- Đừng nhúc nhích! - Dusty kêu lên, nhưng mắt vẫn không rời khỏi khung vải trên giá vẽ. - Chỉ cần vài phút nữa thôi là em có thể thư giãn được rồi. Có lẽ chỉ trong vài giây nữa thôi là đủ.
- Em không sao đâu, em sẽ không nhúc nhích đâu, - India trả lời. - Thực vậy, em khỏe, không sao đâu.
- Giỏi quá, em giỏi quá! - Anh vẫn không nhìn cô, mắt tập trung vào bức vẽ, rồi bỗng anh thốt lên. - Được rồi, anh vẽ xong rồi. Anh chỉ cần chỉnh lại vài nét thôi. Tốt rồi, em yêu, em có thể đứng dậy, duỗi tay duỗi chân cho khỏi mỏi. Anh biết người em tê cóng.
Dusty buông cây bút vẽ, lau tay trên cái giẻ, rồi ném nó lên bàn làm việc và bước ra khỏi giá vẽ. Anh đi đến chiếc ghế nơi India đang ngồi, nắm hai tay cô, kéo cô đứng lên. - Em là người mẫu tuyệt diệu, - anh nói nho nhỏ, kéo cô vào trong vòng tay mình. - Rất tuyệt diệu. Thậm chí em không nháy mắt.
- Em cố hết sức để ngồi yên, - cô đáp, cười, nhìn vào mặt anh.
- Ôi lạy Chúa, hôm nay em ngon lành quá! - Anh nói thì thào, cúi người hôn lên môi cô. Anh để môi áp vào môi cô, đưa lưỡi vào trong miệng cô. Cô ôm quanh người anh, lòng ham muốn lại, mặc dù mới làm tình với anh cách đây hai giờ thôi. Anh vừa hôn vừa trượt hai bàn tay xuống sau mông cô, kéo sát người cô vào mình.
Một lát sau, anh để tay lên ngực India, mân mê núm vú của cô, núm vú trông thấy rất rõ dưới lớp vải the mỏng của chiếc áo cánh trên người cô. Anh cẩn thận vén chiếc áo lên, cúi đầu xuống ngực cô, hôn núm vú, rồi dừng lại đột ngột, nhìn cô và nói: - Chúng ta vào giường lại thôi. Anh không thể đứng làm trò hề như thế này khi anh muốn em quá trời.
- Phải, - cô đáp, cười với anh và thì thào nói tiếp, - nhưng bức tranh sẽ không bao giờ xong với tình thế như thế này, ông Rhodes à.
Đẩy cô nhích ra xa anh một chút, anh nhìn đôi mắt to, sáng của cô và nói nhỏ: - Đúng như thế đấy. Nhưng anh chàng này muốn...
Cô dùng môi mình chặn lời anh lại, hôn anh đắm đuối. Rồi nhìn chỗ khác, cô dịu dàng nói:
- Em sẽ ở lại đây hết ngày. Và tối nay nữa. Em có thể ở lại lâu chừng nào anh còn muốn, ông Rhodes. - Nụ cười của cô mời gọi, ánh mắt khiêu khích.
Anh cười với cô, thích thú trước thái độ ve vãn của cô.
- Hôm nay là ngày cuối tuần, em được tự do như chim trời. Và bất cứ anh muốn gì em, anh cứ làm: vẽ em, nuôi em, nói chuyện với em, yêu em... Đấy, muốn gì được nấy.
- Em sẽ được điều ấy ngay, thưa Công nương. - Dusty ôm ghì cô và nói thêm: - Em tuyệt vời nhất, India. Tuyệt nhất. Không phải tuyệt nhất vì làm tình thôi... mà em còn đưa anh lên chốn hoan lạc diệu kỳ.
- Phải. - Cô chỉ nói được thế. Cô cảm thấy hai đầu gối đứng không vững. Lời anh làm cho cô tràn trề hạnh phúc, ngất ngây. Cô muốn anh làm tình cho thật xứng với tình yêu của cô, cho xứng với trái tim cô, linh hồn cô và tâm trí cô.
Dusty thả cô ra, nhìn vào đôi mắt bạc độc đáo của cô:
- Được rồi, anh làm thêm một ít việc nữa, rồi chúng ta sẽ làm tình nghĩ giải lao. Sau đó, anh sẽ vẽ em một hai giờ nữa, rồi anh làm bữa ăn tối cho em. Anh vui mừng em không có kế hoạch bỏ rơi anh, chúng ta hưởng ngày cuối tuần với nhau.
- Em cũng sung sướng, - cô đáp rồi vươn người cao lên phía trần nhà, duỗi tấm thân dài, mềm mại. Cô hơi bị tê cứng vì ngồi yên một chỗ suốt hai giờ, thế nhưng thời gian qua mau. Khi anh vẽ, cô vui sướng ngắm anh. Cô rất yêu anh, anh là người duy nhất cô muốn mãi, đây là sự thật.
Dusty vận động cơ thể, anh duỗi chân tay, thở mạnh, cúi người chạm tay lên đầu ngón chân, và vừa vận động anh vừa nói:
- Thật nhờ có máy điều hòa không khí. Nếu không thì với thời tiết ngột ngạt trong phòng với cửa sổ như thế này, sẽ khó chịu biết bao nhiêu. Em khỏe không, India? Uống ly nước nhé? - Cám ơn, em khỏe. Áo của em mỏng lét và quần mặc ở nhà ngắn cũn cỡn. - Cô cười, nhìn xuống áo quần của mình, hơi nhăn mặt. - Em chỉ cần mang chuông vào mắt cá chân, mang chuông vào ngón chân và thêm cái trống lục lạc nữa là thành một kẻ kỳ lạ.
- Đừng coi thường. Em mặc bộ áo quần ấy trông rất khêu gợi, nhất là cái quần! Quần không có gì lộ liễu hết. - Anh mở to mắt vẻ rất kịch.
- Ôi, Dusty, anh thật vô giá, - cô nói và chạy đến anh, ôm quàng lấy anh. - Em thật mến phục anh...
Cánh cửa phòng vẽ bỗng bật ra thật mạnh khiến hai người giật mình, họ quay đầu nhìn ra cửa kinh ngạc thấy một thiếu phụ hiện ra ở ngưỡng cửa. Mặt chị ta nhăn lại vì tức giận, mắt sáng long lanh, tóc tai bờm xờm, ngay cả áo quần của chị ta trông cũng rất khủng khiếp.
- Đồ đĩ khốn nạn, tránh xa anh ấy ra! - Chị ta hét vào mặt India. - Tránh xa anh ấy ra. Ẳnh là của tao.
Người đàn bà chạy vào phòng vẽ, mắt nhìn khắp nơi. - Cái áo thun dính sơn của Dusty, bộ áo quần mỏng tanh của India, cái giường nhàu nhò ở cuối phòng. Cuối cùng chị ta thấy khung vải trên giá vẽ.
Chị ta bèn chạy đến bàn làm việc của Dusty, chụp lấy con dao xếp mà anh thường dùng để cắt vải vẽ, rồi chạy đến bức vẽ, đưa dao lên, miệng hét lớn: - Đồ đĩ! Đồ đĩ!
Dusty nãy giờ đứng yên vì kinh ngạc, nhưng bây giờ anh liền ra tay hành động. Anh đẩy India sang một bên, chạy đến giá vẽ, đứng ngay trước bức tranh, đón nhận mũi dao đâm vào bên ngực trái. Máu chảy ra xối xả, ướt đỏ cái thun trắng của anh.
India hét lên.
Chị đàn bà đưa con dao định đâm nhát nữa, nhưng khi thấy máu, chị ta khóc thét lên. Vội thả con dao xuống đất, chị ta chạy nhanh ra khỏi xưởng vẽ, đóng mạnh cửa lại.
Dusty bước đến bàn làm việc, nắm miếng giẻ dùng lau sơn, áp mạnh vào vết thương trên ngực, rồi tựa người vào bàn, miệng rủa thầm.
India chạy đến bên anh, mặt tái mét, mắt mở to hoảng hốt.
- Ôi lạy Chúa, Dusty, vết thương trông trầm trọng quá! - Cô nói rồi chạy vào phòng tắm, lấy ra một đống khăn tắm. - Tệ quá, - cô nói, lấy mấy miếng giẻ lau sơn nơi bàn tay đầy máu của anh ra, áp hai cái khăn sạch vào ngực anh, rồi lấy bàn tay anh đè lên khăn. - Cứ đè mạnh vào đấy, - cô dặn. - Chúng ta phải làm cho máu bớt chảy chừng nào hay chừng ấy.
- Chắc cô ấy đã làm đứt động mạch trên cơ ngực của anh, - anh nói, giọng nghẹn ngào, rồi bỗng mặt anh nhăn lại. - Lạy Chúa! Anh đau quá! - Anh thở hổn hển, ngồi phịch xuống cái ghế gần đấy.
- India, mặc áo quần vào. Nhanh lên. Anh cần phải đến bệnh viện Harrogate ngay. Đứt động mạch như thế này, anh sẽ chết mất và có lẽ anh sắp ngất xỉu.
- Đợi em một lát, - India thốt lên, thấy vẻ đau đớn hiện ra trong mắt anh và miệng anh méo xệch vì lo sợ. Cô cởi bộ áo quần bằng sa mỏng ra, mặc vội chiếc quần vải và cái áo thun, chụp lấy cái túi xách, rồi chạy đến anh.
Cô nắm cánh tay phải của anh, giúp anh đứng dậy.
- Nào, ta đi. Em sẽ đem theo vài cái khăn tắm nữa. Anh để chìa khóa cửa ở đâu? Em phải khóa cửa lại.
- Nơi bàn. Gần cửa, - anh thở hổn hển.
Giọng anh nghe thều thào rất khủng khiếp, India nắm chặt cánh tay anh và nhìn anh. Bây giờ mặt anh trắng bệch, mồ hôi rịn ra trên mặt.
- Đừng xỉu đấy nhé, cưng, - cô nói, giọng cứng cáp. - Em phải dìu anh ra xe rồi đến phòng cấp cứu.
- Anh sẽ đi được... Anh hy vọng đi được. - Anh rên.
° ° °
Khi cô và Dusty đi ra khỏi xưởng vẽ, ánh mặt trời chói chang làm cho India lóa mắt. Cô mừng vì đã đậu xe ngay sau nhà, chứ không đậu ở gần dãy nhà kho. Cô dìu Dusty ngồi vào chiếc Aston Martin, quàng dây an toàn qua ngực anh và khóa móc lại. Cô lục xắc lấy ra hai cái khăn mà hồi nãy cô đã lấy thêm ở trong phòng tắm, nhét khăn vào dưới sợi dây nịt an toàn, trên những cái khăn đã có sẵn ở đấy rồi.
Khi làm xong, cô nhìn anh. Mặt anh xám như tro, mồ hôi vẫn rịn ra. Cô biết anh sắp xỉu đến nơi. Mất máu nhiều thật đáng sợ. Cô đóng cửa xe rồi chạy sang bên kia, mở cửa, bước vào, cắm chìa khóa vào.
- Cửa xưởng vẽ, - anh nói thều thào, đầu hơi quay về phía cô. - Hãy khóa lại!
- Khóa cẩn thận rồi, Dusty, đừng lo, - cô đáp, quay chìa khóa, mở máy xe, lùi xe trên con đường đất, rồi chạy tới vòng quanh ngôi nhà và ra con đường xe chạy. Khi ra đến con đường xe chạy, cô nói: - Sợi dây nịt an toàn giữ những cái khăn tắm tại chỗ, anh yêu, - nhưng hình như anh không nghe. Mắt anh nhắm nghiền, bàn tay phải vẫn đè mạnh lên những cái khăn để trên vết thương.
Khi xe ra đến cổng chính của biệt thự Willow Hall, cô cho xe chạy chậm và lấy điện thoại di động ra, bấm số máy của Linnet. Điện thoại chỉ reo vài hồi là Linnet trả lời:
- Alô?
- Linnet, India đây. Đừng nói và vui lòng nghe đây. Tôi đang gặp chuyện rất khó khăn. Dusty bị đâm. Nặng lắm. Động mạch bị đứt. Tôi nghĩ thế. Anh ấy mất máu nhiều. Tôi đang rời khỏi Willow Hall. Nếu đường không có nhiều xe như mọi khi, thì tôi sẽ đến bệnh viện Quận Harrogate trong vòng hai mươi phút nữa. Cô làm ơn gọi phòng cấp cứu được không, Linnet? Nói với họ tôi đang đến.
- Lạy Chúa, khủng khiếp quá! Tôi sẽ gọi ngay đây. Rồi tôi sẽ đến đấy, nếu tôi đi ngay bây giờ thì chỉ trong năm phút là tôi đến. Tôi đang ở tại nhà của ông cậu Ronnie.
- Cám ơn, Linnet. - India tắt máy và nhìn Dusty. Mắt anh vẫn nhắm nghiền và hình như anh gục xuống trên chỗ ngồi. Máu chảy thấm qua khăn tắm, nhỏ giọt xuống cánh tay anh.
Khi India cho xe chạy nhanh trở lại, cô nhận thấy tay cô run, cô phải hít vào thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Bây giờ không phải là lúc hoảng hốt. Nắm chặt vô-lăng, cô cho xe chạy nhanh đến Harrogate, cô mừng vì thấy trên đường vắng vẻ, chỉ có một chiếc xe tải nhỏ và một chiếc môtô. Cô nhấn mạnh chân vào bàn đạp, tăng ga và tâp trung vào việc lái xe.
Cô đến nơi đúng chín phút. Khi cô cho xe chạy chậm vào cổng bệnh viện, cô thấy nhiều người tụ tập trước cửa vào phòng cấp cứu bên cạnh chiếc xe cáng. Linnet cũng có mặt ở đấy, mặt tái mét vì lo sợ.
India thắng xe dừng lại, bước xuống xe, ra dấu cho các bác sĩ rồi chạy qua phía cửa bên kia. Trước kho cô mở cửa xe, người ta đã đẩy chiếc xe cáng đến, và Linnet đứng không xa sau chiếc xe cáng.
India đứng sang một bên, để cho những người làm việc ở bệnh viện đưa Dusty ra khỏi xe, nhưng cô nói với một bác sĩ:
- Bạn tôi nghĩ là con dao đã đâm trúng động mạch, có lẽ cắt đứt động mạch.
Ông ta cau mày nhìn cô:
- Anh ta là bác sĩ à?
Cô lắc đầu.
- Không, anh ta là họa sĩ. Nhưng khi học hội họa, ảnh có học về cơ thể con người.
- Ra thế. - Ông ta gật đầu và nói thêm: - Có lẽ anh ấy nói đúng. Bây giờ anh ta xỉu, như thế rõ ràng anh ta mất nhiều máu. Xin cô đừng lo. - Nói xong, ông ta chạy theo chiếc xe cáng, chiếc xe đã được đẩy vào trong.
Linnet bước đến, nắm tay cô và nói:
- Chúng ta vào trong kiếm chỗ ngồi. Tôi đã cho họ biết những thông tin tôi biết, nhưng chắc họ muốn nói chuyện với chị, India. Tôi tin thế.
Cô gật đầu.
- Tôi biết. Tôi đoán chắc họ đã gọi cảnh sát rồi.
- Theo thủ tục thì phải thế, với trường hợp xảy ra như thế này. Phải không? - Linnet nói nhỏ, nhìn vào mặt cô.
- Tôi nghĩ thế. - Bỗng India run lẩy bẩy và đưa hai tay ôm mặt. - Thật khủng khiếp, Linnet.
Sau khi dẫn India đến ghế, Linnet ngồi xuống bên cạnh người chị họ, cô hỏi nhỏ:
- Chuyện xảy ra như thế nào? Ai đâm Dusty?
- Một phụ nữ. Tôi không biết chị ta là ai, vậy cô đừng hỏi và dĩ nhiên với hoàn cảnh như thế này, tôi không thể hỏi Dusty được. Có lẽ anh ấy biết chị ta, tôi đoán thế. Chị ta tuôn vào phòng vẽ và khi thấy tôi, chị ta nổi điên lên.
India liền kể cho Linnet nghe chuyện đã xảy ra, cô nín thở kể một mạch đến hết, rồi buông tiếng thở dài não ruột.
- Ôi lạy Chúa, Linnet, tôi hy vọng anh ấy không hề hấn gì. Nếu ảnh chết thì sao? Nếu có chuyện gì xảy ra cho anh ấy chắc tôi không chịu nổi. - India nắm cánh tay của Linnet, nhìn cô đăm đăm, rồi òa khóc.
Linnet liền đưa tay ôm India, kéo cô sát vào mình.
- Dusty sẽ bình phục, cưng à. Anh ấy còn trẻ, mạnh khỏa, và bây giờ khoa học tiến bộ kỳ diệu lắm.
- Nhưng anh ấy mất nhiều máu. Máu... chảy xối xả. Trông thật khiếp... - Cô lại bật khóc, bỗng mặt cô biến sắc, rồi cô thốt lên: - Nếu anh ấy cần truyền máu, tôi sẽ cho máu. Linnet, nếu cần truyền máu, cô có cho không?
Linnet giật mình, sau một lát suy nghĩ, cô nói:
- Nếu anh ấy cần, dĩ nhiên tôi sẽ cho chứ.
India bèn ngồi thẳng dậy, mặt có vẻ bớt căng thẳng. Cô nhìn cô em họ, cười mỉm rồi nói nhỏ:
- Tôi rất yêu anh ấy. Tôi chưa bao giờ yêu ai như thế này. Anh ấy là người duy nhất tôi muốn lấy làm chồng.
Lời tuyên bố không làm cho Linnet ngạc nhiên. Ngay khi India mới bắt đầu dan díu với Dusty Rhodes, cô đã biết người chị họ này đã yêu say đắm anh chàng họa sĩ, và Linnet mừng cho chị. Chỉ có điều làm cho cô lo là anh ta có tiếng là kẻ ong bướm lăng nhăn, nhưng India nói với cô rằng đây chỉ là những lời phóng đại cho vui. Nhưng người đàn bà điên dại dùng dao đâm anh là cả một vấn đề khiến người ta suy nghĩ, nó đã nói lên cái gì không thỏa đáng, có lẽ đã chứng tỏ tiền sử bất hảo của anh. Nghĩ thế, bỗng cô cảm thấy bối rối. Những người phụ nữ khác đã bị anh bỏ rơi có thể gây nên nhiều vấn đề rắc rối không nói được.
Bỗng có tiếng nói cất lên và Linnet ngước mắt nhìn.
- Thưa Công nương India, xin mời cô đến cho chúng tôi biết một số chi tiết về ông Rhodes.
India đứng dậy lập tức, cô đáp:
- Xin sẵng sàng. - Cô đi theo người phụ nữ mặc áo khoác trắng tay cầm cái kẹp giấy và cây bút. Một lát sau, hai nhân viên cảnh sát đi vào, Linnet bỗng lo sợ. Cô nghĩ chắc chắn họ đến để hỏi người chị họ của cô về việc Dusty bị đâm. Và nếu Dusty chết, chắc là họ sẽ hỏi về tên sát nhân.
° ° °
Người phụ nữ mặc áo khoác ngắn, trắng, tay cầm cái kẹp giấy là bà Anita Giles. Bà dẫn cô đến văn phòng của bà nằm xa tiền sảnh của phòng cấp cứu.
Khi họ đã ngồi vào chỗ xong, bà Giles nói:
- Thưa cô India, bây giờ tôi xin cô trả lời tôi một vài chi tiết còn thiếu, tôi sẽ rất cảm ơn cô. Người em họ của cô là cô O�Neill vừa cho tôi biết tên người bị đâm là Russell Rhodes. Tôi được biết ông Rhodes là họa sĩ nổi tiếng. Có đúng không?
- Phải, thưa bà Giles. Tên họ của anh ấy là Russell Cecil Rhodes, nhà anh ấy là biệt thự Willow Hall ở Folifoot. Anh ấy bốn mươi hai tuổi. Có phải đây là những điều bà muốn biết không?
Bà Giles gật đầu, ghi chép lia lịa. Khi viết xong, bà hỏi tiếp:
- Có phải ông Rhodes có vấn đề gì khó khăn về y học không?
- Không. Theo chỗ tôi biết thì như thế. Tôi biết anh ấy khỏe mạnh, bình thường. Ẳnh tập thể dục, kiêng ăn, uống rất ít. - India thấy bà Giles nhướng mày, cô cười và nói tiếp: - Việc người ta đồn anh ấy là người phóng đãng đều sai hết. Người ta có phần bịa đặt, nghĩa là họ phóng đại quá đáng. - India nghiêng người tới trước, hỏi bà: - Anh ấy không sao chứ, phải không? Ẳnh nói ảnh bị đứt động mạch.
Người đàn bà vẫn giữ vẻ mặt bình tĩnh, anh đáp:
- Mọi người ở bệnh viện đều cố hết sức mình để chữa trị cho anh ấy, thưa cô India. Chắc cô hiểu là tôi không dám tuyên bố gì hết với trường hợp như thế này. Bây giờ xin cô cho tối biết...
Có tiếng gõ cửa, bà Giles ngưng nói, trả lời:
- Mời vào.
Cửa mở vào hai người cảnh sát đi vào. Họ cúi đầu cười chào bà và một người nói: - Xin chào bà Giles.
- Xin chào quý ông. Đây là cô India Standish, bạn của ông Russel Rhodes, nạn nhân vừa mới bị đâm. Cô India đã đưa ông ấy đến bệnh viện.
India liền đứng dậy, bắt tay họ. Họ tự giới thiệu là thám tử Hobbs và Charlton.
Hobbs nhìn bà Giles, rồi nói:
- Xin bà vui lòng cho phép chúng tôi nói chuyện riêng với cô India.
- Được, cứ tự nhiên. Tôi biết quý ông muốn nói chuyện riêng với Công nương. - Bà cười với India, vội vàng đi ra khỏi phòng, đóng cửa lại.
India nói:
- Tôi không có gì để nói nhiều đâu.
- Chỉ xin cô cho chúng tôi biết những chi tiết cô biết, - Charlton nói và ra dấu mời cô ngồi xuống lại.
- Cám ơn, tôi đứng được rồi, - cô nói. - Ông Rhodes là họa sĩ nổi tiếng chắc các ông cũng biết. Ông ta sống tại Willow Hall ở Folifoot. Ổng có phòng vẽ ở đấy, ổng đang vẽ tôi... để tặng bố tôi là Bá tước Dunvale. Một lát...
- Cô là cháu của bà Emma Harte quá cố! - Hobbs nói, nhìn cô với vẻ mặt kinh ngạc.
- Phải, tôi là chắt của bà ấy. Và cô Linnet người đang đợi ở ngoài tiền sảnh, cũng là chắt của bà ấy, em họ của tôi.
- Cả mẹ tôi và bà ngoại tôi đều có làm việc tại cửa hàng Harte ở Harrogate, - Hobbs nói, miệng mỉm cười. Rồi ông ta nói tiếp: - Vậy ông Rhodes vẽ cô, rồi bỗng có người xông vào, đâm ông ta, có phải cô nói như thế không?
- Không, tôi không nói như thế, - India đáp nhanh. - Chúng tôi dừng lại vì tôi ngồi hơn hai giờ không nhúc nhích, nên tôi cần thư giãn, và Dusty, ờ, ông Rhodes, cũng hơi mỏi mệt. Chúng tôi đang vận động thể dục và nói chuyện thì bỗng cửa phòng bật mở, và một thiếu phụ đi vào. Tôi không biết chị ta là ai và tôi không biết ông Rhodes có biết chị ta hay không.
- Và chị ta xông đến, đâm ông ấy, phải không? - Charlton hỏi, giọng có vẻ nghi ngờ.
- Ồ không, chị ta thấy tôi, liền mắng nhiếc tôi. Chị ta như người mất trí. Rồi chị ta nhìn thấy bức tranh vẽ tôi, bỗng nổi điên, lấy cây dao xếp để trên bàn làm việc, và chạy nhanh đến bức tranh, đưa dao lên.
- Và chị ta đâm vào bức tranh rồi đâm vào ông Rhodes phải không? - Hobbs nhíu mày hỏi.
- Không, không, chuyện không phải như thế! Dusty và tôi, cả hai chúng tôi đều ngơ ngác, phải, phải dùng từ ấy mới đúng. Thật vậy, hoàn toàn ngơ ngác, rồi bỗng anh ấy thấy chị ta chạy tới bức tranh, nên ảnh chạy đến đứng trước bức tranh để bảo vệ nó, vì thế mà ảnh bị đâm. Người đàn bà có ý định hủy họai bức tranh, chứ không muốn đâm ông Rhodes. Đây chỉ là tai nạn.
- Tôi hiểu rồi, - Hobbs nói nhỏ, rồi nhìn người đồng nghiệp. Họ nhìn nhau một lát, rồi Hobbs nói với India: - Chúng tôi hy vọng sẽ nói chuyện với ông Rhodes sau, khi ông ấy ra khỏi phòng mổ.
India nắm hai tay vào nhau, bấu móng tay vào lòng bàn tay với vẻ lo lắng:
- Ông Hobbs, bác sĩ có nói gì với ông không? Anh ấy sẽ không chết chứ?
- Tôi không biết, - Hobbs nói, lắc đầu. - Tôi hy vọng ông ấy không chết. Bác sĩ Palmeston là nhà phẫu thuật rất giỏi. Nếu người nào cứu được ông Rhodes, chỉ có thể là ông ấy. Nhưng chúng ta phải đợi mới biết, phải không?
- Em không sao đâu, em sẽ không nhúc nhích đâu, - India trả lời. - Thực vậy, em khỏe, không sao đâu.
- Giỏi quá, em giỏi quá! - Anh vẫn không nhìn cô, mắt tập trung vào bức vẽ, rồi bỗng anh thốt lên. - Được rồi, anh vẽ xong rồi. Anh chỉ cần chỉnh lại vài nét thôi. Tốt rồi, em yêu, em có thể đứng dậy, duỗi tay duỗi chân cho khỏi mỏi. Anh biết người em tê cóng.
Dusty buông cây bút vẽ, lau tay trên cái giẻ, rồi ném nó lên bàn làm việc và bước ra khỏi giá vẽ. Anh đi đến chiếc ghế nơi India đang ngồi, nắm hai tay cô, kéo cô đứng lên. - Em là người mẫu tuyệt diệu, - anh nói nho nhỏ, kéo cô vào trong vòng tay mình. - Rất tuyệt diệu. Thậm chí em không nháy mắt.
- Em cố hết sức để ngồi yên, - cô đáp, cười, nhìn vào mặt anh.
- Ôi lạy Chúa, hôm nay em ngon lành quá! - Anh nói thì thào, cúi người hôn lên môi cô. Anh để môi áp vào môi cô, đưa lưỡi vào trong miệng cô. Cô ôm quanh người anh, lòng ham muốn lại, mặc dù mới làm tình với anh cách đây hai giờ thôi. Anh vừa hôn vừa trượt hai bàn tay xuống sau mông cô, kéo sát người cô vào mình.
Một lát sau, anh để tay lên ngực India, mân mê núm vú của cô, núm vú trông thấy rất rõ dưới lớp vải the mỏng của chiếc áo cánh trên người cô. Anh cẩn thận vén chiếc áo lên, cúi đầu xuống ngực cô, hôn núm vú, rồi dừng lại đột ngột, nhìn cô và nói: - Chúng ta vào giường lại thôi. Anh không thể đứng làm trò hề như thế này khi anh muốn em quá trời.
- Phải, - cô đáp, cười với anh và thì thào nói tiếp, - nhưng bức tranh sẽ không bao giờ xong với tình thế như thế này, ông Rhodes à.
Đẩy cô nhích ra xa anh một chút, anh nhìn đôi mắt to, sáng của cô và nói nhỏ: - Đúng như thế đấy. Nhưng anh chàng này muốn...
Cô dùng môi mình chặn lời anh lại, hôn anh đắm đuối. Rồi nhìn chỗ khác, cô dịu dàng nói:
- Em sẽ ở lại đây hết ngày. Và tối nay nữa. Em có thể ở lại lâu chừng nào anh còn muốn, ông Rhodes. - Nụ cười của cô mời gọi, ánh mắt khiêu khích.
Anh cười với cô, thích thú trước thái độ ve vãn của cô.
- Hôm nay là ngày cuối tuần, em được tự do như chim trời. Và bất cứ anh muốn gì em, anh cứ làm: vẽ em, nuôi em, nói chuyện với em, yêu em... Đấy, muốn gì được nấy.
- Em sẽ được điều ấy ngay, thưa Công nương. - Dusty ôm ghì cô và nói thêm: - Em tuyệt vời nhất, India. Tuyệt nhất. Không phải tuyệt nhất vì làm tình thôi... mà em còn đưa anh lên chốn hoan lạc diệu kỳ.
- Phải. - Cô chỉ nói được thế. Cô cảm thấy hai đầu gối đứng không vững. Lời anh làm cho cô tràn trề hạnh phúc, ngất ngây. Cô muốn anh làm tình cho thật xứng với tình yêu của cô, cho xứng với trái tim cô, linh hồn cô và tâm trí cô.
Dusty thả cô ra, nhìn vào đôi mắt bạc độc đáo của cô:
- Được rồi, anh làm thêm một ít việc nữa, rồi chúng ta sẽ làm tình nghĩ giải lao. Sau đó, anh sẽ vẽ em một hai giờ nữa, rồi anh làm bữa ăn tối cho em. Anh vui mừng em không có kế hoạch bỏ rơi anh, chúng ta hưởng ngày cuối tuần với nhau.
- Em cũng sung sướng, - cô đáp rồi vươn người cao lên phía trần nhà, duỗi tấm thân dài, mềm mại. Cô hơi bị tê cứng vì ngồi yên một chỗ suốt hai giờ, thế nhưng thời gian qua mau. Khi anh vẽ, cô vui sướng ngắm anh. Cô rất yêu anh, anh là người duy nhất cô muốn mãi, đây là sự thật.
Dusty vận động cơ thể, anh duỗi chân tay, thở mạnh, cúi người chạm tay lên đầu ngón chân, và vừa vận động anh vừa nói:
- Thật nhờ có máy điều hòa không khí. Nếu không thì với thời tiết ngột ngạt trong phòng với cửa sổ như thế này, sẽ khó chịu biết bao nhiêu. Em khỏe không, India? Uống ly nước nhé? - Cám ơn, em khỏe. Áo của em mỏng lét và quần mặc ở nhà ngắn cũn cỡn. - Cô cười, nhìn xuống áo quần của mình, hơi nhăn mặt. - Em chỉ cần mang chuông vào mắt cá chân, mang chuông vào ngón chân và thêm cái trống lục lạc nữa là thành một kẻ kỳ lạ.
- Đừng coi thường. Em mặc bộ áo quần ấy trông rất khêu gợi, nhất là cái quần! Quần không có gì lộ liễu hết. - Anh mở to mắt vẻ rất kịch.
- Ôi, Dusty, anh thật vô giá, - cô nói và chạy đến anh, ôm quàng lấy anh. - Em thật mến phục anh...
Cánh cửa phòng vẽ bỗng bật ra thật mạnh khiến hai người giật mình, họ quay đầu nhìn ra cửa kinh ngạc thấy một thiếu phụ hiện ra ở ngưỡng cửa. Mặt chị ta nhăn lại vì tức giận, mắt sáng long lanh, tóc tai bờm xờm, ngay cả áo quần của chị ta trông cũng rất khủng khiếp.
- Đồ đĩ khốn nạn, tránh xa anh ấy ra! - Chị ta hét vào mặt India. - Tránh xa anh ấy ra. Ẳnh là của tao.
Người đàn bà chạy vào phòng vẽ, mắt nhìn khắp nơi. - Cái áo thun dính sơn của Dusty, bộ áo quần mỏng tanh của India, cái giường nhàu nhò ở cuối phòng. Cuối cùng chị ta thấy khung vải trên giá vẽ.
Chị ta bèn chạy đến bàn làm việc của Dusty, chụp lấy con dao xếp mà anh thường dùng để cắt vải vẽ, rồi chạy đến bức vẽ, đưa dao lên, miệng hét lớn: - Đồ đĩ! Đồ đĩ!
Dusty nãy giờ đứng yên vì kinh ngạc, nhưng bây giờ anh liền ra tay hành động. Anh đẩy India sang một bên, chạy đến giá vẽ, đứng ngay trước bức tranh, đón nhận mũi dao đâm vào bên ngực trái. Máu chảy ra xối xả, ướt đỏ cái thun trắng của anh.
India hét lên.
Chị đàn bà đưa con dao định đâm nhát nữa, nhưng khi thấy máu, chị ta khóc thét lên. Vội thả con dao xuống đất, chị ta chạy nhanh ra khỏi xưởng vẽ, đóng mạnh cửa lại.
Dusty bước đến bàn làm việc, nắm miếng giẻ dùng lau sơn, áp mạnh vào vết thương trên ngực, rồi tựa người vào bàn, miệng rủa thầm.
India chạy đến bên anh, mặt tái mét, mắt mở to hoảng hốt.
- Ôi lạy Chúa, Dusty, vết thương trông trầm trọng quá! - Cô nói rồi chạy vào phòng tắm, lấy ra một đống khăn tắm. - Tệ quá, - cô nói, lấy mấy miếng giẻ lau sơn nơi bàn tay đầy máu của anh ra, áp hai cái khăn sạch vào ngực anh, rồi lấy bàn tay anh đè lên khăn. - Cứ đè mạnh vào đấy, - cô dặn. - Chúng ta phải làm cho máu bớt chảy chừng nào hay chừng ấy.
- Chắc cô ấy đã làm đứt động mạch trên cơ ngực của anh, - anh nói, giọng nghẹn ngào, rồi bỗng mặt anh nhăn lại. - Lạy Chúa! Anh đau quá! - Anh thở hổn hển, ngồi phịch xuống cái ghế gần đấy.
- India, mặc áo quần vào. Nhanh lên. Anh cần phải đến bệnh viện Harrogate ngay. Đứt động mạch như thế này, anh sẽ chết mất và có lẽ anh sắp ngất xỉu.
- Đợi em một lát, - India thốt lên, thấy vẻ đau đớn hiện ra trong mắt anh và miệng anh méo xệch vì lo sợ. Cô cởi bộ áo quần bằng sa mỏng ra, mặc vội chiếc quần vải và cái áo thun, chụp lấy cái túi xách, rồi chạy đến anh.
Cô nắm cánh tay phải của anh, giúp anh đứng dậy.
- Nào, ta đi. Em sẽ đem theo vài cái khăn tắm nữa. Anh để chìa khóa cửa ở đâu? Em phải khóa cửa lại.
- Nơi bàn. Gần cửa, - anh thở hổn hển.
Giọng anh nghe thều thào rất khủng khiếp, India nắm chặt cánh tay anh và nhìn anh. Bây giờ mặt anh trắng bệch, mồ hôi rịn ra trên mặt.
- Đừng xỉu đấy nhé, cưng, - cô nói, giọng cứng cáp. - Em phải dìu anh ra xe rồi đến phòng cấp cứu.
- Anh sẽ đi được... Anh hy vọng đi được. - Anh rên.
° ° °
Khi cô và Dusty đi ra khỏi xưởng vẽ, ánh mặt trời chói chang làm cho India lóa mắt. Cô mừng vì đã đậu xe ngay sau nhà, chứ không đậu ở gần dãy nhà kho. Cô dìu Dusty ngồi vào chiếc Aston Martin, quàng dây an toàn qua ngực anh và khóa móc lại. Cô lục xắc lấy ra hai cái khăn mà hồi nãy cô đã lấy thêm ở trong phòng tắm, nhét khăn vào dưới sợi dây nịt an toàn, trên những cái khăn đã có sẵn ở đấy rồi.
Khi làm xong, cô nhìn anh. Mặt anh xám như tro, mồ hôi vẫn rịn ra. Cô biết anh sắp xỉu đến nơi. Mất máu nhiều thật đáng sợ. Cô đóng cửa xe rồi chạy sang bên kia, mở cửa, bước vào, cắm chìa khóa vào.
- Cửa xưởng vẽ, - anh nói thều thào, đầu hơi quay về phía cô. - Hãy khóa lại!
- Khóa cẩn thận rồi, Dusty, đừng lo, - cô đáp, quay chìa khóa, mở máy xe, lùi xe trên con đường đất, rồi chạy tới vòng quanh ngôi nhà và ra con đường xe chạy. Khi ra đến con đường xe chạy, cô nói: - Sợi dây nịt an toàn giữ những cái khăn tắm tại chỗ, anh yêu, - nhưng hình như anh không nghe. Mắt anh nhắm nghiền, bàn tay phải vẫn đè mạnh lên những cái khăn để trên vết thương.
Khi xe ra đến cổng chính của biệt thự Willow Hall, cô cho xe chạy chậm và lấy điện thoại di động ra, bấm số máy của Linnet. Điện thoại chỉ reo vài hồi là Linnet trả lời:
- Alô?
- Linnet, India đây. Đừng nói và vui lòng nghe đây. Tôi đang gặp chuyện rất khó khăn. Dusty bị đâm. Nặng lắm. Động mạch bị đứt. Tôi nghĩ thế. Anh ấy mất máu nhiều. Tôi đang rời khỏi Willow Hall. Nếu đường không có nhiều xe như mọi khi, thì tôi sẽ đến bệnh viện Quận Harrogate trong vòng hai mươi phút nữa. Cô làm ơn gọi phòng cấp cứu được không, Linnet? Nói với họ tôi đang đến.
- Lạy Chúa, khủng khiếp quá! Tôi sẽ gọi ngay đây. Rồi tôi sẽ đến đấy, nếu tôi đi ngay bây giờ thì chỉ trong năm phút là tôi đến. Tôi đang ở tại nhà của ông cậu Ronnie.
- Cám ơn, Linnet. - India tắt máy và nhìn Dusty. Mắt anh vẫn nhắm nghiền và hình như anh gục xuống trên chỗ ngồi. Máu chảy thấm qua khăn tắm, nhỏ giọt xuống cánh tay anh.
Khi India cho xe chạy nhanh trở lại, cô nhận thấy tay cô run, cô phải hít vào thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Bây giờ không phải là lúc hoảng hốt. Nắm chặt vô-lăng, cô cho xe chạy nhanh đến Harrogate, cô mừng vì thấy trên đường vắng vẻ, chỉ có một chiếc xe tải nhỏ và một chiếc môtô. Cô nhấn mạnh chân vào bàn đạp, tăng ga và tâp trung vào việc lái xe.
Cô đến nơi đúng chín phút. Khi cô cho xe chạy chậm vào cổng bệnh viện, cô thấy nhiều người tụ tập trước cửa vào phòng cấp cứu bên cạnh chiếc xe cáng. Linnet cũng có mặt ở đấy, mặt tái mét vì lo sợ.
India thắng xe dừng lại, bước xuống xe, ra dấu cho các bác sĩ rồi chạy qua phía cửa bên kia. Trước kho cô mở cửa xe, người ta đã đẩy chiếc xe cáng đến, và Linnet đứng không xa sau chiếc xe cáng.
India đứng sang một bên, để cho những người làm việc ở bệnh viện đưa Dusty ra khỏi xe, nhưng cô nói với một bác sĩ:
- Bạn tôi nghĩ là con dao đã đâm trúng động mạch, có lẽ cắt đứt động mạch.
Ông ta cau mày nhìn cô:
- Anh ta là bác sĩ à?
Cô lắc đầu.
- Không, anh ta là họa sĩ. Nhưng khi học hội họa, ảnh có học về cơ thể con người.
- Ra thế. - Ông ta gật đầu và nói thêm: - Có lẽ anh ấy nói đúng. Bây giờ anh ta xỉu, như thế rõ ràng anh ta mất nhiều máu. Xin cô đừng lo. - Nói xong, ông ta chạy theo chiếc xe cáng, chiếc xe đã được đẩy vào trong.
Linnet bước đến, nắm tay cô và nói:
- Chúng ta vào trong kiếm chỗ ngồi. Tôi đã cho họ biết những thông tin tôi biết, nhưng chắc họ muốn nói chuyện với chị, India. Tôi tin thế.
Cô gật đầu.
- Tôi biết. Tôi đoán chắc họ đã gọi cảnh sát rồi.
- Theo thủ tục thì phải thế, với trường hợp xảy ra như thế này. Phải không? - Linnet nói nhỏ, nhìn vào mặt cô.
- Tôi nghĩ thế. - Bỗng India run lẩy bẩy và đưa hai tay ôm mặt. - Thật khủng khiếp, Linnet.
Sau khi dẫn India đến ghế, Linnet ngồi xuống bên cạnh người chị họ, cô hỏi nhỏ:
- Chuyện xảy ra như thế nào? Ai đâm Dusty?
- Một phụ nữ. Tôi không biết chị ta là ai, vậy cô đừng hỏi và dĩ nhiên với hoàn cảnh như thế này, tôi không thể hỏi Dusty được. Có lẽ anh ấy biết chị ta, tôi đoán thế. Chị ta tuôn vào phòng vẽ và khi thấy tôi, chị ta nổi điên lên.
India liền kể cho Linnet nghe chuyện đã xảy ra, cô nín thở kể một mạch đến hết, rồi buông tiếng thở dài não ruột.
- Ôi lạy Chúa, Linnet, tôi hy vọng anh ấy không hề hấn gì. Nếu ảnh chết thì sao? Nếu có chuyện gì xảy ra cho anh ấy chắc tôi không chịu nổi. - India nắm cánh tay của Linnet, nhìn cô đăm đăm, rồi òa khóc.
Linnet liền đưa tay ôm India, kéo cô sát vào mình.
- Dusty sẽ bình phục, cưng à. Anh ấy còn trẻ, mạnh khỏa, và bây giờ khoa học tiến bộ kỳ diệu lắm.
- Nhưng anh ấy mất nhiều máu. Máu... chảy xối xả. Trông thật khiếp... - Cô lại bật khóc, bỗng mặt cô biến sắc, rồi cô thốt lên: - Nếu anh ấy cần truyền máu, tôi sẽ cho máu. Linnet, nếu cần truyền máu, cô có cho không?
Linnet giật mình, sau một lát suy nghĩ, cô nói:
- Nếu anh ấy cần, dĩ nhiên tôi sẽ cho chứ.
India bèn ngồi thẳng dậy, mặt có vẻ bớt căng thẳng. Cô nhìn cô em họ, cười mỉm rồi nói nhỏ:
- Tôi rất yêu anh ấy. Tôi chưa bao giờ yêu ai như thế này. Anh ấy là người duy nhất tôi muốn lấy làm chồng.
Lời tuyên bố không làm cho Linnet ngạc nhiên. Ngay khi India mới bắt đầu dan díu với Dusty Rhodes, cô đã biết người chị họ này đã yêu say đắm anh chàng họa sĩ, và Linnet mừng cho chị. Chỉ có điều làm cho cô lo là anh ta có tiếng là kẻ ong bướm lăng nhăn, nhưng India nói với cô rằng đây chỉ là những lời phóng đại cho vui. Nhưng người đàn bà điên dại dùng dao đâm anh là cả một vấn đề khiến người ta suy nghĩ, nó đã nói lên cái gì không thỏa đáng, có lẽ đã chứng tỏ tiền sử bất hảo của anh. Nghĩ thế, bỗng cô cảm thấy bối rối. Những người phụ nữ khác đã bị anh bỏ rơi có thể gây nên nhiều vấn đề rắc rối không nói được.
Bỗng có tiếng nói cất lên và Linnet ngước mắt nhìn.
- Thưa Công nương India, xin mời cô đến cho chúng tôi biết một số chi tiết về ông Rhodes.
India đứng dậy lập tức, cô đáp:
- Xin sẵng sàng. - Cô đi theo người phụ nữ mặc áo khoác trắng tay cầm cái kẹp giấy và cây bút. Một lát sau, hai nhân viên cảnh sát đi vào, Linnet bỗng lo sợ. Cô nghĩ chắc chắn họ đến để hỏi người chị họ của cô về việc Dusty bị đâm. Và nếu Dusty chết, chắc là họ sẽ hỏi về tên sát nhân.
° ° °
Người phụ nữ mặc áo khoác ngắn, trắng, tay cầm cái kẹp giấy là bà Anita Giles. Bà dẫn cô đến văn phòng của bà nằm xa tiền sảnh của phòng cấp cứu.
Khi họ đã ngồi vào chỗ xong, bà Giles nói:
- Thưa cô India, bây giờ tôi xin cô trả lời tôi một vài chi tiết còn thiếu, tôi sẽ rất cảm ơn cô. Người em họ của cô là cô O�Neill vừa cho tôi biết tên người bị đâm là Russell Rhodes. Tôi được biết ông Rhodes là họa sĩ nổi tiếng. Có đúng không?
- Phải, thưa bà Giles. Tên họ của anh ấy là Russell Cecil Rhodes, nhà anh ấy là biệt thự Willow Hall ở Folifoot. Anh ấy bốn mươi hai tuổi. Có phải đây là những điều bà muốn biết không?
Bà Giles gật đầu, ghi chép lia lịa. Khi viết xong, bà hỏi tiếp:
- Có phải ông Rhodes có vấn đề gì khó khăn về y học không?
- Không. Theo chỗ tôi biết thì như thế. Tôi biết anh ấy khỏe mạnh, bình thường. Ẳnh tập thể dục, kiêng ăn, uống rất ít. - India thấy bà Giles nhướng mày, cô cười và nói tiếp: - Việc người ta đồn anh ấy là người phóng đãng đều sai hết. Người ta có phần bịa đặt, nghĩa là họ phóng đại quá đáng. - India nghiêng người tới trước, hỏi bà: - Anh ấy không sao chứ, phải không? Ẳnh nói ảnh bị đứt động mạch.
Người đàn bà vẫn giữ vẻ mặt bình tĩnh, anh đáp:
- Mọi người ở bệnh viện đều cố hết sức mình để chữa trị cho anh ấy, thưa cô India. Chắc cô hiểu là tôi không dám tuyên bố gì hết với trường hợp như thế này. Bây giờ xin cô cho tối biết...
Có tiếng gõ cửa, bà Giles ngưng nói, trả lời:
- Mời vào.
Cửa mở vào hai người cảnh sát đi vào. Họ cúi đầu cười chào bà và một người nói: - Xin chào bà Giles.
- Xin chào quý ông. Đây là cô India Standish, bạn của ông Russel Rhodes, nạn nhân vừa mới bị đâm. Cô India đã đưa ông ấy đến bệnh viện.
India liền đứng dậy, bắt tay họ. Họ tự giới thiệu là thám tử Hobbs và Charlton.
Hobbs nhìn bà Giles, rồi nói:
- Xin bà vui lòng cho phép chúng tôi nói chuyện riêng với cô India.
- Được, cứ tự nhiên. Tôi biết quý ông muốn nói chuyện riêng với Công nương. - Bà cười với India, vội vàng đi ra khỏi phòng, đóng cửa lại.
India nói:
- Tôi không có gì để nói nhiều đâu.
- Chỉ xin cô cho chúng tôi biết những chi tiết cô biết, - Charlton nói và ra dấu mời cô ngồi xuống lại.
- Cám ơn, tôi đứng được rồi, - cô nói. - Ông Rhodes là họa sĩ nổi tiếng chắc các ông cũng biết. Ông ta sống tại Willow Hall ở Folifoot. Ổng có phòng vẽ ở đấy, ổng đang vẽ tôi... để tặng bố tôi là Bá tước Dunvale. Một lát...
- Cô là cháu của bà Emma Harte quá cố! - Hobbs nói, nhìn cô với vẻ mặt kinh ngạc.
- Phải, tôi là chắt của bà ấy. Và cô Linnet người đang đợi ở ngoài tiền sảnh, cũng là chắt của bà ấy, em họ của tôi.
- Cả mẹ tôi và bà ngoại tôi đều có làm việc tại cửa hàng Harte ở Harrogate, - Hobbs nói, miệng mỉm cười. Rồi ông ta nói tiếp: - Vậy ông Rhodes vẽ cô, rồi bỗng có người xông vào, đâm ông ta, có phải cô nói như thế không?
- Không, tôi không nói như thế, - India đáp nhanh. - Chúng tôi dừng lại vì tôi ngồi hơn hai giờ không nhúc nhích, nên tôi cần thư giãn, và Dusty, ờ, ông Rhodes, cũng hơi mỏi mệt. Chúng tôi đang vận động thể dục và nói chuyện thì bỗng cửa phòng bật mở, và một thiếu phụ đi vào. Tôi không biết chị ta là ai và tôi không biết ông Rhodes có biết chị ta hay không.
- Và chị ta xông đến, đâm ông ấy, phải không? - Charlton hỏi, giọng có vẻ nghi ngờ.
- Ồ không, chị ta thấy tôi, liền mắng nhiếc tôi. Chị ta như người mất trí. Rồi chị ta nhìn thấy bức tranh vẽ tôi, bỗng nổi điên, lấy cây dao xếp để trên bàn làm việc, và chạy nhanh đến bức tranh, đưa dao lên.
- Và chị ta đâm vào bức tranh rồi đâm vào ông Rhodes phải không? - Hobbs nhíu mày hỏi.
- Không, không, chuyện không phải như thế! Dusty và tôi, cả hai chúng tôi đều ngơ ngác, phải, phải dùng từ ấy mới đúng. Thật vậy, hoàn toàn ngơ ngác, rồi bỗng anh ấy thấy chị ta chạy tới bức tranh, nên ảnh chạy đến đứng trước bức tranh để bảo vệ nó, vì thế mà ảnh bị đâm. Người đàn bà có ý định hủy họai bức tranh, chứ không muốn đâm ông Rhodes. Đây chỉ là tai nạn.
- Tôi hiểu rồi, - Hobbs nói nhỏ, rồi nhìn người đồng nghiệp. Họ nhìn nhau một lát, rồi Hobbs nói với India: - Chúng tôi hy vọng sẽ nói chuyện với ông Rhodes sau, khi ông ấy ra khỏi phòng mổ.
India nắm hai tay vào nhau, bấu móng tay vào lòng bàn tay với vẻ lo lắng:
- Ông Hobbs, bác sĩ có nói gì với ông không? Anh ấy sẽ không chết chứ?
- Tôi không biết, - Hobbs nói, lắc đầu. - Tôi hy vọng ông ấy không chết. Bác sĩ Palmeston là nhà phẫu thuật rất giỏi. Nếu người nào cứu được ông Rhodes, chỉ có thể là ông ấy. Nhưng chúng ta phải đợi mới biết, phải không?
Danh sách chương