Danh nhân thời đại Lý - Trần không thiếu nhưng riêng lĩnh vực y học thành công nhất cũng chỉ có một người là sư Tuệ Tĩnh, nếu nói Tuệ Tĩnh là ông tổ thuốc Nam cũng không sai chút nào. Lý Anh Tú cũng chỉ biết Tuệ Tĩnh thi đậu Thái học sinh nhưng sau đó không vào triều làm quan mà mà ở lại chùa đi tu lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh. Thế nhưng thành tựu của Tuệ Tĩnh Lý Anh Tú cũng biết một chút, hai bộ “Nam dược thần hiệu” và “Hồng Nghĩa Giác tư y thư” như hai bộ sách giáo khoa, hệ thống hóa y học Đại Việt lúc bấy giờ vậy.

- Hóa ra là Tuệ Tĩnh đại sư. Trẫm nghe danh đại sư y thuật tuyệt luân, giờ được gặp đại sư thực sự vừa nhìn liền biết lời đồn thật không ngoa.

Lý Anh Tú không tiếc lời vỗ mông ngựa Tuệ Tĩnh một phát, dù sao cũng không mất tiền mà, bấy lâu nay liên tục chào đón danh nhân hắn cũng học được một bộ. Tuệ Tĩnh cũng không tỏ vẻ gì chỉ mỉm cười từ tốn nói.

- Bệ hạ quá khen, lời đồn không thể tin, bần tăng chỉ biết được một chút y thuật mà thôi.

Lý Anh Tú lắc đầu nói.

- Đại sư quá khiêm tốn, hiện tại Đại Việt không mấy người có thể sánh với đại sư về y thuật. Không biết đại sư có ý muốn vào triều làm quan không? Tuệ Tĩnh lắc đầu.

- Bệ hạ thứ lỗi, bần tăng thuở nhỏ được cửa phật nuôi dưỡng, một lòng thờ phật, chỉ muốn ở lại cửa phật yên tĩnh, dùng chút y thuật nhỏ nhoi của mình mà tế thế giúp đời.

Lý Anh Tú biết Tuệ Tĩnh một lòng không màn công danh lợi lộc nếu đem quan chứ ra dụ dỗ liền không thể. Hắn liền quyết định lừa dối.

- Vậy đại sư nghĩ với sức mình cả cuộc đời này có thể cứu được bao nhiêu người?

Tuệ Tĩnh không ngờ Lý Anh Tú lại hỏi vậy, suy nghĩ một chút Tuệ Tĩnh nói.

- Hẳn là cũng được vài trăm cho đến một ngàn người đi.

Lý Anh Tú lại hỏi.

- Đại sư có biết Đại Việt ta văn hiến ngàn năm nhưng đến nay các bài thuốc cổ cứ liên tục bị thất truyền.

Tuệ Tĩnh lắc đầu nói.

- Bần tăng thực sự không rõ.

Lý Anh Tú nghiêm giọng nói.

- Đó là bởi vì các lang y chỉ truyền thụ tài nghệ cho đệ tử trực môn của mình, hoặc là đem nó xuống mồ luôn. Y thuật sáng tạo ra là để cứu người, càng lan rộng càng có nhiều người được cứu giúp. Giữ cho riêng mình há chẳng phải là đi ngược lại với ý nghĩa của y học hay sao. Đại sư y thuật cao minh nhưng sức của đại sư cũng chỉ cứu giúp được vài trăm người, vậy những người còn lại trong thiên hạ phải như thế nào đây.

Tuệ Tĩnh sửng sốt, lát sau liền đứng lên khom người nói.

- Bệ hạ anh minh, không biết Tuệ Tĩnh phải làm gì đây?

Xưng hô của Tuệ Tĩnh vậy mà lại thay đổi, Lý Anh Tú biết cá đã cắn câu liền nói.

- Trẫm dự định sẽ xây dựng Quốc Tử giám cùng Y Học viện để đào tạo nhân tài cho đất nước. Y học viện tên như ý nghĩa chính là đào tạo lang y, ai có đạo đức, tài năng liền có thể vào học. Cùng với đó ta cũng muốn xây Đại Việt đa khoa bệnh viện để làm nơi chữa trị cho dân chúng, không phân giàu nghèo đều có thể trị bệnh. Đại sư có muốn hay không rời núi giúp ta một tay tạo phúc cho lê dân bá tánh.

Tuệ Tĩnh nghe vậy liền sáng mắt lên nhưng chợt lại do dự. Lúc này Khuôn Việt nói.

- Tuệ Tĩnh sư đệ hà cớ chi phải lo lắng, bệ hạ cũng không để ngươi làm quan, huống chi Thăng Long cách Khai Quốc tự cũng gần, bất cứ khi nào sư đệ muốn cũng trở về được.

Tuệ Tĩnh nghe vậy liền gật đầu nói.

- Đã vậy Tuệ Tĩnh xin tuân lệnh bệ hạ.

Lý Anh Tú hô liền ba tiếng tốt. Cười mép miệng đã kéo đến mang tai. Cuối cùng cũng lừa dối được vị đại sư này xuống núi.

Trở về Thăng Long Lý Anh Tú lệnh gọi Lữ Gia cùng Cao Lỗ đi vào thủ phủ. Hắn dẫn theo hai người đến bệ đá cổ, vẫn còn hai lượt triệu hoán chưa sử dụng đến đây này.

“Đinh, ký chủ xác nhận triệu hoán?”

- Triều hoán.

“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công sử gia Lê Văn Hưu”

“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Văn Trinh Công Chu Văn An”.

Hai tiếng thông báo của hệ thống vang lên Lý Anh Tú không khỏi hô thầm một câu buồn ngủ gặp chiếu manh nha. Lần này triệu hoán đều là văn thần chứ không phải võ tướng, triều đình Đại Việt đang trên đường hoàn thiện hiện tại võ tướng đã đầy đủ chỉ thiếu văn thần mà thôi.

Từ trong bệ đá cổ Lê Văn Hưu cùng Chu Văn An bước ra ngoài khom người chào Lý Anh Tú.

- Thần Lê Văn Hưu (Chu Văn An) bái kiến bệ hạ.

Lý Anh Tú liền làm một cái hư đỡ hai người dậy nói.

- Hai vị có thể đến giúp sức Trẫm thật sự rất vui vẻ.

- Bệ hạ quá lời, có thể lần nữa phụng sự Đại Việt thần không mong gì hơn.

Chu Văn An nói. Cả cuộc đời lừng lẩy của Chu Văn An không thoát khỏi hai chữ chính trực, một lòng muốn đem tài năng của mình cống hiến cho đất nước, tiếc là sinh không hợp thời, sau khi dâng Thất trảm sớ không được vua Dụ Tông chấp nhận liền cáo lão từ quan về bốc thuốc, dạy học. Lý Anh Tú chỉ Lữ Gia, Cao Lỗ nói.

- Đây hiện tại là hai vị trọng thần còn lại ở Thăng Long, mọi người làm quen một chút chúng ta đến chính điện bàn quốc sự.

Chu Văn An cùng Lê Văn Hưu triệu hoán đến tuổi tác ở thời kỳ đỉnh phong cùng với Lữ Gia không sai biệt lắm, lại là đệ tử của Khổng giáo rất nhanh liền có thể thân cận, có vẻ như Cao Lỗ hơi bị cách biệt một chút, dù tuổi trẻ hơn nhưng uy danh vẫn còn đó, không ai dám mạo phạm. 

Tất cả mọi người đi về chính điện, chờ mọi người an vị Lý Anh Tú nói.

- Như các khanh thấy Đại Việt đã bước sang một trang mới, cần một bước chuyển mình, hiện tại nước ta chính thức bước vào thời kỳ phong kiến, cần một bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn, cách khanh có ý kiến gì đề xuất không?

Lữ Gia nói.

- Bẩm bệ hạ, thực sự thành lập một bộ máy không khó, nhưng triều đình hiện tại không đủ nhân sự, hiện tại một viện cùng ba ti cũng chỉ mới miễn cưỡng đầy đủ nhân sự, nếu chia ra nữa không có người đứng đầu cơ qua thì rất khó làm việc.

Lê Văn Hưu trầm ngâm một lúc nói.

- Bẩm bệ hạ, theo thần nhận biết với tình hình nước ta hiện tại có thể mô phỏng theo mô hình thời kỳ nhà Trần, tiêu giảm những cơ quan không cần thiết đi. Nếu chưa đủ nhân sự có thể điều người kiêm nhiệm. Sau này đầy đủ nhân sự chúng ta lại phát triển ra thêm nữa.

Chu Văn An cũng gật đầu cho là phải. Lê Văn Hưu là một nhà sử học, điểm mạnh của Lê Văn Hưu chính là nhìn vào quá khứ, làm rõ hiện tại và tiên tri cho tương lai. Mô hình nhà Trần điều khiển trên triều đình thông qua các sáu thượng thư sảnh tương đương với lục bộ về sau, cùng với hệ thống các viện cấu thành một bộ máy trung ương hoàn chỉnh. 

Thảo luận một hồi Lý Anh Tú vẫn quyết định giải tán Cơ Mật viện nâng sáu thượng thư sảnh lên làm sáu bộ: Lại, hộ, lễ, binh, hình, công. Tuy nhiên nhân sự không đủ nên các đại thần tạm thời kiêm chức. Lại bộ do Lữ Gia đứng đầu, Hộ bộ do Thạch Tiến lên làm Thượng thư quản lý, Lễ bộ giao cho Lê Văn Hưu làm thượng thư, Binh bộ Lý Anh Tú quyết định gọi Cao Lỗ trở về Thăng Long đảm nhiệm, hình bộ tạm thời để trống, Công bộ nhân tuyển không ai thích hợp bằng Cao Lỗ. Ngoài ra Lý Anh Tú còn thành lập thêm hai cơ quan là Quốc Sử viện và Hàn Lâm viện. Trong đó Lê Văn Hưu kiêm chức đứng đầu Quốc Sử viện phụ trách chép sử, Hàn Lâm viện giao cho Chu Văn An phụ trách văn kiện.

Ở cấp địa Chu Văn An đề nghị chia lại ranh giới hành chính tại các Xứ chia thành huyện, xã Lý Anh Tú liền đồng ý, hắn vẫn còn thương nhớ chức năng của nha môn đây. Cuối cùng bản đồ được lấy ra, các vị đại thần chia ranh giới quyết định các cấp địa phương vẫn là Xứ, huyện, xã, làng. Đứng đầu Xứ là phủ sứ, bên cạnh đó còn có hai cơ quan là khuyến nông ti cai quản việc nông nghiệp và cả đê điều, khuyến học ti cai quản việc học tập tại địa phương, hai vị trí này do Hành Khiển đứng đầu. Cấp Huyện đứng đầu là tri huyện do triều đình bổ nhiệm, cấp xã cấp làng vị trí xã trưởng, trưởng làng do dân địa phương tự bầu.

Lý Anh Tú nói.

- Ngoài ra Trẫm còn muốn thành lập Quốc Tử giám, Y học viện và bệnh viện.

Chu Văn An ngạc nhiên hỏi.

- Bên hạ, Quốc Tử giám thần biết, Y học viện cũng có thể hiểu. Còn bệnh viện là gì?

Lý Anh Tú cười nói.

- Là nơi tập trung những y sư để chữa trị cho người dân. Ta muốn tại đây dân chúng sẽ được trị liệu mà không phân nghèo hèn, người bệnh nào cũng có thể nhận được sự chưa trị tận tình.

Chu Văn An đứng ra vái hắn một cái nói.

- Bệ hạ anh minh, thương xót bá tánh, thần xin thay mặt bách tính tạ ơn bệ hạ.

--------

Tuệ Tĩnh thiền sư tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi, được nhà chùa nuôi dưỡng. Năm 22 tuổi thi đậu Thái học sinh nhưng không làm quan mà trở về chùa làm sư. Năm 55 tuổi ông bị đem đi cống cho nhà Minh, với tài năng của mình ông được vua Minh phong là đại y thiền sư. 

Tuy vậy Tuệ Tĩnh vẫn xót thương về số phận ly hương của mình, mong muốn được trở lại quê hương, ông đã khóc trong lễ nhậm chức của mình cho nhà Minh. Trên bia mộ của ông bây giờ vẫn còn dòng chữ: "Ai về nước Nam cho tôi về với."
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện