Pha nằm trên phản nhà ngoài, một tay vắt ngang trán, một tay cầm cái quạt mo, thỉnh thoảng đập phành phạch xuống chiếu. Anh không nực nhưng phải phẩy luôn như thế, để đánh tiếng rằng mình vẫn còn thức.
Làm lụng quần quật suốt ngày ở ngòai đồng, Pha mệt lắm. Mọi tối, vào lúc này, anh đương đánh một giấc ngon, nhưng hôm nay vì bận rộn, nên anh có sức để nghe ngóng và chờ đợi. Và để lo lắng nửa, vợ anh đương dở dạ đẻ.
Phải, anh không lo sao được. Ngày năm kia cái hôm vợ ở cữ, con bé dại, Pha đã một phen chí khổ. Vì đẻ con so, nên chị đau đớn quần, quằn quại hàng mấy giờ đồng hồ. Rồi đến khi cuốn queo, chị không chịu nổi, cứ réo mãi tên chồng lên mà chửi, những là mày làm khổ bà. Bà trùm Sủng, một bà tắm, trong ba mươi năm nay, đã đỡ cho gần khắp người hàng tổng, hôm ấy cũng sợ mê, giục anh phải lập tức trèo qua nóc nhà, rồi lại lội ao, từ bờ nọ sang bờ kia, tuy trời rét như cắt ruột.
Bây giờ Pha nghĩ lại việc ấy mà còn rùng mình, sợ như người phải đi sứ.
Bởi vậy, từ lúc bà trùm đến, mỗi khi nghe tiếng bà giục vợ rặn, và chị ấy ì ặch thở như người sắp tắt hơi, anh lại thương vợ và lo cho mình. mãi vẫn vơ nghĩ bao nhiêu, Pha cảm cảnh trơ trọi bấy nhiêu.
Thực vậy, ba anh em ruột của Pha: Quấy thì chết, Quậy thì đi làm ăn ở trên mỏ Thái Nguyên, Hòa thì cữ tháng chạp năm ngoái, sau hồi đói kém, đi bạt tận đâu đâu, chẳng nhắn tin về. Anh vẫn tưởng hắn ra ngoài tỉnh, nhờ ông bát Hương là chú họ, vì ông này buôn bán giàu có. Nhưng không phải. Chị ruột anh, chị Sáo, nhờ trời được phong lưu, nhưng lại lấy chồng xa. Pha hơn anh em được cái vợ có vốn đi chợ. Gánh hàng xén đang giá bộ ba chục đồng ấy, đã cung cấp cho hai miệng đủ ăn, không phải chạy ngược chạy xuôi, và chỗ tám sào ruộng của cha mẹ chia cho, không đến nỗi chết non chết yểu.
Nhà Pha ở vào đầu sớm Chũm, làng An Đạo, làm trong miếng đất thiên thẹo, rộng độ mươi bước. Đất ấy của ông bà nhạc cho vợ chồng anh mới cười. Từ khi ăn riêng, anh mới cố dúm lấy một cái nhà, thôi thì để che mưa, che nắng, đỡ mang tiếng là có đất mà đi ở nhờ người khác.
Nhà ấy cũng như phần nhiều nhà trong làng chúng ta, nó là 2 cái mái lợp tranh, hờ hững úp trên những bức vách thấp lè tè và mỏng rinh rính. Nó có hai gian ngoài và một gian buồng, mà đầu nhà và dưới có rãnh nước đen đặc và nổi váng, dùng làm chổ đun nấu. Ánh sáng đáng lẽ được đường hòang lọt vào trong bằng cả một khỏang rộng không gian. Song, từ sáng đến chiều thẳm, người thì đi chợ người thì ra đồng, nên ngay từ lúc mặt trời còn lắp ló, sau bụi tre, cái liếp dùng làm cửa phải hạ xuống. Cũng bởi lẽ ấy hai vợ chồng, chẳng ai có lúc nào rỗi được ở nhà mà chăm non quét tước cả.
Nhà này tuy mới làm được có hai năm, nhưng thì giờ ấy cũng đủ nhiều cho nó phải làm đúng bổn phận với chu quá lạnh nhạt của nó. Cho nên đã lâu nay, cái nhà ấy lấn cả ra ngoài cái giới hạn của công dụng.
Mái tranh đầy mạng nhện rủ lủng lẳng xuống hàng tràng, là một chỗ hứng rất được nhiều nước mưa, và tiện thể cho chảy vào nhà tong tỏng. Từ dưới cái mái ghẻ lỡ ấy đến mặt phản ồm yếu, là một kho to tát để giữ khư khư lấy một thứ hơi vừa ẩm vừa hôi, một công trình trộn lẫn rất ít công phu của các thức ăn, để mặc, để dùng, để ở. Dưới gằm phản tối tăm là ací trại muỗi, chỉ chờ lúc có người là thả đội quân du kích. Mắt nền là cái nền rât tốt, đầy xanh rêu, có điểm từng đống mùn mọt hung hung. Dưới tầng đất là chổ ở rất bình tỉnh của những gia đình đủ các thứ chuột to nhỏ, tha hồ mà sinh năm đẻ bảy. Và khắp cả, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ phải sang trái, nhà ấy lại cà cái hủ, đặt quyền sự nhốt vi trùng các chứng bệnh. Xung quanh hũ, ngay khi chủ hạ liếp xuống để đi vắng đã hiện ra hàng trăn, nghìn khe và lỗ để ánh sáng vào, chẳng khác gì từng ấy con mắt ghê gớm của các vị hung thần vay quanh tứ phía chòng chọc nhìn vào, để canh cho một thứ giết người nào ở trong được lọt ra ngoài vậy.
Vậy mà vợ chồng Pha ở mấy năm nay, đã không tự biết là can đảm. Hơn nửa lần àno đẻ, chị vẫn nằm trong buồng và mời bà trùm Sũng đến đở cho.
Bà trùm bước chân lên hè lúc nào, là bắt chị rặn lúc ấy. Bà vạch cái khăn bằng the che đôi mắt đã về già để cố nhìn cho rõ, rồi bước chân vào buồng.
- Gớm, sao mà tối thế này, có cho xin cái đèn không? Nào cứ cố lên. Trời phật đền cho tằhng Cu thì tha hồ mà mừng.
Rồi cười ra ý bằng lòng, bà bảo:
- Được, buồng gái đẻ kín đáo thế này càng tốt.
Một lát, sờ sọang chán bà lại cười hỏi:
- Ồ, thế kêu ở đâu đấy, tôi chẳng trong thấy gì cả. Có cái đèn vào đây hay không?
Lúc ấy Pha đã châm xong cái đèn rồi. Anh cầm đèn đến cửa buồng, đặt ở ngưởng và gọi với vào trong:
- Đèn đấy, bà ơi.
Bà trùm gắt:
- Gớm, cậu hạng vừa vừa chớ, vợ đẻ chứ ai đẻ mà sợ bẩn không dám vào.
Pha chưa kịp đáp thì vợ đã hì hạch thở, vừa gảii thích:
- Nhà tôi giữ vía lắm bà ạ.
Bà trùm dỗ dành:
- Cố lên, cố nhìêu lên, nó sắp ra rồi. Nín hơi lại mà rặn.
Ngọn đèn Hoa Kỳ khói um, theo tay răn reo của bà trùm đem vào. Ánh lữa đỏ chiếu ra ngoài đi lệch về phía cửa.
Phanằm lặng trên phản để nghe
Bên trong vợ anh nghiến răng lại vừa thở hổn hển vừa kêu nắgt từng tiếng:
- Đau lắm bà ơi, bà có thể làm cách nào cho tôi không chết mất.
Bà tắm gắt tự nhiên:
-Iả vào mồm dại nào?
Bà pha trò:
- Sướng lắm thì khổ nhiều, ai bảo! Cố lên tí nữa thôi, nó đã ra được cái đầu rồi.
Từ nãy, Pha trống ngực thình thình, bấy giờ thấy nhẹ bỗng ngừơi hẳn, Anh thấy vợ thở rất mạnh, chắc là lấy hết hơi sức.
Nhưng chị bỗng quằn quại kêu:
- Khổ lắm, bà ơi, nó đã ra đâu! Tôi tắt hơi mất!
- Phải gió, lại cứ kêu. Cố lên, im mà rặn!
-Khốn nạn nào có im được đâu. Đau lắm! Mệt lắm!
Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu, Pha lại nhăn nhó mặt theo, tưởng chừng như chính mình đau vậy. Gía có thể đau thay được, chắc anh chẳng từ. Nhưng biết làm thế nào? Pha lắc đầu thở dài.
Bỗng bà đỡ đập tay đánh đét một cái và gắt:
-Ghê gớm muỗi! Bác Pha có cho tôi mượn cái quạt không?
Pha ngồi nhổm dậy, đứng ngoài cửa, thò tay vào liếc mắt nhìn trộm và gọi:
- Qụat đây, bà ơi!
Chị Pha tưởng chồng xông xáo vội vàng nằm quay mặt vào vách, kéo chiếc quần che cái thân thể lõa lồ. Rồi vừa thở dốc, vừa nghiến răng, cố nói ra tiếng, chị đuổi chồng ra quần quật:
- Đi ra, khỉ! Phỉ hổ đàn ông
Bà trùm đứng dậy càu nhàu:
- Bác ấy có vào đâu nào! Chồng chứ ai mà thẹn!
Pha sợ tái mét mặt, Anh yên trí vợ bắt đầu tức, thì chắc lại nhớ đến việc chửi lần trước. Cho nên lúc đưa quạt cho bà Anh hỏi khẽ:
- Sao lâu thế hỡ bà?
Bà trùm ghé miệng vào tai anh nói thầm, Mùi quết trầu lại rõ hơn tiếng nói. Song, Pha cũng hiểu là bà muốn dặn gì rồi.
Lập tức anh lẳng lặng ra sân, xuống cái chuồng nhỏ xíu trước kia nuôi lợn. Anh víu vào cọc đóng ở cửa, cố hết sức lay, và dần dần nhổ lên đủ bốn cái.
Làm xong anh vui vẻ đi rất nhanh lên nhà, anh tin rằng như vậy vợ anh sẽ đẻ dễ dàng, đẻ ngây bây giờ, và anh không lo nạn sang sứ nữa. Bà trùm đã bảo anh từ hôm nọ làm phép như thế rât hiệu nghiệm.
Nhưng chị Pha cứ kêu, kêu mãi, và mỗi cơn đau nỗi lên mảnh liệt, mà chị quần quại thì bà đỡ lại mắng:
- Rặn đi, chứ cứ kêu thì bao giờ nó ra, gớm, sốt cả ruột!
Chồng thì giục cuống người ta đến, mà nào đã đẻ! Để yên ở nhà, người ta đã ngủ được một gấic.
Mỗi lúc thấy vợ như kiệt lực, Pha lại thở dài và thất vọng, anh lo thế nào cũng phải chửi, nên vẫn phải cầm canh bằng chiếc quạt.
Nhưng một lát trong buồng im lặng. Anh lắng tai để nghe, Vợ anh không kêu, mà bà trùm cũng không giục rặn nữa. Có lẽ hai người cũng mệt và cùng ngủ thiếp đi.
Bỗng độ đầu trống canh ba, Pha thấy vợ rú lên gọi dồn:
- Bà ơi, bà trùm ơi! Khổ thân tôi, đau quá!
Không có tiếng trả lời, chị Pha gọi chồng:
- Nhà ơi! gọi hộ bà trùm dậy đi, mau lên.
Pha cuống quýt nhỗm dậy gọi:
- Bà trùm, bà trùm, nhà tôi gọi bà!
Pha đón vợ sắp đẻ. Anh lo lắng hơn trước, bà trùm ú ớ thưa:
-Ơi, biết rồi! cố gặng một lúc nửa đi
Bà quạt phành phạch dăm cái rồi ngồi dậy.
- Nó đương ra bà ơi, bà đỡ nó cho tôi
- Ờ, tôi đây.
Chị Pha rặn, cố nhín hơi để rặn. Pha hổi hộp, một lát tiếng nhoe nhoe đưa ra. Pha mừng rỡ lại hồn.
- Ồ, thằng Cu
Pha sung sướng quá. Sướng cuống cả lên. Thế là vợ anh qua cơn vượt cạn. Mà trời cho đứa con trai. Thôi thế cũng bỏ cái công vợ chồng ăn ở hiền lành.
Đứa bé vẫn nhoe nhoe khóc. Bà trùm tắm cho nó. Tiếng nước dội róc rách. Nó càng khóc. Bà trùm làm gì một lát, rồi bảo:
- Nó đói đấy cho nó ngậm vú để nó đỡ khóc.
Một lát nửa bà bảo:
- Thôi tôi về.
Chị Pha ể ỏai nói: -
- Bà ngủ chơi đằng này, khuya rồi, về làm gi.
-Thôi chả ngủ đây, mai mất buổi chợ.
Bà nói đọan, ánh đỏ trong buồng chiếu ra nàh ngoài, bà trùm cầm đèn buớc ra cửa buồng, chào:
- Bác gái nằm chơi.
Pha đứng dậy đưa gậy cho bà và đỡ lấy cây đèn. Anh dắt bà xuống sân. Bà trùm vạch đôi con mắt chỉ còn lòng đen bạc phếch để nhìn Pha, rồi nói thầm:
-Cũng may đây, không có thì đến đêm. Thôi, thong thả, bác trai chơi nhé.
- Để tôi đưa bà về.
- Gĩa ơn bác, sáng trăng như ban ngày đây mà.
Pha dặn:
-Mai bác đến sớm tắm cho cháu
- Ừ, à này, nhớ mua nước giãi cho bu nó uống nhé. Chả thuốc nào bằng, tôi nghiện đấy ngày nào đi chợ về cũng một bát.
Pha đặt đèn trên hè, dắt bà trùm Sủng đi. Tuy vậy bà vẫn sờ lối bằng gậy, vì chẳng trông rõ gì. Đường trong làng bà chỉ thuộc lòng mà thôi.
Bà trùm qua vạt nước kê cạnh cây cau, thì dừng lại, bà múc một gáo để uống và sung sướng kêu lên.
- Mát ruột!
Bà đổ chỗ nước còn thừa vào chum, rồi lại sờ soạng đi.
Pha nâng cổng lên để bà qua, rồi chào:
- Bà về,
- Phải, không dám, bác chơi.
Đàn chó bắt đầu làm náo động cả xóm Chũm.
Làm lụng quần quật suốt ngày ở ngòai đồng, Pha mệt lắm. Mọi tối, vào lúc này, anh đương đánh một giấc ngon, nhưng hôm nay vì bận rộn, nên anh có sức để nghe ngóng và chờ đợi. Và để lo lắng nửa, vợ anh đương dở dạ đẻ.
Phải, anh không lo sao được. Ngày năm kia cái hôm vợ ở cữ, con bé dại, Pha đã một phen chí khổ. Vì đẻ con so, nên chị đau đớn quần, quằn quại hàng mấy giờ đồng hồ. Rồi đến khi cuốn queo, chị không chịu nổi, cứ réo mãi tên chồng lên mà chửi, những là mày làm khổ bà. Bà trùm Sủng, một bà tắm, trong ba mươi năm nay, đã đỡ cho gần khắp người hàng tổng, hôm ấy cũng sợ mê, giục anh phải lập tức trèo qua nóc nhà, rồi lại lội ao, từ bờ nọ sang bờ kia, tuy trời rét như cắt ruột.
Bây giờ Pha nghĩ lại việc ấy mà còn rùng mình, sợ như người phải đi sứ.
Bởi vậy, từ lúc bà trùm đến, mỗi khi nghe tiếng bà giục vợ rặn, và chị ấy ì ặch thở như người sắp tắt hơi, anh lại thương vợ và lo cho mình. mãi vẫn vơ nghĩ bao nhiêu, Pha cảm cảnh trơ trọi bấy nhiêu.
Thực vậy, ba anh em ruột của Pha: Quấy thì chết, Quậy thì đi làm ăn ở trên mỏ Thái Nguyên, Hòa thì cữ tháng chạp năm ngoái, sau hồi đói kém, đi bạt tận đâu đâu, chẳng nhắn tin về. Anh vẫn tưởng hắn ra ngoài tỉnh, nhờ ông bát Hương là chú họ, vì ông này buôn bán giàu có. Nhưng không phải. Chị ruột anh, chị Sáo, nhờ trời được phong lưu, nhưng lại lấy chồng xa. Pha hơn anh em được cái vợ có vốn đi chợ. Gánh hàng xén đang giá bộ ba chục đồng ấy, đã cung cấp cho hai miệng đủ ăn, không phải chạy ngược chạy xuôi, và chỗ tám sào ruộng của cha mẹ chia cho, không đến nỗi chết non chết yểu.
Nhà Pha ở vào đầu sớm Chũm, làng An Đạo, làm trong miếng đất thiên thẹo, rộng độ mươi bước. Đất ấy của ông bà nhạc cho vợ chồng anh mới cười. Từ khi ăn riêng, anh mới cố dúm lấy một cái nhà, thôi thì để che mưa, che nắng, đỡ mang tiếng là có đất mà đi ở nhờ người khác.
Nhà ấy cũng như phần nhiều nhà trong làng chúng ta, nó là 2 cái mái lợp tranh, hờ hững úp trên những bức vách thấp lè tè và mỏng rinh rính. Nó có hai gian ngoài và một gian buồng, mà đầu nhà và dưới có rãnh nước đen đặc và nổi váng, dùng làm chổ đun nấu. Ánh sáng đáng lẽ được đường hòang lọt vào trong bằng cả một khỏang rộng không gian. Song, từ sáng đến chiều thẳm, người thì đi chợ người thì ra đồng, nên ngay từ lúc mặt trời còn lắp ló, sau bụi tre, cái liếp dùng làm cửa phải hạ xuống. Cũng bởi lẽ ấy hai vợ chồng, chẳng ai có lúc nào rỗi được ở nhà mà chăm non quét tước cả.
Nhà này tuy mới làm được có hai năm, nhưng thì giờ ấy cũng đủ nhiều cho nó phải làm đúng bổn phận với chu quá lạnh nhạt của nó. Cho nên đã lâu nay, cái nhà ấy lấn cả ra ngoài cái giới hạn của công dụng.
Mái tranh đầy mạng nhện rủ lủng lẳng xuống hàng tràng, là một chỗ hứng rất được nhiều nước mưa, và tiện thể cho chảy vào nhà tong tỏng. Từ dưới cái mái ghẻ lỡ ấy đến mặt phản ồm yếu, là một kho to tát để giữ khư khư lấy một thứ hơi vừa ẩm vừa hôi, một công trình trộn lẫn rất ít công phu của các thức ăn, để mặc, để dùng, để ở. Dưới gằm phản tối tăm là ací trại muỗi, chỉ chờ lúc có người là thả đội quân du kích. Mắt nền là cái nền rât tốt, đầy xanh rêu, có điểm từng đống mùn mọt hung hung. Dưới tầng đất là chổ ở rất bình tỉnh của những gia đình đủ các thứ chuột to nhỏ, tha hồ mà sinh năm đẻ bảy. Và khắp cả, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ phải sang trái, nhà ấy lại cà cái hủ, đặt quyền sự nhốt vi trùng các chứng bệnh. Xung quanh hũ, ngay khi chủ hạ liếp xuống để đi vắng đã hiện ra hàng trăn, nghìn khe và lỗ để ánh sáng vào, chẳng khác gì từng ấy con mắt ghê gớm của các vị hung thần vay quanh tứ phía chòng chọc nhìn vào, để canh cho một thứ giết người nào ở trong được lọt ra ngoài vậy.
Vậy mà vợ chồng Pha ở mấy năm nay, đã không tự biết là can đảm. Hơn nửa lần àno đẻ, chị vẫn nằm trong buồng và mời bà trùm Sũng đến đở cho.
Bà trùm bước chân lên hè lúc nào, là bắt chị rặn lúc ấy. Bà vạch cái khăn bằng the che đôi mắt đã về già để cố nhìn cho rõ, rồi bước chân vào buồng.
- Gớm, sao mà tối thế này, có cho xin cái đèn không? Nào cứ cố lên. Trời phật đền cho tằhng Cu thì tha hồ mà mừng.
Rồi cười ra ý bằng lòng, bà bảo:
- Được, buồng gái đẻ kín đáo thế này càng tốt.
Một lát, sờ sọang chán bà lại cười hỏi:
- Ồ, thế kêu ở đâu đấy, tôi chẳng trong thấy gì cả. Có cái đèn vào đây hay không?
Lúc ấy Pha đã châm xong cái đèn rồi. Anh cầm đèn đến cửa buồng, đặt ở ngưởng và gọi với vào trong:
- Đèn đấy, bà ơi.
Bà trùm gắt:
- Gớm, cậu hạng vừa vừa chớ, vợ đẻ chứ ai đẻ mà sợ bẩn không dám vào.
Pha chưa kịp đáp thì vợ đã hì hạch thở, vừa gảii thích:
- Nhà tôi giữ vía lắm bà ạ.
Bà trùm dỗ dành:
- Cố lên, cố nhìêu lên, nó sắp ra rồi. Nín hơi lại mà rặn.
Ngọn đèn Hoa Kỳ khói um, theo tay răn reo của bà trùm đem vào. Ánh lữa đỏ chiếu ra ngoài đi lệch về phía cửa.
Phanằm lặng trên phản để nghe
Bên trong vợ anh nghiến răng lại vừa thở hổn hển vừa kêu nắgt từng tiếng:
- Đau lắm bà ơi, bà có thể làm cách nào cho tôi không chết mất.
Bà tắm gắt tự nhiên:
-Iả vào mồm dại nào?
Bà pha trò:
- Sướng lắm thì khổ nhiều, ai bảo! Cố lên tí nữa thôi, nó đã ra được cái đầu rồi.
Từ nãy, Pha trống ngực thình thình, bấy giờ thấy nhẹ bỗng ngừơi hẳn, Anh thấy vợ thở rất mạnh, chắc là lấy hết hơi sức.
Nhưng chị bỗng quằn quại kêu:
- Khổ lắm, bà ơi, nó đã ra đâu! Tôi tắt hơi mất!
- Phải gió, lại cứ kêu. Cố lên, im mà rặn!
-Khốn nạn nào có im được đâu. Đau lắm! Mệt lắm!
Mỗi lần thấy vợ mếu máo kêu, Pha lại nhăn nhó mặt theo, tưởng chừng như chính mình đau vậy. Gía có thể đau thay được, chắc anh chẳng từ. Nhưng biết làm thế nào? Pha lắc đầu thở dài.
Bỗng bà đỡ đập tay đánh đét một cái và gắt:
-Ghê gớm muỗi! Bác Pha có cho tôi mượn cái quạt không?
Pha ngồi nhổm dậy, đứng ngoài cửa, thò tay vào liếc mắt nhìn trộm và gọi:
- Qụat đây, bà ơi!
Chị Pha tưởng chồng xông xáo vội vàng nằm quay mặt vào vách, kéo chiếc quần che cái thân thể lõa lồ. Rồi vừa thở dốc, vừa nghiến răng, cố nói ra tiếng, chị đuổi chồng ra quần quật:
- Đi ra, khỉ! Phỉ hổ đàn ông
Bà trùm đứng dậy càu nhàu:
- Bác ấy có vào đâu nào! Chồng chứ ai mà thẹn!
Pha sợ tái mét mặt, Anh yên trí vợ bắt đầu tức, thì chắc lại nhớ đến việc chửi lần trước. Cho nên lúc đưa quạt cho bà Anh hỏi khẽ:
- Sao lâu thế hỡ bà?
Bà trùm ghé miệng vào tai anh nói thầm, Mùi quết trầu lại rõ hơn tiếng nói. Song, Pha cũng hiểu là bà muốn dặn gì rồi.
Lập tức anh lẳng lặng ra sân, xuống cái chuồng nhỏ xíu trước kia nuôi lợn. Anh víu vào cọc đóng ở cửa, cố hết sức lay, và dần dần nhổ lên đủ bốn cái.
Làm xong anh vui vẻ đi rất nhanh lên nhà, anh tin rằng như vậy vợ anh sẽ đẻ dễ dàng, đẻ ngây bây giờ, và anh không lo nạn sang sứ nữa. Bà trùm đã bảo anh từ hôm nọ làm phép như thế rât hiệu nghiệm.
Nhưng chị Pha cứ kêu, kêu mãi, và mỗi cơn đau nỗi lên mảnh liệt, mà chị quần quại thì bà đỡ lại mắng:
- Rặn đi, chứ cứ kêu thì bao giờ nó ra, gớm, sốt cả ruột!
Chồng thì giục cuống người ta đến, mà nào đã đẻ! Để yên ở nhà, người ta đã ngủ được một gấic.
Mỗi lúc thấy vợ như kiệt lực, Pha lại thở dài và thất vọng, anh lo thế nào cũng phải chửi, nên vẫn phải cầm canh bằng chiếc quạt.
Nhưng một lát trong buồng im lặng. Anh lắng tai để nghe, Vợ anh không kêu, mà bà trùm cũng không giục rặn nữa. Có lẽ hai người cũng mệt và cùng ngủ thiếp đi.
Bỗng độ đầu trống canh ba, Pha thấy vợ rú lên gọi dồn:
- Bà ơi, bà trùm ơi! Khổ thân tôi, đau quá!
Không có tiếng trả lời, chị Pha gọi chồng:
- Nhà ơi! gọi hộ bà trùm dậy đi, mau lên.
Pha cuống quýt nhỗm dậy gọi:
- Bà trùm, bà trùm, nhà tôi gọi bà!
Pha đón vợ sắp đẻ. Anh lo lắng hơn trước, bà trùm ú ớ thưa:
-Ơi, biết rồi! cố gặng một lúc nửa đi
Bà quạt phành phạch dăm cái rồi ngồi dậy.
- Nó đương ra bà ơi, bà đỡ nó cho tôi
- Ờ, tôi đây.
Chị Pha rặn, cố nhín hơi để rặn. Pha hổi hộp, một lát tiếng nhoe nhoe đưa ra. Pha mừng rỡ lại hồn.
- Ồ, thằng Cu
Pha sung sướng quá. Sướng cuống cả lên. Thế là vợ anh qua cơn vượt cạn. Mà trời cho đứa con trai. Thôi thế cũng bỏ cái công vợ chồng ăn ở hiền lành.
Đứa bé vẫn nhoe nhoe khóc. Bà trùm tắm cho nó. Tiếng nước dội róc rách. Nó càng khóc. Bà trùm làm gì một lát, rồi bảo:
- Nó đói đấy cho nó ngậm vú để nó đỡ khóc.
Một lát nửa bà bảo:
- Thôi tôi về.
Chị Pha ể ỏai nói: -
- Bà ngủ chơi đằng này, khuya rồi, về làm gi.
-Thôi chả ngủ đây, mai mất buổi chợ.
Bà nói đọan, ánh đỏ trong buồng chiếu ra nàh ngoài, bà trùm cầm đèn buớc ra cửa buồng, chào:
- Bác gái nằm chơi.
Pha đứng dậy đưa gậy cho bà và đỡ lấy cây đèn. Anh dắt bà xuống sân. Bà trùm vạch đôi con mắt chỉ còn lòng đen bạc phếch để nhìn Pha, rồi nói thầm:
-Cũng may đây, không có thì đến đêm. Thôi, thong thả, bác trai chơi nhé.
- Để tôi đưa bà về.
- Gĩa ơn bác, sáng trăng như ban ngày đây mà.
Pha dặn:
-Mai bác đến sớm tắm cho cháu
- Ừ, à này, nhớ mua nước giãi cho bu nó uống nhé. Chả thuốc nào bằng, tôi nghiện đấy ngày nào đi chợ về cũng một bát.
Pha đặt đèn trên hè, dắt bà trùm Sủng đi. Tuy vậy bà vẫn sờ lối bằng gậy, vì chẳng trông rõ gì. Đường trong làng bà chỉ thuộc lòng mà thôi.
Bà trùm qua vạt nước kê cạnh cây cau, thì dừng lại, bà múc một gáo để uống và sung sướng kêu lên.
- Mát ruột!
Bà đổ chỗ nước còn thừa vào chum, rồi lại sờ soạng đi.
Pha nâng cổng lên để bà qua, rồi chào:
- Bà về,
- Phải, không dám, bác chơi.
Đàn chó bắt đầu làm náo động cả xóm Chũm.
Danh sách chương