Kỷ Vịnh nói mà trong mắt không hề có ý
cười, thậm chí, Đậu Chiêu còn thấy có vẻ châm biếm. Lẽ nào hắn vẫn canh
cánh trong lòng chuyện mình từng nói hắn là người “không quy củ”? Không
ngờ hắn lại nhỏ nhen như thế, là kẻ có thù tất báo.
Đậu Chiêu cười nói: “Mọi người cứ tới chùa Đại Từ ăn đồ chay đi. Ta không đi đâu, sắp sang năm mới rồi, ở nhà nhiều việc lắm.”
Câu trả lời của nàng rõ ràng làm cho Kỷ Vịnh khó chịu, đến nỗi hắn cười nhạt ra mặt.
Đậu Chiêu coi như không nhìn thấy, quay ra nói với anh em Đậu Chính Xương: “Ngũ bá phụ, Ngũ bá mẫu và Lục bá phụ có khỏe không? Cha muội có dặn dò gì không?”
Đậu Chính Xương đáp: “Vợ chồng Ngũ bá phụ đều mạnh khỏe còn Thập tẩu thì sắp sinh rồi. Ngũ bá mẫu đang rất mong Thập tẩu sẽ sinh một cô con gái. Phụ thân ta chê Ngũ bá phụ ồn ào quá, hồi tháng chín đã đưa ông ấy tới ở với Thất thúc tại con ngõ Tịnh An tự. Lúc nghỉ ngơi, cha thường đến gần chùa Đại Tướng Quốc chơi đồ cổ, Thất thúc thì đến Thiên Ninh tự nghe giảng Phật pháp. Phụ thân béo lên khá nhiều còn Thất thúc thì vẫn vậy thôi…”
Đậu Bác Xương, người xếp thứ sáu trong các anh em, là con trưởng của Ngũ bá phụ, còn Đậu Tế Xương, người ở vị trí thứ mười, là con thứ của ông. Vợ của Đậu Bác Xương là cháu gái của Thái Bật – Hàn Lâm viện Học sĩ, về sau sinh được hai con trai. Vợ của Đậu Tế Xương là con gái của Quách Tốn – Thái Thường tự Thiếu khanh. Kiếp trước, nàng có gặp hai vị đường tẩu này mấy lần, không quen thân gì lắm, ở kiếp này thì chưa gặp bao giờ. Thái thị vừa cưới vào cửa liền có thai, Ngũ bá mẫu sợ nàng không chịu được ngồi xe xóc nảy sẽ động thai khí, đã sinh liên tiếp hai đứa mà vẫn chưa có dịp về quê bái tế tổ tiên. Còn Quách thị, vào cửa đã bốn năm nay vẫn chưa có gì, vốn có thể về nhà nhưng thấy Thái thị như thế, nàng về lại không hay.
Đậu Chiêu nghe Đậu Chính Xương nói mới biết nàng ta đã có thai, nhớ lại kiếp trước nàng ta sinh được con gái, sau đó không sinh thêm được nữa, trước mặt có tẩu tử Thái thị cường thế, sau lưng lại có Bạch di nương sinh liền bốn đứa con trai. Dù phụ thân nàng ta cuối cùng cũng lên tới chức Tả đô Ngự sử Đô sát viện, là hàng quan Nhị phẩm, cả đời nàng ấy ở Đậu gia vẫn không dám lớn tiếng bao giờ. Nghĩ vậy, Đậu Chiêu chợt thấy thương xót, cười nói: “Hóa ra Thập tẩu sắp sinh em bé, vậy ta sẽ sai người đem tặng cháu một ít tã lót.”
“Hay quá!” Đậu Chính Xương cười đáp, “Đầu năm sau phụ thân sẽ đưa chúng ta và mẫu thân tới kinh thành, Tứ muội đi cùng chứ?”
Đi cùng Lục bá mẫu ư? Đậu Chiêu không khỏi nhìn sang Kỷ thị.
Khóe mắt đuôi mày Kỷ thị không giấu nổi niềm vui, vội vã hỏi Đậu Chính Xương: “Phụ thân con nói vậy sao?”
Đậu Chính Xương gật đầu: “Vâng, phụ thân còn gửi thư cho mẫu thân, ban nãy vội tới vấn an Tổ mẫu, con chưa kịp giao cho người.”
Kỷ thị nghe vậy lại thêm rạng rỡ, liếc nhìn Vương ma ma theo hầu Đậu Chính Xương và Đậu Đức Xương, thấy Vương ma ma cười gật đầu thì càng vui sướng, bảo Đậu Chiêu rằng: “Cũng mấy năm rồi con không được gặp phụ thân nhỉ? Lần này cùng lên kinh nhé? Khi ấy chúng ta sẽ ở nhà họ Kỷ tại ngõ Tứ Điều trên kinh, nhiều lắm là nửa tháng rồi sẽ về.” Nói cách khác, không phải gặp Vương Ánh Tuyết cũng như đi chào nhà họ Vương.
Đậu Chiêu không muốn lên kinh đô. Phủ Tế Ninh hầu cách ngõ Tứ Điều chỉ ba con phố, nàng không muốn gặp lại cố nhân.
“Con không đi đâu.” Nàng cười, “Còn có Đậu Minh ở nhà nữa…”
Bỗng Kỷ Vịnh lạnh lùng lên tiếng: “Ngươi thà chăm sóc Đậu Minh còn hơn tới ở trong nhà Kỷ gia phải không?”
Kể cả nàng không muốn ở trong nhà của Kỷ gia thì cũng là lẽ tất nhiên thôi. Đậu Chiêu coi như không nghe thấy, vẫn cười đáp lại Kỷ thị: “Cả Thôi di thái thái nữa, bà ấy thích ăn thịt ba chỉ nhất, không có con để ý thì không ai ngăn được bà.”
Kỷ thị cho là nàng không muốn chạm mặt Vương Ánh Tuyết, dù buồn lòng cũng không làm Đậu Chiêu khó xử, cho qua luôn chuyện này: “Kinh thành nhiều thứ đẹp đẽ trân quý, con thích gì để ta mua về cho?”
Đậu Chiêu nhớ đến Tố Lan thích ăn kẹo tố*, cũng không khách sáo với Kỷ thị, cười nói: “Vậy phiền người mua về giúp hai gói kẹo tố, ba bọc lớn đồ chay Phúc Hương, khoảng tám mười hộp gì đó để con đem tặng, một ít mứt Lâm Kỉ nữa, quả mơ, quả hạnh, quả trám, ruột bí đao… mỗi loại hai gói.”
(*Tên tiếng Hán là oa ti đường: là món ăn dân dã, truyền thống của vùng Tứ Xuyên, tên gốc “Tố ti oa”, có lịch sử hơn 100 năm.)
“Con không sợ nặng quá đè hỏng xe ngựa à!” Kỷ thị cười ha ha nhưng trong lòng lại thầm nghi hoặc. Đậu Chiêu chưa đến kinh thành lần nào, sao có thể biết rõ các món đặc sản ở đây như lòng bàn tay như thế? Hay là Đậu Minh từng nhắc đến trước mặt nàng nên nàng mới cố tình chọn mấy món này. Kỷ thị thoáng đau lòng, kéo tay Đậu Chiêu: “Nhưng mà con yên tâm, ta vẫn sẽ chở hết đồ về cho con.”
Trừ Kỷ Vịnh mặt lạnh, ai nấy đều phá ra cười.
Đậu Chính Xương thấy hiếm có dịp trêu đùa Đậu Chiêu liền nói: “Tứ muội, muội có thích quần áo, trang sức không? Ta nghe nói, các phố lớn ở kinh thành đều bán mấy thứ này, ta cũng chưa dạo qua đó bao giờ. Chi bằng muội bảo mẫu thân ta mua về cho vài bộ, mẫu thân thiếu người chuyển đồ, chắc chắn sẽ đưa bọn ta cùng đi.”
Không khí trở nên ấm áp hòa hảo.
Tuy vậy, Đậu Chiêu vẫn không thèm ngó ngàng đến Kỷ Vịnh, Kỷ Vịnh giữ nguyên vẻ mặt nghiêm trang lạnh lùng đối với Đậu Chiêu, làm cho sự ấm cúng ấy có phần kì cục.
Hà Dục hết nhìn Đậu Chiêu lại quay sang nhìn Kỷ Vịnh, đáy mắt ánh lên sự tò mò. Trạng Nguyên mười ba tuổi, đích tôn của Kỷ gia, phụ thân không tiếc lời khen ngợi, biết hắn vào kinh liền bày tiệc tại nhà để chiêu đãi. Học thức uyên bác, khiêm tốn văn nhã, giống như một ngày mùa đông nhưng vô cùng ấm áp, bất kể là học vấn hay phong thái đều không có kẻ sĩ nào ở kinh thành bì được. Một Kỷ Kiến Minh Kỷ Vịnh như vậy mà cớ gì vị tiểu thư Đậu gia này lại ngoảnh mặt làm ngơ và tỏ ra giận dữ với hắn, nói ra ai mà tin được?
Hà Dục khẽ nhếch miệng, cúi đầu nhấp một ngụm trà, hình ảnh lần đầu gặp gỡ Đậu Chiêu lại hiện lên trong đầu. Ánh nắng buổi sớm chiếu lên vầng trán sáng bóng của nàng, từng giọt mồ hôi óng ánh trong suốt như giọt sương, khuôn mặt đỏ bừng, ánh mắt ngời sáng có thần, cả người giống một đóa hoa đang thỏa sức nở rộ, rực rỡ hơn mọi hào quang khắp đất trời.
Chợt hắn thấy lòng hoảng hốt. Hà Dục không khỏi so sánh Đậu Chiêu với mấy vị tỷ muội trong nhà.
Hà gia từ triều trước đã một thời hiển hách, đến triều đại hiện nay càng thêm vinh quang kiêu ngạo, như hoa trên gấm, lừng lẫy khắp vùng. Bàn đến ăn mặc ngủ nghỉ, chẳng có mấy nhà có thể bì được với họ. Các tỷ muội trong nhà ai nấy đều được chiều chuộng vô cùng, xuân lan thu cúc, mỗi người một vẻ. Nhưng nếu so với Đậu Chiêu, dường như vẫn thiếu chút gì đó.
Thật lòng mà nói, tuy Đậu Chiêu rất xinh đẹp nhưng cũng chưa tới mức tuyệt sắc, ăn mặc thanh lịch nhưng cũng không phải độc đáo gì, thậm chí còn không bằng Kỷ Vịnh. Bộ quần áo Kỷ Vịnh đang mặc được làm từ loại vải tơ chắc chắn in hoa văn màu xanh khá bình thường, dường như có lớp vải nhung, là loại vải vân chéo đặc sản của đất Gia Định, giá khoảng ba mươi hai lượng bạc một xấp, nhuộm thành màu xanh đậm, chỉ e là còn đắt đỏ hơn cả biến địa kim trên người hắn. Đây mới là cách phục sức quen thuộc của đám con cháu thế gia có gốc gác. Chỉ là hắn không thích cái vẻ làm bộ làm tịch khinh khỉnh ấy thôi.
Không thể hiểu nổi vì sao từ Đậu Chiêu lại toát ra thứ khí chất mà tỷ muội hắn không có.
Như việc nàng không muốn để ý đến Kỷ Kiến Minh thì tự nhiên không để ý đến, không gượng gạo, không qua loa, không giả vờ. Đổi lại là tỷ muội của hắn, có người dịu dàng, có người mạnh mẽ, có người thông tuệ hơn người, lại có người rất thức thời, nếu rơi vào tình huống này, dù khó chịu trong lòng, uất ức đến đâu thì cũng bởi sợ phụ huynh trách mắng, sợ không được mẫu thân yêu thương nữa mà ứng phó đôi chút, không ai có thể bộc lộ cảm xúc chân thật của mình một cách hợp tình hợp lý, thẳng thắn thành khẩn như nàng.
Vừa nghĩ đến đó, lòng hắn liền rung động.
Các tỷ muội của hắn giống một pho tượng trang trí, một câu chuyện làm quà, tuy làm người ta sướng bụng vui mắt, rốt cuộc vẫn thiếu phần sức sống. Đậu Chiêu lại như một cái cây, một khóm trúc, cao thẳng sum suê, đổi thay theo mùa, tự sinh tự diệt, tùy ý tự nhiên, không ai có thể lay động.
“Tứ tiểu thư.”
Hà Dục chợt ngắt lời Đậu Chính Xương, thành khẩn mời Đậu Chiêu: “Hay là ngày mai ngươi gác lại công việc, cùng bọn ta đến Đại Từ tự ăn đồ chay đi? Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, lại càng vui hơn.”
Đương nhiên Đậu Chiêu lịch sự từ chối. Làm gì có chuyện từ chối Kỷ Vịnh xong lại nhận lời Hà Dục.
Sắc mặt Kỷ Vịnh trở nên dễ nhìn hơn nhiều. Mà Hà Dục lại có vẻ mất mát.
Đậu Chiêu nghĩ đám người Đậu Chính Xương đi đường vất vả, vừa về đến nhà, chẳng còn sức mà đáp lời Kỷ thị, liền đứng dậy cáo từ: “Ta đi vấn an Nhị thái phu nhân, tiện đường đi thăm Minh ca nhi nhà Cửu đường ca.”
Minh ca nhi là con trai Đậu Xương Hoàn.
Kỷ thị nghĩ trong nhà còn có khách quý Hà Dục, dặn dò mấy câu “có rảnh thì ghé qua chơi” rồi bảo Thái Thúc tiễn nàng về; sau đó, Kỷ thị tán gẫu dăm câu với Hà Dục rồi ai về phòng người ấy nghỉ ngơi.
Đóng cửa phòng lại, nàng hỏi chuyện Vương ma ma. “Ngươi đã gặp tiểu thư Hàn gia rồi, thấy người ta tính tình thế nào, dáng vẻ ra sao?” Kỷ thị không giấu được vẻ vui mừng và hiếu kỳ trong mắt.
Đậu Chính Xương năm nay mười bảy tuổi, đã qua giai đoạn làm mai. Kỷ thị không trông mong vào các cô nương ở Bắc Trực mà một lòng một dạ tìm hôn sự cho con trai từ bên thông gia của Kỷ gia.
Hồ Châu Hàn thị là chị dâu của nàng, cũng chính là nhà mẹ đẻ của mẫu thân Kỷ Vịnh, đã nhiều đời làm quan, không chỉ có Tiến sĩ mà còn có cả Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, là một trong số các gia tộc giàu có đếm trên đầu ngón tay ở Giang Nam. Hơn nữa, Hàn gia và Kỷ gia đã là thông gia nhiều đời, quan hệ thân thiết vô cùng.
Kỷ thị đã mấy lần viết thư nhờ chị dâu tìm mối cho Đậu Chính Xương nhưng chị dâu chưa gặp Đậu Chính Xương bao giờ nên lần nào cũng từ chối khéo léo. Lần này Đậu Chính Xương và Đậu Đức Xương đến nhà, thực tế là để Hàn thị xem mặt.
Kỷ thị nghe Đậu Chính Xương nói đầu xuân Đậu Thế Hoành sẽ đưa nàng và các con lên kinh thành liền biết hôn sự này có tin tức, thế nên mới không chần chừ được, kéo Vương ma ma lại hỏi han tình hình.
Vương ma ma mỉm cười, khum tay tỏ ý chúc mừng Kỷ thị: “Cung chúc phu nhân sắp làm mẹ chồng.”
Sau đó cười nói: “Khó trách ngài nhờ vả Thất cữu phu nhân chuyện này, Thất cữu phu nhân làm việc thật sự không có gì để chê trách, giới thiệu Thập tiểu thư của Hàn gia, tính tình dịu dàng đôn hậu đã đành, ngoại hình còn rất mực đoan trang, đối đãi xử sự với bên ngoài lại vẹn toàn chu đáo, không thể nào tìm ra một khuyết điểm. Tôi đã lén hỏi thăm, nghe nói Thập tiểu thư từ nhỏ đã say mê thư pháp, tay bút so với các công tử trong nhà còn tốt hơn, chỉ là nữ công không được tỉ mỉ. Nhưng Thất cữu phu nhân nói cũng đúng, chẳng có ai không có điểm yếu, cũng như không có thỏi vàng nào đủ mười phần. Với gia đình chúng ta, nữ công không quan trọng, quan trọng làm có thể giúp đỡ trượng phu, nuôi dạy con cái…”
Kỷ thị gật đầu: “Chị dâu nói rất đúng. Người không có tì vết là kẻ giả tạo, ta sợ nhất là người thập toàn thập mỹ không có tật xấu, kiểu ấy đều là vờ vịt cả…”
Đậu Chiêu cười nói: “Mọi người cứ tới chùa Đại Từ ăn đồ chay đi. Ta không đi đâu, sắp sang năm mới rồi, ở nhà nhiều việc lắm.”
Câu trả lời của nàng rõ ràng làm cho Kỷ Vịnh khó chịu, đến nỗi hắn cười nhạt ra mặt.
Đậu Chiêu coi như không nhìn thấy, quay ra nói với anh em Đậu Chính Xương: “Ngũ bá phụ, Ngũ bá mẫu và Lục bá phụ có khỏe không? Cha muội có dặn dò gì không?”
Đậu Chính Xương đáp: “Vợ chồng Ngũ bá phụ đều mạnh khỏe còn Thập tẩu thì sắp sinh rồi. Ngũ bá mẫu đang rất mong Thập tẩu sẽ sinh một cô con gái. Phụ thân ta chê Ngũ bá phụ ồn ào quá, hồi tháng chín đã đưa ông ấy tới ở với Thất thúc tại con ngõ Tịnh An tự. Lúc nghỉ ngơi, cha thường đến gần chùa Đại Tướng Quốc chơi đồ cổ, Thất thúc thì đến Thiên Ninh tự nghe giảng Phật pháp. Phụ thân béo lên khá nhiều còn Thất thúc thì vẫn vậy thôi…”
Đậu Bác Xương, người xếp thứ sáu trong các anh em, là con trưởng của Ngũ bá phụ, còn Đậu Tế Xương, người ở vị trí thứ mười, là con thứ của ông. Vợ của Đậu Bác Xương là cháu gái của Thái Bật – Hàn Lâm viện Học sĩ, về sau sinh được hai con trai. Vợ của Đậu Tế Xương là con gái của Quách Tốn – Thái Thường tự Thiếu khanh. Kiếp trước, nàng có gặp hai vị đường tẩu này mấy lần, không quen thân gì lắm, ở kiếp này thì chưa gặp bao giờ. Thái thị vừa cưới vào cửa liền có thai, Ngũ bá mẫu sợ nàng không chịu được ngồi xe xóc nảy sẽ động thai khí, đã sinh liên tiếp hai đứa mà vẫn chưa có dịp về quê bái tế tổ tiên. Còn Quách thị, vào cửa đã bốn năm nay vẫn chưa có gì, vốn có thể về nhà nhưng thấy Thái thị như thế, nàng về lại không hay.
Đậu Chiêu nghe Đậu Chính Xương nói mới biết nàng ta đã có thai, nhớ lại kiếp trước nàng ta sinh được con gái, sau đó không sinh thêm được nữa, trước mặt có tẩu tử Thái thị cường thế, sau lưng lại có Bạch di nương sinh liền bốn đứa con trai. Dù phụ thân nàng ta cuối cùng cũng lên tới chức Tả đô Ngự sử Đô sát viện, là hàng quan Nhị phẩm, cả đời nàng ấy ở Đậu gia vẫn không dám lớn tiếng bao giờ. Nghĩ vậy, Đậu Chiêu chợt thấy thương xót, cười nói: “Hóa ra Thập tẩu sắp sinh em bé, vậy ta sẽ sai người đem tặng cháu một ít tã lót.”
“Hay quá!” Đậu Chính Xương cười đáp, “Đầu năm sau phụ thân sẽ đưa chúng ta và mẫu thân tới kinh thành, Tứ muội đi cùng chứ?”
Đi cùng Lục bá mẫu ư? Đậu Chiêu không khỏi nhìn sang Kỷ thị.
Khóe mắt đuôi mày Kỷ thị không giấu nổi niềm vui, vội vã hỏi Đậu Chính Xương: “Phụ thân con nói vậy sao?”
Đậu Chính Xương gật đầu: “Vâng, phụ thân còn gửi thư cho mẫu thân, ban nãy vội tới vấn an Tổ mẫu, con chưa kịp giao cho người.”
