Gần tấp được vào bờ, hai chủ tớ ra sức kêu cứu, cũng may ở gần đó có nhà dân, người dân trong thôn nghe được tiếng cầu cứu thảm thiết của họ cũng mau chóng chạy ra, gọi thêm lực lượng hỗ trợ cũng gần chục người, vừa cứu Lợn và cậu Hai lên bờ, vừa giúp họ kéo chiếc đò bị hỏng lên để tìm chỗ sửa lại, mấy món linh tinh của cậu Hai mua cũng không hư hại gì nhiều.
Có hai vợ chồng bán cá thấy Lợn và cậu quen mặt, hỏi ra mới biết cậu là cậu Hai Độ, con trai thứ của phú ông Bùi Công, cậu ở tuốt bên thôn kia kìa, nay cậu đi dạo chơi chợ xã cùng thằng hầu của cậu thì gặp chuyện không may ngoài ý muốn, dẫn đến hậu quả như hai người đã thấy.
Vợ chồng lão bán cá thấy vậy, bèn cho cậu Hai và Lợn tá túc đỡ ở nhà mình một đêm, dù sao thì chiếc đò cũng phải đợi đến ngày mai mới sửa xong, không còn cách nào khác, hai chủ tớ ở lại nhà của hai vợ chồng lão bán cá, nhà họ có một cô con gái cũng trạc tuổi cậu Hai nhưng mãi chưa gả chồng được, vì trên mặt cô ấy có một vết bớt to đùng nằm bên mắt trái, tuy đường nét trên khuôn mặt cô ấy có xinh đẹp đến đâu nhưng cũng vì vết bớt này mà đã huỷ hoại đi toàn bộ.
Lợn nghe họ kể về cô con gái với ánh mắt đượm buồn, không kiềm được lòng trắc ẩn, phận là đàn bà con gái đã khổ lắm rồi, nay còn không gả đi được chỉ vì một vết bớt, thật sự rất đáng thương. Sau khi dùng xong bữa cơm đạm bạc với vợ chồng lão, cậu Hai đi cùng ông Lão ra ngoài vườn ngắm chim cảnh, ngoài đánh bắt cá ra thì lão còn có hứng thú với bẫy chim, cậu Hai nghe tới bẫy chim là mắt cậu sáng cả lên, còn Lợn thì phụ giúp bà lão dọn dẹp, rửa bát, sẵn biếu hai vợ chồng mười lạng thịt heo coi như để cảm ơn cứu mạng.
Lợn trò chuyện với bà lão, mới biết hai vợ chồng họ tên là Kiệt và Huệ, Lợn có thắc mắc, cớ sao cô con gái của họ không ra ăn cơm cùng thầy bu, hay là ngại có khách lạ như Lợn và cậu Hai nên cổ không dám ra? - Thật ra, con gái của tui đã không ăn cơm chung với thầy bu từ lâu rồi, mỗi lần thổi cơm nấu ăn xong, con bé cũng lủi thủi dưới bếp ăn một mình.
- Cớ sao cổ phải làm như vậy chứ?
- Cậu không biết đâu, tục lệ ở cái thôn này con gái sau mười ba tuổi mà không gả đi được bị coi là xui xẻo, sẽ bị cả thôn xa lánh, cái Lành nhà tui thì ngót nghét mười bốn rồi, cũng chỉ vì vết bớt trên mặt đó mà nó đã sớm không dám ra ngoài gặp ai.
- Tàn nhẫn thật mà, chắc cổ sinh ra cổ muốn mình bị như vậy chắc? Cái tục lệ gì mà quá đáng.
- Suỵt, cậu ơi, nhỏ nhỏ tiếng, tui biết cậu cũng chỉ là bức xúc nên mới nói vậy nhưng đó là tục lệ xưa giờ ở cái thôn nó đã vậy rồi, gia đình tui cũng phận là dân đen, sao dám chống lại.
- Cô Huệ này, cho tui gặp con gái cô chút, tui muốn nói chuyện với cổ.
Bà Huệ có vẻ như khó xử với yêu cầu của Lợn, để một thằng con trai thôn khác gặp mặt con gái của bà, liệu có được không? Thằng Lợn cũng chỉ là người hầu của nhà phú ông thôi, ai biết lỡ nó có ý đồ gì xấu với con gái của bà?
- Cậu muốn làm gì?
Bà Huệ dè chừng.
- Tui chỉ muốn nói chuyện và kết bạn với cổ thôi, tuyệt đối sẽ không làm gì quá đáng đâu.
- Làm sao tui có thể tin cậu đây? Chưa có thằng con trai nào muốn ở một mình với con gái tui hết? Cậu có ý đồ gì?
