Canh năm, gà gáy, trời tờ mờ sáng thì thằng Lợn đã thức dậy từ rất sớm, không phải riêng Lợn mà ai phàm là kẻ ăn, người ở cho nhà Phú Ông Họ Bùi thì đều phải tập một thói quen đó chính là ngủ muộn thức sớm, mà Lợn luôn là đứa thức sớm đầu tiên, vì nó còn phải đun thuốc, chuẩn bị buổi sáng cho bu và em.
Bu Thắm của Lợn bệnh tình ngày một trở nặng đi, nên vì thế Lợn phải sốc vác hơn người bình thường để có thể làm chỗ dựa vững chắc cho bu và em, ngày thầy Tài mất, Lợn khi ấy tám tuổi đã mang trên người trọng trách trụ cột trong nhà, bu em chỉ còn Lợn là điểm tựa duy nhất, không phải Lợn thì sẽ không còn ai.
Hôm nay, Lợn luộc hai củ khoai lang mà hôm trước Lợn lên rừng kiếm củi may mắn đào được, Lợn thổi lửa riu riu ninh khoai cho mềm, sau đó bưng bát thuốc đi đến chiếc giường mà bu đang nằm, gọi bu dậy uống thuốc, bu Thắm bệnh tật liên miên, người bu cũng vì bệnh mà teo rút lại, nhìn bu như vậy lòng dạ nào Lợn chịu đựng được cho nổi.
Lợn lấy cái gối cũ tựa vào một gốc giường để bu ngồi dậy rồi chậm rãi thổi từng thìa thuốc đút cho bu.
- Bu a một tiếng để con đút thuốc cho bu.
Bờ môi bu Thắm mấp mái rồi hé mở, tiếp nhận từng thìa thuốc của Lợn, thuốc đắng nên nét mặt bu nhăn lại, khổ sở, Lợn hiểu ý liền đặt bát thuốc xuống và lấy một ít đường ra dỗ bu uống thuốc tiếp.
- Bu ơi bu uống thuốc ngoan rồi con cho bu ăn đường nha, đường ngọt lắm ăn xong miệng sẽ hết đắng luôn.
Bu Thắm cứ như đứa trẻ ngây thơ, bị lời dỗ ngọt của Lợn dẫn dụ, gật đầu lia lịa không chút nghi ngờ, bu Thắm quyết tâm uống cho bằng hết bát thuốc này để không phụ lòng của Lợn, cuối cùng bu đã uống hết thuốc thật, Lợn thở phào nhẹ nhõm, giữ đúng lời hứa cho bu một ít đường.
Khoai cũng vừa chín tới, Lợn vớt ra đĩa lấy chiếc rổ tre đậy lại, trước khi lên nhà trên không quên dặn Cu Tí vẫn còn đang ngủ say như chết trên chiếc chõng rách.
- Hai củ khoai trên bàn, một của bu, củ còn lại của mày, đợi khi khoai nguội hẵng lột ra đút cho bu ăn, tao cho bu uống thuốc rồi.
Cu Tí, sáu tuổi, em trai ruột của Lợn, kém lợn năm tuổi, hiểu chuyện và có thể phụ giúp mấy việc lặt vặt như luộc rau, thổi cơm, mỗi tội không được đi học, có em trông bu, Lợn cũng an tâm được phần nào.
Lợn kí giấy bán thân vào nhà phú ông làm người hầu năm Lợn tám tuổi, công việc của Lợn chính là một chân sai vặt của cậu Hai Độ, nhắc đến phú ông Họ Bùi, nổi lừng nổi lẫy khắp cái thôn Tô Chẩm này rồi có ai mà không biết, phú ông có nguyên cái dinh thự to chà bá lửa được chia thành nhiều gian lớn nhỏ.
Phú ông, phú bà, cô cả, cậu hai, cô út ở trong gian nhà to nhất, trên được lợp mái ngói dưới có lót gạch tàu, nước đổ đầy giếng, gạo trút đầy lu, vàng bạc chất đống, cuộc sống thảnh thơi sung túc vô lo vô nghĩ. Kẻ ăn người ở trong nhà phải sống ở những gian nhỏ hơn, riêng chỉ có gia đình thằng Lợn là phải sống tạm bợ ở cái lều xập xệ, tuốt mị ngoài vườn trúc, thôi thì số phận là con nợ của gia đình phú ông, có chỗ ăn chỗ ở là phúc phần dữ lắm rồi, Lợn chẳng dám đòi hỏi gì thêm.
Chỉ mong sao bệnh tật của bu Thắm được tiêu trừ, anh cả đi làm xa về và chuộc bu con nhà Lợn ra, để cả nhà bốn người cùng nhau đoàn tụ. Lợn còn một người anh cả ít khi nhắc đến, anh cả hơn Lợn bảy tuổi, Lợn mười một thì anh cũng mười tám xuân xanh rồi.
Ba năm trước, thầy mất không lâu, anh cả theo bạn bè đi làm ăn ở kinh thành, giao phó bu và em lại cho Lợn, anh phải đi xa để giúp trang trải cuộc sống cho gia đình, và để trả hết nợ cho nhà phú ông, Lợn tin tưởng rằng một ngày nào đó anh sẽ trở về, cứ vài tháng anh cả sẽ gửi tiền về một lần để phụ thuốc thang cho bu, anh viết thư cho Lợn rất chi là nhiều thư, Lợn học mót từ cậu nên cũng biết đọc với viết, nội dung trong thư quanh quẩn những câu anh cả hứa sẽ trở về hoặc là anh sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để chuộc bu con Lợn ra.
Lá thư gần nhất anh gửi về có nói là đợi khi Lợn đủ tuổi anh sẽ kể cho Lợn nghe một bí mật, Lợn nóng lòng muốn biết nhưng anh nhất quyết phải đợi Lợn đủ tuổi rồi sẽ nói cho Lợn nghe, Lợn phải kiên nhẫn chờ đợi thêm bảy năm nữa? Không biết đến khi đó Lợn có thoát khỏi kiếp con sen thằng hầu này không nữa? - Thằng Lợn mày chết quách đâu rồi? Không mau lên đây hầu cậu.
Bu Thắm của Lợn bệnh tình ngày một trở nặng đi, nên vì thế Lợn phải sốc vác hơn người bình thường để có thể làm chỗ dựa vững chắc cho bu và em, ngày thầy Tài mất, Lợn khi ấy tám tuổi đã mang trên người trọng trách trụ cột trong nhà, bu em chỉ còn Lợn là điểm tựa duy nhất, không phải Lợn thì sẽ không còn ai.
Hôm nay, Lợn luộc hai củ khoai lang mà hôm trước Lợn lên rừng kiếm củi may mắn đào được, Lợn thổi lửa riu riu ninh khoai cho mềm, sau đó bưng bát thuốc đi đến chiếc giường mà bu đang nằm, gọi bu dậy uống thuốc, bu Thắm bệnh tật liên miên, người bu cũng vì bệnh mà teo rút lại, nhìn bu như vậy lòng dạ nào Lợn chịu đựng được cho nổi.
Lợn lấy cái gối cũ tựa vào một gốc giường để bu ngồi dậy rồi chậm rãi thổi từng thìa thuốc đút cho bu.
- Bu a một tiếng để con đút thuốc cho bu.
Bờ môi bu Thắm mấp mái rồi hé mở, tiếp nhận từng thìa thuốc của Lợn, thuốc đắng nên nét mặt bu nhăn lại, khổ sở, Lợn hiểu ý liền đặt bát thuốc xuống và lấy một ít đường ra dỗ bu uống thuốc tiếp.
- Bu ơi bu uống thuốc ngoan rồi con cho bu ăn đường nha, đường ngọt lắm ăn xong miệng sẽ hết đắng luôn.
Bu Thắm cứ như đứa trẻ ngây thơ, bị lời dỗ ngọt của Lợn dẫn dụ, gật đầu lia lịa không chút nghi ngờ, bu Thắm quyết tâm uống cho bằng hết bát thuốc này để không phụ lòng của Lợn, cuối cùng bu đã uống hết thuốc thật, Lợn thở phào nhẹ nhõm, giữ đúng lời hứa cho bu một ít đường.
Khoai cũng vừa chín tới, Lợn vớt ra đĩa lấy chiếc rổ tre đậy lại, trước khi lên nhà trên không quên dặn Cu Tí vẫn còn đang ngủ say như chết trên chiếc chõng rách.
- Hai củ khoai trên bàn, một của bu, củ còn lại của mày, đợi khi khoai nguội hẵng lột ra đút cho bu ăn, tao cho bu uống thuốc rồi.
Cu Tí, sáu tuổi, em trai ruột của Lợn, kém lợn năm tuổi, hiểu chuyện và có thể phụ giúp mấy việc lặt vặt như luộc rau, thổi cơm, mỗi tội không được đi học, có em trông bu, Lợn cũng an tâm được phần nào.
Lợn kí giấy bán thân vào nhà phú ông làm người hầu năm Lợn tám tuổi, công việc của Lợn chính là một chân sai vặt của cậu Hai Độ, nhắc đến phú ông Họ Bùi, nổi lừng nổi lẫy khắp cái thôn Tô Chẩm này rồi có ai mà không biết, phú ông có nguyên cái dinh thự to chà bá lửa được chia thành nhiều gian lớn nhỏ.
Phú ông, phú bà, cô cả, cậu hai, cô út ở trong gian nhà to nhất, trên được lợp mái ngói dưới có lót gạch tàu, nước đổ đầy giếng, gạo trút đầy lu, vàng bạc chất đống, cuộc sống thảnh thơi sung túc vô lo vô nghĩ. Kẻ ăn người ở trong nhà phải sống ở những gian nhỏ hơn, riêng chỉ có gia đình thằng Lợn là phải sống tạm bợ ở cái lều xập xệ, tuốt mị ngoài vườn trúc, thôi thì số phận là con nợ của gia đình phú ông, có chỗ ăn chỗ ở là phúc phần dữ lắm rồi, Lợn chẳng dám đòi hỏi gì thêm.
Chỉ mong sao bệnh tật của bu Thắm được tiêu trừ, anh cả đi làm xa về và chuộc bu con nhà Lợn ra, để cả nhà bốn người cùng nhau đoàn tụ. Lợn còn một người anh cả ít khi nhắc đến, anh cả hơn Lợn bảy tuổi, Lợn mười một thì anh cũng mười tám xuân xanh rồi.
Ba năm trước, thầy mất không lâu, anh cả theo bạn bè đi làm ăn ở kinh thành, giao phó bu và em lại cho Lợn, anh phải đi xa để giúp trang trải cuộc sống cho gia đình, và để trả hết nợ cho nhà phú ông, Lợn tin tưởng rằng một ngày nào đó anh sẽ trở về, cứ vài tháng anh cả sẽ gửi tiền về một lần để phụ thuốc thang cho bu, anh viết thư cho Lợn rất chi là nhiều thư, Lợn học mót từ cậu nên cũng biết đọc với viết, nội dung trong thư quanh quẩn những câu anh cả hứa sẽ trở về hoặc là anh sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để chuộc bu con Lợn ra.
Lá thư gần nhất anh gửi về có nói là đợi khi Lợn đủ tuổi anh sẽ kể cho Lợn nghe một bí mật, Lợn nóng lòng muốn biết nhưng anh nhất quyết phải đợi Lợn đủ tuổi rồi sẽ nói cho Lợn nghe, Lợn phải kiên nhẫn chờ đợi thêm bảy năm nữa? Không biết đến khi đó Lợn có thoát khỏi kiếp con sen thằng hầu này không nữa? - Thằng Lợn mày chết quách đâu rồi? Không mau lên đây hầu cậu.
Danh sách chương