Nghe tiếng hô kéo dài, Đường Kính Chi còn nghĩ có chuyện gì rồi, nhưng ba vị di nương vui sướng hoan hô, Nhu Nhi ôm chặt lấy cánh tay y reo hò, mặt nở bùng nụ cười rạng rỡ, Ngọc Nhi hai tay siết chặt, mắt lộ vẻ kích động.

So với hai nàng thì Uyển Nhi bình tĩnh hơn một chút, nhưng bao nhiêu niềm vui đều lộ hết ra mặt.

Nam nhân của mình được phong tước, thành tước gia quý tộc chân chính rồi, làm sao các nàng chẳng vui.

Ở nơi này, mẹ sang nhờ con, vợ vinh vì chồng mà.

Lúc này Đường Kính Chi mới vỗ đầu sực tỉnh, hôm nay là ngày Hoàng thái hậu hứa phong tước cho y:

- Mau, mau đi bày hương án.

Thấy thái giám hai tay nâng thánh chỉ từ đại môn đi vào, Uyển Nhi vội ra lệnh cho các hạ nhân, động tĩnh ở bên này quá lớn, làm các thợ thêu ở trong phòng thò đầu ra, một rồi hai ba người, nấp sau chỗ rẽ tường viện, tò mò nhìn ra phía cổng.

Thái giám cầm thánh chỉ kia không nói thêm lời nào, đợi tới khi Đường gia bày xong hương án mới hô tiếp:

- Đường Kính Chi Lạc thành ở đâu, mau tiếp chỉ.

- Có thảo dân, hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế vạn vạn tuế.

Đường Kính Chi quỳ xuống trước, dập đầu ba cái, các vị di nương quỳ xuống sau tung hô vạn tuế.

Hạ nhân trong phủ quỳ rạp xuống cách đó một đoạn.

- Phụng thiên thừa vận hoàng đế chiếu viết: Trung quân ái quốc là tấm lòng sẵn có của thần tử, gia trật ân uy là của thiên uy....

Thái giám kia chừng như rất hưởng thụ quá trình đọc thánh chỉ được người khác quỳ trước mặt, đọc những điều rườm ra với vẻ say sưa, mãi mới tới đoạn cốt yếu:

- Nay Lạc thành có Đường Kính Chi, mười bốn tuổi trúng cử nhân, là thiếu niên tuấn kiệt hiếm có của vương triều Minh Hà ta, khi Lưu châu có gian đảng mật mưu gây rối loạn xã tắc, đã mạo hiểm dâng ngọc điệp trình báo, tránh một phen đại họa cho hoàng triều. Sau tán gia tài, vỗ về nạn dân, khai hoang đào kênh, tạo phúc muôn muôn đời cho bách tính, nghĩa cả ngất trời .... Tiếp đó nam hạ ... nhiều lượt lập công, trung dũng vô song. Trẫm từ khi đăng cơ cho tới nay, có công ắt thưởng, có tội phải phạt, xét công lao Đường Kính Chi, tấn phong Trung Nghĩa Bá tam đẳng, thưởng ruộng tốt trăm mẫu, phủ đệ một tòa, cổ ngọc một chiếc, ngự tửu một bình, tơ lụa .... Khâm thử, Minh Hà ngày 12 tháng 2 năm 1362 thiên nguyên.

- Thần khấu tạ long ân, vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.

Đường Kính Chi khấu đầu ba cái nữa, hai tay giơ cao tiếp lấy thánh chỉ.

Cái danh hiệu Trung Nghĩa Bá này làm Đường Kính Chi có chút hổ thẹn, vì căn bản những việc làm khiến y được phong tước chẳng có cái nào là trung nghĩa cả, chẳng qua vì Đường gia, vì sinh tồn mà phấn đấu.

Đương nhiên y không biết rằng, xưng hiệu này do Hoàng thái hậu khâm định, ý nhắc nhở y phải trung quân ái quốc, không được vong ân phụ nghĩa.

Ba vị di nương khấu đầu, kích động không lời nào diễn tả hết.

- Trung Nghĩa Bá, mời đứng lên.

Giao ra thánh chỉ rồi, thái giám kia mới đổi sang khuôn mặt tươi cười, đưa tay ra đỡ, hiện giờ trong hoàng cung còn ai không biết Đương Kính Chi đang được thánh ân tột độ.

Đường Kính Chi không khách khí vịn tay thái giám kia đứng lên, thánh chỉ trong tay y không phải vật phàm, phải đặt lên cao thờ phụng:

- Không biết công công là ...

Viên thái giám kia vội cung kính khom lưng đáp:

- Bẩm Trung Nghĩa Bá, nô tài họ Triển, ngài cứ gọi Tiểu Triển Tử là được, nô tài làm việc ở ti lễ giám, chuyên chạy vặt truyền chỉ cho hoàng thượng.

Đường Kính Chi nhận lấy ba phong bao đỏ Uyển Nhi sai hạ nhân chuẩn bị, nhét cho mấy công công.

Đợi hạ nhân tiếp nhận vật phẩm ban thưởng, Triển công công cáo từ, hiện thân phận Đường Kính Chi đã khác, chỉ tiễn vài bước rồi dừng, đi vào trong phòng đặt thánh chỉ lên hương án, cùng ba vị di nương quỳ vái ba cái nữa.

Vừa ra khỏi phòng Nhu Nhi cười vui vẻ:

- Tốt rồi, tướng công đã là bá tước, về sau thấy quan viên trong triều không cần phải thi lễ, nhìn sắc mặt của bọn họ nữa.

- Đúng thế, lần trước mấy tên cẩu quan tới gây chuyện mắt ngước lên trời rồi, lần này bọn chúng có gan xông vào nhà ta nữa xem. Tỳ thiếp cho mỗi tên một đao, lấy cái đầu chó của bọn chúng.

Ngọc Nhi thu lại nụ cười, hừ lạnh nói:

Uyển Nhi vỗ tay Ngọc Nhi bảo nàng đừng để bụng, khẽ thở dài có chút tiếc nuối:

- Nếu ở nhà tổ Lạc thành thì tốt biết bao, lão thái quân nếu như biết tướng công được phong tước không biết sẽ vui mừng tới mức nào.

- Đúng thế đúng thế, nói không chừng có chuyện vui này, sức khỏe lão thái quân sẽ quay lại như xưa.

Nhu Nhi ôm cánh tay Đường Kính Chi, nhảy tưng tưng.

Đường Kính Chi cười vui vẻ, mặc dù nãi nãi y chẳng phải người bình dị dễ gần, nhưng thấy các nàng hiếu thuận với trưởng bối, có thê thiếp như vậy, còn mong gì nữa.

- Không sao cả, để ta viết một bức thư gửi về Lạc thành.

Đường Kính Chi sắn tay áo lên gọi Thị Mặc lấy bút mực tới.

- Trời ạ, Đường Nhị gia được phong tước kìa!

Đường Kính Chi vừa vào đại sảnh, những thợ thêu nấp sau tường tức thì bùng nổ:

- Đúng thế, vị công tử này rốt cuộc là ai? Trẻ thế không biết làm gì được phong thưởng? - Tôi sống ở kinh thành hơn ba mươi năm rồi, mới lần đầu thấy có người được phong tước đấy nhé, lại còn là Trung Nghĩa Bá nữa, người này chắc phải được hoàng thượng tin tưởng coi trọng đấy.

Đám thợ thêu tíu tít bàn tán không ngừng, đa phần đều vui mừng, chủ nhà có tước vị thì không có ai dám tới kiếm chuyện, chén cơm của bọn họ càng thêm ổn định rồi.

Đường Kính Chi ngồi nghĩ viết thư thế nào thì thấy Thị Mặc đi vào, ngực ưỡn lên mang vẻ kiêu ngạo, trêu:

- Thị Mặc, nhìn đường vào, vấp ngã bây giờ.

Thị Mặc gãi đầu cười ngốc nghếch, chủ tử thân phận cao quý rồi, nó ra đường có thể ngẩng cao đầu, về nhà cưới Tiểu Thúy sẽ càng thêm vẻ vang, tất nhiên lời này nói không dám nói ra.

Đợi Thị Mặc trải giấy ra, Đường Kính Chi trước khi chấm mực viết, bảo:

- Hôm nay là ngày vui lớn, đợi lát nữa tới chỗ Uyển di nương nhận năm lượng bạc, còn những người khác, mỗi người hai lượng.

- Tạ ơn Nhị gia.

Thị Mặc hớn hở nói:

Dùng bút chấm mực, Đường Kính Chi nâng cổ tay lên cao, bút như nước chảy mây trôi, chẳng bao lâu viết xong một bức thư báo hỉ, hỏi thăm mọi người trong nhà, đợi Thị Mặc thổi khô mực, y lại trải giấy viết tiếp.

Úc Hương, những ngày qua nàng có khỏe không?

" Vợ ta Úc Hương tự mở: Ta đi một tháng rồi, trong nhà mọi chuyện đều ổn chứ? Trong bụng nàng có em bé, ăn cơm có ngon không? Hôm nay ta nhận được thánh chỉ, phong làm Trung Nghĩa bá, nên viết thư này báo về. Ta không ở nhà nàng nhớ chú ý nghỉ ngơi cho nhiều, một tháng rồi không gặp, ta nhớ nàng rất nhiều, nếu nàng rảnh, viết cho ta một lá thư!"

Nhớ tới Lâm Úc Hương, Đường Kính Chi có vô vàn lời muốn nói, nhưng khi cầm bút viết thì không sao viết ra được.

Còn những thê thiếp khác, y không viết thư riêng, chỉ hỏi thăm từng nàng một trong thư viết cho Đường lão thái quân thôi.

Trong đó hỏi sức khỏe của Chu Quế Phương, hỏi tình hình trị bệnh của Kiều Kiều, nhắc nhở Sương Nhi thời gian qua phải quản lý chuyện trong phủ đừng để bị mệt.

Viết hai phong thư xong, Đường Kính Chi cho vào phong thư, bảo Đường Uy sai ám vệ kỵ thuật tốt nhất mang thư về nhà, con Hải Đông Thanh vừa rồi được dùng để đưa thư cho Bàng Việt và Từ Thức mất rồi.

Đường Kính Chi xong việc nhìn sang thì thấy Nhu Nhi cầm một miếng cổ ngọc màu xanh, hoan hỉ chạy tới:

- Tướng công nhìn xem, miếng ngọc này thật là đẹp.

Đường Kính Chi nhận lấy, đưa tay vuốt nhẹ lên trên, chất ngọc mịn đều truyền tới tay cảm giác mát lạnh:

- Nhu Nhi, nếu nàng thích ta sai người mài nó thành ngọc bội khổng tước, thường ngày nàng đeo bên mình, sẽ có lợi cho sức khỏe.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện