- Vào đây, chị kia!
Ngạc nhiên, Lucy ngoái đầu lại, thấy cụ chủ. Cụ Crackenthorpe náu trong phòng, đằng sau khe cửa mở hé, ngoắc tay gọi cô vào.
- Cụ chủ cần tôi có việc gì ạ? - Không hỏi! Ta bảo gì thì làm nấy!
Lucy không nói gì, bước vào phòng. Thấy cô gái đi chậm, ông cụ nắm cổ tay cô kéo vào, không quên đóng cửa lại.
Lucy liếc nhìn căn phòng, một phòng nhỏ, có vẻ như một phòng giấy đã bỏ không từ lâu. Những chồng giấy tờ, báo chí phủ một lớp bụi dầy nằm trên mặt bàn giấy. Trên trần đầy mạng nhện.
- Chắc cụ muốn tôi quét dọn căn phòng này?
- Không! - cụ Crackenthorpe nói - đây là chỗ tôn nghiêm của ta và lúc nào ta cũng mang theo chìa khoá trong người. Con Emma rất muốn vào đây, nhưng ta không cho. Cô hãy xem những mẫu quặng đá này.
Lucy nhìn theo hướng mắt cụ già, thấy khoảng hơn một chục mẫu đá, một số được mài nhẵn bóng.
- Lý thú đấy, - Lucy nói giọng không hào hứng gì mấy. - Nhưng tôi đang rất bận, nhà ta đang có 6 vị khách kia mà.
- Cả đám ấy làm ta đến sạt nghiệp do thói tham ăn của chúng, mà ta thấy trước chúng sẽ không chịu chi một xu để bù lại cho ta. Nhưng điều chúng hy vọng sẽ không thể thành sự thật: Ta chưa chết đâu.
- Tôi tin là cụ chủ còn sống lâu.
- Khoan đã, ta muốn cho cô xem thứ này.
Cụ già kéo Lucy đến một cái tủ đồ sộ bằng gỗ sồi. Lucy thấy bàn tay cụ nắm chặt tay cô khiến cô vừa đau vừa khó chịu. Quả là ông già Crackenthorpe đã hoàn toàn hồi phục sức khoẻ, nhờ tình huống hiện nay.
- Cái tủ này xưa kia kê ở nhà ông bà ngoại ta. Phải 4 người lực lưỡng mới nhấc nổi nó đấy. Nhưng chắc chắn cô chưa biết ta cất thứ gì trong đó. Cô muốn xem không?
- Có chứ! - Lucy đáp.
- Tò mò chứ gì? Đàn bà con gái, đứa nào cũng tò mò.
Cụ già lấy trong túi ra chiếc chìa khoá, mở ngăn dưới.
- Xem này, cô em thân mến!
Cụ lôi ra một cái ống tròn và dài, bọc giấy cẩn thận. Cụ từ từ mở hai đầu ống, dốc vào bàn tay bên kia những đồng tiền vàng óng ánh, rồi chìa ra cho cô gái:
- Sờ vào đi! - cụ thì thầm, - cô em biết đây là gì không?… không chứ gì? Cô em còn quá trẻ! Đấy là những đồng souverains: Ngày xưa, người ta tiêu bằng những đồng tiền vàng này, chứ làm gì có những tờ giấy lộn nhem nhuốc mà người ta gọi là “tiền” như ngày nay. Ta tích luỹ được rất nhiều những đồng tiền vàng này để dự trữ cho tương lai. Con Emma không biết. Không ai biết. Điều bí mật này chỉ hai chúng ta biết. Thế nhé, cô em yêu quý? cô em biết tại sao ta lộ điều này ra với cô em không?
- Không. Nhưng chắc cụ sẽ nói ra cho tôi biết chứ, thưa cụ?
- Ta sống goá bụa từ đã lâu. Theo như ta nhớ thì ngay hồi còn sống, mụ vợ ta cũng quanh năm nhăn nhó. Quả thật, ta không bao giờ nghe những câu mụ cằn nhằn và bao giờ mụ cũng chịu để ta cưỡng mụ: Mụ không có chút ý chí nào! Ngược lại với cô em… Ta muốn khuyên cô em một câu: Cô em đừng để thằng di-gan kia quyến rũ. Tất cả bọn chúng nó không đáng một xu. Cô em nên chuẩn bị cho tương lai của cô em. Hãy chịu khó chờ ít lâu…
Cụ già bóp chặt cánh tay Lucy, thì thầm vào tai cô:
- Chịu khó chờ! Hãy nghe ta. Tất cả, bọn ngu xuẩn ấy tưởng chẳng mấy lúc nữa ta sẽ sang thế giới bên kia! Nhưng ta còn sống lâu hơn chúng! Ta sẽ chôn tất cả bọn chúng và vẫn sống trơ trơ. Đến lúc đó, cô em sẽ thấy. Đúng thế, hai chúng ta! Thằng Harold không có con. Hai thằng Cedric và Alfred thì không có vợ. Còn con Emma thì sẽ không lấy chồng. Chỉ còn thằng bé Alexander, con của con Edith và ta rất yêu nó. Khổ một nỗi là ta lại yêu quý thằng Alexander mới phiền chứ!
Rồi cau mày, cụ nói tiếp:
- Cô nghĩ sao về tất cả những thứ đó, cô em?
- Lucy, chị đang ở đâu thế? - tiếng Emma gọi to bên ngoài.
- Tiểu thư Emma gọi tôi, - Lucy nói với cụ già, - Rất cảm ơn cụ đã tin tôi và thổ lộ với tôi mọi thứ.
- Ta nhắc lại để cô nhớ cho kỹ: Chịu khó chờ! - cụ Crackenthorpe thì thầm.
- Tôi sẽ nhớ! - Lucy trấn an ông già, rồi chạy ra ngoài.
Lucy cảm thấy cô vừa nghe một lời cầu hôn, tất nhiên kèm theo một số điều kiện.
Chánh thanh tra Craddock ngồi trong phòng giấy nhỏ của ông tại Cục Điều tra, một khuỷu tay tỳ nhẹ lên bàn, đang nói chuyện điện thoại với Sở Cảnh sát Paris, bằng tiếng Pháp.
- Xin ông nhớ cho rằng đấy mới chỉ là một ý tưởng.
- Nhưng tôi thấy cái ý tưởng đó rất thích hợp, - người ở đầu dây bên kia trả lời. - Tôi đã cho tiến hành điều tra ở những nơi liên quan. Một sĩ quan điều tra của tôi báo cáo về là anh ta đang lần theo một đường dây rất đáng chú ý. Tôi hy vọng, một trong những đường dây đó sẽ dẫn chúng ta đến mục tiêu. Xin ông biết cho, loại phụ nữ đó khi không giữ liên lạc với gia đình, họ có thể dễ dàng biến mất khỏi Paris vì không ai quan tâm theo dõi họ. Một là, họ theo đoàn đi biểu diễn lưu động, Hai là, họ gặp một gã đàn ông hấp dẫn họ. Dù sao tôi cũng rất lấy làm tiếc là những bức ảnh ông gửi sang đây cho tôi chưa giúp ích được gì. Tôi sẽ phải nghiên cứu rất kỹ các báo cáo gửi về. Tạm biệt, Moncher.
Craddock đặt máy xuống, thì một bản báo cáo đã được đặt trên mặt bàn giấy của ông từ nãy:
Tiểu thư Emma Crackenthorpe xin được gặp Chánh thanh tra Craddock. Nội dung: vụ án ở Rutherford Hall.
- Mời tiểu thư lên đây, - Chánh thanh tra Craddock nói đơn giản với người liên lạc.
Ông ngả người ra lưng ghế, suy tưởng. Vậy là ông không lầm: Emma Crackenthorpe biết một điều gì đó mà chưa nói ra, chắc không ghê gớm lắm, nhưng cũng là một thông tin nào đó. Và bây giờ cô ta quyết định nói.
Thấy khách vào, Chánh thanh tra Craddock đứng lên, lịch sự bắt tay, rồi mời cô ngồi. Im lặng hoàn toàn trong vài phút.
“Chắc cô ta đang tìm lời”, viên Chánh thanh tra thầm nghĩ.
- Tiểu thư muốn nói gì với tôi phải không? Bất cứ một chi tiết nhỏ nào đối với chúng tôi đều đáng quý. Hay tiểu thư thấy nạn nhân gợi tiểu thư nghĩ đến ai? Có thể tiểu thư đã nhớ ra là bà ta không phải hoàn toàn xa lạ với nhà với gia đình ta, có phải thế chăng?
- Không hẳn như thế, nhưng…
-… Nhưng tiểu thư ngờ ngợ và thấy lương tâm không thanh thản nếu chưa nói cho chúng tôi biết điều đó?
Lấy hết can đảm, Emma quyết định nói:
- Ông đã biết hai ông anh và một cậu em trai tôi. Nhưng ngoài ba người đó, tôi còn một ông anh nữa, tên là Edmund. Anh ấy đã tử trận trên đất Pháp từ những ngày đầu chiến tranh. Trước đó ít lâu, anh Edmund có viết thư cho tôi.
Emma lấy trong xắc ra lá thư đã vàng ố vì thời gian. Cô đọc to:
Anh hy vọng sẽ không làm em choáng váng: Anh quyết định kết hôn với một cô gái Pháp. Anh và cô ấy đã quyết định rất nhanh, nhưng anh tin rằng Martine sẽ làm em mến và nếu anh chết, mong em hãy săn sóc cô ấy giúp anh. Thư sau, anh sẽ kể đầy đủ chi tiết về Martine, khi đó anh và cô ấy chắc chắn đã làm lễ kết hôn rồi. Nhờ em báo tin này cho cha, và anh tin rằng em sẽ có cách nói sao cho thận trọng nhất. Tất nhiên cụ sẽ gầm lên!…
Chánh thanh tra Craddock chìa tay. Như thế vẫn còn rất tiếc, Emma đành trao lá thư, kể tiếp:
- Rất nhiều ngày sau khi tôi nhận được lá thư này, Bộ Quốc phòng Pháp mới báo cho chúng tôi biết anh Edmund đã không lái máy bay trở về căn cứ. Mất tích. Có khả năng tử trận. Trong thông báo ghi đầy đủ như thế. Sau này thì chúng tôi nhận được thông báo là anh ấy thật sự đã hy sinh. Thời gian đó, trong vùng Dunkerque, không khí rất lộn xộn. Trong những giấy tờ người ta tìm thấy trên thi hài Edmund, không có chỗ nào nói đến việc anh ấy đã thành hôn. Từ ngày đó cũng không thấy chị Martine liên hệ gì với chúng tôi và chúng tôi không biết số phận chị ấy sau đó ra sao. Chiến tranh kết thúc, tôi định tìm cách bắt liên lạc với chị ấy, nhưng tôi chỉ biết tên là Martine, còn họ là gì tôi không biết. Tôi suy nghĩ kỹ, thấy chưa chắc hai người đã kịp làm lễ kết hôn, hoặc có thể Martine cũng đã qua đời trong một cuộc oanh kích.
Chánh thanh tra Craddock ra hiệu mời Emma nói tiếp.
Emma kể:
- Hẳn ông có thể đoán được tôi đã sửng sốt chừng nào khi cách đây khoảng một tháng, tôi nhận được một lá thư ngắn, ký tên Martine Crackenthorpe.
- Tiểu thư có thể cho tôi xem được không?
Emma lại lục trong xắc tay, lấy bức thư đưa viên Chánh thanh tra. Chữ viết ngay ngắn, chứng tỏ một người có học thức.
Tiểu thư thân mến,
Tôi không biết anh Edmund đã báo tin cho gia đình biết lễ thành hôn của hai chúng tôi chưa. Chí ít thì anh ấy cũng bảo tôi rằng anh ấy đã báo tin này. Máy bay chiến đấu của chồng tôi bị bắn rơi đúng bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau khi hai chúng tôi tiến hành hôn lễ và quân Đức đã chiếm đóng làng tôi. Khi chiến tranh kết thúc, tôi đã quyết định không liên hệ với gia đình nhà chồng, mặc dù chồng tôi trước khi ra trận đã căn dặn tôi là phải bắt liên lạc. Sự thật là sau đó tôi làm lại cuộc đời và thấy không cần phải làm phiền gia đình chồng cũ. Nhưng than ôi, thực tế lại không như tôi tưởng. Thêm nữa, vì cả quyển lợi của đứa con trai tôi, tôi gửi đến tiểu thư lá thư này, bởi hiện nay tôi không có đủ khả năng tài chính bảo đảm cho cháu được hưởng một nền giáo dục hẳn hoi.
Vài ngày nữa tôi sẽ sang Anh. Tiểu thư có thể cho tôi biết tôi đến đâu thì được gặp tiểu thư? Địa chỉ của tôi là 126, phố Elvers, London, N.10. Tôi hy vọng tiểu thư không coi hành vi này của tôi là quá đường đột.
Xin chào… vân vân.
Craddock ngồi im lặng trong khoảng một phút, rồi ông đọc lại lá thư.
- Sau khi nhận được lá thư này, tiểu thư đã làm những gì?
- Lúc tôi nhận được lá thư, anh rể tôi, anh Bryan Easter đang ngồi đò, tôi bèn đưa thư cho anh ấy đọc. Anh Bryan khuyên tôi nên đưa thư này cho anh Harold tôi xem, vì anh Harold là chủ một doanh nghiệp lớn ở London. Harold dặn tôi: “Cô phải hết sức thận trọng, để anh tiến hành điều tra thêm xem thế nào đã”.
Ngừng lại một chút, Emma kể tiếp:
- Tôi công nhận lời căn dặn đó là chính xác, nhưng dù sao lá thư rất có thể đúng là của chị Martine. Thế là tôi viết thư gửi đến địa chỉ này, mời chị ấy về Rutherford Hall. Bốn ngày sau, tôi nhận được bức điện đánh từ London, nội dung như sau:
Vô cùng tiếc phải về Pháp ngay. Martine.
"Từ lúc đó tôi không được tin tức gì thêm".
- Tiểu thư có thể cho tôi biết chính xác ngày giờ tiểu thư nhận được bức điện không? Hoặc tiểu thư cho tôi xem bức điện được không?
- Rất tiếc tôi để lẫn đâu mất, nhưng tôi nhớ là nhận được trước hôm Noel. Vì tôi muốn mời chị ấy đến nhà dự lễ nhưng cha tôi phản đối, tôi đành đề nghị chị ấy đến Rutherford Hall vào kỳ nghỉ cuối tuần đầu tiên sau lễ Noel.
Im lặng một lát, Chánh thanh tra Craddock nói tiếp:
- Xin tiểu thư nói thật cho tôi biết, tiểu thư có nghĩ tử thi trong cỗ quan tài cổ kia là của bà Martine không?
- Vì ông nói người phụ nữ trong đó là người nước ngoài, cho nên tôi nghĩ…
Giọng Emma nghẹn lại. Thương cảm, viên chánh thanh tra vội đáp ngay:
- Tiểu thư xử sự như vậy là rất đúng. Qua toàn bộ câu chuyện, có thể đoán tác giả lá thư đã quay về Pháp và hiện đang ở bên đó. Nhân đây, tôi xin nói thêm rằng chúng tôi đã khẳng định, nạn nhân kia chết cách đây khoảng ba hoặc bốn tuần lễ, do đấy, sự trùng hợp ngày tháng như vậy đáng cho chúng ta quan tâm. Dù sao, xin tiểu thư đừng lo lắng gì thêm. Hãy tin ở tôi!
Viên Chánh thanh tra ho một tiếng rồi nói thêm:
- Tiểu thư đã nói chuyện này với ông Harold còn những thành viên khác trong gia đình đã biết chưa?
- Tất nhiên tôi phải báo cho cha tôi biết nữa. Cha tôi quát ầm lên, bảo người phụ nữ đó chỉ nhằm moi tiền của cụ. Cả anh Cedric và cậu Alfred cũng đã biết. Alfred thì bảo đấy là một trò đùa dai, và rất có thể là một kẻ giả mạo. Còn Cedric, anh ấy là họa sĩ, vốn không quan tâm đến những chuyện không liên quan trực tiếp đến anh ấy cho nên không có ý kiến gì.
“Chúng tôi quyết định hôm chị Martine đến, chúng tôi sẽ mời cả ông công chứng Wimborne cùng có mặt. Nhưng chưa kịp bàn gì với ông ấy thì nhận được bức điện kia.
- Tiểu thư còn có chi tiết nào thêm để nói tôi biết không?
- Còn một chi tiết này: tôi gửi một lá thư đến London, với chú thích” nếu người nhận đã di chuyển thì yêu cầu chuyển tiếp giúp”. Nhưng không thấy hồi âm.
-Lạ đấy! Khi cho lá thư là của Martine thật, ý nghĩ của tiểu thư thế nào, về người chị dâu goá bụa ấy?
Câu hỏi làm nét mặt Emma dịu xuống:
- Tôi rất quý anh Edmund, quý nhất trong cả mấy anh em. Và tôi thấy nội dung lá thư rất phù hợp với tình huống của chị ấy. Những điều chị ấy nói trong thư rất có thể tin. Tôi hình dung như sau: sau chiến tranh, chắc Martine đã kết hôn hoặc có quan hệ với một người, ông ta che chở cho chị ấy và đứa con anh Edmund. Nhưng rồi ông ta bỏ chị, và cuộc sống quá khó khăn khiến chị ấy đành phải nhờ cậy đến gia đình của cha đứa trẻ. Mà đây cũng chính là điều anh Edmund đã khuyên vợ trước khi tử trận.
“Tuy nhiên, nhận định của anh Harold tôi khiến tôi rất băn khoăn. Anh Harold bảo tôi, nếu như lá thư của một phụ nữ giả danh Martine thì sao? Vì rất có thể có người biết rõ hoàn cảnh này và khai thác nó. Tôi công nhận có khả năng đó, nhưng sao tôi vẫn cứ nghĩ…"
- Tiểu thư vẫn cho rằng thư đúng là của bà Martine thật?
Cặp mắt Emma lộ ra một tình cảm tha thiết:
- Vâng, vì tôi rất muốn đón đứa con anh Edmund về để chăm nom. Không hiểu sao tôi thấy rất mến nó. Dù sao nó cũng là cháu ruột tôi.
Chánh thanh tra Craddock gật đầu tán thành. Suy nghĩ một lát, ông nói tiếp:
- Mới thoạt nhìn, dễ thấy lá thư đúng là của bà Martine. Nhưng điều khiến tôi băn khoăn là tại sao bà ấy lại đột ngột quay về Pháp, nhất là sau đó không hề báo tin gì thêm cho tiểu thư? Không thể có chuyện lá thư của tiểu thư làm bà ấy mếch lòng, vì tiểu thư mời bà ấy về Rutherford Hall kia mà? Lẽ ra sau bức điện ngắn ngủi kia, bà ấy phải có một lá thư dài trình bày tình hình cụ thể là thế nào chứ?
“Nhưng đấy là ta giả sử lá thư kia đúng của bà Martine, còn nếu đó là thư của một kẻ giả mạo thì chẳng cần suy nghĩ nhiều cũng có thể cắt nghĩa dễ dàng.
“Tôi nghĩ có một khả năng là ông công chứng đã cho tiến hành một cuộc điều tra nào đó, và chuyện đó đến tai một kẻ xấu. Y đã lợi dụng tình huống này để khai thác. Nhưng khi thấy cơ mưu xem chừng bại lộ, tên phụ nữ giả danh đó vội vã bỏ đi. Thậm chí có thể một trong mấy ông anh bà làm chuyện giả mạo đó và khi thấy có nguy cơ bại lộ đã vội bỏ.
“Nếu đây là một phụ nữ giả mạo thì rất dễ giải thích. Chị ta biết phụ nữ cả tin hơn nam giới, cho nên viết thư cho tiểu thư để xin một món tiền. Nhân đây xin lưu ý tiểu thư thêm một điều. Đứa trẻ con ông Edmund mà tiểu thư gọi là đứa trẻ, ngày nay cũng phải 17 tuổi rồi, bởi ông Edmund tử trận tính đến nay đã được 17 năm. Cho nên vấn đề thừa kế đã thành vấn đề quan trọng đối với nó. Là con hợp pháp của Edmund Crackenthorpe, nó sẽ được quyền hưởng dinh cơ Rutherford Hall, theo như chúc thư của cụ cố Josiah để lại.
Câu nhận định trên làm Emma kinh hoàng.
Chánh thanh tra Craddock khuyên:
- Tiểu thư nên giữ cho được tỉnh táo. Cái quan trọng là tiểu thư đã đến gặp tôi và chúng tôi sẽ tiến hành những điều tra cần thiết. Hiện nay có rất nhiều khả năng người viết lá thư kia và người nằm trong cỗ quan tài không có chút dính dáng nào đến nhau.
- Tôi rất sung sướng được tin cậy vào ông, thưa ông Craddock - Emma nói- ông rất tốt với tôi.
Viên Chánh thanh tra tiễn Emma ra cửa, rồi gọi điện thoại cho một trợ lý của ông:
- Bob! Tôi có một việc muốn giao cho anh. Anh hãy đến số nhà 126 phố Elvers, đem theo những tấm ảnh chụp tử thi ở Rutherford Hall. Hãy thu thập đến mức tối đa thông tin về người phụ nữ tự nhận là Martine Crackenthorpe. Hoặc chị ta nghỉ lại trong nhà đó, hoặc chị ta chỉ đến đấy lấy thư từ, trong thời gian từ 15 đến 31 tháng 12.
Chiều hôm đó, Chánh thanh tra Craddock đến gặp một ông bầu chuyên tổ chức bao thầu các đoàn nghệ sĩ lưu động từ xa đến, nhưng kết quả cuộc gặp gỡ làm ông rất thất vọng. Lúc quay về trụ sở cục điều tra, ông nhận được một bức điện đánh từ Paris để trên bàn:
Những thông tin của ông có thể gần với Anna Stravinska, diễn viên múa trong đoàn Ba-lê Maritski. Ông sang đây được thì tốt.
Craddock thở phào nhẹ nhõm, thầm nghĩ: “Vậy là vấn đề Martine đã rõ…”
Ngay tối hôm đó ông ra tàu biển sang Pháp.
Ngạc nhiên, Lucy ngoái đầu lại, thấy cụ chủ. Cụ Crackenthorpe náu trong phòng, đằng sau khe cửa mở hé, ngoắc tay gọi cô vào.
- Cụ chủ cần tôi có việc gì ạ? - Không hỏi! Ta bảo gì thì làm nấy!
Lucy không nói gì, bước vào phòng. Thấy cô gái đi chậm, ông cụ nắm cổ tay cô kéo vào, không quên đóng cửa lại.
Lucy liếc nhìn căn phòng, một phòng nhỏ, có vẻ như một phòng giấy đã bỏ không từ lâu. Những chồng giấy tờ, báo chí phủ một lớp bụi dầy nằm trên mặt bàn giấy. Trên trần đầy mạng nhện.
- Chắc cụ muốn tôi quét dọn căn phòng này?
- Không! - cụ Crackenthorpe nói - đây là chỗ tôn nghiêm của ta và lúc nào ta cũng mang theo chìa khoá trong người. Con Emma rất muốn vào đây, nhưng ta không cho. Cô hãy xem những mẫu quặng đá này.
Lucy nhìn theo hướng mắt cụ già, thấy khoảng hơn một chục mẫu đá, một số được mài nhẵn bóng.
- Lý thú đấy, - Lucy nói giọng không hào hứng gì mấy. - Nhưng tôi đang rất bận, nhà ta đang có 6 vị khách kia mà.
- Cả đám ấy làm ta đến sạt nghiệp do thói tham ăn của chúng, mà ta thấy trước chúng sẽ không chịu chi một xu để bù lại cho ta. Nhưng điều chúng hy vọng sẽ không thể thành sự thật: Ta chưa chết đâu.
- Tôi tin là cụ chủ còn sống lâu.
- Khoan đã, ta muốn cho cô xem thứ này.
Cụ già kéo Lucy đến một cái tủ đồ sộ bằng gỗ sồi. Lucy thấy bàn tay cụ nắm chặt tay cô khiến cô vừa đau vừa khó chịu. Quả là ông già Crackenthorpe đã hoàn toàn hồi phục sức khoẻ, nhờ tình huống hiện nay.
- Cái tủ này xưa kia kê ở nhà ông bà ngoại ta. Phải 4 người lực lưỡng mới nhấc nổi nó đấy. Nhưng chắc chắn cô chưa biết ta cất thứ gì trong đó. Cô muốn xem không?
- Có chứ! - Lucy đáp.
- Tò mò chứ gì? Đàn bà con gái, đứa nào cũng tò mò.
Cụ già lấy trong túi ra chiếc chìa khoá, mở ngăn dưới.
- Xem này, cô em thân mến!
Cụ lôi ra một cái ống tròn và dài, bọc giấy cẩn thận. Cụ từ từ mở hai đầu ống, dốc vào bàn tay bên kia những đồng tiền vàng óng ánh, rồi chìa ra cho cô gái:
- Sờ vào đi! - cụ thì thầm, - cô em biết đây là gì không?… không chứ gì? Cô em còn quá trẻ! Đấy là những đồng souverains: Ngày xưa, người ta tiêu bằng những đồng tiền vàng này, chứ làm gì có những tờ giấy lộn nhem nhuốc mà người ta gọi là “tiền” như ngày nay. Ta tích luỹ được rất nhiều những đồng tiền vàng này để dự trữ cho tương lai. Con Emma không biết. Không ai biết. Điều bí mật này chỉ hai chúng ta biết. Thế nhé, cô em yêu quý? cô em biết tại sao ta lộ điều này ra với cô em không?
- Không. Nhưng chắc cụ sẽ nói ra cho tôi biết chứ, thưa cụ?
- Ta sống goá bụa từ đã lâu. Theo như ta nhớ thì ngay hồi còn sống, mụ vợ ta cũng quanh năm nhăn nhó. Quả thật, ta không bao giờ nghe những câu mụ cằn nhằn và bao giờ mụ cũng chịu để ta cưỡng mụ: Mụ không có chút ý chí nào! Ngược lại với cô em… Ta muốn khuyên cô em một câu: Cô em đừng để thằng di-gan kia quyến rũ. Tất cả bọn chúng nó không đáng một xu. Cô em nên chuẩn bị cho tương lai của cô em. Hãy chịu khó chờ ít lâu…
Cụ già bóp chặt cánh tay Lucy, thì thầm vào tai cô:
- Chịu khó chờ! Hãy nghe ta. Tất cả, bọn ngu xuẩn ấy tưởng chẳng mấy lúc nữa ta sẽ sang thế giới bên kia! Nhưng ta còn sống lâu hơn chúng! Ta sẽ chôn tất cả bọn chúng và vẫn sống trơ trơ. Đến lúc đó, cô em sẽ thấy. Đúng thế, hai chúng ta! Thằng Harold không có con. Hai thằng Cedric và Alfred thì không có vợ. Còn con Emma thì sẽ không lấy chồng. Chỉ còn thằng bé Alexander, con của con Edith và ta rất yêu nó. Khổ một nỗi là ta lại yêu quý thằng Alexander mới phiền chứ!
Rồi cau mày, cụ nói tiếp:
- Cô nghĩ sao về tất cả những thứ đó, cô em?
- Lucy, chị đang ở đâu thế? - tiếng Emma gọi to bên ngoài.
- Tiểu thư Emma gọi tôi, - Lucy nói với cụ già, - Rất cảm ơn cụ đã tin tôi và thổ lộ với tôi mọi thứ.
- Ta nhắc lại để cô nhớ cho kỹ: Chịu khó chờ! - cụ Crackenthorpe thì thầm.
- Tôi sẽ nhớ! - Lucy trấn an ông già, rồi chạy ra ngoài.
Lucy cảm thấy cô vừa nghe một lời cầu hôn, tất nhiên kèm theo một số điều kiện.
Chánh thanh tra Craddock ngồi trong phòng giấy nhỏ của ông tại Cục Điều tra, một khuỷu tay tỳ nhẹ lên bàn, đang nói chuyện điện thoại với Sở Cảnh sát Paris, bằng tiếng Pháp.
- Xin ông nhớ cho rằng đấy mới chỉ là một ý tưởng.
- Nhưng tôi thấy cái ý tưởng đó rất thích hợp, - người ở đầu dây bên kia trả lời. - Tôi đã cho tiến hành điều tra ở những nơi liên quan. Một sĩ quan điều tra của tôi báo cáo về là anh ta đang lần theo một đường dây rất đáng chú ý. Tôi hy vọng, một trong những đường dây đó sẽ dẫn chúng ta đến mục tiêu. Xin ông biết cho, loại phụ nữ đó khi không giữ liên lạc với gia đình, họ có thể dễ dàng biến mất khỏi Paris vì không ai quan tâm theo dõi họ. Một là, họ theo đoàn đi biểu diễn lưu động, Hai là, họ gặp một gã đàn ông hấp dẫn họ. Dù sao tôi cũng rất lấy làm tiếc là những bức ảnh ông gửi sang đây cho tôi chưa giúp ích được gì. Tôi sẽ phải nghiên cứu rất kỹ các báo cáo gửi về. Tạm biệt, Moncher.
Craddock đặt máy xuống, thì một bản báo cáo đã được đặt trên mặt bàn giấy của ông từ nãy:
Tiểu thư Emma Crackenthorpe xin được gặp Chánh thanh tra Craddock. Nội dung: vụ án ở Rutherford Hall.
- Mời tiểu thư lên đây, - Chánh thanh tra Craddock nói đơn giản với người liên lạc.
Ông ngả người ra lưng ghế, suy tưởng. Vậy là ông không lầm: Emma Crackenthorpe biết một điều gì đó mà chưa nói ra, chắc không ghê gớm lắm, nhưng cũng là một thông tin nào đó. Và bây giờ cô ta quyết định nói.
Thấy khách vào, Chánh thanh tra Craddock đứng lên, lịch sự bắt tay, rồi mời cô ngồi. Im lặng hoàn toàn trong vài phút.
“Chắc cô ta đang tìm lời”, viên Chánh thanh tra thầm nghĩ.
- Tiểu thư muốn nói gì với tôi phải không? Bất cứ một chi tiết nhỏ nào đối với chúng tôi đều đáng quý. Hay tiểu thư thấy nạn nhân gợi tiểu thư nghĩ đến ai? Có thể tiểu thư đã nhớ ra là bà ta không phải hoàn toàn xa lạ với nhà với gia đình ta, có phải thế chăng?
- Không hẳn như thế, nhưng…
-… Nhưng tiểu thư ngờ ngợ và thấy lương tâm không thanh thản nếu chưa nói cho chúng tôi biết điều đó?
Lấy hết can đảm, Emma quyết định nói:
- Ông đã biết hai ông anh và một cậu em trai tôi. Nhưng ngoài ba người đó, tôi còn một ông anh nữa, tên là Edmund. Anh ấy đã tử trận trên đất Pháp từ những ngày đầu chiến tranh. Trước đó ít lâu, anh Edmund có viết thư cho tôi.
Emma lấy trong xắc ra lá thư đã vàng ố vì thời gian. Cô đọc to:
Anh hy vọng sẽ không làm em choáng váng: Anh quyết định kết hôn với một cô gái Pháp. Anh và cô ấy đã quyết định rất nhanh, nhưng anh tin rằng Martine sẽ làm em mến và nếu anh chết, mong em hãy săn sóc cô ấy giúp anh. Thư sau, anh sẽ kể đầy đủ chi tiết về Martine, khi đó anh và cô ấy chắc chắn đã làm lễ kết hôn rồi. Nhờ em báo tin này cho cha, và anh tin rằng em sẽ có cách nói sao cho thận trọng nhất. Tất nhiên cụ sẽ gầm lên!…
Chánh thanh tra Craddock chìa tay. Như thế vẫn còn rất tiếc, Emma đành trao lá thư, kể tiếp:
- Rất nhiều ngày sau khi tôi nhận được lá thư này, Bộ Quốc phòng Pháp mới báo cho chúng tôi biết anh Edmund đã không lái máy bay trở về căn cứ. Mất tích. Có khả năng tử trận. Trong thông báo ghi đầy đủ như thế. Sau này thì chúng tôi nhận được thông báo là anh ấy thật sự đã hy sinh. Thời gian đó, trong vùng Dunkerque, không khí rất lộn xộn. Trong những giấy tờ người ta tìm thấy trên thi hài Edmund, không có chỗ nào nói đến việc anh ấy đã thành hôn. Từ ngày đó cũng không thấy chị Martine liên hệ gì với chúng tôi và chúng tôi không biết số phận chị ấy sau đó ra sao. Chiến tranh kết thúc, tôi định tìm cách bắt liên lạc với chị ấy, nhưng tôi chỉ biết tên là Martine, còn họ là gì tôi không biết. Tôi suy nghĩ kỹ, thấy chưa chắc hai người đã kịp làm lễ kết hôn, hoặc có thể Martine cũng đã qua đời trong một cuộc oanh kích.
Chánh thanh tra Craddock ra hiệu mời Emma nói tiếp.
Emma kể:
- Hẳn ông có thể đoán được tôi đã sửng sốt chừng nào khi cách đây khoảng một tháng, tôi nhận được một lá thư ngắn, ký tên Martine Crackenthorpe.
- Tiểu thư có thể cho tôi xem được không?
Emma lại lục trong xắc tay, lấy bức thư đưa viên Chánh thanh tra. Chữ viết ngay ngắn, chứng tỏ một người có học thức.
Tiểu thư thân mến,
Tôi không biết anh Edmund đã báo tin cho gia đình biết lễ thành hôn của hai chúng tôi chưa. Chí ít thì anh ấy cũng bảo tôi rằng anh ấy đã báo tin này. Máy bay chiến đấu của chồng tôi bị bắn rơi đúng bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau khi hai chúng tôi tiến hành hôn lễ và quân Đức đã chiếm đóng làng tôi. Khi chiến tranh kết thúc, tôi đã quyết định không liên hệ với gia đình nhà chồng, mặc dù chồng tôi trước khi ra trận đã căn dặn tôi là phải bắt liên lạc. Sự thật là sau đó tôi làm lại cuộc đời và thấy không cần phải làm phiền gia đình chồng cũ. Nhưng than ôi, thực tế lại không như tôi tưởng. Thêm nữa, vì cả quyển lợi của đứa con trai tôi, tôi gửi đến tiểu thư lá thư này, bởi hiện nay tôi không có đủ khả năng tài chính bảo đảm cho cháu được hưởng một nền giáo dục hẳn hoi.
Vài ngày nữa tôi sẽ sang Anh. Tiểu thư có thể cho tôi biết tôi đến đâu thì được gặp tiểu thư? Địa chỉ của tôi là 126, phố Elvers, London, N.10. Tôi hy vọng tiểu thư không coi hành vi này của tôi là quá đường đột.
Xin chào… vân vân.
Craddock ngồi im lặng trong khoảng một phút, rồi ông đọc lại lá thư.
- Sau khi nhận được lá thư này, tiểu thư đã làm những gì?
- Lúc tôi nhận được lá thư, anh rể tôi, anh Bryan Easter đang ngồi đò, tôi bèn đưa thư cho anh ấy đọc. Anh Bryan khuyên tôi nên đưa thư này cho anh Harold tôi xem, vì anh Harold là chủ một doanh nghiệp lớn ở London. Harold dặn tôi: “Cô phải hết sức thận trọng, để anh tiến hành điều tra thêm xem thế nào đã”.
Ngừng lại một chút, Emma kể tiếp:
- Tôi công nhận lời căn dặn đó là chính xác, nhưng dù sao lá thư rất có thể đúng là của chị Martine. Thế là tôi viết thư gửi đến địa chỉ này, mời chị ấy về Rutherford Hall. Bốn ngày sau, tôi nhận được bức điện đánh từ London, nội dung như sau:
Vô cùng tiếc phải về Pháp ngay. Martine.
"Từ lúc đó tôi không được tin tức gì thêm".
- Tiểu thư có thể cho tôi biết chính xác ngày giờ tiểu thư nhận được bức điện không? Hoặc tiểu thư cho tôi xem bức điện được không?
- Rất tiếc tôi để lẫn đâu mất, nhưng tôi nhớ là nhận được trước hôm Noel. Vì tôi muốn mời chị ấy đến nhà dự lễ nhưng cha tôi phản đối, tôi đành đề nghị chị ấy đến Rutherford Hall vào kỳ nghỉ cuối tuần đầu tiên sau lễ Noel.
Im lặng một lát, Chánh thanh tra Craddock nói tiếp:
- Xin tiểu thư nói thật cho tôi biết, tiểu thư có nghĩ tử thi trong cỗ quan tài cổ kia là của bà Martine không?
- Vì ông nói người phụ nữ trong đó là người nước ngoài, cho nên tôi nghĩ…
Giọng Emma nghẹn lại. Thương cảm, viên chánh thanh tra vội đáp ngay:
- Tiểu thư xử sự như vậy là rất đúng. Qua toàn bộ câu chuyện, có thể đoán tác giả lá thư đã quay về Pháp và hiện đang ở bên đó. Nhân đây, tôi xin nói thêm rằng chúng tôi đã khẳng định, nạn nhân kia chết cách đây khoảng ba hoặc bốn tuần lễ, do đấy, sự trùng hợp ngày tháng như vậy đáng cho chúng ta quan tâm. Dù sao, xin tiểu thư đừng lo lắng gì thêm. Hãy tin ở tôi!
Viên Chánh thanh tra ho một tiếng rồi nói thêm:
- Tiểu thư đã nói chuyện này với ông Harold còn những thành viên khác trong gia đình đã biết chưa?
- Tất nhiên tôi phải báo cho cha tôi biết nữa. Cha tôi quát ầm lên, bảo người phụ nữ đó chỉ nhằm moi tiền của cụ. Cả anh Cedric và cậu Alfred cũng đã biết. Alfred thì bảo đấy là một trò đùa dai, và rất có thể là một kẻ giả mạo. Còn Cedric, anh ấy là họa sĩ, vốn không quan tâm đến những chuyện không liên quan trực tiếp đến anh ấy cho nên không có ý kiến gì.
“Chúng tôi quyết định hôm chị Martine đến, chúng tôi sẽ mời cả ông công chứng Wimborne cùng có mặt. Nhưng chưa kịp bàn gì với ông ấy thì nhận được bức điện kia.
- Tiểu thư còn có chi tiết nào thêm để nói tôi biết không?
- Còn một chi tiết này: tôi gửi một lá thư đến London, với chú thích” nếu người nhận đã di chuyển thì yêu cầu chuyển tiếp giúp”. Nhưng không thấy hồi âm.
