên không chút nghi ngờ mà mở hộp quà ra. Tưởng sẽ là mấy thứ đồ điện linh tinh, nhưng vừa nhìn Thị Hoa liền lóa mắt, bên trong là một bình gốm men rạn, đường rạn du lộ hồng, lối rạn đều tăm tắp, chính là một loại "xà văn khai phiến". Đây chẳng phải cầu được ước thấy sao!
Ông trời có thể không nghe được ý muốn của cô ta, nhưng Hồng Ngọc thì có. Một lần trong mơ, cô nghe người phụ nữ kia làm nũng Văn Phi, đòi hắn mua cho cái bình gốm men rạn Nhật Bản, lúc đó hai người đi tham dự triển lãm trông thấy, bình gốm có màu trắng ngà rất đẹp mắt. Vốn cô ta theo hắn nên cũng biết cái gì là quý hiếm, bình gốm men rạn kia chưa kể xuất thân, riêng chất lượng của nó so với các mặt hàng khác đã hơn một bậc rồi, cô ta còn nói là màu đó hợp mệnh mình, mua về để trong nhà chắc chắn sẽ sinh tài lộc phú quý. Văn Phi ấy vậy mà không mua, thứ nhất là do giá của món đồ đó quá hoang đường, và thứ hai là hắn không tin vào mê tín. Nhưng để chiều cô ta, hắn trở về liền tìm mẫu thiết kế, sao chép kỹ thuật nung gốm để làm ra một chiếc bình tương tự, tuy thương hiệu không bằng nhưng xét về độ tinh xảo cũng không kém hàng thật là bao.
Chỉ tiếc là hắn chưa kịp tặng cô ta, thì hai người đã chia tay, chiếc bình đó được đem về đặt trong phòng khách nhà hắn, cũng là thứ mà Hồng Ngọc gửi tới nhà cô ta, xem như thành toàn cho hắn. Cô lấy danh nghĩa công ty hàng nhập khẩu Nhật Bản mà mình đang làm việc để gửi tới cho người phụ nữ kia, vì đang trong tháng sinh nhật công ty, nên cái cớ tri ân khách hàng rất hợp lý, chưa kể là, một món đồ xịn xò như vậy, ai lại đem vứt đi, cô ta còn đang mơ không được, có thể yên tâm là hàng sẽ qua cửa an toàn. Đương nhiên nó phải phát huy được công dụng, là vỏ bọc an toàn cho túi bùa mà Cô Đồng Linh đã đưa cho cô, cụ thể là Hồng Ngọc đã cho túi bùa vào trong bình, một cách rất tinh vi để người phụ nữ kia không cách nào nhận ra được.
Bình gốm này là loại thắt trên phình dưới, miệng bình có đường kính bằng ba ngón tay, nhìn từ miệng vào không thể thấy hết xung quanh thành bình, như vậy chỉ cần đặt túi bùa cố định ở một bên thành là được. Đề phòng trường hợp cô ta đổ nước vào bình để cắm hoa, Hồng Ngọc cẩn thận bọc túi bùa trong một lớp túi bóng và hút chân không cho túi hoàn toàn kín kẽ, cô dùng keo nến nhỏ vào mặt túi rồi khéo léo cho qua miệng bình, áp chặt nó vào mặt trong thành bình và để khô. Kết quả là cái bình nhìn từ ngoài vào trong hoàn toàn bình thường, Lý Thị Hoa dù có đa nghi như tào tháo cũng không nghĩ ra mình lại bị người khách tính kế tới nước đó. Cô ta ngắm nghía nó chán chê, xong liền đem bình đặt ở trên bàn nước phòng khách, một vị trí gần như là trung tâm của căn nhà. Sau khi quan sát nhân viên giao hàng rời đi tay không, tới đây kế hoạch của Hồng Ngọc đã thành công một nửa, nửa còn lại sau 60 ngày nữa cô mới biết được, việc tiếp theo chính là quay lại nhà Cô Đồng Linh để nhanh chóng hoàn thành bước cuối cùng, kết thúc công cuộc trả thù.
Đối với Lý Thị Hoa, cô ta không cần đợi tới 60 ngày để biết sẽ có chuyện gì xảy ra với mình, bởi biến cố đã đến ngay trong buổi tối hôm đó. Khi đang chuẩn bị ăn cơm với đứa con trai hai tuổi, Thị Hoa bỗng cảm thấy trong người nôn nao, cố nhịn cũng chỉ được một lúc, đang ăn mà cô ta phải chạy vội vào nhà tắm ói thốc ói tháo. Nghĩ cũng mơ hồ, trước giờ cô ta vẫn ăn uống như vậy sao tự nhiên hôm nay lại buồn nôn, không ốm không sốt mà ngửi thấy mùi thức ăn lại sợ, đây không giống như bị bệnh. Thị Hoa vừa nghĩ vừa bước từ trong nhà tắm ra, bỗng nhiên đập vào mắt là sàn nhà bê bết đỏ, cô ta giật thót một cái, giây tiếp theo nhìn lên bàn ăn không thấy đứa con trai nhỏ đâu, trong lòng lạnh băng đi, lập tức hốt hoảng chạy ngược lên tìm nó.
Mắt cô ta hoa lên khi nhìn theo mấy vệt đỏ chỗ đậm chỗ nhạt di ra trên mặt sàn, sợ tới nghẹn cả thở, chỉ trong tích tắc không nhìn đến mà đứa trẻ có thể xảy ra chuyện gì? Chạy tới phòng khách, Thị Hoa thấy cái chân đeo tất lấm tấm xanh đỏ của con trai thò ra sau cạnh bàn, cô ta kinh hãi lao đến, vừa thấy mặt đứa bé, thiếu chút nữa Thị Hoa đã hét lên. Từ mặt tới quần áo của nó nhoe nhoét đỏ, thấy cô ta ló ra bất ngờ, đứa bé còn tưởng mẹ đang chơi ú òa với mình, nó bật cười khanh khách, xong lại cho tay vào miệng, nhóp nhép nhai.
Thị Hoa vội giật tay nó ra, thấy trong bàn tay còn một miếng đậu hũ đã bóp nát, nhìn lại cô ta liền nhận ra, thứ màu đỏ dính trên người đứa trẻ là sốt cà chua trong bát đậu. Sau khi cô ta chạy vào nhà tắm, thằng bé đã với lên mâm cơm làm đổ bát đậu sốt cà chua ra bàn, may mà đồ ăn đã nguội nên nó không bị bỏng, sau đó nó nhớ ra chương trình tivi yêu thích nên tụt xuống ghế và mon men ra phòng khách xem. Bấy giờ Thị Hoa mới thở phào một tiếng, thật sự vừa rồi đã dọa cô ta chết khiếp, trông thằng bé mồm miệng bê bết sốt cà chua vừa cười vừa mút ngón tay mà sợ, ngay lập tức Thị Hoa bế đứa bé đi tắm rửa, cũng chẳng màng đến cơm nước gì nữa.
Đêm hôm đó, Thị Hoa ngủ chập chờn, trong tai văng vẳng tiếng cười khanh khách của đứa trẻ, kỳ lạ ở chỗ, tiếng cười đó trước giờ cô ta chưa từng nghe con mình phát ra, cười đanh tới lạnh cả sống lưng. Sáng ra cô ta dậy sớm bế con sang nhà bố mẹ chồng, để con ở đó cho ông bà nội chăm, còn mình thì đến spa làm việc, không nghĩ tới vừa đến nơi, mùi mĩ phẩm xộc vào mũi khiến cô ta bụm miệng chạy thẳng vào nhà vệ sinh, nôn khan một trận sây sẩm cả mặt mày. Người khác không biết tưởng Thị Hoa bị trúng gió, mới để cô ta nằm nghỉ và mua cho bát cháo ăn tạm, vừa đưa lên mũi ngửi, cô ta lại tiếp tục ói mửa. Đến lúc này vài người rỉ tai nhau, đoán già đoán non Thị Hoa là có chửa. Vì cũng từng sinh con nên cô ta biết mình nghén rất nặng, vừa hồi sức cô ta liền vội vã ra hiệu thuốc mua que thử về, sau một lúc ngồi trong nhà vệ sinh, mặt Thị Hoa chuyển sang trắng bệch, que thử hiện lên hai vạch, thực sự cô ta đang có thai!
Chuyện Thị Hoa cặp với Văn Phi cũng đã có người đồn, vì chồng cô ta đang công tác ở nước ngoài như vậy, việc ăn vụng là dễ hiểu, nhưng hai người vừa chia tay, cô ta cũng vẫn phải sống dựa vào số tiền mà chồng gửi về, nhỡ chuyện này đến tai nhà chồng thì cô ta sẽ mất hết. Sau một hồi suy nghĩ, Thị Hoa bình tĩnh lại, dạo gần đây hai người ít gần gũi nhau nên khó mà có thai được, không đúng, Thị Hoa nghi ngờ kết quả này sai rồi, cô ta quyết tâm đến bệnh viện kiểm tra cho chắc. Nhưng dù có kiểm tra cách nào thì kết quả vẫn là, cô ta đã có thai, thậm chí còn được tròn một tháng tuổi rồi, tính ra thì là buổi trưa hôm ngã xe hai người có vui vẻ, không biết đó là ngày gì mà tai hại thế, sớm không dính muộn không dính, lại dính đúng lúc này thì biết lấy ai ra mà bắt đền.
Thị Hoa định gọi điện cho Văn Phi, nhưng nghĩ tới hắn sẽ ép mình phá thai, vậy cũng bằng hòa, nếu cô ta làm ầm lên, sẽ ảnh hưởng tới nhà chồng bên kia, thà rằng cô ta cứ âm thầm giải quyết, coi như cái giá phải trả cho cuộc tình sai trái với hắn. Thị Hoa ấy vậy mà còn lưỡng lự, cô ta trở về nhà, vẫn đón con bình thường, nhìn đứa trẻ mà mình đẻ ra, với đứa trẻ trong bụng này, cô ta tự hỏi chúng cùng là con mà vì sao một đứa thì được sống, đứa kia lại phải chết. Tình mẫu tử đến lúc này mới thực sự phát huy, cô ta là bị cảm giác tội lỗi làm cho yếu lòng, cả buổi tối cô ta chỉ ngồi ngắm con mình chơi, không nghĩ tới gì khác.
Bỗng Thị Hoa lấy làm lạ, con trai cô ta bình thường vẫn chơi một mình, nó không bao giờ chia đồ chơi, nhưng hôm nay cứ thỉnh thoảng nó lại nhặt một món đồ chơi để sang bên cạnh, giống như đang chia cho ai đó. Thị Hoa giả bộ nhặt một món ở bên cạnh, bất ngờ thấy đứa trẻ vội giằng lại, mắt nó nhìn chằm chằm cô ta, dù có nói khéo thế nào nó cũng không đáp, biểu cảm lạnh tanh. Tới khi cô ta bỏ tay ra khỏi món đồ chơi, đứa trẻ đặt về chỗ cũ rồi nó mới lại vui vẻ, cô ta thấy lạ nên nhặt thử một món đồ chơi trước mặt nó, bấy giờ thằng bé lại bình thường, còn véo von làm bộ đang chơi rất hăng say nữa.
Đúng lúc đó Thị Hoa nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo lên trong phòng, cô ta nhanh chóng rời đi, chưa đầy một phút sau thì quay lại, nhưng đứa trẻ đã không còn ở đó nữa. Cô ta giật mình nhìn quanh, liền phát hiện thêm một sự hãi hùng là cửa ra vào từ khi nào lại mở, không nghĩ được nhiều, Thị Hoa lao ra hành lang, hớt hải quay trước quay sau tìm kiếm, thấy cái dáng nhỏ xíu của đứa con trai lững thững đi cách đó không xa, cô ta lập tức vừa gọi vừa chạy đến:
- cún, cún ơi!
Đứa trẻ giống như không nghe thấy, nó vẫn bước tiếp, cho tới khi Thị Hoa kéo giật lại mới thôi. Thằng bé bị giữ chặt thì bật khóc, nó ngặt nghẹo không chịu để mẹ nó bế lên, người nhoài về phía trước, Thị Hoa ngọt nhạt dỗ dành con:
- nào ngoan, không khóc, khóc nữa ông kẹ đến bắt bây giờ này.
- theo... theo...- Chỉ thấy đứa trẻ đòi đi, nó bập bẹ nói.
Bên đó là dãy hành lang trống không, đứa bé đòi theo ai ở đấy? Thị Hoa một mực không cho nó đi nữa, cô ta bế xốc thằng bé lên, thấy nó vẫn nhằng nhẵng khóc, bực mình cô ta đánh cho nó hai cái vào mông, rồi mặc kệ nó gào mồm lên mà bế thẳng về phòng. Cửa vừa đóng, thằng bé cũng nín, cô ta hỏi vừa rồi sao con mở được cửa ra ngoài, nó vẫn chưa nói được cái ý trong đầu, nên cứ ậm ừ câu được câu chăng, cái gì mà theo, cái gì mà đi chơi. Thị Hoa nghe không hiểu, cuối cùng cũng không truy cứu nữa, hai mẹ con thu dọn đồ chơi rồi chuẩn bị đi ngủ.
Lúc ra chốt cửa, bỗng Thị Hoa thấy không đúng. Vì nhà chỉ có hai mẹ con nên cô ta luôn cài then, đứa bé có thể với đến tay nắm cửa, nhưng then cao như vậy nó không thể với tới được. Vậy tại sao cửa lại mở? Mới chỉ lơ là một phút mà nó đã chạy ra ngoài, trước giờ thằng bé chưa từng hành động như vậy, nếu nó muốn đi đâu thì đều phải gọi mẹ một tiếng, kể cả khi bắt nó về cũng vậy, bình thường chỉ cần dọa ông kẹ là nó sẽ nghe lời, nhưng lần này thậm chí đánh mà nó vẫn không sợ. Thằng bé vốn không phải đứa ngang bướng, nên sự việc vừa rồi khiến cho Thị Hoa phải nghĩ ngợi rất nhiều, nó sẽ chỉ đòi theo khi đối phương là người thân, hoặc như cách mà mẹ chồng nói, là hợp vía nó.
Đêm hôm đó cô ta nằm ôm con ngủ, trong đầu vẫn tự hỏi, là cái gì đã dẫn dụ con cô ta? Giữa cơn mê man, Thị Hoa bỗng nhớ lại cảnh hành lang trống không, bốn phía sáng trắng, chỉ duy ở phía cuối dãy, nơi có cầu thang bộ đi xuống, cô ta thấy một đứa bé đứng đó, nó quay mặt nhìn cô ta, vì ánh sáng làm lóa mắt nên cô ta không nhìn rõ mặt mũi đứa trẻ. Thị Hoa giật mình tỉnh dậy, trán cô ta đã lấm tấm mồ hôi, hình ảnh trong mơ đã sớm in vào trí não, không cách nào xua đi được. Ngược lại, Thị Hoa bắt đầu nghi ngờ có phải đó là những gì con trai mình nhìn thấy, khiến nó đòi theo bằng được, nhưng sao cùng lúc cô ta lại không thấy? Bất giác Thị Hoa ôm lấy đứa con đang ngủ bên cạnh, cảm nhận hơi thở nhè nhẹ nó phả ra, lắng nghe nhịp tim khe khẽ của nó, mọi bất an bấy giờ mới từ từ lắng xuống.
Thẳng tới sáng, Thị Hoa định là sẽ để con trai sang nhà bố mẹ chồng vài hôm, cô ta lo là ở đây có cái gì không sạch sẽ đeo bám thằng bé, nên phải cách ly nó. Lúc đem con đi gửi, tâm trạng cô ta rất khó tả, cứ bồn chồn mãi không thôi, đứa trẻ này cô ta coi như sinh mạng, nhất định không thể để nó xảy ra chuyện gì được. Trước khi tìm ra nguyên nhân, Thị Hoa sẽ phải rời xa đứa trẻ một thời gian, sẽ rất khó khăn cho cô ta vì giờ ngoài nó thì không còn ai để cô ta bấu víu, thoáng nghĩ tới tối nay về nhà vắng tiếng trẻ con bi bô, trong lòng Thị Hoa liền cảm thấy trống trải. Cô ta tha thẩn cả buổi sáng không làm được việc gì, nghĩ đoạn hay là gọi cho Văn Phi, hắn và cô ta bên nhau lâu như vậy, không thế nói dứt là dứt được, đấy là chưa kể cô ta vẫn chưa biết giải quyết thế nào với cái thai trong bụng mình.
Mãi sau cô ta mới quyết định cầm điện thoại lên, màn hình đột nhiên hiển thị cuộc gọi đến, là mẹ chồng cô ta. Thị Hoa vội nghe máy, đầu dây bên kia nói đứt quãng vì bị tiếng khóc làm cho nghẹn lại, cô ta vừa nghe ra, giống như sét đánh ngang tai, lập tức chết lặng. Con trai cô ta ở nhà ông bà nội trông, buổi trưa rõ ràng đã cho nó ngủ, nhưng lúc vào phòng lại không thấy đâu, tìm khắp quanh nhà thì phát hiện ra thằng bé ngã trong bồn tắm, nước ngập cả đầu, hai ông bà vội vàng vớt nó ra đem đi viện, tới giờ sống chết thế nào vẫn chưa biết. Thị Hoa nghe còn chưa hết câu chuyện đã ngất lên ngất xuống, cô ta gắng gượng bắt taxi vào viện nhi, tới cửa phòng cấp cứu thì mặt đã trắng bệnh, ngã ngồi xuống dưới sàn nhà khóc tức tưởi.
Một lát sau bác sĩ bước ra, cả nhà xúm vào hỏi, vị này nói đứa trẻ đã qua cơn nguy kịch rồi, tuy nhiên thằng bé bị nước lạnh ngấm vào người quá lâu nên có dấu hiệu bị nhiễm phong hàn, hiện nó vẫn còn yếu, phải thở bình oxi và nằm buồng cách ly, gia đình trước mắt cứ bình tĩnh. Thị Hoa khóc hết nước mắt bên giường bệnh của con trai, mới lúc sáng còn thấy thằng bé nói cười, mà giờ nhìn nó xanh xao, hơi thở yếu ớt, hai mắt nhắm nghiền, dù ở rất gần như không thể chạm vào, càng không thể ôm nó lên, xung quanh lại chằng chịt những dây dợ cùng máy móc lạnh lẽo, nhìn mà tim cô ta đau muốn vỡ ra được. Thật không biết trách ai lúc này, khi mà trước đó, bản thân cô ta còn đang nghĩ tới việc cùng một gã đàn ông qua đêm tại nhà, vì nghĩ rằng đem con đi gửi cho bố mẹ chồng là không vấn đề gì nữa. Cô ta có thực sự lo lắng cho đứa trẻ hay chỉ coi nó như gánh nặng, đẩy đi rồi liền không quan tâm tới nữa, ngay cả một chút thần giao cách cảm với con cũng không có, muốn trách thì phải tự trách bản thân mình trước tiên.
Cũng giống như Thị Hoa, bố mẹ chồng cô ta bị một phen hú vía, giờ mới coi như là tạm hoàn hồn, bà già liền chép miệng nói:
- Cũng chẳng biết làm sao mà thằng bé lại như thế nữa, bình thường nếu muốn đi đái hay gì thì nó sẽ gọi bà ơi, đây vừa cho nó ngủ được mấy phút, ngơi ra cái đã tót đi nghịch nước.
- Mà bà cũng lạ, cái bồn tắm không ai dùng sao lại xả đầy nước làm gì, may mà cấp cứu kịp, chứ không... - ông già xót cháu, quay lại trách.
- Tôi không xả, ông thấy tôi có dùng bồn tắm bao giờ không – bà già cự lại.
Thị Hoa nghe tới đó liền quay ra nhìn, ba người không ai nói với ai câu nào, nhưng trên nét mặt đã thoáng hiện ra vẻ hoang mang. Liên tiếp là những chuyện bất thường xảy đến với đứa con trai nhỏ của Thị Hoa, cô ta dù muốn dù không cũng phải thừa nhận rằng, thằng bé không thể tự mình gây ra những chuyện đó. Đáng sợ hơn là, cấp độ nguy hiểm sau mỗi lần đều tăng lên, cứ như vậy qua ngày mai không biết sẽ còn xảy ra chuyện kinh khủng gì nữa. Nhìn đứa bé thở một cách khó nhọc trong buồng cách ly, nếu vậy chỉ cần không rời mắt khỏi nó, luôn luôn trông chừng nó, cô ta tin là con mình sẽ không thể bị hãm hại lần nữa.
Đứa trẻ hôn mê liền ba hôm, bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ và Thị Hoa thay phiên nhau chăm sóc nó, tuyệt đối không lơ là một giây. Trước đó Thị Hoa có gọi điện cho chồng ở nước ngoài, nói qua loa chuyện thằng bé bị ngột nước phải nhập viện, chồng cô ta sốt rột đòi về ngay, nhưng bên đó đang có bão nên phải đợi tuần sau mới có chuyến bay. Nghe thấy chồng nói vậy, Thị Hoa hơi chột dạ, cô ta còn chưa giải quyết cái thai với Văn Phi, để tới lúc chồng cô ta về, anh ấy mà phát hiện ra chuyện bại hoại đó thì hỏng bét.
Dùng dằng tới hôm sau, đứa trẻ cuối cùng cũng tỉnh lại, vì không còn nguy hiểm nữa nên nó được đưa sang phòng điều trị, tiếp tục lưu viện thêm năm ngày nữa. Thằng bé vừa tỉnh đã lại hoạt bát như trước, ai nấy nhìn rất yên tâm, chỉ có điều tới tối là nó lên cơn sốt, Thị Hoa thức cả đêm trông con ốm, hai mắt nặng trĩu, sau khi kiểm tra thân nhiệt lần cuối, y tá nói đã hạ sốt, tình hình không đáng lo nữa. Thẳng đến gần sáng thì cô ta lơ mơ ngủ, vừa chợp mắt bên tai đột nhiên vẳng lên tiếng nước chảy róc rách, càng lúc càng gần hơn.
Trước mặt Thị Hoa là nhà tắm, tiếng nước từ bên trong vọng ra, cô ta bước lên vài bước, ở đây ánh sáng nhòe nhoẹt không chiếu rõ là ngày hay đêm, tiếng róc rách âm vang lạ thường, cứ liên tiếp rót vào tai, nghe một chút liền chóng mặt. Thị Hoa vịn tay vào cửa nhà tắm, cô ta nheo mắt nhìn, hóa ra là nước chảy trong bồn tắm, mỗi lúc một đầy lên, rất nhanh nước liền tràn ra ngoài, chảy thành dòng tới chân cô ta. Vừa lúc đó, Thị Hoa nghe có tiếng bước chân gấp gáp tiến về phía mình, cô ta ngoái lại, có hai đứa bé chạy vụt qua, đứa chạy trước nhìn không rõ mặt mũi nó như thế nào, nhưng đứa phía sau thì chính là con trai cô ta.
Thị Hoa còn chưa kịp phản ứng, hai đứa trẻ đã ùa đến bồn tắm đầy nước, con trai cô ta có vẻ rất thích thú khi chơi cùng đứa trẻ kia. Bỗng thấy đứa trẻ xa lạ đẩy thằng bé vào bồn nước, tay nó giữ lấy đầu thằng bé, nhấn ngập cả nửa người vào trong nước. Trong tích tắc Thị Hoa kinh hãi gào lên, cô ta lao tới, trong tai hỗn độn những tiếng nước chảy róc rách, tiếng quẫy nước ì oạp, và tiếng cười khanh khách giòn tan. Chân vừa nhích lên một bước, cô ta liền choàng tỉnh, ngoài trời lúc này còn nhá nhem tối, trong phòng sáng lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Thị Hoa vuốt hết mồ hôi trên trán xuống, hít thở dồn dập, cô ta nuốt một ngụm nước miếng, mắt không rời đứa con trai đang thiêm thiếp trên giường, là ai muốn hãm hại nó? Chỉ hận vừa rồi không thể nhìn rõ mặt đứa trẻ trong mơ kia, trước đây cô ta đã có nghi ngờ, đến giờ thì hoàn toàn xác định được, là nó muốn hại chết con cô ta.
Đây là trường hợp mà người ta vẫn hay gọi là vong theo, phải nhanh chóng tìm thầy giải, như con trai của Thị Hoa tới mức này là rất nguy hiểm rồi. Có điều hiện tại thằng bé vẫn còn yếu, ít nhất là phải hết thời gian điều trị mới đem nó đi được. Thị Hoa sau đó đã xin nghỉ việc để ở viện chăm con, ngoài những lúc nghỉ ngơi lấy sức, cô ta luôn luôn ở cạnh thằng bé, không rời mắt một khắc nào, toàn tâm toàn ý lo lắng cho con.
Tối hôm sau, bố mẹ chồng Thị Hoa đem một cạp lồng cháo vào viện, đủ cho cả mẹ cả con ăn, trong lúc bà nội đút cháo cho cháu, thì Thị Hoa cũng bưng một bát ngồi ở cạnh giường ăn. Vừa đưa lên miệng, mùi cháo liền xộc vào mũi khiến cô ta nôn nao, ngay lập tức cô ta buông bát ôm miệng nôn khan. Bố mẹ chồng thấy thế chỉ hỏi cô ta bị làm sao vậy, Thị Hoa gượng cười đáp dạo này thức khuya nhiều nên hơi chóng mặt buồn nôn. Vừa nói dứt mồm, đứa con trai liền sà vào lòng mẹ nó, vừa ôm vừa nói rành rọt từng chữ:
- Em bé, em bé.
Lời con trẻ sao mà ngây thơ ngộ nghĩnh, bà nội thằng bé liền vỗ lưng nó, hỏi đùa:
- Em bé đây chứ em bé nào nữa?
Thằng bé không đáp, nó ngước mắt lên nhìn mẹ, lúc này mặt cô ta đã tái đi. Ý nó là trong bụng cô ta có em bé? Ai nói mà nó biết? Cả cái cách mà nó nhìn cô ta, một đứa trẻ hai tuổi ba tháng, như thế nào lại có biểu cảm bí hiểm như vậy. Thị Hoa ngẩn người giây lát, nụ cười cứng đờ trên mặt, nếu không có người kéo lấy đứa bé, có thể cô ta sẽ tự tay đẩy nó ra, hoặc gạt nó đi rồi bỏ chạy. Vừa rời khỏi mẹ, thằng bé lại nũng nịu như cũ, thái độ khác hoàn toàn với ít giây trước. Trong lòng run sợ, cô ta thậm chí còn tưởng đó không phải là con mình, cảm giác như đối mặt với đứa trẻ xa lạ trong mơ.
Không ổn! Nếu cứ như vậy thì chuyện cô ta mang thai sẽ sớm bị bại lộ mất. Ai biết được bố mẹ chồng cô ta có để bụng chuyện này hay không, một đứa trẻ nếu không phải nghe từ người khác thì sẽ không thể nói ra những lời đó, nhất là khi nó còn là con đẻ của mình. Lần này cô ta che giấu được, nhưng chắc chắn sẽ bị nghi ngờ, trước khi chuyện này bị đẩy tới nước không thể cứu vãn nổi, phải lập tức hành động.
Danh sách chương