Bọn độc thân
Hồi trước tôi quen một vị bộ trưởng già thích lặp đi lặp lại rằng một người hoạt động không nên có vợ.Ông ta bảo tôi : " Ông coi đấy. Tại sao trong cái đời hoạt động khó khăn của tôi mà tôi vẫn giữ được bình tĩnh, thanh thản ? Tại buổi tối, sau các cuộc chiến đấu trong ngày, tôi có thể mở một cuốn sách màquên hết mọi sự ; tại tôi không bị một người vợ có tham vọng, ghen tuông,luôn luôn ở bên cạnh nhắc nhở tôi rằng các bạn đồng sự của tôi thành công hơn tôi, hoặc mách tôi rằng trong các phòng khách, các người đàn bà khác nói xấu tôi ra sao... Sung sướng thay con người cô độc ".
Ông ấy không bao giờ thuyết phục được tôi. Tôi nhận rằng con người cô độc được rộng càng hẳn. Khỏi lo lắng về nhà cửa, về gia đình. Khỏi gặp cái cảnh, đúng ngày chiến đấu thì thình lình sức mình suy kiệt đi vì một đứa con đau hoặc vì vợ mới làm một trận ầm nhà ầm cửa. Nhưng có phải nhờ độc thân mà thoát được hết những thịi hiếu bất thường của phụ nữ không ? Trừ phi là một ông thánh, còn thì người đàn ông độc thân nào cũng sống với một cô tình nhân nào đó mà tình nhân đối với họ lại còn nguy hại hơn người vợ chính thức.
Vợ ít nhất cũng có chung quyền lợi với chồng. Sóng già đời với chồng và lần lần hiểu được chồng. Tình nhân vì trẻ và đẹp, trái lại chỉ gây thêm nỗi ưu tư cho một người đàn ông có tuổi. Dĩ nhiên qui tắc c biệt lệ. Cô đào Mĩ danh tiếng Ruth Drapper, trong một hài kịch rât tế nhị, cho ta thấy đời sống một nhà kinh doanh bên cạnh một bà vợ khả ố, một cô thư kí đắc lực và một cô tình nhân nhu mì, vui vẻ, âu yếm. Cái gì cũng có thể xảy ra được và người vợ chính thức có thể chỉ là một cái máy gây gổ. Nhưng sự thực cái đó cũng hơi hiếm. Cô đọc lại sử mà coi. Ở Anh hầu hết các đại chính trị gia đều có vợ. Các phu nhân Peel, Beaconsfield, bà Gladstone đều là những người vợ hiền. Ở Pháp, ông Guizot, ông Thiers, ông poincare, tóm lại nhưng chính trị gia "cừ" nhất của ta cũng đều có vợ. Gambetta và Briand ở độc thân đấy, nhưng biết đâu chừng, hai ông đó mà có vợ thì chẳng đóng những vai trò quan trọng hơn nữa.
Người đàn ông độc thân luôn luôn chịu sự thiệt thòi lớn này là chỉ được biết cái khía cạnh lãng mạn hoặc nguy hại của một nửa nhân loại. Lại thêm không có cơ hội nhận xét trẻ em, sự giáo dục của chúng, nhu cầu của chúng. Như vậy tinh thần đâu được đầy đủ. Montherlant trong tiểu thuyết rất hay Bọn độc thânđã mạnh mẽ nghiêm khắc tỏ rằng người đàn ông độc thân chẳng hiểu chút gì về thế giới thực cả, và vũ trụ thu hẹp của họ như một trái banh cột vào đầu một dây thun, tung ra thì lại luôn luôn bật trở về họ. Người ta có thể đáp lại rằng Balzac gần suốt đời sống độc thân, vậy mà không ai khéo tả những cảnh giữa vợ chồng bằng ông. Phải, nhưng Balzac là Balzac và mười câu của ông đủ vẽ lại một cảnh vợ chồng. Cònhạng trung nhân thì năm chục năm sống chung với vợ may ra mới đủ để hiểu được mỗi một người đàn bà.
Hồi trước tôi quen một vị bộ trưởng già thích lặp đi lặp lại rằng một người hoạt động không nên có vợ.Ông ta bảo tôi : " Ông coi đấy. Tại sao trong cái đời hoạt động khó khăn của tôi mà tôi vẫn giữ được bình tĩnh, thanh thản ? Tại buổi tối, sau các cuộc chiến đấu trong ngày, tôi có thể mở một cuốn sách màquên hết mọi sự ; tại tôi không bị một người vợ có tham vọng, ghen tuông,luôn luôn ở bên cạnh nhắc nhở tôi rằng các bạn đồng sự của tôi thành công hơn tôi, hoặc mách tôi rằng trong các phòng khách, các người đàn bà khác nói xấu tôi ra sao... Sung sướng thay con người cô độc ".
Ông ấy không bao giờ thuyết phục được tôi. Tôi nhận rằng con người cô độc được rộng càng hẳn. Khỏi lo lắng về nhà cửa, về gia đình. Khỏi gặp cái cảnh, đúng ngày chiến đấu thì thình lình sức mình suy kiệt đi vì một đứa con đau hoặc vì vợ mới làm một trận ầm nhà ầm cửa. Nhưng có phải nhờ độc thân mà thoát được hết những thịi hiếu bất thường của phụ nữ không ? Trừ phi là một ông thánh, còn thì người đàn ông độc thân nào cũng sống với một cô tình nhân nào đó mà tình nhân đối với họ lại còn nguy hại hơn người vợ chính thức.
Vợ ít nhất cũng có chung quyền lợi với chồng. Sóng già đời với chồng và lần lần hiểu được chồng. Tình nhân vì trẻ và đẹp, trái lại chỉ gây thêm nỗi ưu tư cho một người đàn ông có tuổi. Dĩ nhiên qui tắc c biệt lệ. Cô đào Mĩ danh tiếng Ruth Drapper, trong một hài kịch rât tế nhị, cho ta thấy đời sống một nhà kinh doanh bên cạnh một bà vợ khả ố, một cô thư kí đắc lực và một cô tình nhân nhu mì, vui vẻ, âu yếm. Cái gì cũng có thể xảy ra được và người vợ chính thức có thể chỉ là một cái máy gây gổ. Nhưng sự thực cái đó cũng hơi hiếm. Cô đọc lại sử mà coi. Ở Anh hầu hết các đại chính trị gia đều có vợ. Các phu nhân Peel, Beaconsfield, bà Gladstone đều là những người vợ hiền. Ở Pháp, ông Guizot, ông Thiers, ông poincare, tóm lại nhưng chính trị gia "cừ" nhất của ta cũng đều có vợ. Gambetta và Briand ở độc thân đấy, nhưng biết đâu chừng, hai ông đó mà có vợ thì chẳng đóng những vai trò quan trọng hơn nữa.
Người đàn ông độc thân luôn luôn chịu sự thiệt thòi lớn này là chỉ được biết cái khía cạnh lãng mạn hoặc nguy hại của một nửa nhân loại. Lại thêm không có cơ hội nhận xét trẻ em, sự giáo dục của chúng, nhu cầu của chúng. Như vậy tinh thần đâu được đầy đủ. Montherlant trong tiểu thuyết rất hay Bọn độc thânđã mạnh mẽ nghiêm khắc tỏ rằng người đàn ông độc thân chẳng hiểu chút gì về thế giới thực cả, và vũ trụ thu hẹp của họ như một trái banh cột vào đầu một dây thun, tung ra thì lại luôn luôn bật trở về họ. Người ta có thể đáp lại rằng Balzac gần suốt đời sống độc thân, vậy mà không ai khéo tả những cảnh giữa vợ chồng bằng ông. Phải, nhưng Balzac là Balzac và mười câu của ông đủ vẽ lại một cảnh vợ chồng. Cònhạng trung nhân thì năm chục năm sống chung với vợ may ra mới đủ để hiểu được mỗi một người đàn bà.
Danh sách chương