Tôi chọn một nhà nghỉ rẻ tiền ở Arlington, từ Washington vượt qua sông Potomac, ở một nơi mà người tiếp tân không nhướng mày lên khi khách đề nghị trả tiền mặt. Một phòng, hai giường đôi, một buồng tắm, một ti vi, một điện thoại. Vừa vào đến phòng, Rachel trút ngay bộ áo liền quần ngụy trang rồi chui tọt vào buồng tắm vòi sen. Tôi thấy mình dõi theo cô đến khi cửa buồng tắm đóng lại. Cách ăn mặc thoải mái của cô hôm trước thật đáng ngạc nhiên sau hàng tuần chỉ thấy váy áo chỉnh tề. Khi nhìn thấy cô tự nhiên bước đi ngay trước mắt tôi trong bộ đồ lót, tôi đã thay đổi ý nghĩ về cô. Cơ thể Rachel săn chắc và có cơ bắp, đặc điểm mà chỉ những người thường xuyên luyện tập căng thẳng mới duy trì được. Điều này không hợp với ấn tượng của tôi về cô như một bác sĩ uyên bác, nhưng có lẽ nó hợp với khuynh hướng ám ảnh cưỡng chế của cô chăng.
Tôi lấy mấy bộ quần áo đi đường trong xe tải ra, rồi đi mua một tờ Washington Post và hai chai Dasani từ máy bán hàng tự động trong bãi đậu xe rồi trở về phòng. Từ dưới khe cửa buồng tắm tỏa ra một làn hơi nước. Tôi thay bộ quần áo thường ngày, gối đầu lên tấm ván đầu giường và mở đài CNN. Không có tin tức gì của liên bang về những kẻ chạy trốn, thế là tôi đọc lướt qua tin tức trong tờ Post.
Chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi Israel trong suốt tám giờ lái xe từ Tennessee. Bước đầu tiên là lo kiếm hộ chiếu giả. Chúng tôi lợi dụng bến đỗ xe tải gần Roanoke để Rachel gọi cuộc điện thoại đầu tiên. Một trong các bệnh nhân cũ của cô ở New York cho cô số điện thoại liên lạc ở Washington D.C. và bảo cô đợi một tiếng sau hãy gọi. Trong một giờ đó, sẽ có người xác nhận cho Rachel với người ở số điện thoại cần gặp.
Cô gọi cuộc thứ hai ở Lexington, bang Virginia, cuộc gọi hướng dẫn cô đến tiệm cà phê Au Bon Pain ở ga Liên Hiệp Washington vào lúc mười một giờ sáng mai. Người ta cũng bảo cô chọn lấy hai tên họ đầy đủ cùng với ngày sinh, và kiếm ảnh hộ chiếu cho những "người bạn" đang nói đến. Cô nên mang theo ảnh cùng thẻ có tên và miêu tả nhân dạng cho người ở cuộc hẹn tại Au Bon Pain. Khi Rachel hỏi bao lâu thì cô nhận được những thứ yêu cầu, nguồn kia cho biết thường phải chờ đợi bốn mươi tám tiếng.
Từ Lexington đến đường liên bang 66, chúng tôi nhận ra còn một vấn đề khác phải giải quyết. Thẻ tín dụng. Mua vé máy bay đi Israel bằng tiền mặt sẽ làm nảy sinh nghi vấn, cũng như việc chúng tôi không đặt phòng trước. Bạn bè hoặc người thân có thể sẽ phải đặt phòng cho chúng tôi theo tên mới, bằng cách dùng thẻ tín dụng hợp pháp. Cha tôi đã chết, tất cả bạn bè giờ này đang trong vòng theo dõi của NSA. Cha mẹ Rachel, chồng cũ và bạn bè của cô có lẽ cũng bị theo dõi như vậy. Cuối cùng cô chọn cách gọi cho một bác sĩ mà cô đã suýt đính hôn khi theo học Đại học Columbia. Anh ta là người Do Thái, thường xuyên qua lại Israel, và là người luôn tận tụy với cô. Tôi nghĩ việc đặt phòng khách sạn và vé máy bay dưới tên một người không quen biết có thể khiến anh ta lo ngại, nhưng Rachel đảm bảo với tôi rằng bất cứ việc gì cô yêu cầu sẽ được hoàn thành. Cô thử gọi cho anh ta ba lần trước khi chúng tôi đến thủ đô, nhưng không gặp may. Máy trả lời tự động của anh ta từ chối cung cấp số điện thoại di động của anh, còn Rachel thì không thể để lại số cho anh ta gọi lại.
Cửa buồng tắm bật mở kéo theo làn hơi nước mù mịt, và Rachel xuất hiện với một chiếc khăn tắm quấn quanh người, chiếc khác quấn trên đầu.
"Nước vẫn còn hơi nóng đấy. Có cả khăn tắm nữa. Anh vào tắm đi. Tôi cảm thấy trở lại thành người rồi."
"Chúng ta cần gọi lại cho anh bạn bác sĩ một lần nữa. Tôi đã mang quần áo vào cho cô. Chúng khá bẩn đấy."
Cô mỉm cười mệt mỏi. "Tôi sẵn sàng trả một nghìn đô cho bộ pyjama bằng flannel."
"Ngày mai chúng ta sẽ mua quần áo mới. Hoặc tối nay, nếu cô thật sự muốn. Sau khi chúng ta gọi điện đã."
Vai cô chùng xuống. "Chúng ta không thể chợp mắt một chút sao?"
"Chúng ta cần đặt phòng càng sớm càng tốt trước khi xuất phát. Thường phải đặt trước hàng tuần lễ."
"Ý anh bảo tôi mặc đồ vào đi à?"
Tôi gật đầu.
Cô ngồi trên mép giường sấy tóc.
"Tôi đang nghĩ," tôi nói. "Nếu cô không thấy phiền thì chúng ta nên đóng vai vợ chồng đi du lịch."
Cô quay lại nhìn tôi. "Anh thấy tôi có vẻ phiền về chuyện đó à?"
"Tốt. Chúng ta sẽ nhờ anh bạn kia đặt phòng dưới tên đã kết hôn. Chúng ta có nên lấy tên Do Thái không?"
"Không. Anh không lừa người Do Thái nổi năm giây đâu. Tôi sẽ là một cô gái Do Thái hiền ngoan sa cơ lỡ vận và phải lấy một người ngoài Do Thái. Tôi sẽ đứng ra nói khi cần."
Cô nhặt chiếc sơ mi trên ga giường lên và quay trở vào buồng tắm. Tôi nghe tiếng khăn ướt rơi xuống sàn; rồi cô trở ra, chỉ mặc độc chiếc sơ mi, đuôi áo lơ lửng ngang đùi, nhưng bên dưới chẳng mặc gì cả, và chẳng còn gì nhiều để mà tưởng tượng.
"Tôi phải đi nằm đây," cô nói. "Khi nào định đi thì anh đánh thức tôi dậy."
Tôi nhìn đồng hồ. 5:45 chiều. Để cô ngủ có lẽ là sai lầm, nhưng còn tốt hơn ngồi đợi trời tối. Tôi cũng không nghĩ mình có thể thức. Hai ngày rồi tôi chưa được ngủ cho ra ngủ, bắp thịt thì đau nhức, điều mà hàng năm nay tôi chưa bao giờ cảm thấy.
Rachel kéo chăn ra chui vào bên dưới, cô nằm sấp, mặt quay về phía tôi. Đôi mắt sẫm màu của cô mờ đi vì mệt mỏi, nhưng đôi môi cô thoáng mỉm cười.
"Tôi hầu như không nghĩ gì được," cô nói. "Còn anh?"
"Tôi chỉ đơn giản là đang ở đây."
"Anh có biết tại sao tôi thực sự ở đây không?"
"Bởi vì cô sợ chết."
"Không phải. Bởi vì tôi sợ không sống thật sự hơn là sợ chết. Anh hiểu không?"
"Có đôi chút."
Cô trườn sâu vào dưới tấm chăn. "Anh không hiểu đâu. Con tôi đã chết. Cuộc hôn nhân của tôi tan vỡ. Tôi còn gì nữa để mất?"
Rachel luôn làm tôi ngạc nhiên, nhưng lần này có lẽ cô nói sảng. "Tôi tin chắc các bệnh nhân của cô..."
"Nếu ngày mai tôi chết, các bệnh nhân của tôi sẽ có một bác sĩ tâm thần khác. Tôi ngồi trong căn phòng ấy ngày này qua ngày khác, lắng nghe những người trầm cảm, sợ hãi, giận dữ, hoang tưởng. Tôi lắng nghe những cuộc đời khác và cố gắng tìm ra ý nghĩa cho chúng. Sau đó tôi về nhà và viết báo về họ."
Cô mỉm cười lạ lùng. "Nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay một người đàn ông mà tôi chẩn đoán là hoang tưởng đã lôi kéo tôi vào những hoang tưởng của anh ta. Tôi là Alice ở xứ sở trong gương. Người ta tìm cách giết tôi nhưng tôi vẫn sống. Và bây giờ tôi sắp sửa bay qua Israel vì một ảo giác. Bởi một người tôi thực sự tôn trọng bỗng nhiên quyết định anh ta là Jesus."
"Cô cần ngủ rồi đấy."
Cô lắc đầu, không rời mắt khỏi mặt tôi. "Giấc ngủ không làm thay đổi cách tôi cảm nhận về điều này."
Lúc này tôi không rõ lắm cô định nói về điều gì. Tôi trượt khỏi tấm ván đầu giường, kê đầu lên khuỷu tay và nhìn qua khoảng cách giữa hai chiếc giường. Đôi vai cô sẫm màu trên nền vải trắng, những lọn tóc ẩm ướt xõa xuống mắt.
"Thật ra cô đang nói về điều gì?" tôi hỏi.
Ánh mắt cô xuyên thấu mắt tôi theo cái cách mà tôi đã thấy đôi lần ở phòng khám của cô, như thể những bức tường dày mà tôi đã dựng lên từ sau cái chết của vợ con tôi không là gì đối với cô. Rồi, hoàn toàn chủ ý, cô mỉm cười.
"Tôi không biết. Sao anh không đi tắm đi?"
Ánh nhìn của cô nói rõ ý hơn là đôi môi. Tôi đứng dậy bước vào buồng tắm, vừa đi vừa trút bỏ quần áo bẩn khỏi người. Sau hai ngày đêm chạy thoát mạng, lúc này nước nóng nghi ngút đối với tôi còn bổ hơn là thức ăn. Tay và cổ tôi bị cây thạch nam cào xước cả, nhưng dưới tia nước các bắp thịt bắt đầu thư giãn. Khi tôi gội đầu bằng chai dầu gội nhỏ của khách sạn, tôi nghĩ đến mớ tóc đen của Rachel xổ tung trên gối, và tôi vội xả nhanh cho xong. Cô chắc cũng mệt bã như tôi và khó mà cưỡng nổi cơn buồn ngủ. Tôi lau khô người trong buồng tắm rồi quấn khăn quanh bụng, bước ra khoảng trống giữa hai chiếc giường.
Rachel vẫn nằm sấp, nhưng lúc này đã nhắm nghiền mắt, hơi thở đều và sâu. Tôi nhìn cô, ước gì cô cố thức, nhưng tôi không trách cô. Trong hai ngày qua cô đã thấy quá nhiều chuyện, và đã chạy quá xa. Tôi tháo khăn ra, ngồi lên mép gường và bắt đầu sấy tóc. Một lát sau, tôi chỉ muốn gieo mình xuống giường ngủ một giấc thật đã, đến khi nào không ngủ thêm được nữa mới thôi.
Một cánh tay sẫm màu thon thả quờ qua khoảng hẹp giữa hai chiếc gường. Bàn tay Rachel chạm đầu gối tôi, rồi mở ra và nắm lại trong không khí như thể nắm bắt vật gì. Khi tôi đặt tay vào tay cô, cô kéo tôi qua giường bằng một sức mạnh đáng ngạc nhiên. Tôi trườn sang nằm cạnh cô, nhìn sâu vào mắt cô, đôi mắt đang mở to như hai hồ nước đen thẫm.
"Anh tưởng em ngủ à?" cô hỏi.
"Em ngủ rồi mà."
"Vậy em đang mơ sao?"
Tôi mỉm cười. "Có lẽ là ảo giác đấy."
"Thế thì em có thể làm mọi thứ em muốn."
"Đúng thế."
Cô nhỏm đầu lên hôn tôi. Đôi môi cô căng và đỏ mọng, miệng cô hé ra khao khát khiến tôi hiểu cô đã muốn từ lâu rồi. Tôi mở cúc áo cô và kéo cô lại phía mình. Cô khúc khích cười khi những lọn tóc ẩm ướt quệt ngang mặt tôi.
"Trong những lần khám, anh có khi nào nghĩ đến chuyện này không?" cô hỏi.
"Không bao giờ."
"Nói dối."
"Có lẽ một hai lần."
Cô lại hôn tôi lần nữa, và cái cách cô mơn trớn thân thể tôi bằng chính thân thể cô cho tôi thấy ở đây không hề có sự lóng ngóng vụng về của những kẻ mới yêu lần đầu. Cách cô đụng chạm cũng đầy hiểu biết và tin cậy như cái nhìn của cô, và khi cô dồn hết chú ý vào tôi, tôi nhớ rằng không có gì rung cảm hơn một người phụ nữ vốn nhiều lời mà lúc này quyết định không nói năng gì.
Tôi hoảng sợ giật mình thức giấc, đoan chắc chúng tôi đã hoãn gọi điện quá lâu. Ánh sáng từ ti vi hắt ra chiếu sáng căn phòng. Đồng hồ đầu giường chỉ 11:30. Rachel nằm ngửa bên tôi, một tay nàng vắt ngang trán, tay kia đặt dọc người tôi.
Bây giờ đối với tôi nàng đã là một người đàn bà khác. Sau ba tháng giữ khoảng cách nghề nghiệp, nàng đã trao mình trọn vẹn cho tôi. Ký ức của tôi về những việc chúng tôi đã làm trước khi chìm vào giấc ngủ giống ảo giác hơn bất kỳ hình ảnh nào tôi đã thấy trong thời gian mắc chứng ngủ rũ. Thế mà nó lại là thật.
Rachel cần ngủ, nhưng tôi buộc phải đánh thức nàng dậy. Tôi ngồi dậy vớ chai Dasani uống một hơi dài, xong nhẹ nhàng lay cánh tay nàng. Tôi sợ nàng hốt hoảng thức giấc như lúc trên xe tải, nhưng lần này nàng chậm rãi cử động, rồi nhoài người ra nắm chặt lấy cổ tay tôi.
"Này," tôi nói. "Em cảm thấy thế nào?"
Nàng mở to mắt nhưng không trả lời. Thay vào đó, nàng hít một hơi thật sâu rồi ngồi dậy ôm tôi. Tôi ôm lại nàng, ước gì chuyện này xảy ra sớm hơn, ở một nơi nào khác.
"Ta phải cố gọi cho bạn em lần nữa," tôi nói.
"Em không thể gọi ở đây sao?"
"Không em ạ. Nếu em quen thân với người đó ở trường y, NSA có thể đã biết. Và nếu chúng nghe trộm đường dây của anh ấy thì chúng có thể lần ra ta ngay tức khắc. Nếu ta gặp được anh ấy, anh sẽ canh chừng bên ngoài bốt điện thoại và đợi xem có ai xuất hiện không. Thế ta mới biết đường dây của anh ấy có an toàn không."
"OK." Nàng ngả người ra hôn nhẹ lên môi tôi. "Chúng ta hãy làm cho xong chuyện này đi."
Cách nhà nghỉ chừng chục cây về phía Tây, tôi thấy một bốt điện thoại bên ngoài trạm xăng trên đường Columbia Pike, trông có vẻ khá kín đáo. Tôi đậu xe sao cho có thể quan sát đường sá trong lúc Rachel gọi điện.
Nàng đi thẳng đến bốt, cầm chiếc thẻ điện thoại chúng tôi mua ở cửa hàng Quik Stop gần nhà nghỉ. Vài phút sau, nàng mỉm cười giơ ngón tay cái lên làm hiệu và bắt đầu nói. Câu chuyện kéo dài khá lâu, nhưng tôi biết chắc mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, vì tôi thấy nàng cầm giấy của nhà nghỉ đọc tên giả của chúng tôi. Ông bà John David Stephens. "Tên thời con gái" của Rachel là Horowitz, còn trong hộ chiếu là Hannah Horowitz Stephens. Trong lúc nàng nói, tôi thầm nghĩ tay bác sĩ này hẳn đã yêu nàng sâu sắc lắm đến nỗi mười lăm năm vẫn chịu làm việc này cho nàng. Nàng treo ống nghe rồi bước về xe tải.
"Tốt chứ?" tôi hỏi.
Nàng đóng cửa xe. "Không có vấn đề gì. Anh ấy sẽ đặt trước mọi thứ. Máy bay, khách sạn, thậm chí cả mấy chuyến đi tham quan thành phố."
"Đi từ New York chứ?" Chúng tôi không thể liều mạng lưu lại Washington lâu hơn cần thiết quá một tiếng.
"JFK 1 ."
"Anh chàng này là ai vậy?"
"Adam Stern. Anh ấy là bác sĩ sản khoa ở Manhattan. Bây giờ anh ấy đã có bốn con rồi."
"Ngày trước chắc anh ấy phải thích em lắm."
Nàng nhìn tôi cười ranh mãnh. "Họ chẳng bao giờ quên được em đâu."
Tôi cho xe chạy thêm một trăm mét trên đường thì dừng, vẫn để máy chạy. Tại đây tôi vẫn nhìn thấy bốt điện thoại mà Rachel vừa gọi.
"Adam nói tuần này ở Israel đông khách du lịch nhất trong năm," nàng nói. "Lễ Phục sinh ở Jerusalem giống như lễ hội Mardi Gras ở New Orleans vậy."
"Điều ấy có thể tốt cho chúng ta."
"Chỉ cần ta bay được. Anh ấy sẽ cố tìm hãng nào khác ngoài El Al, nhưng không chắc chắn lắm."
"Hãng nào cũng tốt. Bọn chúng chắc chưa công khai truy nã ta đâu."
Chúng tôi ngồi một lúc trong tiếng rì rì của động cơ chạy không, nhưng không thấy ai đến gần bốt điện thoại. Tôi luồn tay qua ghế ôm nàng.
"Em ổn cả chứ?"
Nàng gật đầu nhưng không nhìn tôi. "Từ lâu em đã thấy yên tâm về những việc chúng ta làm rồi."
Tôi siết tay nàng, và nàng quay sang tôi. Mắt nàng ướt. Bây giờ tôi mới hiểu nàng đã phải sống bao lâu trong cảnh thiếu vắng thân tình. Có lẽ cũng lâu như tôi thôi.
"Anh rất mừng có em ở đây," tôi nói. "Và anh cũng mừng vì em theo anh sang Israel. Không có em anh không làm được gì cả."
Nàng rút tay lại và lau mắt.
Tôi liếc lại bốt điện thoại. Không có ai lại gần. "Anh nghĩ ta ổn rồi. Em sẵn sàng ngủ một giấc cho thật đã chưa?"
"Em sẵn sàng ăn hamburger pho mát. Rồi sau đó sẽ ngủ."
Chín rưỡi sáng hôm sau, chúng tôi chạy xe qua cầu Memorial, đến đài tưởng niệm Lincoln. Lần trước tôi đến thăm Washington để quay một phần loạt phim NOVA dựa trên cuốn sách của tôi. Hoàn cảnh hồi đó với bây giờ thật trái ngược nhau đến nỗi khó mà hình dung nổi.
Tôi tìm thấy cửa hàng photocopy Kinko phía Đông Nam đồi Capitol và sau hai mươi phút thì lấy được ảnh hộ chiếu mà chúng tôi được chỉ dẫn phải mang đến tiệm cà phê Au Bon Pain ở ga Liên Hiệp. Khi tôi chạy xe đến ga, dòng người đi bộ càng lúc càng tấp nập và tôi bắt đầu thấy lo lắng. Washington bây giờ đứng đầu danh sách các mục tiêu tấn công của bọn khủng bố, ở gần những tòa nhà quan trọng rất dễ có camera theo dõi. Có thể không nhìn thấy những camera này, nhưng chắc chắn là có. Và NSA có năng lực điện toán để tìm kiếm hình ảnh từ các băng hình theo dõi ấy. Tôi cố tránh xa trung tâm mua bán và đậu xe trong bãi đỗ phía Đông của ga Liên Hiệp.
Khi chúng tôi bước chân vào tòa nhà khổng lồ bằng đá granit trắng, chúng tôi cố di chuyển thật nhanh đến cửa chính. Rachel cố sóng hàng với tôi, chiếc túi Kinko lắc qua lắc lại trên tay phải nàng. Nàng không biết tôi giắt súng ở thắt lưng dưới lần áo sơ mi. Nếu cửa chính của nhà ga có lắp máy dò kim loại, tôi sẽ phải quay trở lại xe tải. Hàng chục người xếp hàng ở cửa chính, nhưng sau khi nhìn dòng khách, tôi thở phào nhẹ nhõm. Dòng người di chuyển nhanh thế chắc không bị kiểm soát an ninh nghiêm ngặt.
Vừa bước qua cửa, chúng tôi hòa ngay vào đám đông đang đi qua nhà ga mới được tân trang theo lối kiến trúc tân cổ điển. Chúng tôi đi qua một nhà hàng trên không ở giữa tầng rồi lao nhanh đến sảnh chính rộng mênh mông. Sảnh này dẫn đến một khu mua bán nhiều tầng, tại đây những đoàn du lịch, khách du lịch ba lô và người mua sắm chen lấn xô đẩy nhau trên lối đi và cầu thang cuốn, ngạc nhiên trước các bức tượng, chỉ trỏ vào các quầy hàng. Tiếng ầm ầm dưới đế giày cho tôi biết tàu đang chạy gần đây, thế mà khung cảnh xung quanh tôi cứ nguyên sơ như viện bảo tàng.
"Au Bon Pain kia rồi," Rachel nói và kéo tôi sang bên trái.
Hiệu sách B. Dalton khổng lồ nằm ở cuối khu mua sắm, tiệm cà phê Au Bon Pain nằm ngay bên phải. Khách ra vào tấp nập, và tôi nghĩ người chúng tôi cần gặp đã rất cẩn thận khi chọn chỗ này.
Rachel bước qua khung cửa rộng, hòa vào hàng người nối đuôi nhau trước những bình cà phê lớn trên chiếc bàn cẩm thạch. Tôi đi theo cô, ra vẻ tự nhiên quan sát những bàn bên phải. Cô đã được hướng dẫn hãy tìm một phụ nữ cầm trên tay cuốn The Second Sex của Simone de Beauvoir. Tôi nghĩ mình có thể chỉ dựa vào ngoại hình mà đoán ra người phụ nữ mang cuốn sách đó.
Ở chiếc bàn gần cuối phòng, tôi thấy một phụ nữ tóc đỏ chừng năm mươi tuổi, không trang điểm, miệng mím chặt. Bà ta nhìn chăm chăm xuống bàn như sợ bị người lạ bắt chuyện. Tôi định cược một trăm đô rằng đó là người chúng tôi cần gặp thì Rachel kéo tay tôi chỉ một phụ nữ Mỹ gốc Phi khoảng bốn chục tuổi đang đứng gần giá đựng bánh và đọc cuốn The Second Sex. Rachel rời khỏi hàng đến gần bà ta.
"Đã nhiều năm nay tôi không nhìn thấy quyển sách này!" Rachel nói. "Từ thời còn học đại học cơ. Không biết bây giờ nó còn hợp thời không?"
Người đàn bà nhìn lên và mỉm cười, mắt bà ta ngời sáng thân thiện. "Cũng hơi lỗi thời đấy, nhưng có giá trị về góc độ lịch sử." Bà ta chìa bàn tay nâu đeo đầy nhẫn ra. "Tôi là Mary Venable."
"Hannah Stephen," Rachel nói. "Hân hạnh được gặp bà."
Tôi ngạc nhiên vì thấy cô nhập vai ngọt đến vậy. Có lẽ bác sĩ tâm thần là những người vốn có tài nói dối. Khi tôi bước tới, tôi thấy Venable nói khẽ, "Rất vinh dự được gặp cô, bác sĩ. Cô đã giúp chúng tôi nhiều lắm."
"Cám ơn," Rachel đáp. Rồi cô nói lớn giọng hơn nhiều. "Tôi không thể hiểu tại sao Simone lại chịu làm người tình của Sartre. Trông ông ta như con nhái bén 2 . Không phải nói theo kiểu bôi nhọ người Pháp đâu. Mà là nhái bén thật ấy!"
Mary Venable cười tự nhiên đến mức tôi hầu như không nhìn thấy bà ta lấy cái túi Kinko từ tay Rachel và ném vào trong chiếc giỏ đan châu Phi lớn dưới chân.
"Nếu đêm nay tôi đọc xong," Venable nói, "mai tôi sẽ cho cô mượn. Tôi sẽ ở đây vào giờ này."
"Hẹn gặp lại bà sáng mai," Rachel nói.
Mary Venable ghé sát nàng, nói nhỏ, "Bảo anh bạn cô giấu hàng kỹ hơn một chút."
Trong khi Rachel còn đang ngẩn ngơ, Mary Venable âu yếm siết chặt tay nàng, rồi cầm túi lên và bước đi. Qua chỗ tôi, bà ta chỉ chạm mắt tôi trong một thoáng, nhưng tôi đã đọc được thật to và rõ ràng lời nhắn nhủ trong mắt bà: "Hãy chăm sóc cô bạn của anh cho tốt, chàng trai ạ."
Tôi bước đến bên Rachel, cô nhìn tôi với ánh mắt kỳ quặc. "Hình như bà ấy có nhắc gì đến giải phẫu phải không?"
"Anh sẽ nói với em sau." Tôi nắm cánh tay Rachel dắt nàng ra khỏi cửa hàng.
"Em không biết là có trung tâm mua sắm ở đây," nàng nói. "Chúng ta đi mua mấy bộ quần áo được không?"
"Ở đây không được đâu. Anh thật sự vẫn chưa thấy nơi chúng ta cần đến. Chúng ta cần một khu bách hóa tổng hợp có bán đủ mọi thứ ấy."
"Hay là lên tầng trên?"
"Không phải ở đây," tôi vẫn khăng khăng.
Khi tôi dắt nàng ra đến cửa chính, một tay cảnh sát thành phố bước ngang qua chúng tôi. Tim tôi nhảy loạn. Tôi chắc hắn đã sững người nhìn tôi đúng vào lúc chúng tôi đi ngang qua. Tôi định quay đầu lại kiểm tra, nhưng không dám.
"Có chuyện gì vậy?" Rachel hỏi khi thấy vẻ căng thẳng của tôi.
"Anh nghĩ chúng đang lùng sục ta ở đây."
"Tất nhiên rồi."
"Anh muốn nói chúng lùng công khai ấy. Anh nghĩ thằng cớm vừa rồi đã nhận ra anh."
Nàng định quay lại nhìn, nhưng tôi lắc đầu khá mạnh để ngăn nàng lại.
"Anh cho rằng không chỉ có NSA?" nàng hỏi.
"Anh e là không. Đi sát vào anh và chuẩn bị chạy thôi."
Chúng tôi đi qua một cái cây trong bồn cây cảnh lớn ở giữa tầng. Tôi kéo Rachel ra sau cây và quay lại nhìn từ chỗ núp. Gã cảnh sát bám đuôi chúng tôi và đang nghển cổ nhìn dáo dác quanh bồn cây. Hắn còn nói vào micro trên ve áo.
"Chúng ta bị phát hiện rồi," tôi nói. "Đi thôi!"
--- ------ ------ ------ -------
1 Sân bay Quốc tế Kennedy.
2 Nguyên văn: Frog, vừa có nghĩa là ếch nhái, vừa có nghĩa là cách nói lăng mạ chỉ người Pháp.
Tôi lấy mấy bộ quần áo đi đường trong xe tải ra, rồi đi mua một tờ Washington Post và hai chai Dasani từ máy bán hàng tự động trong bãi đậu xe rồi trở về phòng. Từ dưới khe cửa buồng tắm tỏa ra một làn hơi nước. Tôi thay bộ quần áo thường ngày, gối đầu lên tấm ván đầu giường và mở đài CNN. Không có tin tức gì của liên bang về những kẻ chạy trốn, thế là tôi đọc lướt qua tin tức trong tờ Post.
Chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi Israel trong suốt tám giờ lái xe từ Tennessee. Bước đầu tiên là lo kiếm hộ chiếu giả. Chúng tôi lợi dụng bến đỗ xe tải gần Roanoke để Rachel gọi cuộc điện thoại đầu tiên. Một trong các bệnh nhân cũ của cô ở New York cho cô số điện thoại liên lạc ở Washington D.C. và bảo cô đợi một tiếng sau hãy gọi. Trong một giờ đó, sẽ có người xác nhận cho Rachel với người ở số điện thoại cần gặp.
Cô gọi cuộc thứ hai ở Lexington, bang Virginia, cuộc gọi hướng dẫn cô đến tiệm cà phê Au Bon Pain ở ga Liên Hiệp Washington vào lúc mười một giờ sáng mai. Người ta cũng bảo cô chọn lấy hai tên họ đầy đủ cùng với ngày sinh, và kiếm ảnh hộ chiếu cho những "người bạn" đang nói đến. Cô nên mang theo ảnh cùng thẻ có tên và miêu tả nhân dạng cho người ở cuộc hẹn tại Au Bon Pain. Khi Rachel hỏi bao lâu thì cô nhận được những thứ yêu cầu, nguồn kia cho biết thường phải chờ đợi bốn mươi tám tiếng.
Từ Lexington đến đường liên bang 66, chúng tôi nhận ra còn một vấn đề khác phải giải quyết. Thẻ tín dụng. Mua vé máy bay đi Israel bằng tiền mặt sẽ làm nảy sinh nghi vấn, cũng như việc chúng tôi không đặt phòng trước. Bạn bè hoặc người thân có thể sẽ phải đặt phòng cho chúng tôi theo tên mới, bằng cách dùng thẻ tín dụng hợp pháp. Cha tôi đã chết, tất cả bạn bè giờ này đang trong vòng theo dõi của NSA. Cha mẹ Rachel, chồng cũ và bạn bè của cô có lẽ cũng bị theo dõi như vậy. Cuối cùng cô chọn cách gọi cho một bác sĩ mà cô đã suýt đính hôn khi theo học Đại học Columbia. Anh ta là người Do Thái, thường xuyên qua lại Israel, và là người luôn tận tụy với cô. Tôi nghĩ việc đặt phòng khách sạn và vé máy bay dưới tên một người không quen biết có thể khiến anh ta lo ngại, nhưng Rachel đảm bảo với tôi rằng bất cứ việc gì cô yêu cầu sẽ được hoàn thành. Cô thử gọi cho anh ta ba lần trước khi chúng tôi đến thủ đô, nhưng không gặp may. Máy trả lời tự động của anh ta từ chối cung cấp số điện thoại di động của anh, còn Rachel thì không thể để lại số cho anh ta gọi lại.
Cửa buồng tắm bật mở kéo theo làn hơi nước mù mịt, và Rachel xuất hiện với một chiếc khăn tắm quấn quanh người, chiếc khác quấn trên đầu.
"Nước vẫn còn hơi nóng đấy. Có cả khăn tắm nữa. Anh vào tắm đi. Tôi cảm thấy trở lại thành người rồi."
"Chúng ta cần gọi lại cho anh bạn bác sĩ một lần nữa. Tôi đã mang quần áo vào cho cô. Chúng khá bẩn đấy."
Cô mỉm cười mệt mỏi. "Tôi sẵn sàng trả một nghìn đô cho bộ pyjama bằng flannel."
"Ngày mai chúng ta sẽ mua quần áo mới. Hoặc tối nay, nếu cô thật sự muốn. Sau khi chúng ta gọi điện đã."
Vai cô chùng xuống. "Chúng ta không thể chợp mắt một chút sao?"
"Chúng ta cần đặt phòng càng sớm càng tốt trước khi xuất phát. Thường phải đặt trước hàng tuần lễ."
"Ý anh bảo tôi mặc đồ vào đi à?"
Tôi gật đầu.
Cô ngồi trên mép giường sấy tóc.
"Tôi đang nghĩ," tôi nói. "Nếu cô không thấy phiền thì chúng ta nên đóng vai vợ chồng đi du lịch."
Cô quay lại nhìn tôi. "Anh thấy tôi có vẻ phiền về chuyện đó à?"
"Tốt. Chúng ta sẽ nhờ anh bạn kia đặt phòng dưới tên đã kết hôn. Chúng ta có nên lấy tên Do Thái không?"
"Không. Anh không lừa người Do Thái nổi năm giây đâu. Tôi sẽ là một cô gái Do Thái hiền ngoan sa cơ lỡ vận và phải lấy một người ngoài Do Thái. Tôi sẽ đứng ra nói khi cần."
Cô nhặt chiếc sơ mi trên ga giường lên và quay trở vào buồng tắm. Tôi nghe tiếng khăn ướt rơi xuống sàn; rồi cô trở ra, chỉ mặc độc chiếc sơ mi, đuôi áo lơ lửng ngang đùi, nhưng bên dưới chẳng mặc gì cả, và chẳng còn gì nhiều để mà tưởng tượng.
"Tôi phải đi nằm đây," cô nói. "Khi nào định đi thì anh đánh thức tôi dậy."
Tôi nhìn đồng hồ. 5:45 chiều. Để cô ngủ có lẽ là sai lầm, nhưng còn tốt hơn ngồi đợi trời tối. Tôi cũng không nghĩ mình có thể thức. Hai ngày rồi tôi chưa được ngủ cho ra ngủ, bắp thịt thì đau nhức, điều mà hàng năm nay tôi chưa bao giờ cảm thấy.
Rachel kéo chăn ra chui vào bên dưới, cô nằm sấp, mặt quay về phía tôi. Đôi mắt sẫm màu của cô mờ đi vì mệt mỏi, nhưng đôi môi cô thoáng mỉm cười.
"Tôi hầu như không nghĩ gì được," cô nói. "Còn anh?"
"Tôi chỉ đơn giản là đang ở đây."
"Anh có biết tại sao tôi thực sự ở đây không?"
"Bởi vì cô sợ chết."
"Không phải. Bởi vì tôi sợ không sống thật sự hơn là sợ chết. Anh hiểu không?"
"Có đôi chút."
Cô trườn sâu vào dưới tấm chăn. "Anh không hiểu đâu. Con tôi đã chết. Cuộc hôn nhân của tôi tan vỡ. Tôi còn gì nữa để mất?"
Rachel luôn làm tôi ngạc nhiên, nhưng lần này có lẽ cô nói sảng. "Tôi tin chắc các bệnh nhân của cô..."
"Nếu ngày mai tôi chết, các bệnh nhân của tôi sẽ có một bác sĩ tâm thần khác. Tôi ngồi trong căn phòng ấy ngày này qua ngày khác, lắng nghe những người trầm cảm, sợ hãi, giận dữ, hoang tưởng. Tôi lắng nghe những cuộc đời khác và cố gắng tìm ra ý nghĩa cho chúng. Sau đó tôi về nhà và viết báo về họ."
Cô mỉm cười lạ lùng. "Nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay một người đàn ông mà tôi chẩn đoán là hoang tưởng đã lôi kéo tôi vào những hoang tưởng của anh ta. Tôi là Alice ở xứ sở trong gương. Người ta tìm cách giết tôi nhưng tôi vẫn sống. Và bây giờ tôi sắp sửa bay qua Israel vì một ảo giác. Bởi một người tôi thực sự tôn trọng bỗng nhiên quyết định anh ta là Jesus."
"Cô cần ngủ rồi đấy."
Cô lắc đầu, không rời mắt khỏi mặt tôi. "Giấc ngủ không làm thay đổi cách tôi cảm nhận về điều này."
Lúc này tôi không rõ lắm cô định nói về điều gì. Tôi trượt khỏi tấm ván đầu giường, kê đầu lên khuỷu tay và nhìn qua khoảng cách giữa hai chiếc giường. Đôi vai cô sẫm màu trên nền vải trắng, những lọn tóc ẩm ướt xõa xuống mắt.
"Thật ra cô đang nói về điều gì?" tôi hỏi.
Ánh mắt cô xuyên thấu mắt tôi theo cái cách mà tôi đã thấy đôi lần ở phòng khám của cô, như thể những bức tường dày mà tôi đã dựng lên từ sau cái chết của vợ con tôi không là gì đối với cô. Rồi, hoàn toàn chủ ý, cô mỉm cười.
"Tôi không biết. Sao anh không đi tắm đi?"
Ánh nhìn của cô nói rõ ý hơn là đôi môi. Tôi đứng dậy bước vào buồng tắm, vừa đi vừa trút bỏ quần áo bẩn khỏi người. Sau hai ngày đêm chạy thoát mạng, lúc này nước nóng nghi ngút đối với tôi còn bổ hơn là thức ăn. Tay và cổ tôi bị cây thạch nam cào xước cả, nhưng dưới tia nước các bắp thịt bắt đầu thư giãn. Khi tôi gội đầu bằng chai dầu gội nhỏ của khách sạn, tôi nghĩ đến mớ tóc đen của Rachel xổ tung trên gối, và tôi vội xả nhanh cho xong. Cô chắc cũng mệt bã như tôi và khó mà cưỡng nổi cơn buồn ngủ. Tôi lau khô người trong buồng tắm rồi quấn khăn quanh bụng, bước ra khoảng trống giữa hai chiếc giường.
Rachel vẫn nằm sấp, nhưng lúc này đã nhắm nghiền mắt, hơi thở đều và sâu. Tôi nhìn cô, ước gì cô cố thức, nhưng tôi không trách cô. Trong hai ngày qua cô đã thấy quá nhiều chuyện, và đã chạy quá xa. Tôi tháo khăn ra, ngồi lên mép gường và bắt đầu sấy tóc. Một lát sau, tôi chỉ muốn gieo mình xuống giường ngủ một giấc thật đã, đến khi nào không ngủ thêm được nữa mới thôi.
Một cánh tay sẫm màu thon thả quờ qua khoảng hẹp giữa hai chiếc gường. Bàn tay Rachel chạm đầu gối tôi, rồi mở ra và nắm lại trong không khí như thể nắm bắt vật gì. Khi tôi đặt tay vào tay cô, cô kéo tôi qua giường bằng một sức mạnh đáng ngạc nhiên. Tôi trườn sang nằm cạnh cô, nhìn sâu vào mắt cô, đôi mắt đang mở to như hai hồ nước đen thẫm.
"Anh tưởng em ngủ à?" cô hỏi.
"Em ngủ rồi mà."
"Vậy em đang mơ sao?"
Tôi mỉm cười. "Có lẽ là ảo giác đấy."
"Thế thì em có thể làm mọi thứ em muốn."
"Đúng thế."
Cô nhỏm đầu lên hôn tôi. Đôi môi cô căng và đỏ mọng, miệng cô hé ra khao khát khiến tôi hiểu cô đã muốn từ lâu rồi. Tôi mở cúc áo cô và kéo cô lại phía mình. Cô khúc khích cười khi những lọn tóc ẩm ướt quệt ngang mặt tôi.
"Trong những lần khám, anh có khi nào nghĩ đến chuyện này không?" cô hỏi.
"Không bao giờ."
"Nói dối."
"Có lẽ một hai lần."
Cô lại hôn tôi lần nữa, và cái cách cô mơn trớn thân thể tôi bằng chính thân thể cô cho tôi thấy ở đây không hề có sự lóng ngóng vụng về của những kẻ mới yêu lần đầu. Cách cô đụng chạm cũng đầy hiểu biết và tin cậy như cái nhìn của cô, và khi cô dồn hết chú ý vào tôi, tôi nhớ rằng không có gì rung cảm hơn một người phụ nữ vốn nhiều lời mà lúc này quyết định không nói năng gì.
Tôi hoảng sợ giật mình thức giấc, đoan chắc chúng tôi đã hoãn gọi điện quá lâu. Ánh sáng từ ti vi hắt ra chiếu sáng căn phòng. Đồng hồ đầu giường chỉ 11:30. Rachel nằm ngửa bên tôi, một tay nàng vắt ngang trán, tay kia đặt dọc người tôi.
Bây giờ đối với tôi nàng đã là một người đàn bà khác. Sau ba tháng giữ khoảng cách nghề nghiệp, nàng đã trao mình trọn vẹn cho tôi. Ký ức của tôi về những việc chúng tôi đã làm trước khi chìm vào giấc ngủ giống ảo giác hơn bất kỳ hình ảnh nào tôi đã thấy trong thời gian mắc chứng ngủ rũ. Thế mà nó lại là thật.
