Em ngồi sau cốc cappuchino vẫn còn nghi ngút khói, đôi mắt đã hoe đỏ rưng rưng nhìn tôi phía đối diện. Từng làn khói trắng lượn lờ trong không trung càng làm tăng thêm vẻ ảm đạm của cái quán café cổ kính này. Vài người khách liếc nhìn chúng tôi đầy ái ngại rồi thì thầm.

- Khổ thân con nhỏ. Chắc bị thằng kia phụ bạc nên mới đáng thương như thế.

- Nhìn thằng đó là biết không đứng đắn rồi. Xăm trổ thế kia cơ mà.

Tiếng bàn bán bé nhỏ của hai con bé mặc quần áo công sở phía sau lọt vào tai tôi khiến gương mặt vốn đã cau có càng thêm khó chịu hơn. Tôi quay lại trợn mắt lên nhìn rồi gầm gừ bằng cái giọng trầm thấp dữ tợn.

- Chuyện của chúng mày à. Lắm mồm.

Trái với cái vẻ hào hoa phong nhà thường thấy trước đây, khuôn mặt tôi bây giờ có mấy phần già hơn tuổi với cái bộ râu lởm chởm chưa cạo. Áo sơ mi bị em dứt đứt mấy hàng cúc vì khi nãy giằng co nhau ngoài đường lộ ra những vết mực màu đen phía trong. Nhìn vẻ bề ngoài chắc chắn ai cũng nghĩ tôi là một thằng đầu đường xó chợ chứ không phải sinh viên năm thứ hai của một trường đại học. Em gạt đi dòng nước mắt đã chảy dài trên gò má xinh đẹp, chất vấn tôi bằng cái giọng khàn đặc.

- Anh còn muốn nói gì không.

- Xin lỗi em.



Suốt khoảng thời gian yên ả đầy mặn nồng, dường như cả tôi và em đã đều quên đi một số việc quan trọng thì phải. Giật mình nhận ra thì trời đã chuyển từ xuân sang hạ mất rồi. Có lẽ thời gian để bên nhau không còn dài nữa. Tôi thẫn thờ ngồi bên cửa sổ phòng ngủ nhìn những ánh sáng lung linh phát ra từ những ngôi nhà cao tầng. Bất chợt một vòng tay bé nhỏ ôm lấy lưng tôi từ phía sau, khuôn mặt em áp lên lưng tôi thì thầm trong đêm tối.

- Anh sao thế. Nửa đêm rồi không ngủ đi còn hút thuốc. Hại lắm.

Tôi tưởng em đã ngủ say sau cuộc mây mưa rồi cơ, có lẽ khói thuốc trên tay tôi làm em tỉnh giấc chăng. Dụi điếu thuốc xuống cái thành cửa sổ rồi ném ra ngoài, tôi lấy lại vẻ mặt bình thản rồi xoay người lại ôm lấy thân hình trần trụi của em.

- Có gì đâu. Anh làm em tỉnh giấc à.

- Dạ. Anh đừng hút thuốc nữa nha. Không thương em hả.

Đặt cằm lên những sợi tóc óng ả trên đỉnh đầu của em, tôi ôm chặt lấy tấm thân bé nhỏ trong vòng tay của mình. Dường như em cũng nhận ra điều gì đó hơi khác thì phải, bàn tay vỗ nhẹ lên lưng tôi như đang cố an ủi một đứa trẻ to xác.

- Ngoan nào. Có chuyện gì với anh thế.

- Anh sợ một ngày nào đó không còn được ôm em như thế này nữa.

- Không đâu. Mình sẽ mãi ở bên nhau mà.

Giọng em hơi run run vang lên trong bóng tối của căn phòng ngủ. Lần nào cũng thế, em luôn muốn trốn tránh khi tôi chạm đến việc này. Cố kìm nén tiếng thở dài phát ra, tôi ôm em nằm xuống giường rồi hôn nhẹ lên trán. Chiếc đồng hồ điện tử nơi đầu giường đã điểm 2h sáng, tôi xoa nhẹ tấm ưng thon thả của em đầy âu yếm.

- Thôi ngủ đi. Muộn lắm rồi. Mai em còn đi bế giảng đúng không.

- Vâng. Mai có tiệc chia tay khối 12 nữa. Anh sang sớm đón em nhé.

- Ừ. Ngủ ngon. Yêu em.

Người ta vẫn hay nói thời học trò là tuyệt vời nhất mà, nhìn vài con bé học sinh đang ôm lấy nhau khóc nức nở trong tà áo dài làm tôi chợt thấy bồi hồi. Em kéo tay tôi đứng ra trước gã thợ ảnh, ngày bế giảng năm học mà, sự xuất hiện của học sinh cũ như tôi cũng là chuyện bình thường. Cô giáo chủ nhiệm lớp em trước là giáo viên dạy lý lớp tôi, bả nhận ra ngay khuôn mặt trắng trẻo nhưng hơi ngổ ngáo của tôi giữa đám đông học trò.

- H phải không em. Đang học trường nào rồi.

- Dạ em chào cô. Em đang học xây dựng cô ạ.

Bả hơi ngạc nhiên trước câu trả lời đó của tôi, cũng dễ hiểu thôi. ngày xưa lực học của tôi cũng thuộc dạng bình thường nếu không muốn nói là kém, đã thế hạnh kiểm thì thuộc vào hàng cá biệt. Dạo đó tôi yêu em nhiều giáo viên cũng không thích vì em thuộc dạng con ngoan trò giỏi, người ta thường nói gái ngoan thì hay đi cùng với bad boy mà. Rồi chẳng hiểu sao đợt kì 2 năm lớp 12, tự dưng tôi chăm chỉ học hành, đi hết lớp này lò kia để ôn thi đại học. Đùng cái thằng học sinh cá biệt thi đỗ đại học nên nhiều thầy cô thấy lạ lẫm.

- Hai đứa yêu nhau cũng lâu quá rồi ha. Mấy năm rồi còn gì.

- Dạ vâng. Hơn hai năm rồi cô ạ.

Em nép vào lòng tôi cười ngại ngùng, con nhỏ luôn thích thể hiện tình cảm nơi đông người như một cách đánh dấu chủ quyền của mìn vậy. Bà giáo cũng làm ngơ mặc cho hai đứa ôm nhau trước mặt rồi khẽ lảng sang chuyện khác,

- Thế L tính thi trường nào chưa em.

- Dạ chưa cô. Em tính ở nhà lấy chồng.

Vẻ tỉnh bơ trên khuôn mặt em khiến bà giáo nghĩ rằng đó chỉ là câu nói đùa cho qua chuyện. Đúng lúc đó thì có người gọi nên bả cũng đi luôn. Cha nội chụp ảnh chộp luôn được cái khoảnh khắc hai đứa đang ôm nhau tình tứ giữa sân trường nên vỗ vai giơ máy ra cho tôi xem. Tà áo dài trắng thướt tha ôm lấy những đường cong tinh tế trên cơ thể em, một bàn tay tôi ôm lấy vòng eo thon thả mà kéo sát vào bên mình. Mọi thứ như bình yên đến lạ trong cái bức ảnh, ước gì thời gian sẽ dừng lại mãi mãi ở cái khoảnh khắc ấy.

Nhưng chuyện gì đến rồi cuối cùng cũng phải đến thôi, con người ta chẳng thể nào trốn tránh mãi được. Tôi quyết định sẽ nói chuyện nghiêm túc với em về việc du học, cho dù L có quyết định thế nào đi nữa, tôi cũng sẽ tôn trọng ý kiến của em. Bẵng đi vài hôm yên ả, tôi đang đau đầu vì chưa biết phải mở lời với em thế nào thì bỗng nhiên có điện thoại của ba em. Hơi đắn đo một hồi vì không biết tự nhiên ổng gọi làm gì nhưng tôi cũng nhấc máy.

- Dạ con nghe chú.

- H hả con. Đang ở đâu mà ồn thế con.

- Dạ con đang trên giảng đường ạ. Chú gọi con có việc gì thế ạ.

- À nay rảnh nên tính kiếm con đi café chút.

- Vâng. Thế chú đợi con mấy phút, cũng sắp tan rồi ạ.

- Ừ. Quán X chỗ đường Y nhé.

Chẳng thèm màng đến bà giáo già còn đang thao thao giảng mấy cái khái niệm triết khó hiểu kia nữa, tôi cúi người chuồn luôn ra khỏi lớp. Đến được chỗ ông già ngồi thì mồ hôi mồ kê đã nhễ nhại đầy lưng áo tôi. Chào ổng rồi kéo cái ghế đối diện ra ngồi, tôi bưng luôn ly nước con nhỏ phục vụ mới mang ra làm một hơi cạn sạch. Vẫn bộ comple nghiêm nghị thường ngày, nhưng tôi thấy dạo này có vẻ ông già gầy hơn trước, mái tóc đen cũng đã xuất hiện những điểm lốm đốm bạc.

- Dạo này học hành sao rồi H.

- Dạ cũng ổn ổn chú.

Tôi dè dặt trả lời câu hỏi của ổng, khuôn mặt hơi mệt mỏi giãn ra khi thấy vẻ lễ phép của tôi. Mới có khoảng 1 tháng không gặp mà nhìn ba em như già đi cả chục tuổi vậy.

- Con sẽ không đi du học phải không.

Chẳng đợi tôi thắc mắc mục đích của cuộc gặp ngày hôm nay, ổng quăng luôn một câu hỏi vào thằng chủ đề chính.

- Dạ L nói với chú rồi ạ.

- Không. Nhưng có điều gì có thể làm con bé tự dưng từ bỏ ý định đi du học ngoài con chứ.

Hóa ra em đã nói với ba mình rồi, qua lời kể của ổng tôi mới biết, con nhỏ nhất quyết không chịu đi nước ngoài nữa mà đòi ở lại Việt Nam. Hai người đã cãi nhau cả buổi tối hôm qua, mặc cho ổng gặng hỏi thế nào đi nữa cũng không biết được lí do. Cực chẳng đã, ông mới quyết định gặp thẳng tôi để nói chuyện cho ra nhẽ. Hơi dừng một chút như để xem phản ứng bối rối trên gương mặt của tôi, ba em nhấp một ngụm cafe rồi nói tiếp.

- Ta nhớ ban đầu khi nói đến việc ta muốn hai đứa cùng đi du học, con cũng rất thích mà.

- Vâng đúng thế. Con cũng rất muốn đi du học với L.

- Vậy thì lí do gì làm con thay đổi ý định? Với điều kiện gia đình của con, đó hoàn toàn là một việc đơn giản, thậm chí nếu muốn chú sẽ lo chu tất cho hai đứa ở bên kia.

Liên tiếp những câu hỏi chất vấn tôi, với tính cách của ba em thì việc mất bình tĩnh như bây giờ rất hiếm thấy. Tôi móc bao thuốc trong túi quần ra châm một điếu rồi thở dài nhìn ổng đáp.

- Chú cũng như ba con đều là một người cha cả. Chắc chú tính cho hai đứa con định cư luôn bên đó phải không ạ? Con xin lỗi, con không thể để gia đình lại sau lưng mà đi được, xa hơn nữa là cơ nghiệp mấy chục năm của ba con cần một người thay thế.

Từ từ hút hết điếu thuốc này sang điếu thuốc khác, ổng im lặng nhìn tôi nói hết nỗi khổ của mình bằng vẻ mặt kiên nhẫn. Điếu thuốc thứ 3 cháy được quá nửa thì câu chuyện mới kết thúc. Tôi khó xử nhìn ba em đầy hối lỗi.

- Con xin lỗi chú. Mong chú hiểu và thông cảm cho con.

- Ra vậy. Lí do của ba con cũng hoàn toàn dễ hiểu thôi. Thậm chí đến chú còn như vậy.

- Vâng.

- Chắc con cũng biết, công việc của chú liên quan đến chính trị phải không.

Nếu các bạn chưa biết thì ông già em thuộc ban lãnh đạo thành phố, trên đó có một ông nữa làm cực to ở trong bộ chính trị chống lưng. Thường thì các quan chức hay đưa con cháu ra nước ngoài, với tính chất công việc nhạy cảm tôi xin phép không bình luận gì thêm nhưng chắc bạn nào cũng hiểu lí do vì sao. Với một đứa con gái, rất có thể sẽ trở thành điểm yếu để những đối thủ của ổng nhắm vào. Hơn nữa ra nước ngoài, ngộ nhỡ sau này ổng có mệnh hệ gì thì mọi tài sản sẽ chuyển hết sang tên em.

Nhìn ở ngoài có thể nghĩ nhưng người như ổng quyền cao chức trọng không ai dám động vào, nhưng ở bên trong mới biết, ai cũng có những nỗi khổ riêng cả. Ổng muốn cho em đi càng sớm càng tốt vì đợt đó sắp có một đợt chuyển giao quyền lực, rất có thể việc ổng rơi đài sẽ xảy ra. Qua lời kể của ổng tôi cũng chỉ biết đại khái như vậy. Chia sẻ thêm với các bạn thì sau đợt đó rất nhiều người bị phanh phui vụ này vụ kia nhưng có vẻ là phía ông già em giành phần thắng.

Sau cùng, ổng nắm lấy tay tôi, vẻ mặt khẩn khoản của một người cha hiện ra trước mặt tôi.

- Chú chưa bao giờ phản đối chuyện gì của hai đứa cả nhưng có những việc xin con hãy hiểu cho chú. Nếu như con yêu con bé thì hãy khuyên nó đi giùm chú.

Dúng là tấm lòng cha mẹ mà, có ai mà không hết lòng vì con cái đâu cơ chứ, tôi hiểu tất cả những điều ổng vừa nói. Tôi coi ổng y như ba tôi vậy, mặc dù chẳng muốn nhưng một lần nữa có vẻ như trong lòng tôi đã có quyết định. Hơn nữa nếu không đi nước ngoài, thậm chí vấn đề an toàn của em còn có thể xảy ra. Tôi cắn răng trả lời ổng bằng cái giọng chắc nịch.

- Dạ con hiểu. L sẽ đi du học. chú yên tâm

Có lẽ tất cả là ý trời rồi nhỉ…
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện