Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Thanh Du
~0O0~
Lúc này cả địa cung chìm trong bóng tối mịt mùng, nhìn lên theo quầng sáng đèn pin loang lổ chiếu ra chỉ thấy nơi nơi đều là những vị La Hán đang trông xuống, hàng trăm cặp mắt chằm chặp dõi theo Trần Bì A Tứ. Do nguồn sáng di động, tròng mắt La Hán thấp thoáng lộ ra vẻ dữ tợn, làm bầu không khí trong chốc lát đã trở nên hết sức quỷ dị.
Trần Bì A Tứ lại chửi thề vài câu “con lừa trọc”(1), bụng bảo dạ nhất định những gã hòa thượng kia cố ý lừa mình. Nhưng lúc này ông ta cũng chẳng còn tâm trí đâu mà quản được nhiều như vậy, bèn tìm thêm vài vòng nữa, nhưng tìm mãi vẫn không phát hiện ra khuyết mất một pho tượng chỗ nào.
Bỗng trong đầu lóe lên một ý nghĩ, Trần Bì A Tứ đã dần dần nắm được vấn đề nằm ở đâu, tay cầm đèn pin cũng dời về vị trí pho tượng La Hán mặt trắng ngước nhìn trời đã bị ông ta đập vỡ hai mắt. Chỉ có pho tượng La Hán này rõ ràng là không giống những pho khác, vấn đề hẳn phải nằm ở đây. Có khả năng kẻ nào đó đã đẩy vị La Hán này xuống từ trên kia, sau đó thế chỗ bằng vị La Hán mặt trắng ngước mặt nhìn trời này, cho nên chỉ có mình pho tượng La Hán này khác biệt với những pho tượng còn lại. Tiên sư cha, sao lại có đứa rỗi hơi tự dưng giở trò này làm cái quái gì không biết? Hơn nữa còn có thể đoán biết chính xác vị trí mình nhảy xuống để xoay đầu pho tượng hướng vào đó, không phải người trong cuộc thì làm sao có thể? Chẳng lẽ chuyến đi này của mình đã chậm chân hơn kẻ khác? Nơi đây đã có kẻ đến trước, lại còn bố trí sẵn những thứ này để chọc phá mình sao? Trần Bì A Tứ rọi đèn pin lên thân hình phốp pháp của vị La Hán mặt trắng kia, rồi lại áng chừng Bát trùng bảo hàm nặng trịch trên tay. Nếu quả thực đã có kẻ đến trước thì làm gì có chuyện hắn không cuỗm cả thứ này theo chứ. Chưa khoắng sạch mà đã bỏ đi là điều không thể, nhất định mình đã lo bò trắng răng rồi. Đây chẳng qua là cái bẫy cho mấy con lừa trọc đó cài sẵn để đánh lạc hướng suy nghĩ của người ta thôi.
Trần Bì A Tứ thả lỏng tinh thần. Tuổi không còn trẻ, lại phải trải qua một phen quăng quật như vậy, ông ta đã sắp tới cực hạn rồi. Ông ta ho khan vài tiếng, định bụng rời ánh đèn pin khỏi pho tượng La Hán kia, rọi ra bốn phía để xem làm thế nào dùng ít sức nhất mà trở về được. Chính vào lúc đó, một cảnh tượng khiến người ta khiếp vía đã xảy ra.
Trong tích tắc ánh đèn pin rời khỏi pho tượng La Hán kia, Trần Bì A Tứ đột nhiên nhìn thấy cái mặt trắng bệch nọ bất thình lình vọt ra!
Đèn pin rời đi quá nhanh nên cảnh tượng này chỉ vụt qua rồi biến mất, nhưng Trần Bì A Tứ lại thấy rất rõ ràng. Ông ta không phải loại người không tin vào mắt mình, lập tức cảm thấy đầu óc muốn vỡ tung, xém chút nữa đã ngã ngồi trên mặt đất. Nhanh như chớp giật, Trần Bì A Tứ thét lớn một tiếng tiếp thêm can đảm cho chính mình rồi trở tay một cái, một loạt đạn sắt bắn ra như nã súng liên thanh.
Ông ta dựa vào vị trí mình đã ghi nhớ ban nãy mà liên tục búng ra mười mấy viên đạn. Những viên đạn đó bắn tới bắn lui tứ phía trên đỉnh đầu khiến Trần Bì A Tứ còn tưởng pho tượng La Hán mặt trắng tựa như yêu quái kia đã nhảy xuống đến nơi. Trong lúc bối rối làm loạn trận tuyến, ông ta rút khẩu Vương Bát Hạp Tử (2) cũ mèm thời trai tráng kia ra.
Ông ta hoảng sợ thật sự rồi. Khẩu súng này từ vài năm sau giải phóng đã không được đụng đến lần nào nữa, đúng hơn là ông ta không dám tùy tiện rút ra. Lúc này cầm lấy nó, dẫu biết là vô dụng nhưng chí ít cũng tăng thêm dũng khí, tức là ông ta thật sự là đã hoảng đến không còn tỉnh táo nữa rồi.
Thì anh nói xem, làm cái nghề đào cát có mấy thập niên thôi, cơ hội đụng phải các loại bánh tông đã ít lại càng thêm ít. Trường hợp thế này, cho dù có mặt ông nội tôi ở đó thì cũng khó mà ứng phó nổi. Trần Bì A Tứ tuy cũng là kẻ già đầu trong đám lão làng, thế nhưng kinh nghiệm chủ yếu chỉ gói gọn trong những cuộc đấu đá sinh tử với người sống, chứ hễ đụng phải những chuyện nằm ngoài khả năng tiếp nhận của mình thì vẫn hoảng sợ như thường thôi.
Đang lúc hoảng loạn, ông ta lại liếc thấy cánh cửa đá thấp khuất tầm nhìn kia. Lúc này mà leo lên theo đạo động để quay lạithì là chuyện không tưởng rồi, vẫn nên tìm đường khác mà chuồn thì hơn.
Trần Bì A Tứ khom lưng chui qua cánh cửa thấp tè thì thấy một gian phòng đá. Tổ ong địa hoàng bự như một cái sườn núi mọc ra từ trên tường, quy mô không hề nhỏ, khiến ông ta không thể nhìn rõ trong căn phòng đá này vốn bày biện những gì. Chạy được vài bước thì chân mắc phải tổ ong, lập tức ngã dập mặt xuống đất. Đèn pin văng ra rõ xa mà ông ta cũng chẳng buồn nhặt, chỉ ôm chặt khẩu súng vọt về phía trước.
Qua căn phòng đá là đến một con đường dài, thoạt nhìn phải dài đến mười mấy mét, phía cuối đường là cửa chính của địa cung đang phát ra một vầng ánh lửa thật mỏng manh, hẳn là có cái gì chặn ở lối ra. Ông ta cắn răng bước thấp bước cao, cũng không biết mình đã dẫm đạp lên thứ gì nữa. Địa thế cuối cùng cũng bắt đầu hướng lên, Trần Bì A Tứ lại chạy thêm mười mấy bước nữa, trong lúc đầu váng mắt hoa chỉ mong tới được chỗ ánh lửa kia thì đầu ông ta đột nhiên đụng phải thứ gì đó. Chỉ nghe một loạt những tiếng va chạm đổ vỡ vang lên, ông đã thoát ra ngoài, ngã lăn quay trên đất.
Bên ngoài hừng hực ánh lửa, Trần Bì A Tứ đứng lên liếc nhìn bốn phía, phát hiện mình chui từ một đoạn tường đổ ra đây. Ông ta còn chưa hết kinh ngạc vì phát hiện ra cửa vào bí mật của phù đồ địa cung thì ra lại nằm sau một bức tường thì đã bị mấy người Mèo kề dao vào cổ, đồng thời vật ông ta nắm trong tay cũng bị tước mất.
Trần Bì A Tứ cũng đã sức cùng lực kiệt không còn phản kháng nổi, vừa thấy bất ổn bèn lảo đảo chạy, mới được vài bước đã bị người ta đạp một phát vào khoeo chân, phải quỳ rạp trên mặt đất, ngẩng đầu lên thì thấy mấy tên trai tráng người Mèo bị mình lừa xuống dưới này đang giơ đuốc bao vây lấy mình. Vị thủ lĩnh cầm đầu có phần tức giận, nhìn hắn chằm chặp. Xem ra bọn họ tìm kiếm một vòng mà chẳng phát hiện được gì nên đã biết mình bị lừa rồi.
Vị thủ lĩnh người Mèo đưa mắt nhìn Bát trùng bảo hàm vừa lấy được từ tay hắn, rồi lại liếc sang cái động ngầm tối thui trong đoạn tường đổ, dĩ nhiên trong bụng đã hiểu được căn nguyên chuyện này, trên mặt bèn lộ ra vẻ chán ghét. Y quay sang một tên trong đám người Mèo, làm động tác che hai mắt lại, rồi dùng tiếng Mèo nói vài câu. Trần Bì A Tứ hổn hển thở gấp, đây cũng không phải giả vờ, nhưng để lừa kẻ khác nên ông ta có cường điệu thêm lên, còn không ngừng ho khan. Nhưng vừa nhìn đến động tác của người Mèo kia, trong lòng ông ta chợt lạnh buốt. Ông ta đã sinh sống ở Quảng Tây bao nhiêu năm trời nên thừa biết là họ muốn móc mắt mình ra.
Tên người Mèo vâng lệnh gật đầu, bẻ một loại lá cỏ sắc nhọn mọc bên đường rồi ngồi xổm xuống trước mặt ông ta, dùng tiếng Mèo hỏi ông ta một câu. Trần Bì A Tứ liên tục xua tay, ra vẻ như mình hụt hơi lắm. Người Mèo kia thấy ông ta mệt lử thì nhìn nhau, không biết làm sao cho phải. Mấy người Mèo khác lại tò mò về chỗ ông ta chui ra, bèn đốt đuốc thò đầu nghiêng ngó bên trong.
Trần Bì A Tứ cù cưa được vài phút rồi mà vẫn không thấy bức tượng La Hán mặt trắng trông như yêu quái kia đuổi ra đến nơi, không khỏi nảy sinh thắc mắc. Lúc này ông ta đã hồi phục được một phần thể lực, thấy hai người Mèo tiến đến muốn giữ lấy tay mình cũng đủ biết nếu còn không phản kháng thì coi như xong đời. Ông ta bèn nhếch mép một cái, bắn ra một loạt đạn sắt, một loạt tiếng đoành đoành đoành đoành vang lên, trong nháy mắt đã đánh rơi toàn bộ đuốc ở đó xuống đất.
