Bà là một người phụ nữ Sơn Đông hào khí ngút trời, thông minh, có tầm nhìn xa, có khí khái nam nhi.
Mỗi lần về Sơn Đông, khi nhắc tới bà là người ta luôn ca ngợi: “Bà nội cháu giỏi lắm, nếu như bà ấy biết chữ thì đã làm chuyện lớn rồi.”
Tôi tin, người ta nói vậy không phải vì xã giao.
Nghe bố tôi kể, sau cải cách mở cửa, khi mọi người vừa được cho phép làm ăn buôn bán nhỏ, bà tôi khuyến khích bố tôi xin nghỉ công việc ổn định ở công xưởng lúc đó, đầu tư kinh doanh, cho dù chỉ bắt đầu từ việc buôn bán nhỏ. Lý do của bà là, làm công cho người khác mãi mãi không thể kiếm được tiền. Công việc bây giờ dù ổn định nhưng ai biết được ngày mai sẽ như thế nào.
Sau khi trải qua sự thay đổi to lớn trong gia đình ông nội, bà biết bát cơm mình dựa vào cho dù bây giờ có vững chắc thế nào đi nữa, cũng đều là hư ảo.
Bố tôi hiếu thuận nên nghe lời, bắt tay vào làm việc trong ánh mắt khác lạ của người đời, vất vả gánh vác chuyện làm ăn nhỏ.
Mặc dù khổ nhưng cuộc sống của gia đình tôi đã thay đổi từ đó.
Mấy năm sau đó, cùng với làn sóng kinh tế dâng lên,, chúng tôi cũng nhặt được một chút vỏ sò sau khi nước rút, sống những ngày tháng khá sung sướng.
Mọi chuyện này xét cho cùng đều là công lao nhìn xa trông rộng của bà.
Có một dạo bà ngoại chuyển tới ở nhà tôi. Bà ngoại là người không chịu ngơi tay, lúc nào cũng bận rộn kiếm việc gì đó trong nhà để làm, tạp dề không rời tay. Bà nội thường nằm trên ghế sô pha khuyên bà ngoại rằng nói tới mức hưởng phúc từ lâu rồi, đời người làm gì có chuyện quan trọng thế, bụi trần lau rồi sẽ lại còn, hai chúng ta nằm trên ghế xem tivi chẳng phải thú vị hơn sao. Thấy tôi đứng bên lẳng lặng nghe, bà mỉm cười nói với tôi, còn không cùng bà khuyên bà ngoại, đừng để bà ngoại làm gì nữa, tương lai còn có bao nhiêu ngày nữa đâu.
Nhân sinh quan độ lượng như vậy bất giác cũng ảnh hưởng tới tôi, khiến tôi cảm thấy đời người thực sự không có nhiều chuyện quan trọng đến vậy, đối với một người, việc sống vui vẻ mới là điều quan trọng nhất.
Sau khi vào đại học tôi và bà ít có dịp gặp nhau. Một năm hai lần nghỉ hè và nghỉ đông, tôi đi đi về về vội vã. Sau này tốt nghiệp rồi lại giảm xuống một năm một lần, chỉ có mấy ngày tết tôi mới yên tâm rời Bắc Kinh về ở Sơn Đông.
Bản tính tôi không thích giao lưu với nhiều người thân, cho dù về nhà tôi cũng trốn trong phòng ngồi máy tính, ngày ở trong phòng, đêm ra ngoài.
Tôi nhớ có những hôm nửa đêm, bà gõ cửa phòng tôi, trên tay bưng một bát mì hoặc một món ăn gì đó, bà sợ tôi đói nên nửa đêm tỉnh dậy âm thầm làm cho tôi ăn. Tôi đón lấy đồ ăn, vẫn ngồi trước máy tính ăn. Bà lặng lẽ ngồi bên, mỉm cười nhìn tôi ăn xong rồi thu dọn bát đũa.
Tôi biết bà muốn ở bên tôi nhiều hơn, muốn nhìn tôi nhiều hơn. Bởi chỉ mấy hôm nữa tôi lại đi nơi khác, nửa năm không về.
Trong lòng tôi vô cùng cảm động nhưng ngoài miệng một câu “cảm ơn” cũng ngại không thốt lên lời, chỉ im lặng nhìn bà chậm rãi làm hết mấy thứ đó rồi biến mất sau cánh cửa phòng tôi. Có bao nhiêu điều chưa thốt lên lời cứ dần dần tan biến trong vô số đêm khuya như vậy.
Mỗi lần về Sơn Đông, khi nhắc tới bà là người ta luôn ca ngợi: “Bà nội cháu giỏi lắm, nếu như bà ấy biết chữ thì đã làm chuyện lớn rồi.”
Tôi tin, người ta nói vậy không phải vì xã giao.
Nghe bố tôi kể, sau cải cách mở cửa, khi mọi người vừa được cho phép làm ăn buôn bán nhỏ, bà tôi khuyến khích bố tôi xin nghỉ công việc ổn định ở công xưởng lúc đó, đầu tư kinh doanh, cho dù chỉ bắt đầu từ việc buôn bán nhỏ. Lý do của bà là, làm công cho người khác mãi mãi không thể kiếm được tiền. Công việc bây giờ dù ổn định nhưng ai biết được ngày mai sẽ như thế nào.
Sau khi trải qua sự thay đổi to lớn trong gia đình ông nội, bà biết bát cơm mình dựa vào cho dù bây giờ có vững chắc thế nào đi nữa, cũng đều là hư ảo.
Bố tôi hiếu thuận nên nghe lời, bắt tay vào làm việc trong ánh mắt khác lạ của người đời, vất vả gánh vác chuyện làm ăn nhỏ.
Mặc dù khổ nhưng cuộc sống của gia đình tôi đã thay đổi từ đó.
Mấy năm sau đó, cùng với làn sóng kinh tế dâng lên,, chúng tôi cũng nhặt được một chút vỏ sò sau khi nước rút, sống những ngày tháng khá sung sướng.
Mọi chuyện này xét cho cùng đều là công lao nhìn xa trông rộng của bà.
Có một dạo bà ngoại chuyển tới ở nhà tôi. Bà ngoại là người không chịu ngơi tay, lúc nào cũng bận rộn kiếm việc gì đó trong nhà để làm, tạp dề không rời tay. Bà nội thường nằm trên ghế sô pha khuyên bà ngoại rằng nói tới mức hưởng phúc từ lâu rồi, đời người làm gì có chuyện quan trọng thế, bụi trần lau rồi sẽ lại còn, hai chúng ta nằm trên ghế xem tivi chẳng phải thú vị hơn sao. Thấy tôi đứng bên lẳng lặng nghe, bà mỉm cười nói với tôi, còn không cùng bà khuyên bà ngoại, đừng để bà ngoại làm gì nữa, tương lai còn có bao nhiêu ngày nữa đâu.
Nhân sinh quan độ lượng như vậy bất giác cũng ảnh hưởng tới tôi, khiến tôi cảm thấy đời người thực sự không có nhiều chuyện quan trọng đến vậy, đối với một người, việc sống vui vẻ mới là điều quan trọng nhất.
Sau khi vào đại học tôi và bà ít có dịp gặp nhau. Một năm hai lần nghỉ hè và nghỉ đông, tôi đi đi về về vội vã. Sau này tốt nghiệp rồi lại giảm xuống một năm một lần, chỉ có mấy ngày tết tôi mới yên tâm rời Bắc Kinh về ở Sơn Đông.
Bản tính tôi không thích giao lưu với nhiều người thân, cho dù về nhà tôi cũng trốn trong phòng ngồi máy tính, ngày ở trong phòng, đêm ra ngoài.
Tôi nhớ có những hôm nửa đêm, bà gõ cửa phòng tôi, trên tay bưng một bát mì hoặc một món ăn gì đó, bà sợ tôi đói nên nửa đêm tỉnh dậy âm thầm làm cho tôi ăn. Tôi đón lấy đồ ăn, vẫn ngồi trước máy tính ăn. Bà lặng lẽ ngồi bên, mỉm cười nhìn tôi ăn xong rồi thu dọn bát đũa.
Tôi biết bà muốn ở bên tôi nhiều hơn, muốn nhìn tôi nhiều hơn. Bởi chỉ mấy hôm nữa tôi lại đi nơi khác, nửa năm không về.
Trong lòng tôi vô cùng cảm động nhưng ngoài miệng một câu “cảm ơn” cũng ngại không thốt lên lời, chỉ im lặng nhìn bà chậm rãi làm hết mấy thứ đó rồi biến mất sau cánh cửa phòng tôi. Có bao nhiêu điều chưa thốt lên lời cứ dần dần tan biến trong vô số đêm khuya như vậy.
Danh sách chương