Kỷ thị nghe vậy lại thêm rạng rỡ, liếc nhìn Vương ma ma theo hầu Đậu Chính Xương và Đậu Đức Xương, thấy Vương ma ma cười gật đầu thì càng vui sướng, bảo Đậu Chiêu rằng: “Cũng mấy năm rồi con không được gặp phụ thân nhỉ? Lần này cùng lên kinh nhé? Khi ấy chúng ta sẽ ở nhà họ Kỷ tại ngõ Tứ Điều trên kinh, nhiều lắm là nửa tháng rồi sẽ về.” Nói cách khác, không phải gặp Vương Ánh Tuyết cũng như đi chào nhà họ Vương.
Đậu Chiêu không muốn lên kinh đô. Phủ Tế Ninh hầu cách ngõ Tứ Điều chỉ ba con phố, nàng không muốn gặp lại cố nhân.
“Con không đi đâu.” Nàng cười, “Còn có Đậu Minh ở nhà nữa…”
Bỗng Kỷ Vịnh lạnh lùng lên tiếng: “Ngươi thà chăm sóc Đậu Minh còn hơn tới ở trong nhà Kỷ gia phải không?”
Kể cả nàng không muốn ở trong nhà của Kỷ gia thì cũng là lẽ tất nhiên thôi. Đậu Chiêu coi như không nghe thấy, vẫn cười đáp lại Kỷ thị: “Cả Thôi di thái thái nữa, bà ấy thích ăn thịt ba chỉ nhất, không có con để ý thì không ai ngăn được bà.”
Kỷ thị cho là nàng không muốn chạm mặt Vương Ánh Tuyết, dù buồn lòng cũng không làm Đậu Chiêu khó xử, cho qua luôn chuyện này: “Kinh thành nhiều thứ đẹp đẽ trân quý, con thích gì để ta mua về cho?”
Đậu Chiêu nhớ đến Tố Lan thích ăn kẹo tố*, cũng không khách sáo với Kỷ thị, cười nói: “Vậy phiền người mua về giúp hai gói kẹo tố, ba bọc lớn đồ chay Phúc Hương, khoảng tám mười hộp gì đó để con đem tặng, một ít mứt Lâm Kỉ nữa, quả mơ, quả hạnh, quả trám, ruột bí đao… mỗi loại hai gói.”
(*Tên tiếng Hán là oa ti đường: là món ăn dân dã, truyền thống của vùng Tứ Xuyên, tên gốc “Tố ti oa”, có lịch sử hơn 100 năm.)
“Con không sợ nặng quá đè hỏng xe ngựa à!” Kỷ thị cười ha ha nhưng trong lòng lại thầm nghi hoặc. Đậu Chiêu chưa đến kinh thành lần nào, sao có thể biết rõ các món đặc sản ở đây như lòng bàn tay như thế? Hay là Đậu Minh từng nhắc đến trước mặt nàng nên nàng mới cố tình chọn mấy món này. Kỷ thị thoáng đau lòng, kéo tay Đậu Chiêu: “Nhưng mà con yên tâm, ta vẫn sẽ chở hết đồ về cho con.”
Trừ Kỷ Vịnh mặt lạnh, ai nấy đều phá ra cười.
Đậu Chính Xương thấy hiếm có dịp trêu đùa Đậu Chiêu liền nói: “Tứ muội, muội có thích quần áo, trang sức không? Ta nghe nói, các phố lớn ở kinh thành đều bán mấy thứ này, ta cũng chưa dạo qua đó bao giờ. Chi bằng muội bảo mẫu thân ta mua về cho vài bộ, mẫu thân thiếu người chuyển đồ, chắc chắn sẽ đưa bọn ta cùng đi.”
Không khí trở nên ấm áp hòa hảo.
Tuy vậy, Đậu Chiêu vẫn không thèm ngó ngàng đến Kỷ Vịnh, Kỷ Vịnh giữ nguyên vẻ mặt nghiêm trang lạnh lùng đối với Đậu Chiêu, làm cho sự ấm cúng ấy có phần kì cục.
Hà Dục hết nhìn Đậu Chiêu lại quay sang nhìn Kỷ Vịnh, đáy mắt ánh lên sự tò mò. Trạng Nguyên mười ba tuổi, đích tôn của Kỷ gia, phụ thân không tiếc lời khen ngợi, biết hắn vào kinh liền bày tiệc tại nhà để chiêu đãi. Học thức uyên bác, khiêm tốn văn nhã, giống như một ngày mùa đông nhưng vô cùng ấm áp, bất kể là học vấn hay phong thái đều không có kẻ sĩ nào ở kinh thành bì được. Một Kỷ Kiến Minh Kỷ Vịnh như vậy mà cớ gì vị tiểu thư Đậu gia này lại ngoảnh mặt làm ngơ và tỏ ra giận dữ với hắn, nói ra ai mà tin được?
Hà Dục khẽ nhếch miệng, cúi đầu nhấp một ngụm trà, hình ảnh lần đầu gặp gỡ Đậu Chiêu lại hiện lên trong đầu. Ánh nắng buổi sớm chiếu lên vầng trán sáng bóng của nàng, từng giọt mồ hôi óng ánh trong suốt như giọt sương, khuôn mặt đỏ bừng, ánh mắt ngời sáng có thần, cả người giống một đóa hoa đang thỏa sức nở rộ, rực rỡ hơn mọi hào quang khắp đất trời.
Chợt hắn thấy lòng hoảng hốt. Hà Dục không khỏi so sánh Đậu Chiêu với mấy vị tỷ muội trong nhà.
Hà gia từ triều trước đã một thời hiển hách, đến triều đại hiện nay càng thêm vinh quang kiêu ngạo, như hoa trên gấm, lừng lẫy khắp vùng. Bàn đến ăn mặc ngủ nghỉ, chẳng có mấy nhà có thể bì được với họ. Các tỷ muội trong nhà ai nấy đều được chiều chuộng vô cùng, xuân lan thu cúc, mỗi người một vẻ. Nhưng nếu so với Đậu Chiêu, dường như vẫn thiếu chút gì đó.
Thật lòng mà nói, tuy Đậu Chiêu rất xinh đẹp nhưng cũng chưa tới mức tuyệt sắc, ăn mặc thanh lịch nhưng cũng không phải độc đáo gì, thậm chí còn không bằng Kỷ Vịnh. Bộ quần áo Kỷ Vịnh đang mặc được làm từ loại vải tơ chắc chắn in hoa văn màu xanh khá bình thường, dường như có lớp vải nhung, là loại vải vân chéo đặc sản của đất Gia Định, giá khoảng ba mươi hai lượng bạc một xấp, nhuộm thành màu xanh đậm, chỉ e là còn đắt đỏ hơn cả biến địa kim trên người hắn. Đây mới là cách phục sức quen thuộc của đám con cháu thế gia có gốc gác. Chỉ là hắn không thích cái vẻ làm bộ làm tịch khinh khỉnh ấy thôi.
Không thể hiểu nổi vì sao từ Đậu Chiêu lại toát ra thứ khí chất mà tỷ muội hắn không có.
Như việc nàng không muốn để ý đến Kỷ Kiến Minh thì tự nhiên không để ý đến, không gượng gạo, không qua loa, không giả vờ. Đổi lại là tỷ muội của hắn, có người dịu dàng, có người mạnh mẽ, có người thông tuệ hơn người, lại có người rất thức thời, nếu rơi vào tình huống này, dù khó chịu trong lòng, uất ức đến đâu thì cũng bởi sợ phụ huynh trách mắng, sợ không được mẫu thân yêu thương nữa mà ứng phó đôi chút, không ai có thể bộc lộ cảm xúc chân thật của mình một cách hợp tình hợp lý, thẳng thắn thành khẩn như nàng.
Vừa nghĩ đến đó, lòng hắn liền rung động.
Các tỷ muội của hắn giống một pho tượng trang trí, một câu chuyện làm quà, tuy làm người ta sướng bụng vui mắt, rốt cuộc vẫn thiếu phần sức sống. Đậu Chiêu lại như một cái cây, một khóm trúc, cao thẳng sum suê, đổi thay theo mùa, tự sinh tự diệt, tùy ý tự nhiên, không ai có thể lay động.
“Tứ tiểu thư.”
Hà Dục chợt ngắt lời Đậu Chính Xương, thành khẩn mời Đậu Chiêu: “Hay là ngày mai ngươi gác lại công việc, cùng bọn ta đến Đại Từ tự ăn đồ chay đi? Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, lại càng vui hơn.”
Đương nhiên Đậu Chiêu lịch sự từ chối. Làm gì có chuyện từ chối Kỷ Vịnh xong lại nhận lời Hà Dục.
Sắc mặt Kỷ Vịnh trở nên dễ nhìn hơn nhiều. Mà Hà Dục lại có vẻ mất mát.
Đậu Chiêu nghĩ đám người Đậu Chính Xương đi đường vất vả, vừa về đến nhà, chẳng còn sức mà đáp lời Kỷ thị, liền đứng dậy cáo từ: “Ta đi vấn an Nhị thái phu nhân, tiện đường đi thăm Minh ca nhi nhà Cửu đường ca.”
Minh ca nhi là con trai Đậu Xương Hoàn.
Kỷ thị nghĩ trong nhà còn có khách quý Hà Dục, dặn dò mấy câu “có rảnh thì ghé qua chơi” rồi bảo Thái Thúc tiễn nàng về; sau đó, Kỷ thị tán gẫu dăm câu với Hà Dục rồi ai về phòng người ấy nghỉ ngơi.
Đóng cửa phòng lại, nàng hỏi chuyện Vương ma ma. “Ngươi đã gặp tiểu thư Hàn gia rồi, thấy người ta tính tình thế nào, dáng vẻ ra sao?” Kỷ thị không giấu được vẻ vui mừng và hiếu kỳ trong mắt.
Đậu Chính Xương năm nay mười bảy tuổi, đã qua giai đoạn làm mai. Kỷ thị không trông mong vào các cô nương ở Bắc Trực mà một lòng một dạ tìm hôn sự cho con trai từ bên thông gia của Kỷ gia.
Hồ Châu Hàn thị là chị dâu của nàng, cũng chính là nhà mẹ đẻ của mẫu thân Kỷ Vịnh, đã nhiều đời làm quan, không chỉ có Tiến sĩ mà còn có cả Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, là một trong số các gia tộc giàu có đếm trên đầu ngón tay ở Giang Nam. Hơn nữa, Hàn gia và Kỷ gia đã là thông gia nhiều đời, quan hệ thân thiết vô cùng.
Kỷ thị đã mấy lần viết thư nhờ chị dâu tìm mối cho Đậu Chính Xương nhưng chị dâu chưa gặp Đậu Chính Xương bao giờ nên lần nào cũng từ chối khéo léo. Lần này Đậu Chính Xương và Đậu Đức Xương đến nhà, thực tế là để Hàn thị xem mặt.
Kỷ thị nghe Đậu Chính Xương nói đầu xuân Đậu Thế Hoành sẽ đưa nàng và các con lên kinh thành liền biết hôn sự này có tin tức, thế nên mới không chần chừ được, kéo Vương ma ma lại hỏi han tình hình.
Vương ma ma mỉm cười, khum tay tỏ ý chúc mừng Kỷ thị: “Cung chúc phu nhân sắp làm mẹ chồng.”
Sau đó cười nói: “Khó trách ngài nhờ vả Thất cữu phu nhân chuyện này, Thất cữu phu nhân làm việc thật sự không có gì để chê trách, giới thiệu Thập tiểu thư của Hàn gia, tính tình dịu dàng đôn hậu đã đành, ngoại hình còn rất mực đoan trang, đối đãi xử sự với bên ngoài lại vẹn toàn chu đáo, không thể nào tìm ra một khuyết điểm. Tôi đã lén hỏi thăm, nghe nói Thập tiểu thư từ nhỏ đã say mê thư pháp, tay bút so với các công tử trong nhà còn tốt hơn, chỉ là nữ công không được tỉ mỉ. Nhưng Thất cữu phu nhân nói cũng đúng, chẳng có ai không có điểm yếu, cũng như không có thỏi vàng nào đủ mười phần. Với gia đình chúng ta, nữ công không quan trọng, quan trọng làm có thể giúp đỡ trượng phu, nuôi dạy con cái…”
Kỷ thị gật đầu: “Chị dâu nói rất đúng. Người không có tì vết là kẻ giả tạo, ta sợ nhất là người thập toàn thập mỹ không có tật xấu, kiểu ấy đều là vờ vịt cả…”
Danh sách chương