-Lạ đấy! Khi cho lá thư là của Martine thật, ý nghĩ của tiểu thư thế nào, về người chị dâu goá bụa ấy?
Câu hỏi làm nét mặt Emma dịu xuống:
- Tôi rất quý anh Edmund, quý nhất trong cả mấy anh em. Và tôi thấy nội dung lá thư rất phù hợp với tình huống của chị ấy. Những điều chị ấy nói trong thư rất có thể tin. Tôi hình dung như sau: sau chiến tranh, chắc Martine đã kết hôn hoặc có quan hệ với một người, ông ta che chở cho chị ấy và đứa con anh Edmund. Nhưng rồi ông ta bỏ chị, và cuộc sống quá khó khăn khiến chị ấy đành phải nhờ cậy đến gia đình của cha đứa trẻ. Mà đây cũng chính là điều anh Edmund đã khuyên vợ trước khi tử trận.
“Tuy nhiên, nhận định của anh Harold tôi khiến tôi rất băn khoăn. Anh Harold bảo tôi, nếu như lá thư của một phụ nữ giả danh Martine thì sao? Vì rất có thể có người biết rõ hoàn cảnh này và khai thác nó. Tôi công nhận có khả năng đó, nhưng sao tôi vẫn cứ nghĩ…"
- Tiểu thư vẫn cho rằng thư đúng là của bà Martine thật?
Cặp mắt Emma lộ ra một tình cảm tha thiết:
- Vâng, vì tôi rất muốn đón đứa con anh Edmund về để chăm nom. Không hiểu sao tôi thấy rất mến nó. Dù sao nó cũng là cháu ruột tôi.
Chánh thanh tra Craddock gật đầu tán thành. Suy nghĩ một lát, ông nói tiếp:
- Mới thoạt nhìn, dễ thấy lá thư đúng là của bà Martine. Nhưng điều khiến tôi băn khoăn là tại sao bà ấy lại đột ngột quay về Pháp, nhất là sau đó không hề báo tin gì thêm cho tiểu thư? Không thể có chuyện lá thư của tiểu thư làm bà ấy mếch lòng, vì tiểu thư mời bà ấy về Rutherford Hall kia mà? Lẽ ra sau bức điện ngắn ngủi kia, bà ấy phải có một lá thư dài trình bày tình hình cụ thể là thế nào chứ?
“Nhưng đấy là ta giả sử lá thư kia đúng của bà Martine, còn nếu đó là thư của một kẻ giả mạo thì chẳng cần suy nghĩ nhiều cũng có thể cắt nghĩa dễ dàng.
“Tôi nghĩ có một khả năng là ông công chứng đã cho tiến hành một cuộc điều tra nào đó, và chuyện đó đến tai một kẻ xấu. Y đã lợi dụng tình huống này để khai thác. Nhưng khi thấy cơ mưu xem chừng bại lộ, tên phụ nữ giả danh đó vội vã bỏ đi. Thậm chí có thể một trong mấy ông anh bà làm chuyện giả mạo đó và khi thấy có nguy cơ bại lộ đã vội bỏ.
“Nếu đây là một phụ nữ giả mạo thì rất dễ giải thích. Chị ta biết phụ nữ cả tin hơn nam giới, cho nên viết thư cho tiểu thư để xin một món tiền. Nhân đây xin lưu ý tiểu thư thêm một điều. Đứa trẻ con ông Edmund mà tiểu thư gọi là đứa trẻ, ngày nay cũng phải 17 tuổi rồi, bởi ông Edmund tử trận tính đến nay đã được 17 năm. Cho nên vấn đề thừa kế đã thành vấn đề quan trọng đối với nó. Là con hợp pháp của Edmund Crackenthorpe, nó sẽ được quyền hưởng dinh cơ Rutherford Hall, theo như chúc thư của cụ cố Josiah để lại.
Câu nhận định trên làm Emma kinh hoàng.
Chánh thanh tra Craddock khuyên:
- Tiểu thư nên giữ cho được tỉnh táo. Cái quan trọng là tiểu thư đã đến gặp tôi và chúng tôi sẽ tiến hành những điều tra cần thiết. Hiện nay có rất nhiều khả năng người viết lá thư kia và người nằm trong cỗ quan tài không có chút dính dáng nào đến nhau.
- Tôi rất sung sướng được tin cậy vào ông, thưa ông Craddock - Emma nói- ông rất tốt với tôi.
Viên Chánh thanh tra tiễn Emma ra cửa, rồi gọi điện thoại cho một trợ lý của ông:
- Bob! Tôi có một việc muốn giao cho anh. Anh hãy đến số nhà 126 phố Elvers, đem theo những tấm ảnh chụp tử thi ở Rutherford Hall. Hãy thu thập đến mức tối đa thông tin về người phụ nữ tự nhận là Martine Crackenthorpe. Hoặc chị ta nghỉ lại trong nhà đó, hoặc chị ta chỉ đến đấy lấy thư từ, trong thời gian từ 15 đến 31 tháng 12.
Chiều hôm đó, Chánh thanh tra Craddock đến gặp một ông bầu chuyên tổ chức bao thầu các đoàn nghệ sĩ lưu động từ xa đến, nhưng kết quả cuộc gặp gỡ làm ông rất thất vọng. Lúc quay về trụ sở cục điều tra, ông nhận được một bức điện đánh từ Paris để trên bàn:
Những thông tin của ông có thể gần với Anna Stravinska, diễn viên múa trong đoàn Ba-lê Maritski. Ông sang đây được thì tốt.
Craddock thở phào nhẹ nhõm, thầm nghĩ: “Vậy là vấn đề Martine đã rõ…”
Ngay tối hôm đó ông ra tàu biển sang Pháp.
Danh sách chương