Quan hệ giữa người và người có đôi khi thật kì diệu.
Đậu Chiêu tự nhận là đã nhìn thấu sự đời, làm người tỉnh táo, Kỷ thị thận trọng từng lời ăn tiếng nói, làm việc
cẩn thận, là trưởng bối lại được Đậu Thế Anh ủy thác việc chăm sóc Đậu
Chiêu, trước mặt Đậu Chiêu không khỏi nghiêm túc, quan hệ của hai người
lúc trước dù rất tốt nhưng lại không thể nói là thân mật. Nhưng từ khi
có được bồn hoa thập bát học sĩ kia, Kỷ thị nhìn Đậu Chiêu bớt đi mấy
phần thận trọng, thêm vài phần thân thiết, hợp ý.
Mỗi lần học xong, nàng đều giữ Đậu Chiêu lại nói mấy câu:
- Thập bát học sĩ này con lấy từ đâu? - Lần trước phụ thân sửa Đông Khóa viện thì phái người đến Giang Nam chọn mua hoa cỏ, có người mang chậu hoa này đến rao giá ca, con thấy có vẻ là thật nên mua về.
Kiếp trước bên cạnh nàng đều là người thích ngắm hoa, cài hoa chứ không có ai thích trồng hoa, kiếp này khó khăn lắm Đậu Chiêu mới gặp được người có hứng thú với việc trồng hoa, nàng rất thích bàn luận chuyện này:
- Con còn nhờ hắn ta tìm cho con hai gốc lục giác đại hồng, một gốc xích đan, một gốc phấn đan, một gốc trà mai.*
Lại nói:
- Lục bá mẫu có thích lan kiếm không? Con còn bảo hắn tìm giúp con mấy mầm cây đến.
Kỷ thị trừng đôi mắt hạnh:
- Con còn trồng được lan kiếm?
Lúc này Đậu Chiêu mới biết mình lỡ lời, vội nói:
- Con không biết trồng lan nhưng trong phòng phụ thân con có một quyển sách về lan, cảm thấy rất thú vị, nghĩ theo đó trồng thử mấy chậu lan kiếm xem có thể thành công không.
Sau đó cười duyên dáng:
- Không thử thì làm sao biết được? Chưa biết chừng có thể trồng ra được lan kiếm Đậu thị đó!
Kiếp trước nàng rất thích lan kiếm, nhất là loại tố tâm kiến lan, cảm thấy nó rất đẹp, rất cao nhã, lại dễ trồng, chỉ cần hơi để ý chút là có thể trồng được 2,3 mùa hoa rồi.
Kỷ thị rất muốn đọc quyển sách về Lan này nhưng lời đến miệng lại vội nuốt lại – hoa lan quý giá, nhiều nhà trồng lan, coi kỹ xảo trồng lan như nghề gia truyền, thậm chí truyền nam bất truyền nữ, ai biết bản Lan phổ ở Tây Đậu này là từ đâu mà có? So với việc không biết liêm sỉ mà đòi Đậu Chiêu cho xem thì chẳng bằng để Đậu Chiêu tặng mình mấy chậu hoa lan.
- Ta chờ Đậu thị kiến lan của con. Chỉ là đến lúc đó đừng quên tặng cho bá mẫu mấy nhánh nha.
Nàng cười nói.
Đậu Chiêu thấy Kỷ thị không truy vấn chuyện trồng lan nữa thì thở phào nhẹ nhõm, liên thanh cam đoan:
- Nhất định, nhất định rồi.
Kỷ thị và nàng nhìn hai chậu kiến lan còn đang nở kia:
- Làm sao con có thể để nó nở đến tận bây giờ?
Đậu Chiêu không dám khoe khoang, cười nói:
- Con chỉ là thử trồng nó trong nhà ấm, không ngờ có thể nở đến tận bây giờ, còn không biết vì sao nở lâu được như vậy. Con sai nha hoàn đắc lực ngày ngày theo dõi, ghi lại sự biến hóa từng ngày, hẳn là có thể tìm được nguyên do.
Kỷ thị vô cùng tán thưởng:
- Lúc trước chỉ biết là con chuyên tâm đọc sách, không ngờ con còn tốn nhiều công sức trồng hoa như vậy.
- Dù sao cũng là tốn công, sao không cố hết sức để làm cho tốt nhất? Đậu Chiêu cười nói.
Kỷ thị gật đầu, vẻ mặt tán thưởng không thể tả hết bằng lời.
Có tiểu nha hoàn vội vã chạy vào:
- Lục phu nhân, tứ tiểu thư, Hoàn cửu phu nhân sinh rồi.
Đậu Chiêu và Kỷ thị đều mừng rỡ, đồng thanh hỏi tiểu nha hoàn kia:
- Sinh tiểu thư hay là thiếu gia? Hoàn cửu phu nhân khỏe mạnh bình an chứ?
Tiểu nha hoàn vội cười nói:
- Hoàn cửu phu nhân sinh được một công tử, mẹ tròn con vuông.
Hai người không hẹn mà cùng chắp tay niệm A di đà Phật.
Niệm xong, cảm thấy thú vị, lại nhìn nhau bật cười.
Kỷ thị đề nghị Đậu Chiêu đem một chậu kiến lan cho Hoàng thị làm lễ tặng:
- Là trưởng tôn, đến lúc đó chắc chắn có rất nhiều người đến mừng, chưa biết chừng nhà họ Hoàng ở Hoài An cũng tới, người Giang Nam rất yêu lan.
Đậu Chiêu có chút bất ngờ.
Kỷ thị luôn khiêm tốn nhưng mấy ngày nay thái độ lại rất lạ, chuyện gì cũng đẩy nàng lên trước.
Mãi đến tối sắp đi ngủ nghe được Hải Đường lẩm bẩm: “Quần áo mùa đông của tứ tiểu thư chỉ sợ lại phải may mới toàn bộ” thì mới hiểu được.
Mình cũng đến tuổi làm mai rồi.
Cuối cùng nàng tặng mấy miếng vải gấm làm lễ.
Kỷ thị giận nàng nhưng thầm nghĩ lại, cảm thấy là mình đã dạy Đậu Chiêu thành thế này.
Vương ma ma liền cười nói:
- Tứ tiểu thư đây mới là đường hoàng, chín chắn, phu nhân phải vui mới đúng chứ.
- Đúng thế! Nó càng như thế ta lại càng không nỡ để nó bị mai một đi!
Kỷ thị chán nản đáp.
Tiệc thưởng cúc Trùng dương ở Đông phủ, nàng vẫn dẫn Đậu Chiêu đi theo mình, đôi khi sẽ để nàng rót trà, mang khăn cho một số vị đức cao vọng trọng.
Đậu Chiêu biết Kỷ thị muốn làm gì nhưng nàng trời sinh tính tình ham học hỏi, thực sự là không làm nổi chuyện gì tự hủy danh dự của mình, đành cười nhận những lời khen “Ổn trọng hào phóng”, “Thông minh lanh lợi” của mọi người, so sánh với Nghi thư nhi và Thục thư nhi thì một người quá mạnh mẽ, một người quá chất phác.
Nhị thái phu nhân ở bên cười không nói gì.
Liễu ma ma thấp giọng nói:
- Người thấy có cần mời lục phu nhân giúp chúng ta nhìn xem nững chậu cúc kia đặt vậy đã được chưa – lục phu nhân là người Giang Nam, hẳn là kiến thức hơn chút ta.
Nhị thái phu nhân rất mất hứng nhưng Kỷ thị là con dâu của bà, cho dù là với lão bộc tri kỉ nhất thì bà cũng không muốn để Kỷ thị mất mặt trước Liễu ma ma.
- Đây là bản lĩnh của Thọ Cô.
Nhị thái phu nhân liếc nhìn Liễu ma ma một cái rồi nói:
- Muốn trách thì trách bọn họ đã không dạy dỗ Nghi thư nhi, Thục thư nhi cho cẩn thận.
Liễu ma ma vội cúi đầu vâng dạ.
Nhị thái phu nhân vịn tay tam đường tẩu đến phòng khách ngắm hoa.
Bình thường đều là lục bá mẫu đỡ nhị thái phu nhân.
Đậu Chiêu thấy gương mặt bình thản của Kỷ thị, lòng thầm thở dài một tiếng.
Nếu nói lúc trước nàng không biết dụng ý của nhị thái phu nhân nhưng hôm nay thấy nhị thái phu nhân và Kỷ thị không thấy khói lửa mà giương cung bạt kiếm như vậy thì nàng cũng thoáng đoán được vài phần.
Vương gia không thể nhúng tay vào hôn sự của nàng, Triệu gia ở xa ngàn dặm, không thể nào gả nàng đến Tây Bắc được, dù sao phụ thân cũng là nam tử, quá nửa chuyện hôn sự của nàng sẽ do Đông Đậu lo liệu. Mà nhị thái phu nhân rõ là không muốn nàng nổi bật hơn Nghi thư nhi, Thục thư nhi, không muốn gả nàng ra ngoài.
Nghĩ đến một nửa tài sản của Tây Đậu thuộc về nàng kia, nàng cũng từng là dâu trưởng, có thể hiểu được sự lo lắng của nhị thái phu nhân – so với việc từ chối đám bà mai đạp vỡ cửa nhà để đắc tội với người khác thì chẳng bằng lặng lẽ gả nàng cho người có lợi với Đậu gia, hoặc là giữ nàng ở lại Đậu gia. Cung phụng nàng, dỗ dành nàng chia tài sản đó lại cho con cháu Đậu gia.
Cũng may là nhị thái phu nhân có kế Trương Lương của bà thì nàng cũng có thang trèo tường, cũng không cần để Kỷ thị kẹp giữa hai người mà phải khó xử.
Tiễn khách rồi, Đậu Chiêu mời nhị thái phu nhân nói đỡ cho nàng:
- … Con muốn giống lục bá mẫu, là người học thức uyên bác, lục bá mẫu cũng nói được. Cho nên con viết thư cho phụ thân, xin phụ thân đồng ý cho con tiếp tục đọc sách, mời tiên sinh về Tây phủ dạy học. Đến giờ phụ thân còn chưa hồi âm, con sợ phu nhân ở giữa ngăn cản…
Nhị thái phu nhân nhìn vẻ kinh ngạc trong mắt Kỷ thị, cười nói:
- Con còn nhỏ, đúng là lúc nên chăm chỉ đọc sách, con yên tâm, chuyện này có ta làm chủ, Vương thị sẽ không dám nói gì.
Đậu Chiêu cao hứng tạ ơn nhị thái phu nhân.
Kỷ thị thở dài, khẽ vỗ vỗ tay nàng, tự mình đưa nàng lên xe ngựa.
Nhị thái phu nhân không muốn đường hoàng, chưa đợi Đậu Thế Anh hồi âm thì đã sai Đậu Thế Bảng lặng lẽ tìm tiên sinh cho Đậu Chiêu:
- … Không được là người quanh Thực Định, học vấn nhất định phải tốt, có thể khiến Thọ Cô có hứng thú học hành.
Đậu Thế Bảng khó hiểu:
- Thọ Cô đâu cần thi trạng nguyên.
Nhị thái phu nhân nói:
- Chúng ta bỏ bạc ra chẳng lẽ lại thuê kẻ bất tài về dạy? Để người ta biết thì thể diện Đậu gia ở đâu?
Nhưng cũng không cần mời một người như thế về chứ?
Đậu Thế Bảng nao nao trong lòng nhưng cũng không dám hỏi nhiều. Cung kính đáp “Vâng” rồi tìm mấy quản gia giúp Đậu Chiêu tìm tiên sinh.
Cho dù là vậy thì tiếng lành Đậu Chiêu tướng mạo xuất chúng, cử chỉ hào phóng, ổn trọng khéo léo vẫn truyền xa.
Rất nhanh đã có người đến cầu thân.
Nhị thái phu nhân lấy cớ “Tuổi còn nhỏ, ít nhất cũng phải chờ đến lúc cập kê” để chối.
Tổ mẫu nghe vậy thì có chút lo lắng, lén nói với Hồng Cô:
- Cập kê thì có phải là đã quá muộn rồi không? Những công tử trạc tuổi chỉ sợ đều đã đính hôn rồi.
Hồng Cô an ủi tổ mẫu:
- Thọ Cô nhà chúng ta xinh đẹp, tài giỏi như vậy còn sợ không tìm được nhà chồng tốt sao. Huyện Thực Định không có thì chẳng lẽ kinh thành cũng không có sao?
- Thế cũng đúng.
Tổ mẫu thoáng an tâm.
Đậu Chiêu nghe vậy thì cười thầm.
Hình như không ai nhắc đến Ngụy Đình Du.
Nếu có thể nghĩ cách lấy lại thư đính ước lúc trước từ tay cữu cữu thì tốt rồi… cứ như vậy thì hôn sự của nàng và Ngụy gia sẽ hoàn toàn thất bại.
Đậu Chiêu lại nhớ đến con gái mình.
Dường như vĩnh viễn tồn tại trong trí nhớ, vẫn là bộ dáng khi 14, 15 tuổi.
Tâm tình nàng bỗng trở nên nặng nề.
Lúc đến chỗ Khánh Tường đi học, Đậu Chiêu dựa vào gối trên xe ngựa.
Xe ngựa đang đi bỗng nhiên dừng gấp trong tiếng la hét, Đậu Chiêu và đám Hải Đường, Thu Quỳ đều lảo đảo, lăn lộn vào nhau, bên ngoài truyền đến giọng nói run run của một nữ tử:
- Đậu tiểu thư, xin người hãy cứu phụ thân con!
Đậu Chiêu nghe được, lòng run lên.
Nếu là “Cứu” thì chắc chắn là rất nguy hiểm.
Dân chúng an phận thủ thường thì có thể gặp nguy hiểm gì?
Nếu không quen, nàng cũng không muốn mua việc vào người, bảo Hải Đường:
- Bảo xa phu mau chạy đi, đừng làm trễ giờ học.
Hải Đường truyền lời Đậu Chiêu cho xa phu.
Xa phu giơ roi định chạy đi.
Tiểu cô nương kia lại dang hai tay, đứng ở giữa ngõ nhỏ không đi.
Xa phu đành phải nhỏ giọng khuyên tiểu cô nương kia:
- Tiểu thư nhà tôi còn chưa cập kê, chuyện của mình còn phải nhờ trưởng bối trong nhà làm chủ, cô nương có oan tình gì thì đến công đường đánh trống kêu oan là được, tiểu thư nhà tôi có thể giúp được gì.
Tiểu cô nương kia vẫn kiên quyết đứng đó.
Ma ma nhảy xuống kéo tiểu cô nương kia đi.
Tiểu cô nương kia vẫn không nhúc nhích.
Ma ma mặt đỏ bừng, gọi người đến giúp.
Xa phu và một ma ma nữa đều xuống xe.
Tiểu cô nương kia nhìn phía xe ngựa van nài:
- Tứ tiểu thư, tôi van xin tiểu thư, phụ thân tôi bị oan, bọn họ nói chúng tôi cấu kết với thổ phỉ nhưng phụ thân tôi thực sự không biết người đó, bằng hữu của phụ thân đến nhà đều là tôi ngâm trà hâm rượu bưng lên, bằng hữu của phụ thân tôi đều biết. Tứ tiểu thư, tôi van xin tiểu thư!
Nói xong, nàng dập đầu thật mạnh với Đậu Chiêu, ba người kia kéo thế nào cũng không đứng lên.
*Đây là tên các loại sơn trà. Về cơ bản mình là mình thấy nó chả có gì khác nhau cho lắm nhưng vẫn up ảnh lên cho các nàng nghía. Lục giác đại hồng là loại hoa xếp cánh đều như lục giác màu hồng đậm hoặc đỏ, phấn đan là hoa màu hồng nhạt, xích đan là hoa màu đỏ tươi, trà mai là hoa màu trắng.
**Kế Trương Lương: Trương Lương là người giỏi dùng mưu kế, từng phò tá Hán Cao Tổ Lưu Bang, có câu nói “Mưu Trương Lương, kế Hàn Tín”.
Mỗi lần học xong, nàng đều giữ Đậu Chiêu lại nói mấy câu:
- Thập bát học sĩ này con lấy từ đâu? - Lần trước phụ thân sửa Đông Khóa viện thì phái người đến Giang Nam chọn mua hoa cỏ, có người mang chậu hoa này đến rao giá ca, con thấy có vẻ là thật nên mua về.
Kiếp trước bên cạnh nàng đều là người thích ngắm hoa, cài hoa chứ không có ai thích trồng hoa, kiếp này khó khăn lắm Đậu Chiêu mới gặp được người có hứng thú với việc trồng hoa, nàng rất thích bàn luận chuyện này:
- Con còn nhờ hắn ta tìm cho con hai gốc lục giác đại hồng, một gốc xích đan, một gốc phấn đan, một gốc trà mai.*
Lại nói:
- Lục bá mẫu có thích lan kiếm không? Con còn bảo hắn tìm giúp con mấy mầm cây đến.
Kỷ thị trừng đôi mắt hạnh:
- Con còn trồng được lan kiếm?
Lúc này Đậu Chiêu mới biết mình lỡ lời, vội nói:
- Con không biết trồng lan nhưng trong phòng phụ thân con có một quyển sách về lan, cảm thấy rất thú vị, nghĩ theo đó trồng thử mấy chậu lan kiếm xem có thể thành công không.
Sau đó cười duyên dáng:
- Không thử thì làm sao biết được? Chưa biết chừng có thể trồng ra được lan kiếm Đậu thị đó!
Kiếp trước nàng rất thích lan kiếm, nhất là loại tố tâm kiến lan, cảm thấy nó rất đẹp, rất cao nhã, lại dễ trồng, chỉ cần hơi để ý chút là có thể trồng được 2,3 mùa hoa rồi.
Kỷ thị rất muốn đọc quyển sách về Lan này nhưng lời đến miệng lại vội nuốt lại – hoa lan quý giá, nhiều nhà trồng lan, coi kỹ xảo trồng lan như nghề gia truyền, thậm chí truyền nam bất truyền nữ, ai biết bản Lan phổ ở Tây Đậu này là từ đâu mà có? So với việc không biết liêm sỉ mà đòi Đậu Chiêu cho xem thì chẳng bằng để Đậu Chiêu tặng mình mấy chậu hoa lan.
- Ta chờ Đậu thị kiến lan của con. Chỉ là đến lúc đó đừng quên tặng cho bá mẫu mấy nhánh nha.
Nàng cười nói.
Đậu Chiêu thấy Kỷ thị không truy vấn chuyện trồng lan nữa thì thở phào nhẹ nhõm, liên thanh cam đoan:
- Nhất định, nhất định rồi.
Kỷ thị và nàng nhìn hai chậu kiến lan còn đang nở kia:
- Làm sao con có thể để nó nở đến tận bây giờ?
Đậu Chiêu không dám khoe khoang, cười nói:
- Con chỉ là thử trồng nó trong nhà ấm, không ngờ có thể nở đến tận bây giờ, còn không biết vì sao nở lâu được như vậy. Con sai nha hoàn đắc lực ngày ngày theo dõi, ghi lại sự biến hóa từng ngày, hẳn là có thể tìm được nguyên do.
Kỷ thị vô cùng tán thưởng:
- Lúc trước chỉ biết là con chuyên tâm đọc sách, không ngờ con còn tốn nhiều công sức trồng hoa như vậy.
- Dù sao cũng là tốn công, sao không cố hết sức để làm cho tốt nhất? Đậu Chiêu cười nói.
Kỷ thị gật đầu, vẻ mặt tán thưởng không thể tả hết bằng lời.
Có tiểu nha hoàn vội vã chạy vào:
- Lục phu nhân, tứ tiểu thư, Hoàn cửu phu nhân sinh rồi.
Đậu Chiêu và Kỷ thị đều mừng rỡ, đồng thanh hỏi tiểu nha hoàn kia:
- Sinh tiểu thư hay là thiếu gia? Hoàn cửu phu nhân khỏe mạnh bình an chứ?
Tiểu nha hoàn vội cười nói:
- Hoàn cửu phu nhân sinh được một công tử, mẹ tròn con vuông.
Hai người không hẹn mà cùng chắp tay niệm A di đà Phật.
Niệm xong, cảm thấy thú vị, lại nhìn nhau bật cười.
Kỷ thị đề nghị Đậu Chiêu đem một chậu kiến lan cho Hoàng thị làm lễ tặng:
- Là trưởng tôn, đến lúc đó chắc chắn có rất nhiều người đến mừng, chưa biết chừng nhà họ Hoàng ở Hoài An cũng tới, người Giang Nam rất yêu lan.
Đậu Chiêu có chút bất ngờ.
Kỷ thị luôn khiêm tốn nhưng mấy ngày nay thái độ lại rất lạ, chuyện gì cũng đẩy nàng lên trước.
Mãi đến tối sắp đi ngủ nghe được Hải Đường lẩm bẩm: “Quần áo mùa đông của tứ tiểu thư chỉ sợ lại phải may mới toàn bộ” thì mới hiểu được.
Mình cũng đến tuổi làm mai rồi.
Cuối cùng nàng tặng mấy miếng vải gấm làm lễ.
Kỷ thị giận nàng nhưng thầm nghĩ lại, cảm thấy là mình đã dạy Đậu Chiêu thành thế này.
Vương ma ma liền cười nói:
- Tứ tiểu thư đây mới là đường hoàng, chín chắn, phu nhân phải vui mới đúng chứ.
- Đúng thế! Nó càng như thế ta lại càng không nỡ để nó bị mai một đi!
Kỷ thị chán nản đáp.
Tiệc thưởng cúc Trùng dương ở Đông phủ, nàng vẫn dẫn Đậu Chiêu đi theo mình, đôi khi sẽ để nàng rót trà, mang khăn cho một số vị đức cao vọng trọng.
Đậu Chiêu biết Kỷ thị muốn làm gì nhưng nàng trời sinh tính tình ham học hỏi, thực sự là không làm nổi chuyện gì tự hủy danh dự của mình, đành cười nhận những lời khen “Ổn trọng hào phóng”, “Thông minh lanh lợi” của mọi người, so sánh với Nghi thư nhi và Thục thư nhi thì một người quá mạnh mẽ, một người quá chất phác.
Nhị thái phu nhân ở bên cười không nói gì.
Liễu ma ma thấp giọng nói:
- Người thấy có cần mời lục phu nhân giúp chúng ta nhìn xem nững chậu cúc kia đặt vậy đã được chưa – lục phu nhân là người Giang Nam, hẳn là kiến thức hơn chút ta.
Nhị thái phu nhân rất mất hứng nhưng Kỷ thị là con dâu của bà, cho dù là với lão bộc tri kỉ nhất thì bà cũng không muốn để Kỷ thị mất mặt trước Liễu ma ma.
- Đây là bản lĩnh của Thọ Cô.
Nhị thái phu nhân liếc nhìn Liễu ma ma một cái rồi nói:
- Muốn trách thì trách bọn họ đã không dạy dỗ Nghi thư nhi, Thục thư nhi cho cẩn thận.
Liễu ma ma vội cúi đầu vâng dạ.
Nhị thái phu nhân vịn tay tam đường tẩu đến phòng khách ngắm hoa.
Bình thường đều là lục bá mẫu đỡ nhị thái phu nhân.
Đậu Chiêu thấy gương mặt bình thản của Kỷ thị, lòng thầm thở dài một tiếng.
Nếu nói lúc trước nàng không biết dụng ý của nhị thái phu nhân nhưng hôm nay thấy nhị thái phu nhân và Kỷ thị không thấy khói lửa mà giương cung bạt kiếm như vậy thì nàng cũng thoáng đoán được vài phần.
Vương gia không thể nhúng tay vào hôn sự của nàng, Triệu gia ở xa ngàn dặm, không thể nào gả nàng đến Tây Bắc được, dù sao phụ thân cũng là nam tử, quá nửa chuyện hôn sự của nàng sẽ do Đông Đậu lo liệu. Mà nhị thái phu nhân rõ là không muốn nàng nổi bật hơn Nghi thư nhi, Thục thư nhi, không muốn gả nàng ra ngoài.
Nghĩ đến một nửa tài sản của Tây Đậu thuộc về nàng kia, nàng cũng từng là dâu trưởng, có thể hiểu được sự lo lắng của nhị thái phu nhân – so với việc từ chối đám bà mai đạp vỡ cửa nhà để đắc tội với người khác thì chẳng bằng lặng lẽ gả nàng cho người có lợi với Đậu gia, hoặc là giữ nàng ở lại Đậu gia. Cung phụng nàng, dỗ dành nàng chia tài sản đó lại cho con cháu Đậu gia.
Cũng may là nhị thái phu nhân có kế Trương Lương của bà thì nàng cũng có thang trèo tường, cũng không cần để Kỷ thị kẹp giữa hai người mà phải khó xử.
Tiễn khách rồi, Đậu Chiêu mời nhị thái phu nhân nói đỡ cho nàng:
- … Con muốn giống lục bá mẫu, là người học thức uyên bác, lục bá mẫu cũng nói được. Cho nên con viết thư cho phụ thân, xin phụ thân đồng ý cho con tiếp tục đọc sách, mời tiên sinh về Tây phủ dạy học. Đến giờ phụ thân còn chưa hồi âm, con sợ phu nhân ở giữa ngăn cản…
Nhị thái phu nhân nhìn vẻ kinh ngạc trong mắt Kỷ thị, cười nói:
- Con còn nhỏ, đúng là lúc nên chăm chỉ đọc sách, con yên tâm, chuyện này có ta làm chủ, Vương thị sẽ không dám nói gì.
Đậu Chiêu cao hứng tạ ơn nhị thái phu nhân.
Kỷ thị thở dài, khẽ vỗ vỗ tay nàng, tự mình đưa nàng lên xe ngựa.
Nhị thái phu nhân không muốn đường hoàng, chưa đợi Đậu Thế Anh hồi âm thì đã sai Đậu Thế Bảng lặng lẽ tìm tiên sinh cho Đậu Chiêu:
- … Không được là người quanh Thực Định, học vấn nhất định phải tốt, có thể khiến Thọ Cô có hứng thú học hành.
Đậu Thế Bảng khó hiểu:
- Thọ Cô đâu cần thi trạng nguyên.
Nhị thái phu nhân nói:
- Chúng ta bỏ bạc ra chẳng lẽ lại thuê kẻ bất tài về dạy? Để người ta biết thì thể diện Đậu gia ở đâu?
Nhưng cũng không cần mời một người như thế về chứ?
Đậu Thế Bảng nao nao trong lòng nhưng cũng không dám hỏi nhiều. Cung kính đáp “Vâng” rồi tìm mấy quản gia giúp Đậu Chiêu tìm tiên sinh.
Cho dù là vậy thì tiếng lành Đậu Chiêu tướng mạo xuất chúng, cử chỉ hào phóng, ổn trọng khéo léo vẫn truyền xa.
Rất nhanh đã có người đến cầu thân.
Nhị thái phu nhân lấy cớ “Tuổi còn nhỏ, ít nhất cũng phải chờ đến lúc cập kê” để chối.
Tổ mẫu nghe vậy thì có chút lo lắng, lén nói với Hồng Cô:
- Cập kê thì có phải là đã quá muộn rồi không? Những công tử trạc tuổi chỉ sợ đều đã đính hôn rồi.
Hồng Cô an ủi tổ mẫu:
- Thọ Cô nhà chúng ta xinh đẹp, tài giỏi như vậy còn sợ không tìm được nhà chồng tốt sao. Huyện Thực Định không có thì chẳng lẽ kinh thành cũng không có sao?
- Thế cũng đúng.
Tổ mẫu thoáng an tâm.
Đậu Chiêu nghe vậy thì cười thầm.
Hình như không ai nhắc đến Ngụy Đình Du.
Nếu có thể nghĩ cách lấy lại thư đính ước lúc trước từ tay cữu cữu thì tốt rồi… cứ như vậy thì hôn sự của nàng và Ngụy gia sẽ hoàn toàn thất bại.
Đậu Chiêu lại nhớ đến con gái mình.
Dường như vĩnh viễn tồn tại trong trí nhớ, vẫn là bộ dáng khi 14, 15 tuổi.
Tâm tình nàng bỗng trở nên nặng nề.
Lúc đến chỗ Khánh Tường đi học, Đậu Chiêu dựa vào gối trên xe ngựa.
Xe ngựa đang đi bỗng nhiên dừng gấp trong tiếng la hét, Đậu Chiêu và đám Hải Đường, Thu Quỳ đều lảo đảo, lăn lộn vào nhau, bên ngoài truyền đến giọng nói run run của một nữ tử:
- Đậu tiểu thư, xin người hãy cứu phụ thân con!
Đậu Chiêu nghe được, lòng run lên.
Nếu là “Cứu” thì chắc chắn là rất nguy hiểm.
Dân chúng an phận thủ thường thì có thể gặp nguy hiểm gì?
Nếu không quen, nàng cũng không muốn mua việc vào người, bảo Hải Đường:
- Bảo xa phu mau chạy đi, đừng làm trễ giờ học.
Hải Đường truyền lời Đậu Chiêu cho xa phu.
Xa phu giơ roi định chạy đi.
Tiểu cô nương kia lại dang hai tay, đứng ở giữa ngõ nhỏ không đi.
Xa phu đành phải nhỏ giọng khuyên tiểu cô nương kia:
- Tiểu thư nhà tôi còn chưa cập kê, chuyện của mình còn phải nhờ trưởng bối trong nhà làm chủ, cô nương có oan tình gì thì đến công đường đánh trống kêu oan là được, tiểu thư nhà tôi có thể giúp được gì.
Tiểu cô nương kia vẫn kiên quyết đứng đó.
Ma ma nhảy xuống kéo tiểu cô nương kia đi.
Tiểu cô nương kia vẫn không nhúc nhích.
Ma ma mặt đỏ bừng, gọi người đến giúp.
Xa phu và một ma ma nữa đều xuống xe.
Tiểu cô nương kia nhìn phía xe ngựa van nài:
- Tứ tiểu thư, tôi van xin tiểu thư, phụ thân tôi bị oan, bọn họ nói chúng tôi cấu kết với thổ phỉ nhưng phụ thân tôi thực sự không biết người đó, bằng hữu của phụ thân đến nhà đều là tôi ngâm trà hâm rượu bưng lên, bằng hữu của phụ thân tôi đều biết. Tứ tiểu thư, tôi van xin tiểu thư!
Nói xong, nàng dập đầu thật mạnh với Đậu Chiêu, ba người kia kéo thế nào cũng không đứng lên.
*Đây là tên các loại sơn trà. Về cơ bản mình là mình thấy nó chả có gì khác nhau cho lắm nhưng vẫn up ảnh lên cho các nàng nghía. Lục giác đại hồng là loại hoa xếp cánh đều như lục giác màu hồng đậm hoặc đỏ, phấn đan là hoa màu hồng nhạt, xích đan là hoa màu đỏ tươi, trà mai là hoa màu trắng.
**Kế Trương Lương: Trương Lương là người giỏi dùng mưu kế, từng phò tá Hán Cao Tổ Lưu Bang, có câu nói “Mưu Trương Lương, kế Hàn Tín”.
Danh sách chương