Đám người Mèo phút chốc kinh hãi không biết phải làm thế nào. Trần Bì A Tứ cười lạnh một tiếng, sát ý nổi lên, một cước đá ngã lăn tên người Mèo đang đứng trước mặt, đồng thời xoay một tay rút khẩu Vương Bát Hạp Tử, những muốn giết người. Nhưng đúng lúc đó ông ta chợt nghe gió lạnh thổi vù một tiếng, bàn tay mình đã mát lạnh, sờ thử một cái thì thấy đầu ngón tay đặt lên cò súng đã không còn nữa.
Trần Bì A Tứ nào từng nếm qua thiệt hại như thế bao giờ, trong lòng hốt hoảng. Chẳng chờ ông ta kịp phản ứng, một luồng gió lạnh lại thổi tới, Trần Bì A Tứ chỉ kịp nhìn thấy con ngươi lãnh đạm của vị thủ lĩnh người Mèo kia cùng với hình xăm kỳ lân nhảy múa trên thân y. (hả hả hả :v Bình Tử thối anh làm gì ở đây :v) Đó là cảnh tượng cuối cùng mà ông ta chứng kiến, vì một giây sau đã bị một nhát dao chém mù. Con dao quắm của vị thủ lĩnh người Mèo từ con mắt trái của ông ta bổ ngang vào, vạch đứt đôi xương mũi, cắt ngang qua mắt phải rồi phá ra, hai con mắt ông ta lập tức mù hẳn.
Thôi xong, gặp phải đồng nghiệp rồi. Trần Bì A Tứ thầm thở dài, ngã nhào trên mặt đất, đau đớn ngất đi.
Lão Hải kể tiếp: “Mấy người Mèo kia cuối cùng cũng không giết ông ta, mà chỉ đem Trần Bì A Tứ cùng Bát trùng bảo hàm kia giao cho đội dân phòng địa phương. Vừa may ông ta có một người chiến hữu từ hồi khởi nghĩa ở đó mấy năm phụ trách dân phòng địa phương bảo lãnh cho, nhờ đó mới không bị xử bắn, có điều mắt vẫn cứ mù. Sau này chiếc hộp kia được đưa đến bảo tàng, người ở đó vừa nghe liền phái nhân viên đến hiện trường xem xét, cũng chẳng biết có kết quả hay không. Có điều khi chiếc hộp kia được mở ra thì thấy tầng cuối cùng chẳng phải xá lợi gì sất, mà là con cá đồng này.” Ông ta gõ gõ lên tờ báo, “Chẳng trách chuyện này trở thành một đòn trời giáng sấm sét. Trần Tứ gia sau khi biết chuyện thì chửi ầm lên, nói mình đã bị nguời ta giỡn mặt. Cái hộp đó có lẽ từ mấy đời trước đã bị người ta mở ra lấy mất thứ bên trong rồi. “
Trong lúc nghe lão Hải kể chuyện xưa, tôi bất tri bất giác đã uống thêm một chén rượu rồi nên có hơi chuếnh choáng, bèn hỏi: “Ông ta dựa vào đâu mà nói thế?”
Lão Hải vừa mút con ốc vặn vừa nói: “Tôi biết đâu được đấy. Trần Bì A Tứ sau đó lại đi tu ở một ngôi chùa Quảng Tây, chuyện này tôi phải nhờ đến mối quan hệ cũ mới hỏi thăm được đấy, anh bạn trẻ. Tin tức này không dễ moi ra đâu, cậu sau này có mối nào hời cũng đừng rẻ rúng lão già này đấy nhé.”
Tôi chửi thầm một tiếng, bụng bảo dạ biết ngay lão đốn mạt này chẳng đời nào tốt đến thế mà. Xem ra ông ta cũng chỉ muốn lôi kéo tôi, tạo thêm mối quan hệ mà thôi. Biết ông ta đã cạn thông tin, tôi lại hỏi lần này ông đến Hàng Châu tham dự buổi đấu giá kia để làm gì.
Lão Hải giải quyết nốt con ốc vặn cuối cùng rồi chép chép miệng nói: “Năm đó loạn lạc liên miên, con cá này không biết đã lưu lạc đến nơi nào. Giờ hòa bình rồi nên rốt cuộc cũng có người mang nó ra đấu giá. Tôi vẫn hay tham gia hội đấu giá như cơm bữa, trong nghề cũng có chút ít danh tiếng nên bọn họ chịu chi phong bao dày và phát thiệp mời cho tôi. Cậu nhìn mà xem, con cá này cũng nằm trong danh sách hàng đấu giá đấy, tôi thấy cậu có vẻ hứng thú với nó nên tiện thể chuẩn bị cho cậu tấm thiệp mời thôi. Chẳng cần biết có hữu dụng hay không, cứ đi xem ai muốn mua con cá này cũng là chuyện tốt mà.”
Tôi liếc một cái lên cột giá khởi điểm, 1000 vạn hả, có dở hơi mới bỏ tiền ra mua. Trên tay tôi cầm những hai con, nếu có người mua thì chẳng phải được đến 2000 vạn sao. Thời nay mấy ông tổ chức bán đấu giá cũng lăng xê món hàng quá đáng đi, chí ít cũng phải làm sao cho người ta tin tưởng chứ.