Rachel cần ngủ, nhưng tôi buộc phải đánh thức nàng dậy. Tôi ngồi dậy vớ chai Dasani uống một hơi dài, xong nhẹ nhàng lay cánh tay nàng. Tôi sợ nàng hốt hoảng thức giấc như lúc trên xe tải, nhưng lần này nàng chậm rãi cử động, rồi nhoài người ra nắm chặt lấy cổ tay tôi.
"Này," tôi nói. "Em cảm thấy thế nào?"
Nàng mở to mắt nhưng không trả lời. Thay vào đó, nàng hít một hơi thật sâu rồi ngồi dậy ôm tôi. Tôi ôm lại nàng, ước gì chuyện này xảy ra sớm hơn, ở một nơi nào khác.
"Ta phải cố gọi cho bạn em lần nữa," tôi nói.
"Em không thể gọi ở đây sao?"
"Không em ạ. Nếu em quen thân với người đó ở trường y, NSA có thể đã biết. Và nếu chúng nghe trộm đường dây của anh ấy thì chúng có thể lần ra ta ngay tức khắc. Nếu ta gặp được anh ấy, anh sẽ canh chừng bên ngoài bốt điện thoại và đợi xem có ai xuất hiện không. Thế ta mới biết đường dây của anh ấy có an toàn không."
"OK." Nàng ngả người ra hôn nhẹ lên môi tôi. "Chúng ta hãy làm cho xong chuyện này đi."
Cách nhà nghỉ chừng chục cây về phía Tây, tôi thấy một bốt điện thoại bên ngoài trạm xăng trên đường Columbia Pike, trông có vẻ khá kín đáo. Tôi đậu xe sao cho có thể quan sát đường sá trong lúc Rachel gọi điện.
Nàng đi thẳng đến bốt, cầm chiếc thẻ điện thoại chúng tôi mua ở cửa hàng Quik Stop gần nhà nghỉ. Vài phút sau, nàng mỉm cười giơ ngón tay cái lên làm hiệu và bắt đầu nói. Câu chuyện kéo dài khá lâu, nhưng tôi biết chắc mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, vì tôi thấy nàng cầm giấy của nhà nghỉ đọc tên giả của chúng tôi. Ông bà John David Stephens. "Tên thời con gái" của Rachel là Horowitz, còn trong hộ chiếu là Hannah Horowitz Stephens. Trong lúc nàng nói, tôi thầm nghĩ tay bác sĩ này hẳn đã yêu nàng sâu sắc lắm đến nỗi mười lăm năm vẫn chịu làm việc này cho nàng. Nàng treo ống nghe rồi bước về xe tải.
"Tốt chứ?" tôi hỏi.
Nàng đóng cửa xe. "Không có vấn đề gì. Anh ấy sẽ đặt trước mọi thứ. Máy bay, khách sạn, thậm chí cả mấy chuyến đi tham quan thành phố."
"Đi từ New York chứ?" Chúng tôi không thể liều mạng lưu lại Washington lâu hơn cần thiết quá một tiếng.
"JFK 1 ."
"Anh chàng này là ai vậy?"
"Adam Stern. Anh ấy là bác sĩ sản khoa ở Manhattan. Bây giờ anh ấy đã có bốn con rồi."
"Ngày trước chắc anh ấy phải thích em lắm."
Nàng nhìn tôi cười ranh mãnh. "Họ chẳng bao giờ quên được em đâu."
Tôi cho xe chạy thêm một trăm mét trên đường thì dừng, vẫn để máy chạy. Tại đây tôi vẫn nhìn thấy bốt điện thoại mà Rachel vừa gọi.
"Adam nói tuần này ở Israel đông khách du lịch nhất trong năm," nàng nói. "Lễ Phục sinh ở Jerusalem giống như lễ hội Mardi Gras ở New Orleans vậy."
"Điều ấy có thể tốt cho chúng ta."
"Chỉ cần ta bay được. Anh ấy sẽ cố tìm hãng nào khác ngoài El Al, nhưng không chắc chắn lắm."
"Hãng nào cũng tốt. Bọn chúng chắc chưa công khai truy nã ta đâu."
Chúng tôi ngồi một lúc trong tiếng rì rì của động cơ chạy không, nhưng không thấy ai đến gần bốt điện thoại. Tôi luồn tay qua ghế ôm nàng.
"Em ổn cả chứ?"
Nàng gật đầu nhưng không nhìn tôi. "Từ lâu em đã thấy yên tâm về những việc chúng ta làm rồi."
Tôi siết tay nàng, và nàng quay sang tôi. Mắt nàng ướt. Bây giờ tôi mới hiểu nàng đã phải sống bao lâu trong cảnh thiếu vắng thân tình. Có lẽ cũng lâu như tôi thôi.
"Anh rất mừng có em ở đây," tôi nói. "Và anh cũng mừng vì em theo anh sang Israel. Không có em anh không làm được gì cả."
Nàng rút tay lại và lau mắt.
Tôi liếc lại bốt điện thoại. Không có ai lại gần. "Anh nghĩ ta ổn rồi. Em sẵn sàng ngủ một giấc cho thật đã chưa?"
"Em sẵn sàng ăn hamburger pho mát. Rồi sau đó sẽ ngủ."
Chín rưỡi sáng hôm sau, chúng tôi chạy xe qua cầu Memorial, đến đài tưởng niệm Lincoln. Lần trước tôi đến thăm Washington để quay một phần loạt phim NOVA dựa trên cuốn sách của tôi. Hoàn cảnh hồi đó với bây giờ thật trái ngược nhau đến nỗi khó mà hình dung nổi.
Tôi tìm thấy cửa hàng photocopy Kinko phía Đông Nam đồi Capitol và sau hai mươi phút thì lấy được ảnh hộ chiếu mà chúng tôi được chỉ dẫn phải mang đến tiệm cà phê Au Bon Pain ở ga Liên Hiệp. Khi tôi chạy xe đến ga, dòng người đi bộ càng lúc càng tấp nập và tôi bắt đầu thấy lo lắng. Washington bây giờ đứng đầu danh sách các mục tiêu tấn công của bọn khủng bố, ở gần những tòa nhà quan trọng rất dễ có camera theo dõi. Có thể không nhìn thấy những camera này, nhưng chắc chắn là có. Và NSA có năng lực điện toán để tìm kiếm hình ảnh từ các băng hình theo dõi ấy. Tôi cố tránh xa trung tâm mua bán và đậu xe trong bãi đỗ phía Đông của ga Liên Hiệp.
Khi chúng tôi bước chân vào tòa nhà khổng lồ bằng đá granit trắng, chúng tôi cố di chuyển thật nhanh đến cửa chính. Rachel cố sóng hàng với tôi, chiếc túi Kinko lắc qua lắc lại trên tay phải nàng. Nàng không biết tôi giắt súng ở thắt lưng dưới lần áo sơ mi. Nếu cửa chính của nhà ga có lắp máy dò kim loại, tôi sẽ phải quay trở lại xe tải. Hàng chục người xếp hàng ở cửa chính, nhưng sau khi nhìn dòng khách, tôi thở phào nhẹ nhõm. Dòng người di chuyển nhanh thế chắc không bị kiểm soát an ninh nghiêm ngặt.
Vừa bước qua cửa, chúng tôi hòa ngay vào đám đông đang đi qua nhà ga mới được tân trang theo lối kiến trúc tân cổ điển. Chúng tôi đi qua một nhà hàng trên không ở giữa tầng rồi lao nhanh đến sảnh chính rộng mênh mông. Sảnh này dẫn đến một khu mua bán nhiều tầng, tại đây những đoàn du lịch, khách du lịch ba lô và người mua sắm chen lấn xô đẩy nhau trên lối đi và cầu thang cuốn, ngạc nhiên trước các bức tượng, chỉ trỏ vào các quầy hàng. Tiếng ầm ầm dưới đế giày cho tôi biết tàu đang chạy gần đây, thế mà khung cảnh xung quanh tôi cứ nguyên sơ như viện bảo tàng.
"Au Bon Pain kia rồi," Rachel nói và kéo tôi sang bên trái.
Hiệu sách B. Dalton khổng lồ nằm ở cuối khu mua sắm, tiệm cà phê Au Bon Pain nằm ngay bên phải. Khách ra vào tấp nập, và tôi nghĩ người chúng tôi cần gặp đã rất cẩn thận khi chọn chỗ này.
Rachel bước qua khung cửa rộng, hòa vào hàng người nối đuôi nhau trước những bình cà phê lớn trên chiếc bàn cẩm thạch. Tôi đi theo cô, ra vẻ tự nhiên quan sát những bàn bên phải. Cô đã được hướng dẫn hãy tìm một phụ nữ cầm trên tay cuốn The Second Sex của Simone de Beauvoir. Tôi nghĩ mình có thể chỉ dựa vào ngoại hình mà đoán ra người phụ nữ mang cuốn sách đó.
Ở chiếc bàn gần cuối phòng, tôi thấy một phụ nữ tóc đỏ chừng năm mươi tuổi, không trang điểm, miệng mím chặt. Bà ta nhìn chăm chăm xuống bàn như sợ bị người lạ bắt chuyện. Tôi định cược một trăm đô rằng đó là người chúng tôi cần gặp thì Rachel kéo tay tôi chỉ một phụ nữ Mỹ gốc Phi khoảng bốn chục tuổi đang đứng gần giá đựng bánh và đọc cuốn The Second Sex. Rachel rời khỏi hàng đến gần bà ta.
"Đã nhiều năm nay tôi không nhìn thấy quyển sách này!" Rachel nói. "Từ thời còn học đại học cơ. Không biết bây giờ nó còn hợp thời không?"
Người đàn bà nhìn lên và mỉm cười, mắt bà ta ngời sáng thân thiện. "Cũng hơi lỗi thời đấy, nhưng có giá trị về góc độ lịch sử." Bà ta chìa bàn tay nâu đeo đầy nhẫn ra. "Tôi là Mary Venable."
"Hannah Stephen," Rachel nói. "Hân hạnh được gặp bà."
Tôi ngạc nhiên vì thấy cô nhập vai ngọt đến vậy. Có lẽ bác sĩ tâm thần là những người vốn có tài nói dối. Khi tôi bước tới, tôi thấy Venable nói khẽ, "Rất vinh dự được gặp cô, bác sĩ. Cô đã giúp chúng tôi nhiều lắm."
"Cám ơn," Rachel đáp. Rồi cô nói lớn giọng hơn nhiều. "Tôi không thể hiểu tại sao Simone lại chịu làm người tình của Sartre. Trông ông ta như con nhái bén 2 . Không phải nói theo kiểu bôi nhọ người Pháp đâu. Mà là nhái bén thật ấy!"
Mary Venable cười tự nhiên đến mức tôi hầu như không nhìn thấy bà ta lấy cái túi Kinko từ tay Rachel và ném vào trong chiếc giỏ đan châu Phi lớn dưới chân.
"Nếu đêm nay tôi đọc xong," Venable nói, "mai tôi sẽ cho cô mượn. Tôi sẽ ở đây vào giờ này."
"Hẹn gặp lại bà sáng mai," Rachel nói.
Mary Venable ghé sát nàng, nói nhỏ, "Bảo anh bạn cô giấu hàng kỹ hơn một chút."
Trong khi Rachel còn đang ngẩn ngơ, Mary Venable âu yếm siết chặt tay nàng, rồi cầm túi lên và bước đi. Qua chỗ tôi, bà ta chỉ chạm mắt tôi trong một thoáng, nhưng tôi đã đọc được thật to và rõ ràng lời nhắn nhủ trong mắt bà: "Hãy chăm sóc cô bạn của anh cho tốt, chàng trai ạ."
Tôi bước đến bên Rachel, cô nhìn tôi với ánh mắt kỳ quặc. "Hình như bà ấy có nhắc gì đến giải phẫu phải không?"
"Anh sẽ nói với em sau." Tôi nắm cánh tay Rachel dắt nàng ra khỏi cửa hàng.
"Em không biết là có trung tâm mua sắm ở đây," nàng nói. "Chúng ta đi mua mấy bộ quần áo được không?"
"Ở đây không được đâu. Anh thật sự vẫn chưa thấy nơi chúng ta cần đến. Chúng ta cần một khu bách hóa tổng hợp có bán đủ mọi thứ ấy."
"Hay là lên tầng trên?"
"Không phải ở đây," tôi vẫn khăng khăng.
Khi tôi dắt nàng ra đến cửa chính, một tay cảnh sát thành phố bước ngang qua chúng tôi. Tim tôi nhảy loạn. Tôi chắc hắn đã sững người nhìn tôi đúng vào lúc chúng tôi đi ngang qua. Tôi định quay đầu lại kiểm tra, nhưng không dám.
"Có chuyện gì vậy?" Rachel hỏi khi thấy vẻ căng thẳng của tôi.
"Anh nghĩ chúng đang lùng sục ta ở đây."
"Tất nhiên rồi."
"Anh muốn nói chúng lùng công khai ấy. Anh nghĩ thằng cớm vừa rồi đã nhận ra anh."
Nàng định quay lại nhìn, nhưng tôi lắc đầu khá mạnh để ngăn nàng lại.
"Anh cho rằng không chỉ có NSA?" nàng hỏi.
"Anh e là không. Đi sát vào anh và chuẩn bị chạy thôi."
Chúng tôi đi qua một cái cây trong bồn cây cảnh lớn ở giữa tầng. Tôi kéo Rachel ra sau cây và quay lại nhìn từ chỗ núp. Gã cảnh sát bám đuôi chúng tôi và đang nghển cổ nhìn dáo dác quanh bồn cây. Hắn còn nói vào micro trên ve áo.
"Chúng ta bị phát hiện rồi," tôi nói. "Đi thôi!"
--- ------ ------ ------ -------
1 Sân bay Quốc tế Kennedy.
2 Nguyên văn: Frog, vừa có nghĩa là ếch nhái, vừa có nghĩa là cách nói lăng mạ chỉ người Pháp.
Danh sách chương