Tôi tự hỏi, sau những thất bại nặng nề trong nỗ lực chinh phục những đổi thay. Tôi nghĩ, để làm hài lòng người lớn đâu có gì khó. Ðiều quan trọng là tôi có muốn làm hay không.
Ba mẹ tôi muốn ngày nào tôi cũng thuộc bài trước tám giờ tối ư? Ngay trưa hôm đó, tôi thức dậy lúc ba tôi còn đang ngáy khò khò và lập tức ngồi vào bàn học, không cần ba mẹ tôi thúc giục hay nhắc nhở như mọi lần.
“Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, đường làng nhỏ, ít có người qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, nhà ở tập trung san sát, đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.
Những đoạn văn như thế, thực ra không có gì đặc biệt, thậm chí chỉ là lặp lại những điều tôi mắt thấy tai nghe.
Nhưng ngay cả những đoạn văn đơn giản nhất nếu vào tai này lại ra tai kia nhanh như chớp thì nó vẫn không đọng lại trong đầu bạn được.
Tôi vốn dĩ là một thằng bé không giỏi tập trung. Bao giờ ngồi học, tâm trí tôi cũng bị lãng đi bởi một chuyện gì đó, bất cứ là chuyện gì.
Tôi nhớ lúc tôi học bảng chữ cái. Thật là khốn khổ khốn nạn!
Cô giáo dạy tôi:
- O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, ở thì thêm râu.
Lúc nghe những câu vần vèo đó, tôi không tìm cách phân biệt các mẫu tự mà cứ liên tưởng đến cái mũ của chú Nhiên, một cái mũ nhọn màu xanh sẫm bằng vải nỉ dày, có chóp nhọn. Loại mũ đó bây giờ không còn ai đội, cũng chẳng ai buồn sản xuất nữa nhưng hồi đó nó là một kì quan đối với bọn nhóc mũi thò lò như tôi.
Tôi rất thèm được đội lên đầu chiếc mũ của chú Nhiên, đội một tẹo thôi rồi trả lại cũng đã vô cùng sung sướng. Tất nhiên chú Nhiên thấy chuyện đó chẳng có gì nghiêm trọng: tôi đội chiếc nón bảo bối đó trước tia nhìn chằm chằm của chú, nếu muốn nghịch phá tôi cũng chẳng có cơ hội.
Rồi tôi nghĩ đến ông ngoại con Tí sún. Tôi nghĩ đến chòm râu của ông. Chòm râu của ông chẳng có chút gì giống dấu ơ. Nó dài và thẳng, rậm rạp, mỗi khi ăn phở ông phải dành riêng một tay để vén râu cho khỏi ướt.
Tôi nghĩ ngợi lung tung, liên tưởng đủ thứ và khi cô giáo chỉ tay vào chữ ơ hỏi tôi đây là chữ gì thì tôi cà lăm:
- Thưa cô đây là chữ... chữ...
Tôi biết cái chữ cô giáo hỏi là chữ ô hoặc chữ ơ, nhưng nó đích thực là ô hay ơ thì tôi không quả quyết được. Trong đầu tôi lởn vởn hình ảnh chú Nhiên và ông ngoại con Tí sún nhưng người nào là ô, người nào là ơ thì tôi lại quên béng!
Thấy tôi lúng búng hàng buổi, cô giáo thương tình:
- O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, còn chữ gì là có râu?
Tôi mừng quýnh:
- Thưa cô là chữ ơ ạ!
Một nhà thông thái nào đó đã dùng chữ “mặt” để chỉu con chữ. Mặt chữ - một cách nói tuyệt vời!
Chuyện đầu tiên của học trò vỡ lòng là làm quen với mặt chữ, sau đó phải nhớ mặt chữ. Giống như làm quen với người nào đó và phải nhớ mặt họ.
Hai mươi bốn chữ cái là hai mươi bốn gương mặt mà bất cứ đứa trẻ nào cũng buộc phải làm quen trước khi ý thức rằng đây là những gương mặt sẽ đi theo mình suốt đời.
Ðó không phải là một đòi hỏi phức tạp nhưng với đầu óc vẩn vơ như tôi thì làm thế nào để phân biệt được và gọi đúng tên từng người trong hai mươi bốn mặt người mới quen đó lại là một điều quá sức.
Bao giờ cũng vậy, tôi nhìn các con chữ một hồi thì hay các con chữ không còn là con chữ mà thay vào đó vô số hình ảnh không biết từ đâu hiện ra lấp đầy tâm trí tôi.
Nhiều năm về sau, tôi tình cờ đọc được bài thơ “Những nguyên âm” của Rimbaud mới biết ông cũng từng bị óc tưởng tượng của mình cầm tù:
- A đen, E trắng, O xanh - Những nguyên âm.
...
Rimbaud không chỉ nhìn ra màu sắc của các nguyên âm. Ông còn nhìn thấy ở chữ A chiếc yếm đen của bầy ruồi, chữ E là những đỉnh núi nhọn phủ đầy tuyết, và những cánh đồng cỏ rải rác gia súc đứng gặm cỏ bình yên trong chữ U.
Nhưng tuyệt nhất là ông còn nghe được âm thanh của các con chữ: tiếng kèn đồng với những nốt cao vút trong chữ O hay tiếng cười bật ra từ cơn phẫn nộ hay cơn say nơi trong chữ I...
Ngay lúc tôi chưa đọc nhiều Rimbaud, chỉ làm quen với mỗi bài thơ “Những nguyên âm” của ông thôi, ông lập tức đã là thi sĩ lớn nhất, và gần gũi nhất trong mắt tôi.
Tôi tin rằng khi viết bài thơ này, tâm tính ông chắc vẫn còn bồng bột trẻ con, hay nghĩ ngợi lung tung và vì cái tật này tôi đoán hồi bé ông cũng nghịch phá và hay bị nhiều điểm kém trong tập không thua gì tôi.
Ôi, tôi lại lạc đề mất rồi.
Thực ra tất cả những lời con cà con kê nãy giờ chỉ đơn giản là muốn nói rằng hồi tám tuổi tôi đã là một đứa bé đầu óc luộm thuộm, luôn mất tập trung.
Và tôi đang muốn nói tiếp rằng đến một ngày, tôi quyết bắt cái đầu óc mất tập trung đó tập trung cao độ, chỉ để tự chứng minh một điều: muốn làm ba mẹ hài lòng là điều vô cùng đơn giản mà bất cứ đứa trẻ nào nếu muốn cũng đều làm được.
Tôi đã học bài như điên, tôi vùi đầu vào tập không cả ăn chơi, mặc kệ tiếng réo gọi tuyệt vọng của thằng Hải cò, con Tủn và con Tí sún không ngừng đập vào cửa sổ.
Tôi học như thể ngày mai tôi sẽ chết.
Tôi ngốn ngấu những con chữ như ngốn mì gói
Tôi tụng bài đến rã họng và thuộc nhoay nhoáy.
Trước giờ cơm chiều, tôi không còn gì để học nữa. Hầu như tôi đã nuốt cả đống sách vở vào bụng.
Nghe tôi trả bài vanh vách, ba tôi dụi mắt năm sáu cái liền, nức nở khen, nếu không giỏi kiềm chế có lẽ ông đã ôm chầm và nhấc bổng tôi lên:
- Thật không thể tưởng tượng được!
Ông nói giọng sụt sịt và hình như ông rơm rớm nước mắt.
Mẹ tôi sợ quá:
- Con có sao không hả con?
Bà sờ tay lên trán tôi, lo lắng:
- Chắc con phải đi bác sĩ thôi!
o0o
Trong những ngày đó, tôi đã làm cho ba tôi sung sướng ứa lệ đến suốt một tuần lễ liền, đến mức đến ngày thứ tư tôi đã thấy ông thường xuyên nhét một chiếc khăn tay trong túi áo.
Mẹ tôi cũng bình tĩnh dần. Bà đã biết tôi không bệnh tật gì, mặc dù bà vẫn tiếp tục sờ tay lên trán tôi mười hai lần mỗi ngày.
Ở lớp, tới lượt cô giáo bắt đầu xoa nắn vỏ não tôi. ( Sao phụ nữ giống nhau đến thế!)
Cô lặng lẽ rờ rẫm xương sọ tôi ( lúc đó tôi thấy cô giống thầy thuốc hơn là giống cô giáo) cau mày nói:
- Thời gian gần đây em có bị té ngã gì khổng
- Dạ có. – Tôi thật thà đáp, nhớ đến cuộc vật nhau với Hải cò cách đây mấy ngày.
- Có à. – Cô giáo giật nảy - Thế em có bị đập đầu xuống đất không?
- Dạ có.
Tôi lại đáp, thầm nhủ nếu không đạp đầu xuống đất thì còn lâu mới đáng gọi là té.
Sắc mặt cô cô giáo chuyển sang màu nõn chuối, cô ấn những ngón tay mạnh hơn như muốn đục vài cái lỗ trên đầu tôi theo kiểu người ta khoan thềm lục địa để thăm dò dầu khí.
- Chà thế thì đúng rồi.
- Ðúng gì hả cô?
- Nếu đập mạnh đầu xuống đất thế nào các dây thần kinh của em cũng bị va chạm.
- Cô dùng ánh mắt mân mê khắp đầu cổ tôi.
- Thế em đập phía trước hay phía sau?
- Là sao hả cô?
- Ý cô là cô muốn hỏi em đập mặt xuống đất hay đập ót xuống đất?
Trông cô rất hồi hộp, và căn cứ cái cách cô nhìn chăm chú đôi môi tôi như thể đang rình một con gì đó sắp nhảy ra, tôi đoán đây là câu hỏi quyết định.
Tôi cố nhớ lại và ngần ngừ đáp:
- Hình như là em té sấp xuống đất ạ.
Tôi nói đại thế thôi, chứ thực ra mỗi khi vật nhau với Hải cò, tôi té ngã cả chục lần: ba lần đập mặt, ba lần đập ót và những lần còn lại thì đập lung tung vào bất cứ chỗ nào có thể đập được.
Câu đáp bừa của tôi khiến mặt cô giáo dãn ra. Cô thở phào và rụt tay lại:
- May quá! Thế thì không sao. Trung khu thần kinh con người ta nằm phía sau ót.
Không chỉ cô giáo, tụi bạn trong lớp cũng nhìn tôi bằng ánh mắt như thể nếu tôi không có tám cái tai thì ít nhất cũng có hai cái mũi.
Tôi chí thú sưu tập hết điểm 10 này đến điểm 10 khác và ngày ngày sung sướng bởi trong những tiếng trầm trồ của tụi bạn. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy học giỏi không phải là chuyện gì đáng chán, nhất là trong thời gian đó tôi luôn khoan khoái bắt gặp tiếng cười của con Dung điệu xen lẫn trong những tiếng xuýt xoa của tụi bạn.
Con Dung điệu thật ra chẳng xinh đẹp gì, chỉ được mỗi cái làm điệu, nhưng tiếng cười của nó luôn khiến tôi tò mò. Tiếng cười của nó nghe như tiếng nhạc, hễ nó cất tiếng lên là tôi nhận ra ngay. Tôi thích tiếng cười đó từ lâu và lần nào cũng vậy hễ con Dung điệu cất tiếng cười là tôi không kềm được một cú liếc xéo về phía nó.
Thực lòng mà nói, tôi thích con Tủn hơn con Dung điệu. Giọng cười con Tủn không hay bằng Dung điệu nhưng nó hơn con Dung điệu ở chỗ nó có lúm đồng tiền. Con gái mà có lúm đồng tiền trông duyên tệ.