- Cô Huệ nghĩ tui sẽ có ý đồ gì với cổ, thậm chí tui nhỏ hơn cổ ba tuổi?
- Dù nhỏ tuổi hơn thì cậu cũng là con trai, tui thấy không yên tâm.
- Đừng lo, tui dám lấy sự trong sạch bản thân mình chứng minh.
Dù Lợn có vẻ uy tín đến cỡ nào thì bà Huệ vẫn cứng cỏi đến cùng, không cho Lợn gặp con gái của bà, thấy có vẻ thương lượng không được rồi, Lợn cũng đành thôi vậy, nhưng không ngờ cô Lành chủ động xin bu cho cô ấy gặp Lợn, xem ra bà Huệ không thể cứng được nữa rồi, nhưng trước khi để Lợn vào bếp gặp con gái thì bà Huệ có rào sẵn.
Nếu Lợn dám mạo phạm con gái của bà thì chắc chắn bà sẽ sống chết với Lợn đến cùng, cho dù Lợn có là người hầu thân cận của cậu Hai Độ, bà cũng không sợ, Lợn dám hứa chắc chắn với bà sẽ không làm gì đi quá giới hạn, nếu như bà không tin thì cứ vào trong cùng Lợn, nhưng chắc chắn cô Lành sẽ không cho bà vào.
Đó là một gian bếp nhỏ, có một cái bếp lò than củi được nung bằng đất sét, cạnh cái bếp lò là cái bao củi, kế bên bao củi là một cái lỗ chó, ngoài ra còn có một cái bàn nhỏ và hai cái ghế nhỏ, không gian tuy chật hẹp nhưng được dọn dẹp rất gọn gàng, ngăn nắp, cô Lành đang ngồi đó ung dung vá lưới, nét mặt không dao động.
- Vì cớ gì mà cậu muốn gặp tui?
Lành bắt chuyện trước, Lợn ngồi xuống ghế đối diện, bình tĩnh không kém.
- Muốn nhìn thấy chị.
- Bây giờ cậu đã nhìn thấy rồi đó, cả vết bớt xấu xí này, nếu thấy đã vừa lòng rồi thì đi đi.
- Vậy vì cớ gì mà chị đồng ý gặp tui?
- Chẳng phải cậu tò mò vết bớt trên mặt nên mới muốn gặp tui sao? Sau đó thì cười cợt, bêu rếu tui cho tụi con trai ở thôn cậu, bảo với tụi nó rằng tui xấu còn hơn một con quỷ.
- Sao chị có thể nghĩ như vậy, vết bớt đó chẳng xấu xí một chút nào.
- Nói dối.
- Vậy chị nghĩ những lời chê bai ngoài kia có bao nhiêu nhận xét là đúng, ngay cả khi họ còn chưa tiếp xúc với chị, chưa nhìn rõ mặt chị? Vậy vì cớ gì chị phải nghe lời của bọn họ, rồi làm tổn thương chính mình, mỗi người mỗi một cách nhìn khác nhau, suy nghĩ của họ chưa bao giờ là suy nghĩ của tui và họ cũng không thể áp đặt suy nghĩ lên tui.
- Vậy theo ý của cậu là trong mắt cậu, tui không hề xấu?
- Đúng vậy, chị không hề xấu, thứ xấu xí duy nhất là suy nghĩ của những người đã cười cợt trên nỗi đau của chị thôi.
Lành sờ bên mắt trái có vết bớt rồi vén tóc lên, đã lâu rồi cô không có dũng khí để vén tóc, vậy mà hôm nay chỉ vì một câu an ủi của Lợn mà cô đã như được tiếp thêm một nguồn sức mạnh vô hình, Lợn thấy cô Lành không bài xích mình nữa mới giúp cô Lành bới tóc, không khí của cuộc trò chuyện cũng không còn căng thẳng nữa, hai người bắt đầu trò chuyện rôm rả, bà Huệ đứng canh ở ngoài cũng không thể tin được vào mắt mình, từ rất lâu rồi mới thấy con gái của bà được cười nhiều như vậy, xem ra Lợn đúng là cứu tinh của gia đình bà rồi, cùng lúc đó là ông Kiệt và cậu Hai vừa về đến, cậu muốn khoe chiến lợi phẩm mà mình vừa bắt được cho Lợn xem.
Nhưng vừa chạy xuống bếp đã thấy được cảnh tượng thằng Lợn đang thân mật ôm eo cô Lành, thật ra khi nãy đang trong lúc đùa giỡn với nhau thì Lành bị trượt chân té xuống đất, cũng may thằng Lợn nhanh tay lẹ chân đỡ trúng eo của cổ vậy mà trong mắt của cậu Hai lại thành cảnh ôm eo thân mật, chuyến này thằng Lợn có mười cái miệng cũng không giải oan cho mình được rồi.
Có hai vợ chồng bán cá thấy Lợn và cậu quen mặt, hỏi ra mới biết cậu là cậu Hai Độ, con trai thứ của phú ông Bùi Công, cậu ở tuốt bên thôn kia kìa, nay cậu đi dạo chơi chợ xã cùng thằng hầu của cậu thì gặp chuyện không may ngoài ý muốn, dẫn đến hậu quả như hai người đã thấy.
Vợ chồng lão bán cá thấy vậy, bèn cho cậu Hai và Lợn tá túc đỡ ở nhà mình một đêm, dù sao thì chiếc đò cũng phải đợi đến ngày mai mới sửa xong, không còn cách nào khác, hai chủ tớ ở lại nhà của hai vợ chồng lão bán cá, nhà họ có một cô con gái cũng trạc tuổi cậu Hai nhưng mãi chưa gả chồng được, vì trên mặt cô ấy có một vết bớt to đùng nằm bên mắt trái, tuy đường nét trên khuôn mặt cô ấy có xinh đẹp đến đâu nhưng cũng vì vết bớt này mà đã huỷ hoại đi toàn bộ.
Lợn nghe họ kể về cô con gái với ánh mắt đượm buồn, không kiềm được lòng trắc ẩn, phận là đàn bà con gái đã khổ lắm rồi, nay còn không gả đi được chỉ vì một vết bớt, thật sự rất đáng thương. Sau khi dùng xong bữa cơm đạm bạc với vợ chồng lão, cậu Hai đi cùng ông Lão ra ngoài vườn ngắm chim cảnh, ngoài đánh bắt cá ra thì lão còn có hứng thú với bẫy chim, cậu Hai nghe tới bẫy chim là mắt cậu sáng cả lên, còn Lợn thì phụ giúp bà lão dọn dẹp, rửa bát, sẵn biếu hai vợ chồng mười lạng thịt heo coi như để cảm ơn cứu mạng.
Lợn trò chuyện với bà lão, mới biết hai vợ chồng họ tên là Kiệt và Huệ, Lợn có thắc mắc, cớ sao cô con gái của họ không ra ăn cơm cùng thầy bu, hay là ngại có khách lạ như Lợn và cậu Hai nên cổ không dám ra? - Thật ra, con gái của tui đã không ăn cơm chung với thầy bu từ lâu rồi, mỗi lần thổi cơm nấu ăn xong, con bé cũng lủi thủi dưới bếp ăn một mình.
- Cớ sao cổ phải làm như vậy chứ?
- Cậu không biết đâu, tục lệ ở cái thôn này con gái sau mười ba tuổi mà không gả đi được bị coi là xui xẻo, sẽ bị cả thôn xa lánh, cái Lành nhà tui thì ngót nghét mười bốn rồi, cũng chỉ vì vết bớt trên mặt đó mà nó đã sớm không dám ra ngoài gặp ai.
- Tàn nhẫn thật mà, chắc cổ sinh ra cổ muốn mình bị như vậy chắc? Cái tục lệ gì mà quá đáng.
- Suỵt, cậu ơi, nhỏ nhỏ tiếng, tui biết cậu cũng chỉ là bức xúc nên mới nói vậy nhưng đó là tục lệ xưa giờ ở cái thôn nó đã vậy rồi, gia đình tui cũng phận là dân đen, sao dám chống lại.
- Cô Huệ này, cho tui gặp con gái cô chút, tui muốn nói chuyện với cổ.
Bà Huệ có vẻ như khó xử với yêu cầu của Lợn, để một thằng con trai thôn khác gặp mặt con gái của bà, liệu có được không? Thằng Lợn cũng chỉ là người hầu của nhà phú ông thôi, ai biết lỡ nó có ý đồ gì xấu với con gái của bà?
- Cậu muốn làm gì?
Bà Huệ dè chừng.
- Tui chỉ muốn nói chuyện và kết bạn với cổ thôi, tuyệt đối sẽ không làm gì quá đáng đâu.
- Làm sao tui có thể tin cậu đây? Chưa có thằng con trai nào muốn ở một mình với con gái tui hết? Cậu có ý đồ gì?
- Cô Huệ nghĩ tui sẽ có ý đồ gì với cổ, thậm chí tui nhỏ hơn cổ ba tuổi?
- Dù nhỏ tuổi hơn thì cậu cũng là con trai, tui thấy không yên tâm.
- Đừng lo, tui dám lấy sự trong sạch bản thân mình chứng minh.
Dù Lợn có vẻ uy tín đến cỡ nào thì bà Huệ vẫn cứng cỏi đến cùng, không cho Lợn gặp con gái của bà, thấy có vẻ thương lượng không được rồi, Lợn cũng đành thôi vậy, nhưng không ngờ cô Lành chủ động xin bu cho cô ấy gặp Lợn, xem ra bà Huệ không thể cứng được nữa rồi, nhưng trước khi để Lợn vào bếp gặp con gái thì bà Huệ có rào sẵn.
Nếu Lợn dám mạo phạm con gái của bà thì chắc chắn bà sẽ sống chết với Lợn đến cùng, cho dù Lợn có là người hầu thân cận của cậu Hai Độ, bà cũng không sợ, Lợn dám hứa chắc chắn với bà sẽ không làm gì đi quá giới hạn, nếu như bà không tin thì cứ vào trong cùng Lợn, nhưng chắc chắn cô Lành sẽ không cho bà vào.
Đó là một gian bếp nhỏ, có một cái bếp lò than củi được nung bằng đất sét, cạnh cái bếp lò là cái bao củi, kế bên bao củi là một cái lỗ chó, ngoài ra còn có một cái bàn nhỏ và hai cái ghế nhỏ, không gian tuy chật hẹp nhưng được dọn dẹp rất gọn gàng, ngăn nắp, cô Lành đang ngồi đó ung dung vá lưới, nét mặt không dao động.
- Vì cớ gì mà cậu muốn gặp tui?
Lành bắt chuyện trước, Lợn ngồi xuống ghế đối diện, bình tĩnh không kém.
- Muốn nhìn thấy chị.
- Bây giờ cậu đã nhìn thấy rồi đó, cả vết bớt xấu xí này, nếu thấy đã vừa lòng rồi thì đi đi.
- Vậy vì cớ gì mà chị đồng ý gặp tui?
- Chẳng phải cậu tò mò vết bớt trên mặt nên mới muốn gặp tui sao? Sau đó thì cười cợt, bêu rếu tui cho tụi con trai ở thôn cậu, bảo với tụi nó rằng tui xấu còn hơn một con quỷ.
- Sao chị có thể nghĩ như vậy, vết bớt đó chẳng xấu xí một chút nào.
- Nói dối.
- Vậy chị nghĩ những lời chê bai ngoài kia có bao nhiêu nhận xét là đúng, ngay cả khi họ còn chưa tiếp xúc với chị, chưa nhìn rõ mặt chị? Vậy vì cớ gì chị phải nghe lời của bọn họ, rồi làm tổn thương chính mình, mỗi người mỗi một cách nhìn khác nhau, suy nghĩ của họ chưa bao giờ là suy nghĩ của tui và họ cũng không thể áp đặt suy nghĩ lên tui.
- Vậy theo ý của cậu là trong mắt cậu, tui không hề xấu?
- Đúng vậy, chị không hề xấu, thứ xấu xí duy nhất là suy nghĩ của những người đã cười cợt trên nỗi đau của chị thôi.
Lành sờ bên mắt trái có vết bớt rồi vén tóc lên, đã lâu rồi cô không có dũng khí để vén tóc, vậy mà hôm nay chỉ vì một câu an ủi của Lợn mà cô đã như được tiếp thêm một nguồn sức mạnh vô hình, Lợn thấy cô Lành không bài xích mình nữa mới giúp cô Lành bới tóc, không khí của cuộc trò chuyện cũng không còn căng thẳng nữa, hai người bắt đầu trò chuyện rôm rả, bà Huệ đứng canh ở ngoài cũng không thể tin được vào mắt mình, từ rất lâu rồi mới thấy con gái của bà được cười nhiều như vậy, xem ra Lợn đúng là cứu tinh của gia đình bà rồi, cùng lúc đó là ông Kiệt và cậu Hai vừa về đến, cậu muốn khoe chiến lợi phẩm mà mình vừa bắt được cho Lợn xem.
Nhưng vừa chạy xuống bếp đã thấy được cảnh tượng thằng Lợn đang thân mật ôm eo cô Lành, thật ra khi nãy đang trong lúc đùa giỡn với nhau thì Lành bị trượt chân té xuống đất, cũng may thằng Lợn nhanh tay lẹ chân đỡ trúng eo của cổ vậy mà trong mắt của cậu Hai lại thành cảnh ôm eo thân mật, chuyến này thằng Lợn có mười cái miệng cũng không giải oan cho mình được rồi.
Danh sách chương