Tin tức của lão Hải mặc dù hay ho nhưng lại không phải chuyện tôi muốn biết, nhất thời không biết nói tiếp cái gì nữa. Hai người chúng tôi đều tự châm lấy một điều thuốc mà ngẫm nghĩ chuyện của mình. Nhân viên phục vụ thấy chúng tôi cứ ì ra không chịu đi, muốn chạy đến dọn bàn, tôi lại chuyển sang ân cần hỏi han lão Hải về mấy chuyện làm ăn linh tinh này nọ. Lão Hải cũng nói mấy câu muốn theo tôi xuống đấu mở mang kiến thức gì đó, cũng chẳng nhìn ra ông ta có thật lòng hay không. Tôi bảo hay là thôi đi, chính tôi đây còn chẳng định chui xuống lần nữa, ông đã già cả yếu đuối rồi thì đừng có dính dáng vào nghề này, miễn cho tự rước phiền toái vào thân, rồi lại liên lụy cả đến tôi.
Rượu tôi cũng đã uống được kha khá, bèn hỏi lão Hải lấy thiệp mời rồi bảo ông ta về nghỉ ngơi trước. Tối đến, Tần Hải Đình mè nheo đòi ra ngoài chơi, tôi là thổ địa ở đây nên từ chối cũng chẳng tiện, đành phải lái xe dẫn bọn họ đi loanh quanh mấy vòng, ăn vài món bình dân. Có điều thời tiết thật sự rất lạnh nên bọn họ cũng đòi về ngủ sớm.
Tôi lái xe về đến nhà, còn chưa lên gác đã đột ngột cảm thấy trong nhà chỉ có bốn bức tường thì thật lạnh lẽo vô cùng. Trước đây tôi chưa từng có loại cảm giác này bao giờ nên chỉ thấy kỳ lạ, không lẽ mấy lần trải nghiệm vừa qua đã khiến tôi thay đổi nhiều đến thế hay sao? Nghĩ lại thì chính mình cũng cảm thấy buồn cười, thế là tôi bèn lái xe đến thẳng quán chú Hai uống chén trà khuya.
Ngồi trong quán vừa uống trà vừa xem bút ký của ông nội, tôi vừa nghĩ đến những chuyện đã xảy ra, vẫn chỉ cảm thấy đầu óc mịt mờ. Cái chính là ba con cá này đâu có thuộc cùng một triều đại, hơn nữa vị trí địa lý cũng cách xa nhau. Tạm thời chưa tính đến công dụng của ba con cá này, chỉ riêng vị trí khai quật của chúng đã không để lại một chút manh mối nào cho người ta suy luận rồi.
Người xưa làm những chuyện này này tất phải có mục đích, bằng không thì trận địa này quá lớn, người thường sao có thể bày ra được. Tôi suy đi tính lại một hồi, cảm thấy mấu chốt chính là không biết mục đích thật sự của kẻ kia; chỉ cần biết được mục đích thì đã có vô số phương hướng để điều tra rồi.
Giá ông nội còn sống có phải tốt hơn không? Tôi thở dài. Không thì có chú Ba ở đây cũng được, ít nhất còn có người cùng bàn bạc. Hiện giờ tôi có mỗi một mình, chỉ biết nghĩ đi nghĩ lại mấy vấn đề này, đến mức bắt đầu phát ngấy lên.
Bỗng tôi ngửi thấy mùi gì khét lẹt, cúi đầu nhìn xuống thì thấy trong tờ tạp chí mình mượn đọc có in một trang bản đồ du lịch Trung Quốc. Ban nãy tôi vừa nghĩ vừa cầm điếu thuốc chỉ trỏ bên trên, vô ý châm thủng ba cái lỗ ở vị trí ba địa phương kia, đến khi tôi kịp phản ứng thì đã trễ. Tôi vội vàng dụi điếu thuốc, nhìn quanh quất bốn phía, thấy người phục vụ còn chưa chú ý đến trò phá hoại của mình thì không khỏi thở phào nhẹ nhõm.
Chú Hai tôi tuy là người thân trong nhà, nhưng tính tình rất gàn dở, làm hư đồ đạc của chú là chú sẽ trở mặt ngay. Đặc biệt là mấy cuốn tạp chí ở chỗ này, mỗi cuốn đều vô cùng quý giá, là đồ chú sưu tầm được, làm hư thì chú lại càng chửi cho đến mấy năm trời cũng chưa chịu tha ấy chứ.
Tôi giả vờ như chưa có chuyện gì, trả tạp chí lại. Vừa mới buông tay đã có một lão già cầm lên, đứng đó giở ra xem. Tôi lo ông ta sẽ phát hiện ra mình làm hỏng sách nên chẳng dám đi xa, đành ngồi phịch xuống ghế salon, nhìn ông già kia lật lật đến đúng cái trang bị tôi phá hỏng còn nóng hôi hổi, vừa nhìn thấy, không khỏi ừm một tiếng.
Nguy rồi! Tôi nghe vậy thì biết mình đã bị phát hiện, đang chuẩn bị đánh bài chuồn thì chợt thấy ông ta khẽ cười: “Ai lại châm ra thế phong thủy ở trong này vậy, thật thất đức mà.”
Beta: Thanh Du
~0O0~
Lúc này cả địa cung chìm trong bóng tối mịt mùng, nhìn lên theo quầng sáng đèn pin loang lổ chiếu ra chỉ thấy nơi nơi đều là những vị La Hán đang trông xuống, hàng trăm cặp mắt chằm chặp dõi theo Trần Bì A Tứ. Do nguồn sáng di động, tròng mắt La Hán thấp thoáng lộ ra vẻ dữ tợn, làm bầu không khí trong chốc lát đã trở nên hết sức quỷ dị.
Trần Bì A Tứ lại chửi thề vài câu “con lừa trọc”(1), bụng bảo dạ nhất định những gã hòa thượng kia cố ý lừa mình. Nhưng lúc này ông ta cũng chẳng còn tâm trí đâu mà quản được nhiều như vậy, bèn tìm thêm vài vòng nữa, nhưng tìm mãi vẫn không phát hiện ra khuyết mất một pho tượng chỗ nào.
Bỗng trong đầu lóe lên một ý nghĩ, Trần Bì A Tứ đã dần dần nắm được vấn đề nằm ở đâu, tay cầm đèn pin cũng dời về vị trí pho tượng La Hán mặt trắng ngước nhìn trời đã bị ông ta đập vỡ hai mắt. Chỉ có pho tượng La Hán này rõ ràng là không giống những pho khác, vấn đề hẳn phải nằm ở đây. Có khả năng kẻ nào đó đã đẩy vị La Hán này xuống từ trên kia, sau đó thế chỗ bằng vị La Hán mặt trắng ngước mặt nhìn trời này, cho nên chỉ có mình pho tượng La Hán này khác biệt với những pho tượng còn lại. Tiên sư cha, sao lại có đứa rỗi hơi tự dưng giở trò này làm cái quái gì không biết? Hơn nữa còn có thể đoán biết chính xác vị trí mình nhảy xuống để xoay đầu pho tượng hướng vào đó, không phải người trong cuộc thì làm sao có thể? Chẳng lẽ chuyến đi này của mình đã chậm chân hơn kẻ khác? Nơi đây đã có kẻ đến trước, lại còn bố trí sẵn những thứ này để chọc phá mình sao? Trần Bì A Tứ rọi đèn pin lên thân hình phốp pháp của vị La Hán mặt trắng kia, rồi lại áng chừng Bát trùng bảo hàm nặng trịch trên tay. Nếu quả thực đã có kẻ đến trước thì làm gì có chuyện hắn không cuỗm cả thứ này theo chứ. Chưa khoắng sạch mà đã bỏ đi là điều không thể, nhất định mình đã lo bò trắng răng rồi. Đây chẳng qua là cái bẫy cho mấy con lừa trọc đó cài sẵn để đánh lạc hướng suy nghĩ của người ta thôi.
Trần Bì A Tứ thả lỏng tinh thần. Tuổi không còn trẻ, lại phải trải qua một phen quăng quật như vậy, ông ta đã sắp tới cực hạn rồi. Ông ta ho khan vài tiếng, định bụng rời ánh đèn pin khỏi pho tượng La Hán kia, rọi ra bốn phía để xem làm thế nào dùng ít sức nhất mà trở về được. Chính vào lúc đó, một cảnh tượng khiến người ta khiếp vía đã xảy ra.
Trong tích tắc ánh đèn pin rời khỏi pho tượng La Hán kia, Trần Bì A Tứ đột nhiên nhìn thấy cái mặt trắng bệch nọ bất thình lình vọt ra!
Đèn pin rời đi quá nhanh nên cảnh tượng này chỉ vụt qua rồi biến mất, nhưng Trần Bì A Tứ lại thấy rất rõ ràng. Ông ta không phải loại người không tin vào mắt mình, lập tức cảm thấy đầu óc muốn vỡ tung, xém chút nữa đã ngã ngồi trên mặt đất. Nhanh như chớp giật, Trần Bì A Tứ thét lớn một tiếng tiếp thêm can đảm cho chính mình rồi trở tay một cái, một loạt đạn sắt bắn ra như nã súng liên thanh.
Ông ta dựa vào vị trí mình đã ghi nhớ ban nãy mà liên tục búng ra mười mấy viên đạn. Những viên đạn đó bắn tới bắn lui tứ phía trên đỉnh đầu khiến Trần Bì A Tứ còn tưởng pho tượng La Hán mặt trắng tựa như yêu quái kia đã nhảy xuống đến nơi. Trong lúc bối rối làm loạn trận tuyến, ông ta rút khẩu Vương Bát Hạp Tử (2) cũ mèm thời trai tráng kia ra.
Ông ta hoảng sợ thật sự rồi. Khẩu súng này từ vài năm sau giải phóng đã không được đụng đến lần nào nữa, đúng hơn là ông ta không dám tùy tiện rút ra. Lúc này cầm lấy nó, dẫu biết là vô dụng nhưng chí ít cũng tăng thêm dũng khí, tức là ông ta thật sự là đã hoảng đến không còn tỉnh táo nữa rồi.
Thì anh nói xem, làm cái nghề đào cát có mấy thập niên thôi, cơ hội đụng phải các loại bánh tông đã ít lại càng thêm ít. Trường hợp thế này, cho dù có mặt ông nội tôi ở đó thì cũng khó mà ứng phó nổi. Trần Bì A Tứ tuy cũng là kẻ già đầu trong đám lão làng, thế nhưng kinh nghiệm chủ yếu chỉ gói gọn trong những cuộc đấu đá sinh tử với người sống, chứ hễ đụng phải những chuyện nằm ngoài khả năng tiếp nhận của mình thì vẫn hoảng sợ như thường thôi.
Đang lúc hoảng loạn, ông ta lại liếc thấy cánh cửa đá thấp khuất tầm nhìn kia. Lúc này mà leo lên theo đạo động để quay lạithì là chuyện không tưởng rồi, vẫn nên tìm đường khác mà chuồn thì hơn.
Trần Bì A Tứ khom lưng chui qua cánh cửa thấp tè thì thấy một gian phòng đá. Tổ ong địa hoàng bự như một cái sườn núi mọc ra từ trên tường, quy mô không hề nhỏ, khiến ông ta không thể nhìn rõ trong căn phòng đá này vốn bày biện những gì. Chạy được vài bước thì chân mắc phải tổ ong, lập tức ngã dập mặt xuống đất. Đèn pin văng ra rõ xa mà ông ta cũng chẳng buồn nhặt, chỉ ôm chặt khẩu súng vọt về phía trước.
Qua căn phòng đá là đến một con đường dài, thoạt nhìn phải dài đến mười mấy mét, phía cuối đường là cửa chính của địa cung đang phát ra một vầng ánh lửa thật mỏng manh, hẳn là có cái gì chặn ở lối ra. Ông ta cắn răng bước thấp bước cao, cũng không biết mình đã dẫm đạp lên thứ gì nữa. Địa thế cuối cùng cũng bắt đầu hướng lên, Trần Bì A Tứ lại chạy thêm mười mấy bước nữa, trong lúc đầu váng mắt hoa chỉ mong tới được chỗ ánh lửa kia thì đầu ông ta đột nhiên đụng phải thứ gì đó. Chỉ nghe một loạt những tiếng va chạm đổ vỡ vang lên, ông đã thoát ra ngoài, ngã lăn quay trên đất.
Bên ngoài hừng hực ánh lửa, Trần Bì A Tứ đứng lên liếc nhìn bốn phía, phát hiện mình chui từ một đoạn tường đổ ra đây. Ông ta còn chưa hết kinh ngạc vì phát hiện ra cửa vào bí mật của phù đồ địa cung thì ra lại nằm sau một bức tường thì đã bị mấy người Mèo kề dao vào cổ, đồng thời vật ông ta nắm trong tay cũng bị tước mất.
Trần Bì A Tứ cũng đã sức cùng lực kiệt không còn phản kháng nổi, vừa thấy bất ổn bèn lảo đảo chạy, mới được vài bước đã bị người ta đạp một phát vào khoeo chân, phải quỳ rạp trên mặt đất, ngẩng đầu lên thì thấy mấy tên trai tráng người Mèo bị mình lừa xuống dưới này đang giơ đuốc bao vây lấy mình. Vị thủ lĩnh cầm đầu có phần tức giận, nhìn hắn chằm chặp. Xem ra bọn họ tìm kiếm một vòng mà chẳng phát hiện được gì nên đã biết mình bị lừa rồi.
Vị thủ lĩnh người Mèo đưa mắt nhìn Bát trùng bảo hàm vừa lấy được từ tay hắn, rồi lại liếc sang cái động ngầm tối thui trong đoạn tường đổ, dĩ nhiên trong bụng đã hiểu được căn nguyên chuyện này, trên mặt bèn lộ ra vẻ chán ghét. Y quay sang một tên trong đám người Mèo, làm động tác che hai mắt lại, rồi dùng tiếng Mèo nói vài câu. Trần Bì A Tứ hổn hển thở gấp, đây cũng không phải giả vờ, nhưng để lừa kẻ khác nên ông ta có cường điệu thêm lên, còn không ngừng ho khan. Nhưng vừa nhìn đến động tác của người Mèo kia, trong lòng ông ta chợt lạnh buốt. Ông ta đã sinh sống ở Quảng Tây bao nhiêu năm trời nên thừa biết là họ muốn móc mắt mình ra.
Tên người Mèo vâng lệnh gật đầu, bẻ một loại lá cỏ sắc nhọn mọc bên đường rồi ngồi xổm xuống trước mặt ông ta, dùng tiếng Mèo hỏi ông ta một câu. Trần Bì A Tứ liên tục xua tay, ra vẻ như mình hụt hơi lắm. Người Mèo kia thấy ông ta mệt lử thì nhìn nhau, không biết làm sao cho phải. Mấy người Mèo khác lại tò mò về chỗ ông ta chui ra, bèn đốt đuốc thò đầu nghiêng ngó bên trong.
Trần Bì A Tứ cù cưa được vài phút rồi mà vẫn không thấy bức tượng La Hán mặt trắng trông như yêu quái kia đuổi ra đến nơi, không khỏi nảy sinh thắc mắc. Lúc này ông ta đã hồi phục được một phần thể lực, thấy hai người Mèo tiến đến muốn giữ lấy tay mình cũng đủ biết nếu còn không phản kháng thì coi như xong đời. Ông ta bèn nhếch mép một cái, bắn ra một loạt đạn sắt, một loạt tiếng đoành đoành đoành đoành vang lên, trong nháy mắt đã đánh rơi toàn bộ đuốc ở đó xuống đất.
Đám người Mèo phút chốc kinh hãi không biết phải làm thế nào. Trần Bì A Tứ cười lạnh một tiếng, sát ý nổi lên, một cước đá ngã lăn tên người Mèo đang đứng trước mặt, đồng thời xoay một tay rút khẩu Vương Bát Hạp Tử, những muốn giết người. Nhưng đúng lúc đó ông ta chợt nghe gió lạnh thổi vù một tiếng, bàn tay mình đã mát lạnh, sờ thử một cái thì thấy đầu ngón tay đặt lên cò súng đã không còn nữa.
Trần Bì A Tứ nào từng nếm qua thiệt hại như thế bao giờ, trong lòng hốt hoảng. Chẳng chờ ông ta kịp phản ứng, một luồng gió lạnh lại thổi tới, Trần Bì A Tứ chỉ kịp nhìn thấy con ngươi lãnh đạm của vị thủ lĩnh người Mèo kia cùng với hình xăm kỳ lân nhảy múa trên thân y. (hả hả hả :v Bình Tử thối anh làm gì ở đây :v) Đó là cảnh tượng cuối cùng mà ông ta chứng kiến, vì một giây sau đã bị một nhát dao chém mù. Con dao quắm của vị thủ lĩnh người Mèo từ con mắt trái của ông ta bổ ngang vào, vạch đứt đôi xương mũi, cắt ngang qua mắt phải rồi phá ra, hai con mắt ông ta lập tức mù hẳn.
Thôi xong, gặp phải đồng nghiệp rồi. Trần Bì A Tứ thầm thở dài, ngã nhào trên mặt đất, đau đớn ngất đi.
Lão Hải kể tiếp: “Mấy người Mèo kia cuối cùng cũng không giết ông ta, mà chỉ đem Trần Bì A Tứ cùng Bát trùng bảo hàm kia giao cho đội dân phòng địa phương. Vừa may ông ta có một người chiến hữu từ hồi khởi nghĩa ở đó mấy năm phụ trách dân phòng địa phương bảo lãnh cho, nhờ đó mới không bị xử bắn, có điều mắt vẫn cứ mù. Sau này chiếc hộp kia được đưa đến bảo tàng, người ở đó vừa nghe liền phái nhân viên đến hiện trường xem xét, cũng chẳng biết có kết quả hay không. Có điều khi chiếc hộp kia được mở ra thì thấy tầng cuối cùng chẳng phải xá lợi gì sất, mà là con cá đồng này.” Ông ta gõ gõ lên tờ báo, “Chẳng trách chuyện này trở thành một đòn trời giáng sấm sét. Trần Tứ gia sau khi biết chuyện thì chửi ầm lên, nói mình đã bị nguời ta giỡn mặt. Cái hộp đó có lẽ từ mấy đời trước đã bị người ta mở ra lấy mất thứ bên trong rồi. “
Trong lúc nghe lão Hải kể chuyện xưa, tôi bất tri bất giác đã uống thêm một chén rượu rồi nên có hơi chuếnh choáng, bèn hỏi: “Ông ta dựa vào đâu mà nói thế?”
Lão Hải vừa mút con ốc vặn vừa nói: “Tôi biết đâu được đấy. Trần Bì A Tứ sau đó lại đi tu ở một ngôi chùa Quảng Tây, chuyện này tôi phải nhờ đến mối quan hệ cũ mới hỏi thăm được đấy, anh bạn trẻ. Tin tức này không dễ moi ra đâu, cậu sau này có mối nào hời cũng đừng rẻ rúng lão già này đấy nhé.”
Tôi chửi thầm một tiếng, bụng bảo dạ biết ngay lão đốn mạt này chẳng đời nào tốt đến thế mà. Xem ra ông ta cũng chỉ muốn lôi kéo tôi, tạo thêm mối quan hệ mà thôi. Biết ông ta đã cạn thông tin, tôi lại hỏi lần này ông đến Hàng Châu tham dự buổi đấu giá kia để làm gì.
Lão Hải giải quyết nốt con ốc vặn cuối cùng rồi chép chép miệng nói: “Năm đó loạn lạc liên miên, con cá này không biết đã lưu lạc đến nơi nào. Giờ hòa bình rồi nên rốt cuộc cũng có người mang nó ra đấu giá. Tôi vẫn hay tham gia hội đấu giá như cơm bữa, trong nghề cũng có chút ít danh tiếng nên bọn họ chịu chi phong bao dày và phát thiệp mời cho tôi. Cậu nhìn mà xem, con cá này cũng nằm trong danh sách hàng đấu giá đấy, tôi thấy cậu có vẻ hứng thú với nó nên tiện thể chuẩn bị cho cậu tấm thiệp mời thôi. Chẳng cần biết có hữu dụng hay không, cứ đi xem ai muốn mua con cá này cũng là chuyện tốt mà.”
Tôi liếc một cái lên cột giá khởi điểm, 1000 vạn hả, có dở hơi mới bỏ tiền ra mua. Trên tay tôi cầm những hai con, nếu có người mua thì chẳng phải được đến 2000 vạn sao. Thời nay mấy ông tổ chức bán đấu giá cũng lăng xê món hàng quá đáng đi, chí ít cũng phải làm sao cho người ta tin tưởng chứ.
Tin tức của lão Hải mặc dù hay ho nhưng lại không phải chuyện tôi muốn biết, nhất thời không biết nói tiếp cái gì nữa. Hai người chúng tôi đều tự châm lấy một điều thuốc mà ngẫm nghĩ chuyện của mình. Nhân viên phục vụ thấy chúng tôi cứ ì ra không chịu đi, muốn chạy đến dọn bàn, tôi lại chuyển sang ân cần hỏi han lão Hải về mấy chuyện làm ăn linh tinh này nọ. Lão Hải cũng nói mấy câu muốn theo tôi xuống đấu mở mang kiến thức gì đó, cũng chẳng nhìn ra ông ta có thật lòng hay không. Tôi bảo hay là thôi đi, chính tôi đây còn chẳng định chui xuống lần nữa, ông đã già cả yếu đuối rồi thì đừng có dính dáng vào nghề này, miễn cho tự rước phiền toái vào thân, rồi lại liên lụy cả đến tôi.
Rượu tôi cũng đã uống được kha khá, bèn hỏi lão Hải lấy thiệp mời rồi bảo ông ta về nghỉ ngơi trước. Tối đến, Tần Hải Đình mè nheo đòi ra ngoài chơi, tôi là thổ địa ở đây nên từ chối cũng chẳng tiện, đành phải lái xe dẫn bọn họ đi loanh quanh mấy vòng, ăn vài món bình dân. Có điều thời tiết thật sự rất lạnh nên bọn họ cũng đòi về ngủ sớm.
Tôi lái xe về đến nhà, còn chưa lên gác đã đột ngột cảm thấy trong nhà chỉ có bốn bức tường thì thật lạnh lẽo vô cùng. Trước đây tôi chưa từng có loại cảm giác này bao giờ nên chỉ thấy kỳ lạ, không lẽ mấy lần trải nghiệm vừa qua đã khiến tôi thay đổi nhiều đến thế hay sao? Nghĩ lại thì chính mình cũng cảm thấy buồn cười, thế là tôi bèn lái xe đến thẳng quán chú Hai uống chén trà khuya.
Ngồi trong quán vừa uống trà vừa xem bút ký của ông nội, tôi vừa nghĩ đến những chuyện đã xảy ra, vẫn chỉ cảm thấy đầu óc mịt mờ. Cái chính là ba con cá này đâu có thuộc cùng một triều đại, hơn nữa vị trí địa lý cũng cách xa nhau. Tạm thời chưa tính đến công dụng của ba con cá này, chỉ riêng vị trí khai quật của chúng đã không để lại một chút manh mối nào cho người ta suy luận rồi.
Người xưa làm những chuyện này này tất phải có mục đích, bằng không thì trận địa này quá lớn, người thường sao có thể bày ra được. Tôi suy đi tính lại một hồi, cảm thấy mấu chốt chính là không biết mục đích thật sự của kẻ kia; chỉ cần biết được mục đích thì đã có vô số phương hướng để điều tra rồi.
Giá ông nội còn sống có phải tốt hơn không? Tôi thở dài. Không thì có chú Ba ở đây cũng được, ít nhất còn có người cùng bàn bạc. Hiện giờ tôi có mỗi một mình, chỉ biết nghĩ đi nghĩ lại mấy vấn đề này, đến mức bắt đầu phát ngấy lên.
Bỗng tôi ngửi thấy mùi gì khét lẹt, cúi đầu nhìn xuống thì thấy trong tờ tạp chí mình mượn đọc có in một trang bản đồ du lịch Trung Quốc. Ban nãy tôi vừa nghĩ vừa cầm điếu thuốc chỉ trỏ bên trên, vô ý châm thủng ba cái lỗ ở vị trí ba địa phương kia, đến khi tôi kịp phản ứng thì đã trễ. Tôi vội vàng dụi điếu thuốc, nhìn quanh quất bốn phía, thấy người phục vụ còn chưa chú ý đến trò phá hoại của mình thì không khỏi thở phào nhẹ nhõm.
Chú Hai tôi tuy là người thân trong nhà, nhưng tính tình rất gàn dở, làm hư đồ đạc của chú là chú sẽ trở mặt ngay. Đặc biệt là mấy cuốn tạp chí ở chỗ này, mỗi cuốn đều vô cùng quý giá, là đồ chú sưu tầm được, làm hư thì chú lại càng chửi cho đến mấy năm trời cũng chưa chịu tha ấy chứ.
Tôi giả vờ như chưa có chuyện gì, trả tạp chí lại. Vừa mới buông tay đã có một lão già cầm lên, đứng đó giở ra xem. Tôi lo ông ta sẽ phát hiện ra mình làm hỏng sách nên chẳng dám đi xa, đành ngồi phịch xuống ghế salon, nhìn ông già kia lật lật đến đúng cái trang bị tôi phá hỏng còn nóng hôi hổi, vừa nhìn thấy, không khỏi ừm một tiếng.
Nguy rồi! Tôi nghe vậy thì biết mình đã bị phát hiện, đang chuẩn bị đánh bài chuồn thì chợt thấy ông ta khẽ cười: “Ai lại châm ra thế phong thủy ở trong này vậy, thật thất đức mà.”
Danh sách chương