Con Tủn chỉ có mỗi cái tật xấu là khoái chơi với thằng Hải cò. Gần đây, nhờ chiếc điện thoại di động của chú Nhiên, tôi rủ con Tủn đi chơi được hai lần. Nhưng từ ngày ba tôi cấm tôi nghịch điện thoại thì con Tủn lại tiếp tục cặp kè với Hải cò như trái đất tiếp tục quay quanh mặt trời khiến tôi chán đời khủng khiếp.
Tôi quyết định không thèm quan tâm con Tủn nữa. Tôi sẽ rủ con Dung điệu đi dạo một chút, lai rai một chút và cố nghĩ cách làm sao cho chuyện hẹn hò đó diễn ra trước mặt con Tủn.
Khi nổi sùng lên thì tôi nghĩ vậy, nhưng khi gặp mặt con Dung điệu thì tôi không còn thấy háo hức với ý định đó nữa. Tôi vẫn chờ đợi để nghe tiếng cười của nó reo lên giòn giã bên tai, nhưng lại chẳng muốn rủ nó đi chơi, chả hiểu tại sao.
Tất nhiên, bây giờ thì tôi hiểu. Bây giờ, sau nhiều lần yêu, tôi nhận ra rằng không phải một cô Dung nào đó thay thế một cô Tủn nào đó trong trái tim một chàng cu Mùi nào đó sẽ làm hỏng định nghĩa về tình yêu mà vấn đề là khi cuộc tình vừa đổ vỡ thì ngay sau đó người ta không thể nào hào hứng bắt đầu một cuộc tình mới nếu vết thương lòng chưa kịp lành miệng. Cũng như người ta không thể tiến hành tốt một cuộc chiến tranh trên đống đổ nát của cuộc chiến tranh trước đó nếu không có thời gian để hồi phục. Hồi tám tuổi, tình yêu là một cái gì xa lạ với tôi. Nhưng dù không hẳn là yêu thì sự quyến luyến tự nhiện giữa một đứa con trai và một đứa con gái cũng tuân thủ theo những quy luật tình cảm y như quy luật mà đứa con trai đó và đứa con gái đó phải tuân thủ khi chúng lớn lên.
o0o
Chỉ vậy thôi mà tôi đâm chán.
Tôi không còn động lực.
Tôi tưởng sau khi gặt hái những tiếng cười của con Dung điệu, tôi sẽ sốt sắng rủ nó đi chơi để chọc tức con Tủn.
Nhưng trái tim tôi đã chống lại tôi.
Hơn nữa, những điểm 10 lúc bấy giờ đã không còn là một đỉnh cao để tôi chinh phục nữa.
Tôi đã không còn thử thách.
Tôi chán học giỏi.
Tôi chán thuộc bài.
Nếu ngày nào tôi cũng thuộc bài vanh vách, cũng kiếm những điểm 10 một cách dễ dàng thì cuộc đời tôi lại rơi vào một sự đơn điệu mới, cũng tẻ nhạt hệt như những ngày tôi tích cực sưu tầm những diểm 4, điểm 5.
Tôi bắt đầu lơ là bài vở một lần nữa lại làm ba tôi ứa lệ, lần này là vì thất vọng.
Mẹ tôi lại có dịp lo lắng:
- COn có bị sao không hả con?
Còn cô giáo thì xoay đầu tôi một cách điên cuồng theo mọi hướng, giọng nghi hoặc:
- Chẳng lẽ trung khu thần kinh của em lại nằm ở phía trước?
Chỉ có thằng Hải cò, con Tí sún và con Tủn là vui mừng với sự tuột dốc của tôi. Trong mắt tụi nó, cái cảnh tôi quyết rời bỏ đỉnh cao vinh quang để quay về với những ngày tăm tối chắc cũng khí khái không kém gì một bậc đại thần treo ấn từ quan, gạt bỏ vinh hoa phú quý để trở về với cuộc đời dân dã bụi bặm.
Trong trường hợp này, khái niệm người hùng của trẻ con không phải bao giời cũng ăn khớp với cách nghĩ của người lớn. Thế đấy!
Ba mẹ tôi muốn ngày nào tôi cũng thuộc bài trước tám giờ tối ư? Ngay trưa hôm đó, tôi thức dậy lúc ba tôi còn đang ngáy khò khò và lập tức ngồi vào bàn học, không cần ba mẹ tôi thúc giục hay nhắc nhở như mọi lần.
“Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công, xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, đường làng nhỏ, ít có người qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, nhà ở tập trung san sát, đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.
Những đoạn văn như thế, thực ra không có gì đặc biệt, thậm chí chỉ là lặp lại những điều tôi mắt thấy tai nghe.
Nhưng ngay cả những đoạn văn đơn giản nhất nếu vào tai này lại ra tai kia nhanh như chớp thì nó vẫn không đọng lại trong đầu bạn được.
Tôi vốn dĩ là một thằng bé không giỏi tập trung. Bao giờ ngồi học, tâm trí tôi cũng bị lãng đi bởi một chuyện gì đó, bất cứ là chuyện gì.
Tôi nhớ lúc tôi học bảng chữ cái. Thật là khốn khổ khốn nạn!
Cô giáo dạy tôi:
- O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, ở thì thêm râu.
Lúc nghe những câu vần vèo đó, tôi không tìm cách phân biệt các mẫu tự mà cứ liên tưởng đến cái mũ của chú Nhiên, một cái mũ nhọn màu xanh sẫm bằng vải nỉ dày, có chóp nhọn. Loại mũ đó bây giờ không còn ai đội, cũng chẳng ai buồn sản xuất nữa nhưng hồi đó nó là một kì quan đối với bọn nhóc mũi thò lò như tôi.
Tôi rất thèm được đội lên đầu chiếc mũ của chú Nhiên, đội một tẹo thôi rồi trả lại cũng đã vô cùng sung sướng. Tất nhiên chú Nhiên thấy chuyện đó chẳng có gì nghiêm trọng: tôi đội chiếc nón bảo bối đó trước tia nhìn chằm chằm của chú, nếu muốn nghịch phá tôi cũng chẳng có cơ hội.
Rồi tôi nghĩ đến ông ngoại con Tí sún. Tôi nghĩ đến chòm râu của ông. Chòm râu của ông chẳng có chút gì giống dấu ơ. Nó dài và thẳng, rậm rạp, mỗi khi ăn phở ông phải dành riêng một tay để vén râu cho khỏi ướt.
Tôi nghĩ ngợi lung tung, liên tưởng đủ thứ và khi cô giáo chỉ tay vào chữ ơ hỏi tôi đây là chữ gì thì tôi cà lăm:
- Thưa cô đây là chữ... chữ...
Tôi biết cái chữ cô giáo hỏi là chữ ô hoặc chữ ơ, nhưng nó đích thực là ô hay ơ thì tôi không quả quyết được. Trong đầu tôi lởn vởn hình ảnh chú Nhiên và ông ngoại con Tí sún nhưng người nào là ô, người nào là ơ thì tôi lại quên béng!
Thấy tôi lúng búng hàng buổi, cô giáo thương tình:
- O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, còn chữ gì là có râu?
Tôi mừng quýnh:
- Thưa cô là chữ ơ ạ!
Một nhà thông thái nào đó đã dùng chữ “mặt” để chỉu con chữ. Mặt chữ - một cách nói tuyệt vời!
Chuyện đầu tiên của học trò vỡ lòng là làm quen với mặt chữ, sau đó phải nhớ mặt chữ. Giống như làm quen với người nào đó và phải nhớ mặt họ.
Hai mươi bốn chữ cái là hai mươi bốn gương mặt mà bất cứ đứa trẻ nào cũng buộc phải làm quen trước khi ý thức rằng đây là những gương mặt sẽ đi theo mình suốt đời.
Ðó không phải là một đòi hỏi phức tạp nhưng với đầu óc vẩn vơ như tôi thì làm thế nào để phân biệt được và gọi đúng tên từng người trong hai mươi bốn mặt người mới quen đó lại là một điều quá sức.
Bao giờ cũng vậy, tôi nhìn các con chữ một hồi thì hay các con chữ không còn là con chữ mà thay vào đó vô số hình ảnh không biết từ đâu hiện ra lấp đầy tâm trí tôi.
Nhiều năm về sau, tôi tình cờ đọc được bài thơ “Những nguyên âm” của Rimbaud mới biết ông cũng từng bị óc tưởng tượng của mình cầm tù:
- A đen, E trắng, O xanh - Những nguyên âm.
...
Rimbaud không chỉ nhìn ra màu sắc của các nguyên âm. Ông còn nhìn thấy ở chữ A chiếc yếm đen của bầy ruồi, chữ E là những đỉnh núi nhọn phủ đầy tuyết, và những cánh đồng cỏ rải rác gia súc đứng gặm cỏ bình yên trong chữ U.
Nhưng tuyệt nhất là ông còn nghe được âm thanh của các con chữ: tiếng kèn đồng với những nốt cao vút trong chữ O hay tiếng cười bật ra từ cơn phẫn nộ hay cơn say nơi trong chữ I...
Ngay lúc tôi chưa đọc nhiều Rimbaud, chỉ làm quen với mỗi bài thơ “Những nguyên âm” của ông thôi, ông lập tức đã là thi sĩ lớn nhất, và gần gũi nhất trong mắt tôi.
Tôi tin rằng khi viết bài thơ này, tâm tính ông chắc vẫn còn bồng bột trẻ con, hay nghĩ ngợi lung tung và vì cái tật này tôi đoán hồi bé ông cũng nghịch phá và hay bị nhiều điểm kém trong tập không thua gì tôi.
Ôi, tôi lại lạc đề mất rồi.
Thực ra tất cả những lời con cà con kê nãy giờ chỉ đơn giản là muốn nói rằng hồi tám tuổi tôi đã là một đứa bé đầu óc luộm thuộm, luôn mất tập trung.
Và tôi đang muốn nói tiếp rằng đến một ngày, tôi quyết bắt cái đầu óc mất tập trung đó tập trung cao độ, chỉ để tự chứng minh một điều: muốn làm ba mẹ hài lòng là điều vô cùng đơn giản mà bất cứ đứa trẻ nào nếu muốn cũng đều làm được.
Tôi đã học bài như điên, tôi vùi đầu vào tập không cả ăn chơi, mặc kệ tiếng réo gọi tuyệt vọng của thằng Hải cò, con Tủn và con Tí sún không ngừng đập vào cửa sổ.
Tôi học như thể ngày mai tôi sẽ chết.
Tôi ngốn ngấu những con chữ như ngốn mì gói
Tôi tụng bài đến rã họng và thuộc nhoay nhoáy.
Trước giờ cơm chiều, tôi không còn gì để học nữa. Hầu như tôi đã nuốt cả đống sách vở vào bụng.
Nghe tôi trả bài vanh vách, ba tôi dụi mắt năm sáu cái liền, nức nở khen, nếu không giỏi kiềm chế có lẽ ông đã ôm chầm và nhấc bổng tôi lên:
- Thật không thể tưởng tượng được!
Ông nói giọng sụt sịt và hình như ông rơm rớm nước mắt.
Mẹ tôi sợ quá:
- Con có sao không hả con?
Bà sờ tay lên trán tôi, lo lắng:
- Chắc con phải đi bác sĩ thôi!
o0o
Trong những ngày đó, tôi đã làm cho ba tôi sung sướng ứa lệ đến suốt một tuần lễ liền, đến mức đến ngày thứ tư tôi đã thấy ông thường xuyên nhét một chiếc khăn tay trong túi áo.
Mẹ tôi cũng bình tĩnh dần. Bà đã biết tôi không bệnh tật gì, mặc dù bà vẫn tiếp tục sờ tay lên trán tôi mười hai lần mỗi ngày.
Ở lớp, tới lượt cô giáo bắt đầu xoa nắn vỏ não tôi. ( Sao phụ nữ giống nhau đến thế!)
Cô lặng lẽ rờ rẫm xương sọ tôi ( lúc đó tôi thấy cô giống thầy thuốc hơn là giống cô giáo) cau mày nói:
- Thời gian gần đây em có bị té ngã gì khổng
- Dạ có. – Tôi thật thà đáp, nhớ đến cuộc vật nhau với Hải cò cách đây mấy ngày.
- Có à. – Cô giáo giật nảy - Thế em có bị đập đầu xuống đất không?
- Dạ có.
Tôi lại đáp, thầm nhủ nếu không đạp đầu xuống đất thì còn lâu mới đáng gọi là té.
Sắc mặt cô cô giáo chuyển sang màu nõn chuối, cô ấn những ngón tay mạnh hơn như muốn đục vài cái lỗ trên đầu tôi theo kiểu người ta khoan thềm lục địa để thăm dò dầu khí.
- Chà thế thì đúng rồi.
- Ðúng gì hả cô?
- Nếu đập mạnh đầu xuống đất thế nào các dây thần kinh của em cũng bị va chạm.
- Cô dùng ánh mắt mân mê khắp đầu cổ tôi.
- Thế em đập phía trước hay phía sau?
- Là sao hả cô?
- Ý cô là cô muốn hỏi em đập mặt xuống đất hay đập ót xuống đất?
Trông cô rất hồi hộp, và căn cứ cái cách cô nhìn chăm chú đôi môi tôi như thể đang rình một con gì đó sắp nhảy ra, tôi đoán đây là câu hỏi quyết định.
Tôi cố nhớ lại và ngần ngừ đáp:
- Hình như là em té sấp xuống đất ạ.
Tôi nói đại thế thôi, chứ thực ra mỗi khi vật nhau với Hải cò, tôi té ngã cả chục lần: ba lần đập mặt, ba lần đập ót và những lần còn lại thì đập lung tung vào bất cứ chỗ nào có thể đập được.
Câu đáp bừa của tôi khiến mặt cô giáo dãn ra. Cô thở phào và rụt tay lại:
- May quá! Thế thì không sao. Trung khu thần kinh con người ta nằm phía sau ót.
Không chỉ cô giáo, tụi bạn trong lớp cũng nhìn tôi bằng ánh mắt như thể nếu tôi không có tám cái tai thì ít nhất cũng có hai cái mũi.
Tôi chí thú sưu tập hết điểm 10 này đến điểm 10 khác và ngày ngày sung sướng bởi trong những tiếng trầm trồ của tụi bạn. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy học giỏi không phải là chuyện gì đáng chán, nhất là trong thời gian đó tôi luôn khoan khoái bắt gặp tiếng cười của con Dung điệu xen lẫn trong những tiếng xuýt xoa của tụi bạn.
Con Dung điệu thật ra chẳng xinh đẹp gì, chỉ được mỗi cái làm điệu, nhưng tiếng cười của nó luôn khiến tôi tò mò. Tiếng cười của nó nghe như tiếng nhạc, hễ nó cất tiếng lên là tôi nhận ra ngay. Tôi thích tiếng cười đó từ lâu và lần nào cũng vậy hễ con Dung điệu cất tiếng cười là tôi không kềm được một cú liếc xéo về phía nó.
Thực lòng mà nói, tôi thích con Tủn hơn con Dung điệu. Giọng cười con Tủn không hay bằng Dung điệu nhưng nó hơn con Dung điệu ở chỗ nó có lúm đồng tiền. Con gái mà có lúm đồng tiền trông duyên tệ.
Con Tủn chỉ có mỗi cái tật xấu là khoái chơi với thằng Hải cò. Gần đây, nhờ chiếc điện thoại di động của chú Nhiên, tôi rủ con Tủn đi chơi được hai lần. Nhưng từ ngày ba tôi cấm tôi nghịch điện thoại thì con Tủn lại tiếp tục cặp kè với Hải cò như trái đất tiếp tục quay quanh mặt trời khiến tôi chán đời khủng khiếp.
Tôi quyết định không thèm quan tâm con Tủn nữa. Tôi sẽ rủ con Dung điệu đi dạo một chút, lai rai một chút và cố nghĩ cách làm sao cho chuyện hẹn hò đó diễn ra trước mặt con Tủn.
Khi nổi sùng lên thì tôi nghĩ vậy, nhưng khi gặp mặt con Dung điệu thì tôi không còn thấy háo hức với ý định đó nữa. Tôi vẫn chờ đợi để nghe tiếng cười của nó reo lên giòn giã bên tai, nhưng lại chẳng muốn rủ nó đi chơi, chả hiểu tại sao.
Tất nhiên, bây giờ thì tôi hiểu. Bây giờ, sau nhiều lần yêu, tôi nhận ra rằng không phải một cô Dung nào đó thay thế một cô Tủn nào đó trong trái tim một chàng cu Mùi nào đó sẽ làm hỏng định nghĩa về tình yêu mà vấn đề là khi cuộc tình vừa đổ vỡ thì ngay sau đó người ta không thể nào hào hứng bắt đầu một cuộc tình mới nếu vết thương lòng chưa kịp lành miệng. Cũng như người ta không thể tiến hành tốt một cuộc chiến tranh trên đống đổ nát của cuộc chiến tranh trước đó nếu không có thời gian để hồi phục. Hồi tám tuổi, tình yêu là một cái gì xa lạ với tôi. Nhưng dù không hẳn là yêu thì sự quyến luyến tự nhiện giữa một đứa con trai và một đứa con gái cũng tuân thủ theo những quy luật tình cảm y như quy luật mà đứa con trai đó và đứa con gái đó phải tuân thủ khi chúng lớn lên.
o0o
Chỉ vậy thôi mà tôi đâm chán.
Tôi không còn động lực.
Tôi tưởng sau khi gặt hái những tiếng cười của con Dung điệu, tôi sẽ sốt sắng rủ nó đi chơi để chọc tức con Tủn.
Nhưng trái tim tôi đã chống lại tôi.
Hơn nữa, những điểm 10 lúc bấy giờ đã không còn là một đỉnh cao để tôi chinh phục nữa.
Tôi đã không còn thử thách.
Tôi chán học giỏi.
Tôi chán thuộc bài.
Nếu ngày nào tôi cũng thuộc bài vanh vách, cũng kiếm những điểm 10 một cách dễ dàng thì cuộc đời tôi lại rơi vào một sự đơn điệu mới, cũng tẻ nhạt hệt như những ngày tôi tích cực sưu tầm những diểm 4, điểm 5.
Tôi bắt đầu lơ là bài vở một lần nữa lại làm ba tôi ứa lệ, lần này là vì thất vọng.
Mẹ tôi lại có dịp lo lắng:
- COn có bị sao không hả con?
Còn cô giáo thì xoay đầu tôi một cách điên cuồng theo mọi hướng, giọng nghi hoặc:
- Chẳng lẽ trung khu thần kinh của em lại nằm ở phía trước?
Chỉ có thằng Hải cò, con Tí sún và con Tủn là vui mừng với sự tuột dốc của tôi. Trong mắt tụi nó, cái cảnh tôi quyết rời bỏ đỉnh cao vinh quang để quay về với những ngày tăm tối chắc cũng khí khái không kém gì một bậc đại thần treo ấn từ quan, gạt bỏ vinh hoa phú quý để trở về với cuộc đời dân dã bụi bặm.
Trong trường hợp này, khái niệm người hùng của trẻ con không phải bao giời cũng ăn khớp với cách nghĩ của người lớn. Thế đấy!
Danh sách chương