Đêm đó tôi mở cửa nhà bằng cái chìa khóa của mình và đi thẳng về phòng. Bố mẹ đang ngủ, không có ai dậy để la mắng tôi, đứa con gái hoang tàng. Tôi tự hỏi vì sao ít ra họ không cố hiểu những phức tạp trong nội tâm tôi. Họ chẳng hề hay tôi đã sợ hãi, đã tuyệt vọng ra sao.
Buổi sáng đến, tôi nằm trong giường, đắm mình trong hơi ấm của chăn đệm. Hôm nay chẳng đến trường đâu, tôi nghĩ. Nhưng tôi biết rằng cứ lang thang khắp thế giới chỉ làm tôi suy nhược thêm, đến độ không còn đường trở lại.
“Mở cửa ra, Minh Minh.” Một tràng gõ cửa dồn dập lôi tôi ra khỏi cơn mơ màng. Mẹ tôi đang gọi tôi bằng cái tên hồi nhỏ.
“Minh Minh, mở cửa, mẹ muốn nói chuyện với con.” Cánh cửa nặng trĩu. Tôi không thể chịu nổi cái nhìn u tối trong mắt mẹ.
“Tí nữa mẹ sẽ đến trường con, thế con định ra sao? Mẹ sẽ nói gì với họ?...”
Mẹ đã nói nhiều hơn nữa, nhưng tôi không nghe, có lẽ là một phản ứng tâm lý. Đôi chút tôi nghe được cũng đủ để giết tôi. Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác bối rối, có tội mà tôi cảm thấy với người phụ nữ âu lo đang đứng bên kia cánh cửa. Trước khi có thể nghĩ ngợi đâu ra đó, tôi đã khiến cuộc sống của người khác trở nên khốn khổ.
“Mẹ bảo họ là con không đến. Chúng ta có thể tìm một lớp tư thục mở rộng trong vài ngày tới.”
“Nhưng đó chỉ là ngắn hạn thôi. Con định làm gì sau đó?” Tôi nhận ra nỗi buồn ẩn sâu trong câu hỏi của mẹ.
“Đến lúc đó hẵng hay.”
Bước chân mẹ lùi xa, cánh cửa sập lại, mẹ đã bỏ đi.
Tôi nằm lại và lo lắng nhìn ra bầu trời âm u ngoài cửa sổ như một khuôn mặt mơ hồ, nhợt nhạt: một ngày mùa đông Bắc Kinh điển hình. Tôi nhớ đến chuyện đã không được lãng phí một giây trong buổi sáng đến trường, trời vẫn tối đã ra khỏi giường, và cái dải màu xanh vẫn còn chưa xuất hiện trên bầu trời mãi tới những tiết học sau.
Không biết bao giờ thì mẹ về. Tôi nghĩ tới một người tên là Trương Đông Húc, người đang viết một cuốn sách sắp xuất bản. Anh ta và tôi trạc tuổi, cùng học trung học, và anh ta đã viết xong cuốn tiểu thuyết. Mọi người sẽ mua và đọc nó, trong số đó sẽ có ít nhất một người thực sự thích nó.
Còn tôi thì bỏ học và bỏ nhà đi, chỉ để thấy rằng, lúc nào cũng vậy, tôi chỉ là một kẻ tay trắng, cùng đường. Có một câu của Lỗ Tấn đã nói lên tất cả: “Đời người khổ nhất là tỉnh cơn mơ để rồi thấy tương lai không còn đường quay bước.” Làm thế nào ông ấy lại viết ra một điều đau lòng đến thế?... không có đường thì tôi sẽ tạo ra đường.
Tôi tự hỏi không biết mình có thể viết văn để sống?
Buổi sáng đến, tôi nằm trong giường, đắm mình trong hơi ấm của chăn đệm. Hôm nay chẳng đến trường đâu, tôi nghĩ. Nhưng tôi biết rằng cứ lang thang khắp thế giới chỉ làm tôi suy nhược thêm, đến độ không còn đường trở lại.
“Mở cửa ra, Minh Minh.” Một tràng gõ cửa dồn dập lôi tôi ra khỏi cơn mơ màng. Mẹ tôi đang gọi tôi bằng cái tên hồi nhỏ.
“Minh Minh, mở cửa, mẹ muốn nói chuyện với con.” Cánh cửa nặng trĩu. Tôi không thể chịu nổi cái nhìn u tối trong mắt mẹ.
“Tí nữa mẹ sẽ đến trường con, thế con định ra sao? Mẹ sẽ nói gì với họ?...”
Mẹ đã nói nhiều hơn nữa, nhưng tôi không nghe, có lẽ là một phản ứng tâm lý. Đôi chút tôi nghe được cũng đủ để giết tôi. Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác bối rối, có tội mà tôi cảm thấy với người phụ nữ âu lo đang đứng bên kia cánh cửa. Trước khi có thể nghĩ ngợi đâu ra đó, tôi đã khiến cuộc sống của người khác trở nên khốn khổ.
“Mẹ bảo họ là con không đến. Chúng ta có thể tìm một lớp tư thục mở rộng trong vài ngày tới.”
“Nhưng đó chỉ là ngắn hạn thôi. Con định làm gì sau đó?” Tôi nhận ra nỗi buồn ẩn sâu trong câu hỏi của mẹ.
“Đến lúc đó hẵng hay.”
Bước chân mẹ lùi xa, cánh cửa sập lại, mẹ đã bỏ đi.
Tôi nằm lại và lo lắng nhìn ra bầu trời âm u ngoài cửa sổ như một khuôn mặt mơ hồ, nhợt nhạt: một ngày mùa đông Bắc Kinh điển hình. Tôi nhớ đến chuyện đã không được lãng phí một giây trong buổi sáng đến trường, trời vẫn tối đã ra khỏi giường, và cái dải màu xanh vẫn còn chưa xuất hiện trên bầu trời mãi tới những tiết học sau.
Không biết bao giờ thì mẹ về. Tôi nghĩ tới một người tên là Trương Đông Húc, người đang viết một cuốn sách sắp xuất bản. Anh ta và tôi trạc tuổi, cùng học trung học, và anh ta đã viết xong cuốn tiểu thuyết. Mọi người sẽ mua và đọc nó, trong số đó sẽ có ít nhất một người thực sự thích nó.
Còn tôi thì bỏ học và bỏ nhà đi, chỉ để thấy rằng, lúc nào cũng vậy, tôi chỉ là một kẻ tay trắng, cùng đường. Có một câu của Lỗ Tấn đã nói lên tất cả: “Đời người khổ nhất là tỉnh cơn mơ để rồi thấy tương lai không còn đường quay bước.” Làm thế nào ông ấy lại viết ra một điều đau lòng đến thế?... không có đường thì tôi sẽ tạo ra đường.
Tôi tự hỏi không biết mình có thể viết văn để sống?
Danh sách chương