Đàn châu chấu điên cuồng kêu gào, điên cuồng nhảy nhót rồi như một đám mây màu đỏ sậm cực lớn bay là là cách mặt đất khoảng ba thước cuốn đi, kèm theo là những tạp âm khó lòng ghi lại bằng văn tự. Trước cảnh tượng kỳ vĩ ấy tôi chỉ biết đứng ngẩn người giương mắt nhìn, miệng như bị cấm khẩu. Bà Cửu dùng đôi mắt đã từng trải nghiệm qua không biết bao lần bãi bể hóa nương dâu quất thẳng vào lá gan khiếp sợ của loài thỏ trong con người tôi, và soi thấu cái bộ não bé như của chim sẻ của tôi - Có bao nhiêu châu chấu đâu - Trong sự lặng im, bà Cửu truyền đạt đến tâm linh tôi một thông tin - Nạn châu chấu năm mươi năm trước mới được gọi là một nạn châu chấu đích thực!
Năm mươi năm trước, cũng đúng vào lúc châu chấu đã nhấm sạch hoa màu và cỏ dại, ông Cửu đi theo con lừa, con lừa thì chở bà Tứ men theo con đường này. Đầu thôn phía đông, buổi lễ tế thần châu chấu vẫn diễn ra trong không khí vô cùng nghiêm trang thần thánh...
Để tránh những làn sóng châu chấu như nước thủy triều dâng. bà Cửu dẫn tôi đến đầu thôn. Phía trước ngôi miếu Ba Lạp đã đổ nát có một người đang quỳ, nhìn thấy mái tóc bạc phơ rối bời và dựng đứng như lông nhím từ xa, tôi đã nhận ra đó là ông Tứ. Tôi và bà Cửu đi đến trước miếu, đứng sau lưng ông Tứ. Khi cúi đầu nhìn xuống, tôi phát hiện từ trong đôi mắt ông Tứ có hai luồng ánh sáng, rất thẳng và chất chứa rất nhiều trạng thái, rọi thẳng vào miếu Ba Lạp. Cổng miếu đã đổ sụp chỉ còn lại một khung gỗ đứng trơ vơ đang bị lũ mối gặm nhấm đến độ trơ xương ra ngoài. Năm mươi năm gió táp mưa vùi, mềm thì nắn rắn thì mài, những viên gạch đã bị thiên nhiên khắc nghiệt phá hoại đến độ viên thì nát bấy, viên thì rỗ chằng rỗ chịt như một tổ ong; mái ngói mở rất nhiều cửa sổ hướng lên trời, những bích họa trong miếu hoen ố vì nước mưa và rêu phong, mấy trăm con dơi treo lủng lẳng trên những chiếc xà đã mục nát có thể đổ bất kỳ lúc nào, sàn miếu phủ một lớp phân dơi dày cộp. Bỗng nhiên những ký ức về thời niên thiếu theo chân ông Tứ đêm đêm vào miếu đốt hương và lượm phân dơi hiện về trong tôi. Những con dơi xòe đôi cánh thật to như hai chiếc quạt chấp chới trên đầu làm thành những đạo hắc quang, như những bóng ma trong cõi u linh. Phân của loại dơi này lớn bằng hạt khiếm thảo, ông Tứ cẩn thận nhặt không bỏ sót một hạt và xem là một loài bảo bối như ông đã gọi là "dạ minh sa". Ông Tứ ơi, lúc ấy ông đã nói với cháu rằng, những hạt "dạ minh sa" to như thế này là rất khó tìm thấy mỗi hạt đều có giá trị như một hạt vàng nguyên chất... Ngày ấy, pho tượng châu chấu thần vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có màu sắc là đã phai nhạt theo thời gian. Cũng đúng thôi, tất cả những gì tươi tắn xinh đẹp đều cũng phải chìm trong làn khói mờ của thời gian... Tôi nhìn theo luồng ánh sáng từ đôi mắt ông Tứ rọi thẳng vào chính điện ngôi miếu mới hay rằng tượng thần châu chấu đã tàn khuyết ghê gớm, giống như một con châu chấu được lôi ra từ trong một ngọn lửa hung tàn, cặp xúc tu đôi cánh và những chiếc chân của tượng đã biến đi đâu mất, chỉ còn trơ vơ một khúc bụng đen sì nằm trên bệ thờ. Cho nên, ông Tứ đang quỳ trước miếu chỉ là lễ bái một khúc bụng bằng đất còn sót lại của châu chấu thần mà thôi. Từ phía tây đám mây châu chấu màu đỏ sậm đã bắt đầu bao trùm lấy ngôi làng, những con gà dưới bóng râm, con lừa bên bức tường sắp đổ hoảng kinh nhảy nhót và kêu lên điên cuồng, lông gà xù lên, mông lừa run lẩy bẩy. Té ra những con vật bé nhỏ nhưng đã kết lại thành đàn thì cũng có thể làm cho những loài động vật to xác cũng phải run sợ. Toán bộ đội cũng với nhóm nghiên cứu viên theo sau đám mây châu chấu cũng tiến vào làng, ngọn gió tây nam khô khốc thổi tới mang theo mùi tanh chua của những con châu chấu bị đập và đánh vỡ bụng xộc vào mũi tôi.
- Anh Tứ, đứng dậy đi. Châu chấu tràn vào làng rồi! Bà Cửu nói to.
Ông Tứ vẫn quỳ bất động, tôi và bà Cửu đồng thời chộp lấy hai cánh vai ông muốn lôi ông đứng dậy. Hai luồng ánh sáng trên mắt ông Tứ vụt tắt. Ông quay đầu lại nhìn thẳng vào mặt tôi, miệng méo xệch, một tiếng khóc phát ra từ trong cuống họng gầy và dài nhằng, thoát ra khỏi đôi môi gần như không còn tính đàn hồi của ông.
- Tạp thủng... Quỷ thần... Tinh linh!...
Ngay lập tức tôi đã biết rõ ông Tứ đang mắc phải bệnh gì ông quỳ trước miếu Ba Lạp nhưng vị tất đã lễ bái thần châu chấu mà chính là ông đang sám hối những tội lỗi của chính mình. Ông à, đứng dậy di, về nhà thôi, châu chấu tràn vào làng rồi!
- Tạp chủng... Quỷ thần... Tinh linh!...
Ông Tứ vẫn lẩm nhẩm những lời đứt nối không đâu vào đâu và hình như không dám nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi cảm nhận được bờ vai gầy và khô như que củi của ông đang run rẩy trong bàn tay tôi, toàn bộ thân thể ông như ngã hẳn về phía bà Cửu khiến bước chân bà trở nên loạng choạng.
- Rét... rét quá... - Ông Tứ thều thào.
Mặt trời đỏ rực đang chiếu những tia nắng bỏng rát xuống đất trời, không khí nóng hầm hập nhưng ông Tứ vẫn kêu rét, điều đó chứng minh ông chỉ rét trong cảm giác, rét trong lòng. Tôi biết đó là dấu hiệu chứng tỏ ông Tứ còn ở trên dương gian này không mấy ngày nữa.
Châu chấu nằm sắp lớp trên đường, tôi có cảm giác hình như không phải là châu chấu đang di chuyển mà con đường đang dao động. Những người lính đang đuổi theo đám mây châu chấu chạy sầm sập náo loạn trên đường, những nghiên cứu viên thì đứng ngây người nhìn cảnh tượng châu chấu đi chuyển kỳ dị và kêu lên những tiếng vừa biểu lộ sự sợ hãi vừa thích thú. Tôi cảm thấy tiếc nuối thay cho những kiến thức nông cạn của họ. Châu chấu xuất hiện năm mươi năm trước mới xứng đáng được gọi là một nạn dịch đích thực!Con người thoái hóa dần cho nên châu chấu cũng không thể không thoái hóa.
Ông Tứ ơi, ông không nên sợ hãi quá độ như thế, cũng không cần phải cật vấn lương tâm như vậy. Tuyệt đại đa số đàn ông trên trái đất này đều có ít nhất một lần ngoại tình, thậm chí có thể giết người. Ông là một nông dân sinh ra nơi hang cùng ngõ hẻm, khi ông làm những việc ấy chính là trong thời kỳ tao loạn, những người nắm chính quyền trong thời kỳ không có trời, không có đất, không có niên đại ấy hầu hết đều không phải là người tốt, thế thì việc gì mà ông cứ đeo mãi chuyện ấy ở trong lòng. So ra, ông Tứ à, ông phải tự lập cho mình một tòa tháp bia mười tầng ấy chứ! Về nhà thôi ông,ông yên tâm đi, cháu là cháu đích tôn của ông, những chuyện của ông đã được cháu ém chặt trong bụng rồi, cũng sắp tiêu hóa rồi, cháu không nói với ai đâu. Ông Tứ ơi, ông chớ dằn vặt nữa. Ông đã yêu một người đàn bà váy đỏ và bỏ bà Tứ, ông giết người chẳng qua là mở một con đường phát triển cho tình yêu, so ra ông vẫn cứ là một con người cao thượng! ÔngTứ à, qua những lời nói của cháu vừa rồi, phải chăng ông đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn không? Ông còn có cảm thấy rét nữa không? Ông hãy ngước đầu lên mà nhìn, bầu trời xanh lắm, xanh như biển cả; mặt trời sáng lắm, sáng như đá quý ấy. Châu chấu đã tràn vào thôn, trên mặt đất sẽ không còn gì cả,một vùng đất trắng xóa trông sạch sẽ đến ghê người. Có phải là ông muốn ra đồng đại tiện không? Cháu có thể đưa ông đi, bố cháu thuở nhỏ không được ngửi thấy mùi đại tiện của ông có mùi dầu bạc hà thoang thoảng... Tất cả những người lính đều vô cùng dũng cảm, mặt mày, tay chân, quần áo của họ dính bê bết chất dịch xanh xanh từ trong bụng châu chấu bắn lên; con lừa đứng bên tường sắp bị châu chấu đè chết rồi, nó với con lừa mà ông đã cưỡi để hành nghề thuốc đông y ngày xưa có quan hệ huyết thống nào không vì cháu thấy dáng vẻ của hai con có đôi chút giống nhau? Khi hành hình người có biệt đanh "Cái chuông lớn" đã giao phối với con lừa cái xinh đẹp có phải ông là một trong những người dùng roi da đánh chết họ? Lúc ấy khí lực của ông mạnh mẽ lắm, tâm hồn ông cũng rất tráng kiện, tám dây roi da bay vù vù trong đôi tay ông trông chẳng khác nào một con rắn bằng sắt đang bay, tiếng rít rờn rợn khiến những người đứng chung quanh chứng kiến cuộc hành hình đều ớn lạnh toàn thân. Ông cũng là một người hạ thủ chẳng dưng tình, thậm chí là độc ác, cứ mỗi ngọn roi vút xuống là một lằn máu tươi xuất hiện, cho dù có mình đồng da sắt cũng bị ông đánh cho nát ra thôi. Ông Tứ của cháu ơi! Con người thực ra cũng chẳng hơn gì loài súc vật,thậm chí con súc sinh hư hỏng nhất cũng chẳng thể hư hỏng bằng con người, có đúng không hả ông? Ông Tứ ơi, ông còn cảm thấy rét nữa không? Hay là ông phát bệnh sốt rét rồi? Có loại cỏ Thường Sơn ở trong đầm lầy chuyên trị sốt rét đấy! Có cần cháu phải đi hái một ít về sắc bát thuốc cho ông uống không? Bệnh sốt rét khó chịu lắm, đúng như người ta thường nói: Khi cái lạnh kéo đến thì như nằm trên mặt băng, khi cái nóng xông vào thì giống như ngồi trong nồi hấp, rét đến nỗi răng va vào nhau lộp cộp, đau thì đau đến nỗi đầu muốn vỡ; rét qua thì sốt đến, chết đi sống lại, không thể chịu nổi đúng không ông? Còn nhớ năm xưa cháu phát sốt rét mặt vàng như nghệ, đứng cũng không vững, thân thể như một ngọn cỏ khô, chính là ông đã không quản ngại muỗi đốt ruồi bâu hái một nắm cỏ Thường Sơn trên đầm lầy về để trị bệnh cho cháu, cứu được cái sinh mệnh nhỏ nhoi này. Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cấp phù đồ! Để hái được thuốc, ông đã bị con hà mã trong đầm lấy cắn cho một miếng, bị con ngựa vằn nấp trong lau sậy đá cho một cú. Ông đã vì một vị thuốc đông y quý giá mà chẳng quản sự nguy hiểm đến tính mệnh vào sâu trong đầm lầy, thiếu chút nữa là đã sa vào trong những vũng bùn đỏ quạch không đáy. Suốt cuộc đời ông cứu người, thực hiện chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, việc thiện ông đã làm so với việc ác mà ông cũng đã làm nhiều hơn hẳn, do vậy mà ông đủ quyền mà sống một cách quang minh chính đại, lương tâm ông không việc gì phải cắn rứt. Bây giờ ông còn rét nữa không? Tốt quá rồi, không rét là tốt rồi. Thường Sơn không phải là cỏ. Đúng rồi, lúc ấy cháu bị cơn sốt rét hành hạ đến thần trí mê man, trước mắt thấy toàn là ảo ảnh thôi. Thường Sơn là một loại cây, lá hình kim to bản nhọn đầu, hoa có màu vàng lục, có quả, rễ và lá cây sắc lẫn với nhau thành vị thuốc chuyên trị sốt rét. Ông Tứ ơi, cháu biết ông vẫn là một cuốn "Bản thảo cương mục" sống, nhưng ông cũng đã từng dùng cối giã nát châu chấu rồi viên thành những viên "Bách linh hoàn" như hạt ngô đồng đem bán và thu về không biết cơ man nào là tiền. Chuyện này quá thất đức!... Ông Tứ ơi, sao ông lại run lẩy bẩy như thế ông cố gắng đừng run nữa. Cháu đã nghe thấy tiếng xương cốt ông đang rã ra như tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe đã cũ nát, ông mà run nữa thì thân thể ông sẽ đổ sụp xuống bất kỳ lúc nào rồi chia thành bốn năm mảnh cho mà xem! Nói gì thì nói, chúng cháu vẫn hy vọng ông sống thêm vài năm nữa.
Năm mươi năm trước, cũng đúng vào lúc châu chấu đã nhấm sạch hoa màu và cỏ dại, ông Cửu đi theo con lừa, con lừa thì chở bà Tứ men theo con đường này. Đầu thôn phía đông, buổi lễ tế thần châu chấu vẫn diễn ra trong không khí vô cùng nghiêm trang thần thánh...
Để tránh những làn sóng châu chấu như nước thủy triều dâng. bà Cửu dẫn tôi đến đầu thôn. Phía trước ngôi miếu Ba Lạp đã đổ nát có một người đang quỳ, nhìn thấy mái tóc bạc phơ rối bời và dựng đứng như lông nhím từ xa, tôi đã nhận ra đó là ông Tứ. Tôi và bà Cửu đi đến trước miếu, đứng sau lưng ông Tứ. Khi cúi đầu nhìn xuống, tôi phát hiện từ trong đôi mắt ông Tứ có hai luồng ánh sáng, rất thẳng và chất chứa rất nhiều trạng thái, rọi thẳng vào miếu Ba Lạp. Cổng miếu đã đổ sụp chỉ còn lại một khung gỗ đứng trơ vơ đang bị lũ mối gặm nhấm đến độ trơ xương ra ngoài. Năm mươi năm gió táp mưa vùi, mềm thì nắn rắn thì mài, những viên gạch đã bị thiên nhiên khắc nghiệt phá hoại đến độ viên thì nát bấy, viên thì rỗ chằng rỗ chịt như một tổ ong; mái ngói mở rất nhiều cửa sổ hướng lên trời, những bích họa trong miếu hoen ố vì nước mưa và rêu phong, mấy trăm con dơi treo lủng lẳng trên những chiếc xà đã mục nát có thể đổ bất kỳ lúc nào, sàn miếu phủ một lớp phân dơi dày cộp. Bỗng nhiên những ký ức về thời niên thiếu theo chân ông Tứ đêm đêm vào miếu đốt hương và lượm phân dơi hiện về trong tôi. Những con dơi xòe đôi cánh thật to như hai chiếc quạt chấp chới trên đầu làm thành những đạo hắc quang, như những bóng ma trong cõi u linh. Phân của loại dơi này lớn bằng hạt khiếm thảo, ông Tứ cẩn thận nhặt không bỏ sót một hạt và xem là một loài bảo bối như ông đã gọi là "dạ minh sa". Ông Tứ ơi, lúc ấy ông đã nói với cháu rằng, những hạt "dạ minh sa" to như thế này là rất khó tìm thấy mỗi hạt đều có giá trị như một hạt vàng nguyên chất... Ngày ấy, pho tượng châu chấu thần vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có màu sắc là đã phai nhạt theo thời gian. Cũng đúng thôi, tất cả những gì tươi tắn xinh đẹp đều cũng phải chìm trong làn khói mờ của thời gian... Tôi nhìn theo luồng ánh sáng từ đôi mắt ông Tứ rọi thẳng vào chính điện ngôi miếu mới hay rằng tượng thần châu chấu đã tàn khuyết ghê gớm, giống như một con châu chấu được lôi ra từ trong một ngọn lửa hung tàn, cặp xúc tu đôi cánh và những chiếc chân của tượng đã biến đi đâu mất, chỉ còn trơ vơ một khúc bụng đen sì nằm trên bệ thờ. Cho nên, ông Tứ đang quỳ trước miếu chỉ là lễ bái một khúc bụng bằng đất còn sót lại của châu chấu thần mà thôi. Từ phía tây đám mây châu chấu màu đỏ sậm đã bắt đầu bao trùm lấy ngôi làng, những con gà dưới bóng râm, con lừa bên bức tường sắp đổ hoảng kinh nhảy nhót và kêu lên điên cuồng, lông gà xù lên, mông lừa run lẩy bẩy. Té ra những con vật bé nhỏ nhưng đã kết lại thành đàn thì cũng có thể làm cho những loài động vật to xác cũng phải run sợ. Toán bộ đội cũng với nhóm nghiên cứu viên theo sau đám mây châu chấu cũng tiến vào làng, ngọn gió tây nam khô khốc thổi tới mang theo mùi tanh chua của những con châu chấu bị đập và đánh vỡ bụng xộc vào mũi tôi.
- Anh Tứ, đứng dậy đi. Châu chấu tràn vào làng rồi! Bà Cửu nói to.
Ông Tứ vẫn quỳ bất động, tôi và bà Cửu đồng thời chộp lấy hai cánh vai ông muốn lôi ông đứng dậy. Hai luồng ánh sáng trên mắt ông Tứ vụt tắt. Ông quay đầu lại nhìn thẳng vào mặt tôi, miệng méo xệch, một tiếng khóc phát ra từ trong cuống họng gầy và dài nhằng, thoát ra khỏi đôi môi gần như không còn tính đàn hồi của ông.
- Tạp thủng... Quỷ thần... Tinh linh!...
Ngay lập tức tôi đã biết rõ ông Tứ đang mắc phải bệnh gì ông quỳ trước miếu Ba Lạp nhưng vị tất đã lễ bái thần châu chấu mà chính là ông đang sám hối những tội lỗi của chính mình. Ông à, đứng dậy di, về nhà thôi, châu chấu tràn vào làng rồi!
- Tạp chủng... Quỷ thần... Tinh linh!...
Ông Tứ vẫn lẩm nhẩm những lời đứt nối không đâu vào đâu và hình như không dám nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi cảm nhận được bờ vai gầy và khô như que củi của ông đang run rẩy trong bàn tay tôi, toàn bộ thân thể ông như ngã hẳn về phía bà Cửu khiến bước chân bà trở nên loạng choạng.
- Rét... rét quá... - Ông Tứ thều thào.
Mặt trời đỏ rực đang chiếu những tia nắng bỏng rát xuống đất trời, không khí nóng hầm hập nhưng ông Tứ vẫn kêu rét, điều đó chứng minh ông chỉ rét trong cảm giác, rét trong lòng. Tôi biết đó là dấu hiệu chứng tỏ ông Tứ còn ở trên dương gian này không mấy ngày nữa.
Châu chấu nằm sắp lớp trên đường, tôi có cảm giác hình như không phải là châu chấu đang di chuyển mà con đường đang dao động. Những người lính đang đuổi theo đám mây châu chấu chạy sầm sập náo loạn trên đường, những nghiên cứu viên thì đứng ngây người nhìn cảnh tượng châu chấu đi chuyển kỳ dị và kêu lên những tiếng vừa biểu lộ sự sợ hãi vừa thích thú. Tôi cảm thấy tiếc nuối thay cho những kiến thức nông cạn của họ. Châu chấu xuất hiện năm mươi năm trước mới xứng đáng được gọi là một nạn dịch đích thực!Con người thoái hóa dần cho nên châu chấu cũng không thể không thoái hóa.
Ông Tứ ơi, ông không nên sợ hãi quá độ như thế, cũng không cần phải cật vấn lương tâm như vậy. Tuyệt đại đa số đàn ông trên trái đất này đều có ít nhất một lần ngoại tình, thậm chí có thể giết người. Ông là một nông dân sinh ra nơi hang cùng ngõ hẻm, khi ông làm những việc ấy chính là trong thời kỳ tao loạn, những người nắm chính quyền trong thời kỳ không có trời, không có đất, không có niên đại ấy hầu hết đều không phải là người tốt, thế thì việc gì mà ông cứ đeo mãi chuyện ấy ở trong lòng. So ra, ông Tứ à, ông phải tự lập cho mình một tòa tháp bia mười tầng ấy chứ! Về nhà thôi ông,ông yên tâm đi, cháu là cháu đích tôn của ông, những chuyện của ông đã được cháu ém chặt trong bụng rồi, cũng sắp tiêu hóa rồi, cháu không nói với ai đâu. Ông Tứ ơi, ông chớ dằn vặt nữa. Ông đã yêu một người đàn bà váy đỏ và bỏ bà Tứ, ông giết người chẳng qua là mở một con đường phát triển cho tình yêu, so ra ông vẫn cứ là một con người cao thượng! ÔngTứ à, qua những lời nói của cháu vừa rồi, phải chăng ông đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn không? Ông còn có cảm thấy rét nữa không? Ông hãy ngước đầu lên mà nhìn, bầu trời xanh lắm, xanh như biển cả; mặt trời sáng lắm, sáng như đá quý ấy. Châu chấu đã tràn vào thôn, trên mặt đất sẽ không còn gì cả,một vùng đất trắng xóa trông sạch sẽ đến ghê người. Có phải là ông muốn ra đồng đại tiện không? Cháu có thể đưa ông đi, bố cháu thuở nhỏ không được ngửi thấy mùi đại tiện của ông có mùi dầu bạc hà thoang thoảng... Tất cả những người lính đều vô cùng dũng cảm, mặt mày, tay chân, quần áo của họ dính bê bết chất dịch xanh xanh từ trong bụng châu chấu bắn lên; con lừa đứng bên tường sắp bị châu chấu đè chết rồi, nó với con lừa mà ông đã cưỡi để hành nghề thuốc đông y ngày xưa có quan hệ huyết thống nào không vì cháu thấy dáng vẻ của hai con có đôi chút giống nhau? Khi hành hình người có biệt đanh "Cái chuông lớn" đã giao phối với con lừa cái xinh đẹp có phải ông là một trong những người dùng roi da đánh chết họ? Lúc ấy khí lực của ông mạnh mẽ lắm, tâm hồn ông cũng rất tráng kiện, tám dây roi da bay vù vù trong đôi tay ông trông chẳng khác nào một con rắn bằng sắt đang bay, tiếng rít rờn rợn khiến những người đứng chung quanh chứng kiến cuộc hành hình đều ớn lạnh toàn thân. Ông cũng là một người hạ thủ chẳng dưng tình, thậm chí là độc ác, cứ mỗi ngọn roi vút xuống là một lằn máu tươi xuất hiện, cho dù có mình đồng da sắt cũng bị ông đánh cho nát ra thôi. Ông Tứ của cháu ơi! Con người thực ra cũng chẳng hơn gì loài súc vật,thậm chí con súc sinh hư hỏng nhất cũng chẳng thể hư hỏng bằng con người, có đúng không hả ông? Ông Tứ ơi, ông còn cảm thấy rét nữa không? Hay là ông phát bệnh sốt rét rồi? Có loại cỏ Thường Sơn ở trong đầm lầy chuyên trị sốt rét đấy! Có cần cháu phải đi hái một ít về sắc bát thuốc cho ông uống không? Bệnh sốt rét khó chịu lắm, đúng như người ta thường nói: Khi cái lạnh kéo đến thì như nằm trên mặt băng, khi cái nóng xông vào thì giống như ngồi trong nồi hấp, rét đến nỗi răng va vào nhau lộp cộp, đau thì đau đến nỗi đầu muốn vỡ; rét qua thì sốt đến, chết đi sống lại, không thể chịu nổi đúng không ông? Còn nhớ năm xưa cháu phát sốt rét mặt vàng như nghệ, đứng cũng không vững, thân thể như một ngọn cỏ khô, chính là ông đã không quản ngại muỗi đốt ruồi bâu hái một nắm cỏ Thường Sơn trên đầm lầy về để trị bệnh cho cháu, cứu được cái sinh mệnh nhỏ nhoi này. Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cấp phù đồ! Để hái được thuốc, ông đã bị con hà mã trong đầm lấy cắn cho một miếng, bị con ngựa vằn nấp trong lau sậy đá cho một cú. Ông đã vì một vị thuốc đông y quý giá mà chẳng quản sự nguy hiểm đến tính mệnh vào sâu trong đầm lầy, thiếu chút nữa là đã sa vào trong những vũng bùn đỏ quạch không đáy. Suốt cuộc đời ông cứu người, thực hiện chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, việc thiện ông đã làm so với việc ác mà ông cũng đã làm nhiều hơn hẳn, do vậy mà ông đủ quyền mà sống một cách quang minh chính đại, lương tâm ông không việc gì phải cắn rứt. Bây giờ ông còn rét nữa không? Tốt quá rồi, không rét là tốt rồi. Thường Sơn không phải là cỏ. Đúng rồi, lúc ấy cháu bị cơn sốt rét hành hạ đến thần trí mê man, trước mắt thấy toàn là ảo ảnh thôi. Thường Sơn là một loại cây, lá hình kim to bản nhọn đầu, hoa có màu vàng lục, có quả, rễ và lá cây sắc lẫn với nhau thành vị thuốc chuyên trị sốt rét. Ông Tứ ơi, cháu biết ông vẫn là một cuốn "Bản thảo cương mục" sống, nhưng ông cũng đã từng dùng cối giã nát châu chấu rồi viên thành những viên "Bách linh hoàn" như hạt ngô đồng đem bán và thu về không biết cơ man nào là tiền. Chuyện này quá thất đức!... Ông Tứ ơi, sao ông lại run lẩy bẩy như thế ông cố gắng đừng run nữa. Cháu đã nghe thấy tiếng xương cốt ông đang rã ra như tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe đã cũ nát, ông mà run nữa thì thân thể ông sẽ đổ sụp xuống bất kỳ lúc nào rồi chia thành bốn năm mảnh cho mà xem! Nói gì thì nói, chúng cháu vẫn hy vọng ông sống thêm vài năm nữa.
Danh sách chương