Sau một tuần về quê, Hạnh đã quay trở lại, tay em xách đầu những túi lớn nhỏ cùng vài con gà. Tôi hớn hở nhận lấy, bên trong là rau cải xanh, rau muống nhà em trồng được, còn có bí đỏ và một ít hạt giống, phía dưới làn còn có 2 vò rượu, tôi hỏi thì em bảo là Ngọc Hà đã ủ từ trước, gửi em đem lên.

Em kể rất nhiều về cuộc sống của mọi người trong phủ. Tôi nhớ họ quá, những khoảng thời gian tuyệt vời ấy...

Hôm nay tôi nghe được tin mọi người truyền tai nhau rằng Công chúa đã hoài thai được 1 tháng, phò mã rất chiều chuộng nàng. Tôi thấy trong lòng mình cảm xúc lẩn lộn, từ ngày họ lên kinh, tôi không giám đến thăm. Sợ Hữu Chính còn tình cảm với tôi mà tìm đến nhà, để Công chúa phát hiện, chị em tôi chắc chắn sẽ không thể ở lại được nữa.

Kinh thành đất chật người đông, muốn sống yên ổn cũng không dễ dàng gì.

[ Phủ Phó đô ngự sử]

Hoa Nguyệt khoác một lớp áo dày, lặng lẽ đi vào phòng ngủ của Hữu Chính.

Từ ngày lên kinh, hai người họ đã không còn ngủ chung một phòng nữa, Hữu Chính đã hoàn toàn bỏ mặc nàng ta, chẳng mảy may việc trong phủ.

Hắn làm gì cũng trong âm thầm, giống như bản thân đã muốn hoàn toàn tàng hình.

Dân chúng bàn tán bọn họ là đôi phu thê hạnh phúc nhất, nhà nhà phải nể phục mà noi theo. Nhưng nằm trong chăn mới biết chăn có rận, mọi thứ họ thấy đều là lớp vỏ ngoài giả tạo mà Hữu Chính tỉ mỉ dựng lên. Giống như...một màn kịch muôn màu, muôn vẻ.

Trên thư áng toàn là những cuộn giấy chất chồng, sách bút ngổn ngang dưới nền gạch. Nàng ta toan cúi xuống nhặt lên thì bị một trận choáng váng làm chao đảo. Thường Xuân ngăn lại.

- "Công chúa đang có mang, kiêng kỵ ngồi xổm với cúi người, cứ để nô tì thu dọn!"

- "Ừ!" Hoa Nguyệt nhàn nhạt nói.

Sau khi ả đỡ Hoa Nguyệt nằm trên giường, nhanh chóng tiếp tục công việc. Vừa kể đầu lên gối, nàng ta phát hiện ra nó có chút chênh vênh. Lật ra xem thì phát hiện ra một cái trâm hoa đào.

Cứ nghĩ là phò mã cố ý dấu mình rồi đem tặng bất ngờ, nàng nhoẻn miệng cười vui sướng, đưa trâm hoa cài lên đầu hỏi thử:

- "Thường Xuân, mi thấy cây trâm này thế nào? Có hợp với ta không?"

- "Bẩm công chúa, cây trâm này thoạt nhìn không đáng giá nhưng hình dáng cành hoa đào lại cực kỳ sinh động...nếu là phò mã cất công mua tặng người, vậy ngài ấy chắc chắn đã bỏ tâm tư không ít!"

- "Như thế sao? Vậy tối nay ta sẽ lựa trang phục phù hợp với nó đến cho chàng ấy xem!"

Sau khi từ trong cung về, Hữu Chính mệt mõi lên xe ngựa về phủ, đi ngang qua dãy phố, bắt gặp một bóng người quen thuộc, hắn cho dừng xe, bước đến trước mặt Hạnh hỏi:

- "Sao ngươi lại ở đây?"

Hạnh thấy hắn thì tay chân luống cuống, rụt rè đáp lời:

- "Công...công tử, tôi có bà con họ hàng trên này nhờ đến giúp, nên đã ở đây một khoảng thời gian rồi!"

Nói xong thì có một bé gái tầm 11 tuổi chạy tới, thân thiết khoác tay Hạnh, cô bé chính là con gái của góa phụ cạnh nhà chúng tôi.

- "Chị ơi đi thôi, chúng ta còn vài thứ cần mua nữa!"

- "Tôi xin phép được đi trước ạ!" Hạnh cúi người hành lễ.

- "Ngươi tiếp tục việc cần làm đi! Ta gọi lại hỏi thăm một chút thôi" hắn nói xong thì bước lên xe ngựa rời đi.

Khi về đến phủ, hắn đẩy cửa bước vào phòng, mọi thứ đã được sắp xếp gọn gàng. Hữu Chính vội vàng lật gối ra xem, bên trong hộp gỗ trống rỗng. Hắn tức giận, siết chặt tay bước ra cửa, vừa hay chạm mặt Hoa Nguyệt đang đi đến.

Nàng ta mặc một bộ màu hồng đậm thêu chỉ vàng, trên đầu cài cây trâm hoa đào, xoay tới xoay lui. Tầm mắt hắn đã dán chặt vào cây trâm ấy, sắc mặt âm trầm.

Thấy Hữu Chính nhìn mình chằm chằm, nàng ta nghĩ bản thân đã thành công, liên tục khoe khoang mà không nhận thấy sắc mặt hắn đang dần khó coi.

- "Hôm nay thiếp nhìn thấy cây trâm này dưới gối, là chàng bí mật mua tặng thiếp có phải không? Nó rất hợp với bộ đồ này! Chàng xem...."

Chưa kịp để Hoa Nguyệt nói hết câu, hắn đã đưa tay giật lấy cây trâm, khiến tóc nàng ta buông xõa trước mặt, vài phụ kiện trên đầu rơi xuống đất, phát ra tiếng leng keng chói tai. Nàng ta sững sờ, không giám tin nhìn Hữu Chính.

- "Đây không phải là đồ của Công chúa, phiền người lần sau đừng bước vào phòng của ta nữa!"

- "Thế nó là của ai?" Nàng ta giận dữ tra hỏi.

- "Của ai cũng không liên quan đến người!" hắn nói xong thì xoay người về phòng.

Hoa Nguyệt lảo đảo rời khỏi, miệng cười chua chát, nước mắt lăn dài trên mặt. Hóa ra hắn đã có người trong lòng từ trước, là nàng vô tình chen chân vào, phá hoại hạnh phúc của bọn họ.

Những lời Hữu Chính từng nói trước kia đều là thật, nàng sẽ mãi mãi không có được tình yêu của hắn.

Hoa Nguyệt gọi Thường Xuân vào, nói nhỏ:

- "Ngươi gọi tên lính hay theo cùng phò mã vào đây, ta có điều muốn hỏi hắn!"

- "Dạ vâng!" ả trả lời rồi nhanh chóng rời đi.

Một lát sau, ả đã đem tên lính đến trước mặt nàng ta. Hắn run rẩy, quỳ rạp xuống hành lễ.

Hoa Nguyệt hỏi hắn thời gian qua, Hữu Chính có từng tiếp xúc với ai hay không. Hắn nói vừa rồi quan có gặp một cô gái, dựa theo cách nói chuyện thì chắc đã quen biết từ lâu.

- "Được rồi, ngươi lui ra đi!" Hoa Nguyệt nói.

Ngày hôm sau, tôi đang vót tre để làm dàn mướp thì cô bé hàng xóm ấy hớt hãi chạy vào, còn bị vấp chân ngã sõng soài ra ra đất. Tôi vội vàng chạy tới đỡ lên, lo lắng hỏi han:

- "Có chuyện chi mà em phải vội vã chạy đến tìm chị thế? Có đau ở đâu không?"

Con bé cố gắng điều chỉnh hơi thở, kéo tay tôi nói:

- "Tiểu thư mau ra xem chị Hạnh thế nào đi, chị ấy bị người ta đánh trên đường về!"

Tôi vừa chạy ra đến cửa thì thấy người dân đã khiêng Hạnh về, em nằm thoi thóp trên cáng, cả người bê bết máu, tóc tai rối bời.

Vừa trông thấy tôi, em nặng nhọc đưa tay lên, giọng nói yếu ớt gọi:

- "Chị...chị!"

Tôi giàn dụa nước mắt, nắm lấy tay trái của em, cánh tay phải còn lại đã bị người ta đánh gãy.

- "Chị đây, ai đã đánh em thành ra thế này?"

- "Em...em không biết!" Hạnh lắc đầu khóc, nước mắt làm nhòe vết máu trên mặt.

Tôi nhờ người ta khiêng em đến chỗ thầy lang nhưng Hạnh từ chối đành phải để em nằm trong nhà. Người hàng xóm tốt bụng chạy đi gọi thầy tới, ông ta khám xong một lượt thì nhìn tôi lắc đầu ra về.

Tôi ngồi xuống cạnh giường em khóc nức nở, bàn tay ấy run rẩy lau nước mắt trên mặt tôi thì thầm:

- "Nếu em chết, mong được chôn cất nơi quê nhà, xin chị giúp em chăm sóc mẹ! Bà ấy đã vất vả quá nhiều..."

- "Chị hứa!" tôi mếu máo gật đầu đáp.

Hạnh vùi đầu vào cánh tay tôi, mỉm cười hỏi:

- "Em buồn ngủ quá...chị có thể hát em nghe một bài được không?"

Tôi cất giọng lên trong tiếng nấc nghẹn ngào, một bài dân ca mà em đã từng hát. Hạnh lặng lẽ buông tay, chìm vào giấc ngủ sâu, kết thúc một tuổi xuân tươi đẹp nơi trần gian. Tôi khóc rống lên, tim đau đớn như bị ai bóp chặt. Mọi người vây quanh chứng kiến cũng không thể kìm được nước mắt.

Cảnh Điền nghe tin, vội vàng thúc ngựa chạy đến.

Lúc ấy, tôi đã lau hết vết máu trên người Hạnh, thay cho em bộ đồ mới, chỉnh lại tóc tai. Nhìn em được trang điểm lên, trông chỉ như đang ngủ say.

Nhìn thấy Cảnh Điền, tôi đã lao vào lòng hắn khóc nức nở.

- "Em ấy...em ấy chỉ mới 15 tuổi thôi! Hiền lành, thật thà, lên kinh thành chưa bao lâu, hai chị em tôi nương tựa nhau mà sống, chưa từng gây chuyện với ai ở đây! Tôi không thể tha thứ cho kẻ nào đã ra tay tàn độc như này!"

Hắn đưa tay vỗ nhẹ vào lưng tôi nói:

- "Có ta ở đây, ta nhất định sẽ điều tra ra ai là người gây ra chuyện này!"

Cảnh Điền là người trực tiếp hộ tống tôi cùng quan tài của Hạnh mang về Châu Giang.

Người mẹ ấy mới cách đây vài hôm còn mừng rỡ khi nhìn thấy con gái trở về, giờ đây kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, đau đớn khôn cùng. Cực khổ nuôi nấng một đứa trẻ đến lớn không phải dễ dàng gì, cố gắng cho nó có một cuộc đời tươi đẹp, thế nhưng giờ lại chấm dứt đột ngột như thế. Không thể gắng gượng nỗi, bà ấy ngất lịm đi trong tay tôi.

Trong lễ tang, bà Huyện cũng đến, theo sau là những người thân thiết của Hạnh. Phạn thị thấy tôi cũng ở đây thì lặng lẽ đi đến, hai mắt ngắn lệ nói:

- "Không ngờ các ngươi lên kinh lại nhiều nguy hiểm như vậy! Thật đau lòng...Nếu như trên ấy không thể ở lại được nữa thì hãy quay về đây, chúng ta lúc nào cũng chào đón ngươi!"

- "Vâng, con sẽ luôn ghi nhớ!" tôi đáp.

Sau khi lo hậu sự xong xuôi, tôi thực hiện lời hứa, khuyên Lý thị - mẹ Hạnh cùng lên kinh để tôi tiện bề chăm sóc nhưng bị bà từ chối. Bà bảo bây giờ cũng đã có tuổi, không thích chốn đông người nhộn nhịp. Hạnh lại vừa mất, cần có người nhang khói mỗi ngày.

Biết không thể thuyết phục được, tôi nhờ Ngọc Hà thỉnh thoảng qua nói chuyện cho Lý thị đỡ buồn, nếu có chuyện gì thì nhớ gửi thư lên cho tôi.

Bước lên xe ngựa quay trở lại kinh thành mà lòng tôi nặng trĩu, nghĩ đến căn nhà rộn ràng tiếng nói cười ấy giờ chỉ còn lại một mình tôi, khóe mắt lại cay nhèm.

- "Là tôi có lỗi khi đưa Hạnh theo, không chăm sóc cho em ấy đàng hoàng, lại để em ra đi trong đau đớn như thế!" tôi buồn bã nhìn ra ngoài cửa sổ nói.

- "Nàng đừng quá đau lòng mà tổn hại sức khỏe, sống chết có số, chia ly là điều không thể tránh khỏi!" Cảnh Điền nắm tay tôi an ủi.

Chẳng biết từ khi nào, tôi đã không còn sợ hắn nữa, bản thân cảm thấy bắt đầu dựa dẫm vào người ta.

Về đến An phủ, Cảnh Điền bắt đầu lập án, thu thập chứng cứ. Đã không điều tra thì thôi, một khi tra ra là đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Từ lời nói của những người chứng kiến hôm ấy, Cảnh Điền đã tìm ra được toàn bộ kẻ ra tay với Hạnh.

Tôi đứng trước mặt bọn chúng, sự phẫn uất đã lên tới đỉnh điểm, không thể kiềm chế nỗi, lao vào từng tên đang bị trói mà giáng từng cú đấm mạnh mẽ.

Vừa đấm, vừa gào lên:

- "Tại sao lại làm vậy? Em ấy đã gây thù chuốc oán gì với bọn bây? Tao nguyền rủa bây chết không được tử tế, xuống địa ngục phải chịu sự đày ải mãi mãi không bao giờ được đầu thai..."

Đám ấy bị nàng đánh, co ro dồn vào góc tường, máu từ mũi và miệng ứa ra. Cảnh Điền phải gồng mình giữ chặt nàng lại, hắn chưa từng thấy Quỳnh Chi điên cuồng đến thế.

Một tên không chịu nỗi đã chủ động khai ra người đứng sau. Công chúa nghĩ Hạnh là người trong lòng của Hữu Chính, sai bọn hắn tìm em đánh cho một trận, nào ngờ ra tay mạnh quá khiến em tử vong. Cảnh Điền đứng chết trân tại chỗ, không ngờ người ấy lại chính là hoàng muội của mình. Tôi không nói nhiều lời, rút kiếm bên hông hắn rồi chạy đi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện