BÊN NÀY HAI NGƯỜI BẮN HÀO QUANG HƯỜNG PHẤN, BÊN KIA TRỊNH LÃO ĐẦU XĂN TAY ÁO.

Tháng hai, mạ non hẵng còn xanh, ‘Hai châu Ký, Tịnh có lưu dân.’

Chỗ tốt của việc chia bè kết phái là ở chỗ, nếu công tác quản lý có vấn đề, chắc chắn kẻ thù sẽ không giấu hộ. Xảy ra sự cố dưới khu vực quản lý của ai, Quận trưởng châu lân cận lo sẽ ảnh hưởng đến khu vực mình trực thuộc mà bỏ đá xuống giếng, ‘hỗ trợ’ báo cáo. Đang lúc Hoàng đế nghĩ cách tạo cảnh thái bình giả tạo mà lại xảy ra chuyện mất mặt như vậy, sắc mặt mọi người cũng vì vậy mà trở nên khó coi.

Hoàng đế là kẻ mất hứng đầu tiên, Tưởng Tiến Hiền, Vi Tri Miễn cũng phiền muộn, Trịnh Tĩnh Nghiệp là người duy nhất thoải mái. Ông đã có kế hoạch từ trước, sớm hạ lệnh chuẩn bị, ngay cả phía Hoàng đế cũng chuẩn bị sẵn, dù có xảy ra chuyện gì chăng nữa, ít ra Hoàng đế cũng không trách. Quả thật Trịnh Tĩnh Nghiệp rất có năng lực, nhắc nhở kịp thời, tiếc rằng trên có chính sách dưới chẳng thi hành. Lại thêm Thái tử bị phế, đang lúc mọi người hoang mang, nhất là trong quan trường, lòng người bất ổn, một đất nước lớn như vậy, có vài địa phương xảy ra sự cố là chuyện bình thường.

May mà gần đây chính trị vững chắc, Trịnh Tĩnh Nghiệp xử lý có chừng mực, ra tay với đám tham quan ô lại không ác lắm, đa số chỉ bị rớt chức nên mới không nổi khói lửa. Dù thế, khả năng chống lại thiên tai của kinh tế tiểu nông vẫn còn kém, vẫn có lưu dân, trải qua một thu một đông, đến mùa xuân thì quả không thể chống đỡ nổi, bắt đầu âm ỉ có dấu hiệu ‘khởi nghĩa nông dân’.

Chuyện này cũng chưa tính là gì, khiến người sầu não nhất là vì có vài kẻ lấy danh nghĩa ‘vì Thái tử’, danh nghĩa này rất thực tế, thế là nhân dân lao động chân chất vạch mặt gian đảng – các Tể tướng. Hô hào rằng bên cạnh Hoàng đế có tiểu nhân, vì thế Thái tử mới sai người ‘Thảo tặc’ (đánh bay kẻ gian), ‘Thanh quân trắc’ (thanh trừ thân tín cạnh vua). Tưởng Tiến Hiền, Vi Tri Miễn đứng đầu danh sách, vì Trịnh Tĩnh Nghiệp có hành động ‘bảo vệ Thái tử’ nho nhỏ, bộ phận quân khởi nghĩa không mắng chửi ông nhiều. Nhưng dù sao, Tể tướng mà không cản Hoàng đế, vậy là người xấu! Thế là trong một thời gian ngắn, trong triều toàn gian đảng.

Câu này làm cho người ta không biết nên khóc hay cười: Kẻ hại Trịnh Tĩnh Nghiệp hại Thái tử là kẻ độc ác nhất?

Thật ra hình thức của các cuộc khởi nghĩa nông dân rất 囧, nếu bạn đếm kĩ một chút thì sẽ nhận ra, lần khởi nghĩa nào cũng lấy một danh nghĩa nào đó, huyền huyễn chút thì dùng tôn giáo, không văn hóa thì tà giáo, có chút đầu óc chính trị thì dùng một người nào đó tên X. Dù sao chỉ vì một nguyện vọng: Chúng ta khởi nghĩa là có lý do.

Phía trên mặt Hoàng đế xanh mét, quần thần bên dưới mặt như táo bón, Trịnh Tĩnh Nghiệp đứng bên cạnh cũng giả vờ liệt cơ mặt. Hoàng đế tức giận quát: “Rốt cuộc là xảy ra chuyện gì? Không phải ra lệnh ngăn ngừa từ trước rồi sao?” Không phải thiên hạ đang phải thái bình sao? Vi Tri Miễn đứng lên hồi tấu: “Năm trước thu thuế, có lẽ là vì có lưu dân, do thiên tai. Chỉ cần phát chẩn một chút, năm nay mưa thuận gió hòa thì sẽ không còn gì đáng ngại.”

Hoàng đế vẫn không biểu cảm: “Thiên tai? Trẫm thấy có mà **! Năm ngoái xảy ra hạn hán, sao không chuẩn bị trước hả?” Bây giờ trí nhớ của Hoàng đế đã quay trở lại, chẳng những nhớ ra Trịnh Tĩnh Nghiệp đã viết tấu, còn trực tiếp nhắc lại chuyện này.

Vi Tri Miễn bị ép buộc làm nền nhiều năm, ban nãy nói đúng trọng tâm, thế mà vẫn bị ông chủ mắng cho, tự biết không gặp may, ngoan ngoãn ngậm miệng. Lỗ tai Tưởng Tiến Hiền động đậy, đảo mắt xuống dưới, nòng cốt Tưởng hệ nhớ tới hội nghị nho nhỏ hôm trước, Bộ binh Tả thị lang Sở Bí tự giác bước ra khỏi hàng, đề nghị với Hoàng thượng: “Cứu binh như cứu hỏa, xin bệ hạ tạm thời bớt giận, trước tiên phải xử lý chuyện cấp bách này ngay. Thần đề nghị hãy tiến binh vây quét, trước mắt đang bắt đầu nạn trộm cướp, là lúc thích hợp để đánh phủ đầu.”

Hoàng đế tạm thời bình tĩnh trở lại, diệt thì phải diệt rồi đấy, nhưng quan trọng là tiêu diệt thế nào, phải phái ai đi, chuyện này không thể quyết định chỉ trong một chốc. Những ‘lưu dân’ đó được mấy mống, ở những châu quận khác nhau, phái vài bộ quan binh hay chỉ một đội mạnh thôi? Để ai làm chỉ huy thì được? Quân đội là chuyện quan trọng, độc đoán quá cũng không tốt, nhất là cũng phải có tí hình thức.

Hoàng đế mở hội nghị nhỏ, Tể tướng, Lục bộ thượng thư, Cửu khanh đều ở lại.

Bên này đang giải quyết chính sự, những kẻ khác xong việc rồi thì rảnh rang. Để chứng tỏ mình không nhận bổng lộc triều đình khơi khơi, đám Ngôn quan bắt đầu khởi động, xăn tay áo làm chuyện sở trường – tố người. Tại sao triều đình không cứu tế đúng nơi? Vì sao quan viên các nơi không làm việc?

Lại có Thái học sinh (học trò trường Quốc tử giám) mượn cơ hội này minh oan cho Thái tử, học trò trẻ ấy mà! Cũng có một bộ phận chính nhân quân tử quả-thật-không-biết-gì dâng tấu cho Hoàng đế, nói nỗi oan ức của Thái tử, bảo Phó thị bất trung bất nghĩa, tiện thể phê bình Tể tướng cũng phải có trách nhiệm. Các Thừa tướng dập đầu gối biết bao nhiêu lần – con Hoàng đế không ngoan thì liên quan đến chúng ta hả?

Có cơ hội như thế mà không đục nước béo cò thì không phải chính khách đủ tiêu chuẩn! Mọi người bắt đầu mượn cơ hội công kích đối thủ, đương nhiên Trịnh đảng đã được Trịnh Tĩnh Nghiệp nhắc nhở từ trước, nhưng những người khác không để tâm, bảo những người khác không hoàn thành trách nhiệm. Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng bị mắng, vì hằng năm ông đều báo quốc thái dân an, kết quả lại ‘khắp nơi hạn hán’, còn có lưu dân.

Nói thế đúng là không có lương tâm, việc xảy ra thiên tai, đối với xã hội nông nghiệp lệ thuộc vào tự nhiên mà nói thì đúng là đả kích lớn, tích trữ lương thực thì cũng chỉ được một, hai năm thôi, mà đó là địa chủ đấy. Nông dân bình thường có thể chịu đựng đến mùa thu hoạch năm sau mà còn dư được một chút thì đã giỏi lắm rồi. Chậc, dựng nước hơn mười tám năm, cứ tư hữu ruộng đất (*) thế có được không? Nhiều ruộng vậy để nông dân tự canh tác là dư thóc dư gạo đó!

(*) Nguyên gốc: ‘Thổ địa kiêm tịch’, chỉ hiện tượng đa số ruộng đất tập trung vào số ít các địa chủ.

Trịnh Tĩnh Nghiệp hơi bực mình, nhưng cũng không xem chuyện này ra gì. Trịnh Tĩnh Nghiệp xuất thân nông dân, rất hiểu tình cảnh của dân. Nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa đều vì hoàn cảnh quá kinh khủng, chẳng hạn như, nhiều người không có cơm ăn. Nếu không thì vì đã đụng chạm đến tên tuổi Ngọc Hoàng đại đế, nên không ai muốn dính dáng tới. Dân chúng bình thường chỉ mong có thể ăn no mặc ấm, ai lại ăn no rửng mỡ đi tạo phản cho vui làm gì?

Nhanh chóng bình định nổi loạn là được, dù sao ông đã tiêm phòng cho Hoàng đế trước rồi, đẩy hết trách nhiệm. Trịnh Tĩnh Nghiệp đã lên kế hoạch từ trước, phản ứng nhanh nhất, nhanh chóng đưa ra biện pháp ‘Chỉ hỏi thủ phạm, tha tội số còn lại, các nơi kiểm kê lần nữa, bỏ qua chuyện cũ’, chỉ tiêu diệt kẻ cầm đầu, hơn nữa còn bày tỏ ý muốn đích thân giám sát phát lương, phát hạt giống cứu trợ, giúp khôi phục sản xuất.

Những người nghe thấy trong lòng mắng chửi Trịnh mỗ gần chết, thay mặt nhiệt liệt ân cần hỏi thăm tổ tông mười tám đời của Trịnh gia. Trịnh Tĩnh Nghiệp đúng là chết tiệt, chiêu này quá độc! Trông ông một bộ làm người tốt, trấn an nạn dân, quả đúng là trưởng giả giàu tình thương. Căn bản là muốn bóp chết nghĩa quân!

Hoàng đế rất vui vẻ, đây mới đúng là một chính phủ trong sạch năng suất cao mà ngài mong muốn! Đề xuất ‘Kiểm kê lần nữa’ của Trịnh Tĩnh Nghiệp là điều khiến Hoàng đế vui nhất. Cái gì gọi là kiểm kê, nhằm chỉ việc đăng kí hộ khẩu và sở hữu ruộng đất, tranh thủ có khởi nghĩa nông dân, lấy ruộng đất tư hữu mà đám hào môn đang nắm trong tay để phân cho nông dân. Vừa duy trì ổn định kinh tế cá thể, cũng tăng thuế cho quốc gia. Hoàng đế và triều đình buôn bán có lời, được danh tiếng lại còn suy yếu thế lực các đại gia tộc ngang ngược.

Tranh thủ dịp này Trịnh Tĩnh Nghiệp đề cử vài quan quân trung tầng cho Hoàng đế: “Chẳng qua chuyện cỏn con, giết gà cần chi dùng dao mổ trâu?” Không cần nói thêm, các quan quân trung tầng này cũng là Trịnh đảng, phái đi kiếm quân công ấy mà. Con rể ông, Ngô Hi, và thông gia Quách Tĩnh chạy ra ngoài một vòng, để mở mang kiến thức, mà khi trở về, nhất định có thể tăng hai cấp quan – cũng có lợi lắm.

Sau còn có Hoàng đế làm chỗ dựa, nhóm này đấm một phát, kẻ khác sững sờ không có cơ hội nhúng tay, thế lực của Trịnh đảng ở quân đội ngày càng lớn mạnh. Hoàng đế rất vui vẻ: “Trịnh khanh đúng là trụ cột của đất nước!” Suýt nữa khiến răng cỏ của các lão già trên dưới trong triều lung lay. Mà khiến người chán ghét hơn, Hoàng đế đúng là một lão già hồ đồ, ngài lại để con rể tương lai của Trịnh Tĩnh Nghiệp đi kiếm công trạng, Trì Tu Chi làm Trung thư xá nhân, cấp này thì vốn có tư cách nhúng một chân vào, Hoàng đế rộng rãi phái chàng ra ngoài: “Tể tướng phải điều động trung gian, không thể dễ dàng rời khỏi kinh, để Trì tiểu tử làm đi.”

***

“Ngài dựa vào gì chứ?” Người không bình tĩnh lúc này là Trịnh Diễm, chồng tương lai của nàng đi vào chỗ hiểm nguy, có thể vui vẻ được mới là lạ, “Trì lang năm nay chưa tới hai mươi, để chàng đi xa, một mình phụ trách như vậy, sao Thánh nhân có thể an tâm cho được?” Trì Tu Chi tuổi trẻ tài cao, ở quan trường coi như có tư lịch ngon lành. Tư lịch cũng không phải không có chỗ dùng, ngoài quyết định cấp bậc, đãi ngộ cao thấp, còn đại diện cho một thứ khác – kinh nghiệm. Không có kiến thức lý luận là vô dụng; nhưng nếu không có kinh nghiệm, không trải qua thực tế, liều lĩnh để người khác làm chuyện mình chưa làm, nếu thành thì nhờ may mắn, còn thua cũng là chuyện thường. Trì Tu Chi còn trẻ, hoàn toàn có thể làm trợ thủ, đi cùng một tay lão luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tế và kiến thức thông thường, sau đó sẽ tự mình đảm đương. Không cần phải liều lĩnh xuất chiêu ngay từ đầu, nhỡ có sơ xuất, thì thành vết nhơ trên hồ sơ mất.

Trịnh Tĩnh Nghiệp đưa tay đánh một cái không nặng không nhẹ vào sau gáy Trịnh Diễm: “Con còn dám kêu ca! Yên tâm đi, Tân An hầu gia đã viết giấy cam đoan cho ta rồi, đảm bảo trả nó về nguyên vẹn, không để nó gặp chuyện không may. Đàn ông con trai thì phải trải qua mưa gió! Con nhăn nhó gì đó? Hử?” Đó là chồng con chứ phải con trai con đâu? Sao bảo vệ thế hả! Trịnh lão đầu oán thầm.

“Con chớ không vui, thái bình thịnh thế, không dễ gặp chuyện đâu! Con không muốn nó đi thì sẽ có người nhăm nhe đấy!” Nói xong chữ cuối, Trịnh Tĩnh Nghiệp cười khẩy.

Lực chú ý của Trịnh Diễm bị dời đi: “Ai ạ?”

“Còn ai nữa? Đám xung quanh chứ ai!”

Không ngờ, Tưởng Tiến Hiền không công kích Trịnh đảng, cũng không nhắm vào Trì Tu Chi, Sở Bí nói đúng trọng tâm: “Lưu dân rải rác ở hai châu, chỉ phái một người, khó mà đối phó, thần xin bệ hạ đánh nhanh thắng nhanh, chớ để hiện tượng này lan ra. Chi bằng phái thêm vài sứ giả, chia ra để an dân, cũng nhằm phối hợp tiêu diệt.” Ý kiến này không tệ, Hoàng đế trầm ngâm một chút, để mọi người đề cử vài cái tên.

Không có gì bất ngờ xảy ra, các phe phái đều có kẻ được chọn, trẻ có già có, nhưng sáng giá hơn cả là Tưởng Trác. Đề tài liên quan đến chuyện của Tưởng Trác đã nguội rồi, bản thân hắn có tiếng thơm, lại xuất thân thế gia. Có Trì Tu Chi ở trước, tuổi tác không còn là vấn đề. Trì Tu Chi hơn hắn ở chỗ có kinh nghiệm xử án ở Đại Lý tự. Kẻ thù nhắc tới không thể thiếu câu ‘Đạo đức giả, trong mắt không được phép có hạt cát’, thì người có thiện cảm lại bảo ‘Hiểu lý lẽ’, nói chung dù thế nào cũng không phải kẻ dễ dụ. Tưởng Trác cũng có ưu thế ‘Con cái danh môn, có thể liên lạc với thân sĩ, bảo vệ an dân’, xuất thân thế gia, giao thiệp rộng.

Ấn tượng của Hoàng đế đối với Tưởng Trác không tệ, vấn đề hiện tại là phải dẹp yên tình hình hỗn loạn này trước, Tưởng Trác hữu dụng, sao lại không dùng? Cũng đồng ý.

Trịnh Diễm bĩu môi: “Đúng là bọn a dua ninh hót!” Chợt ngừng lại, “Chuyện này có người nhân danh Thái tử ạ? Thánh nhân có nói xử trí Thái tử thế nào không? Người bên cạnh nói thế nào?”

“Ta còn tưởng con sẽ không hỏi?” Trịnh Tĩnh Nghiệp vân vê hàm râu, “Đấy là con trai Thánh nhân, vẫn đang là Thái tử, thần tử còn nói gì được, bây giờ muốn nói gì? Ban chết, phế Thái tử à?” Dám nói chắc?

Trịnh Diễm cúi đầu suy nghĩ, nhẹ giọng hỏi: “Có nên thừa cơ xin Thánh nhân sớm định Trữ vị dẹp yên lòng dân không?”

Mắt Trịnh Tĩnh Nghiệp lóe lên: “Nhanh thôi. Tiếc là chưa định được ai. Tạm thời con đừng nghĩ tới chuyện này, nên xem mở tiệc tiễn biệt cho thằng nhóc kia thế nào đi kìa!” Giọng điệu chua loét.

Gò má Trịnh Diễm ửng đỏ: “Con gái xin vâng lời.”

Đệch! Con vâng ‘lời’ nào ta dặn con đó? Hử? Trịnh Tĩnh Nghiệp mất bình tĩnh.

Có người cha vợ thông minh nhưng chua loét như thế, quá trình chia tay của Trì Tu Chi và vợ chưa cưới cũng rất mạo hiểm. Trịnh Tĩnh Nghiệp không cho con gái chạy tới Trì gia: “Bây giờ có bao nhiêu con mắt đang theo dõi nó, hai đứa chưa thành hôn, bình thường gặp nhau một chút thì thôi, bây giờ không thể để người ta viện cớ được.”

Đây mà là lí do chắc? Trịnh Diễm ai oán, đành hẹn địa điểm gặp mặt ở Cố gia. Trước khi Trì Tu Chi lên đường, phải nhận tiệc tống tiễn của nhà nước, lúc đó Trịnh Diễm xuất hiện không nói gì được, cũng chẳng làm được chuyện chi.

Bụng của Trưởng công chúa Khánh Lâm đã lớn, dự tính sinh vào tháng hai: “Cả người ta nặng nề, không thấy hứng thú gì hết cả, hai đứa có gì muốn nói thì nói mau đi. Ngày mai Trì Tu Chi phải đi rồi.” Vì dẹp loạn, năng suất của nhà nước rất cao, vừa có ý chỉ liền nhanh chóng tiến hành các thủ tục, từ khi xác định phương pháp đến khi Trì Tu Chi rời kinh, vỏn vẹn chỉ có ba ngày, bao gồm các loại chứng từ bổ sung cho chuyến công tác này của Trì Tu Chi.

Từ khi hai người quen biết nhau, đây là lần đầu xa cách như thế, Trịnh Diễm lo lắng mãi thôi: “Thế đạo bên ngoài lộn xộn, chàng có mang binh khí chưa?”

Trì Tu Chi không biết nên khóc hay cười: “Không phải ta đi lĩnh binh giết giặc, yên tâm đi, có người bảo vệ, Thánh nhân cũng phái hộ vệ mà.”

Trịnh Diễm vẫn lo lắng: “Thuốc thường dùng đâu? Thôi đi, em đã đóng gói kĩ rồi này. Em nghe nói nếu mặc áo lụa, cho dù bị thương cũng sẽ nhẹ bớt, có mười bộ may xong để trong bao quần áo đấy. Rốt cuộc chàng dùng binh khí gì thế? Em lấy thanh kiếm từ chỗ của cha này, nói là cổ kiếm gì gì đó, em thử qua rồi, chém xuống vung lên thuận tay lắm, khi cần ra tay thì chàng cứ thẳng tay, đừng mềm lòng.”

Trì Tu Chi vừa hăng hái vừa hồi hộp, được Trịnh Diễm lo lắng như thế, tâm trạng căng thẳng đã vơi đi phân nửa, ấn vai Trịnh Diễm bảo: “A Diễm, A Diễm! Nghe ta nói này, ta sẽ cẩn thận, nàng chớ nên quá lo lắng. Nhé?”

Trịnh Diễm lẩm bẩm xong rồi mới thông suốt, cảm thấy mình đang nói thừa: “Ừ. Em chờ chàng về.” Giọng nói nhỏ xíu.

“Nàng chỉ chờ thôi sao?”

Trịnh Diễm ngẩng đầu, không hiểu thế nào, chẳng lẽ muốn em chạy đi tìm chàng chắc, chàng chớ mà thông manh vậy nha?

“Dù sao cũng phải nhớ tới ta một chút chứ!” Vẻ mặt Trì Tu Chi không đứng đắn.

Trịnh Diễm không nhịn được gắt: “Hứ! Ta sẽ nhớ luôn phần của chàng, chàng ở ngoài đừng phân tâm bận lòng.”

Lá gan của Trì Tu Chi không nhỏ, đưa tay ôm cô bạn gái mặt đỏ tai hồng vào lòng, vỗ nhè nhẹ vào tấm lưng mềm mại của Trịnh Diễm, Trịnh Diễm cũng từ từ đặt tay ngang hông của chàng. Nghe Trì Tu Chi nói: “Ừ, ta không nhớ nàng đâu. Oái!” Trên lưng bị hạ độc thủ. Thật ra chàng nên cảm thấy vinh hạnh, ác danh của Trịnh Diễm bên ngoài, đây là lần đầu tiên động tay trực tiếp, chỉ dành riêng cho chàng thôi.

Trì Tu Chi hít một hơi: “Dã man quá đi mất. Nhưng thế thì ta yên tâm rồi, nghe bảo vợ càng mạnh tay, gia nghiệp càng hưng vượng, nhất định tiền đồ tương lai của ta sẽ rực rỡ như gấm. T…” Lại bị cào một cái không nhẹ, cúi đầu, chiều cao hai người chênh lệch nhau vừa đúng để chàng có thể thơm trộm lên trán bạn gái một cái, “Bây giờ bắt đầu suy nghĩ. Loại chuyện này không thể làm hộ, ai thay ta, ta xử lý kẻ đó.”

Trịnh Diễm ngước mặt lên, đúng một góc bốn mươi lăm độ: “Chỉ mong lòng chàng như lòng thiếp, sẽ không phụ ý nhớ mong.” (* hai câu cuối bài thơ Bốc Toán Tử, Điệp Luyến Hoa dịch)

Bên này hai người tỏa hào quang hường phấn, bên kia Trịnh lão đầu xắn tay áo, thằng nhãi này, sao ôm lâu thế? Chết tiệt! Còn dám hôn nó nữa!
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện