Từ đó có thể thấy được, bị buộc lên ngôi và chủ động tạo phản là hai chuyện có tính chất hoàn toàn khác nhau.
Bởi vậy phải để cho Thương Lan đắc ý một phen, chờ hắn làm cho sự tình rối loạn cả lên, cuối cùng vì chuyện hãm hại Thiển Thủy Thanh mà kích động khiến cho binh biến xảy ra, tất cả chuyện tình mới trở nên thuận lợi như nước chảy thành sông.
Mặc dù là cùng một sự kiện, nhưng sự tình chỉ thay đổi thứ tự một chút, tính chất của nó lập tức trở nên khác hoàn toàn. Lấy thân phận của một kẻ bị hại bắt buộc phải đánh trả, luôn luôn sẽ tốt hơn hành động với thân phận của kẻ chủ động hại người, trên danh nghĩa sẽ chiếm rất nhiều ưu thế.
Huống chi cũng chỉ có làm như vậy, Thương Lan mới có thể buông lơi cảnh giác, thả lỏng bọn Vân Nghê đang bị tạm giam. Lúc ấy, bọn Tô Vân được hắn phái đi cứu viện mới có cơ hội động thủ.
Sau khi khởi binh ở núi Tuyết Liên, chỉ trong khoảng chừng hai tháng, quân đội của Thiển Thủy Thanh gần như càn quét khắp nơi. Đại kỳ của hắn đi tới đâu, tất cả đều bái phục, không ai dám không khâm phục. Tất cả quân đội của Đế quốc Thiên Phong và Thương Lan, cuối cùng đều quy phục dưới quyền thống trị của Thiển Thủy Thanh, đại quân thẳng tiến thành Thương Thiên. Có danh phận đại nghĩa bị bắt buộc phản kháng, có hành vi bĩ ổi bán đứng lãnh thổ quốc gia của Thương Lan, sự tồn tại và hành vi của Thiển Thủy Thanh liền trở thành hình ảnh 'Vì dân phạt tội, cánh quân chính nghĩa' tốt đẹp vô cùng. Danh phận đại nghĩa không có nhiều tác dụng trong quân sự, nhưng có sự ảnh hưởng mang tính quvết định đối với việc thống trị Đế quốc trong tương lai. Nó có thể làm giảm sự phản kháng của dân chúng ở các nơi nếu có xuống tới mức thấp nhất, giữ được tính ổn định chính trị của Đế quốc Thiên Phong tới mức tối đa, khiến cho hành vi soán ngôi lần này trở thành một sự chuyển tiếp an toàn ổn định, chứ không phải là hành động gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trong chuyện này, dĩ nhiên kẻ bất hạnh là Hoàng thất Thương gia, chứ không phải là dân chúng trong Đế quốc.
Ngày Bảy tháng Mười Một, đại quân Đế quốc Thiên Phong chạy tới ngoài thành Thương Thiên. Lúc này, các Đại Quân đoàn tề tựu dưới trướng Thiển Thủy Thanh, nhân số đã lên tới chừng trăm vạn.
Binh sĩ thủ vệ thành Thương Thiên tự ý mở rộng cửa thành Thương Thiên, mặc tình cho đại quân tràn vào. Ngoại trừ một ít thị vệ trung thành trong cung Phong Tuyết liều chết chống cự ra, không còn trở ngại nào khác.
Dưới tình hình ấy, Hoàng đế đời thứ Sáu của Đế quốc Thiên Phong là Thương Lan bị bắt buộc phải quỳ xuống xin hàng Thiển Thủy Thanh.
Đế quốc Thiên Phong luôn luôn bách chiến bách thắng, tung hoành bốn bể, cứ như vậy kết thúc cục diện thống trị của mình bằng phương thức không ai ngờ tới nhất.
Nhưng ra ngoài dự đoán của mọi người. Thiển Thủy Thanh cũng không giết Thương Lan, chỉ giam hắn lại trong cung, từ nay về sau không được bước ra ngoài nửa bước.
Sau đó, Thiển Thủy Thanh đã nắm trong tay thế cục toàn triều Đế quốc Thiên Phong, quân uy cực mạnh, không ai dám xúc phạm. Nhưng Thiển Thủy Thanh cũng không ngồi lên ngôi Hoàng đế, ngược lại, hắn đưa ra một loạt quyết sách chính trị.
Đầu tiên là tuyên bố hành vi phạm tội của Thương Lan, đại nghịch bất đạo, mưu hại phụ hoàng, giết chết huynh đệ, công bố cho khắp nơi đều biết, phế bỏ Đế vị của Thương Lan. Sau đó Thiển Thủy Thanh không thèm quan tâm tới lời khuyên can của quân thân và tướng sĩ, đưa Thương Mẫn lên làm Nữ hoàng, danh hiệu Đế quốc Thiên Phong không thay đổi, còn bản thân Thiển Thủy Thanh thì đảm nhiệm chức Nhiếp Chính Vương.
Sự xuất hiện của Nữ hoàng có thể nói là một nước cờ tuyệt diệu của Thiển Thủy Thanh, nhờ vậy mà tội danh âm mưu độc chiếm thiên hạ của Thương gia của hắn giảm đi rất nhiều. Nước cờ này càng làm tăng thêm tính ổn định cho Đế quốc, khiến cho những thế lực chống đối các nơi không có nguyên nhân gì để khởi binh. Hơn nữa bản thân uy danh cực cao về quân sự, hành vi tạo phản lần này chưa hề tạo ra bất cứ làn sóng chống đối quân sự nào, có thể nói là một kỳ tích cho đời sau, cũng là hành vi tạo phản thành công nhất.
Bản thân Thiển Thủy Thanh lấy thân phận Nhiếp Chính Vương quản lý triều chính, định ra quốc sách mới.
Đầu tiên chính là tuyên bố một loạt quyết sách chính trị do Thương Lan và thuộc hạ của hắn làm ra khi trước là không có hiệu lực, tiếp tục chấp hành theo hiệp nghị Thập Tự lĩnh. Xích Phong Uyển lấy thân phận Nữ vương thống trị hai nước Phong, Khâu, hành vi này được Đại đế quốc Tây Xi hoàn toàn ủng hộ. Sau khi Thiển Thủy Thanh trở thành kẻ cầm quyền thực tế ở Đế quốc Thiên Phong, có được rất nhiều quyền lực cao hơn nữa, cho dù Cách Long Đặc cũng không có cách nào tự do điều động tất cả binh lực đối chiến với Thiển Thủy Thanh. Vì thế cho nên trong giờ phút này, duy trì hiệp nghị Thập Tự lĩnh khi trước chính là quyết định tốt nhất cho cả hai bên.
Sau đó, Thiển Thủy Thanh tuyên bố một nửa lãnh thổ của Độc Lập lĩnh thuộc về sở hữu của Đế quốc Thiên Phong. Bởi vì vùng lãnh thổ ấy là do Đế quốc Thiên Phong giành được từ tay Đại Đế quốc Tây Xi, nếu Độc Lập lĩnh muốn đòi lại, vậy phải tìm người Đại Đế quốc Tây Xi mà đòi. Nếu Độc Lập lĩnh không chấp nhận đề nghị này, Đế quốc Thiên Phong cũng không ngại đánh một trận.
Lần này tuy rằng Độc Lập lĩnh tỏ ra vô cùng tức giận, nhưng đối mặt với Đế quốc Thiên Phong quyền thế đang thịnh, quân uy hiển hách, bọn họ cũng không còn cách nào khác. Mặc dù kháng nghị đưa ra ào ạt, ngày nào cũng có người buông lời thóa mạ, nhưng bọn họ không hề dám có bất cứ hành động quân sự nào đối phó Đế quốc Thiên Phong.
Thiển Thủy Thanh lúc này không còn mối lo nào trong nước, không cần sợ có quyền thần âm mưu phản nghịch, không cần lo vì chấn chỉnh nội bộ trong nước mà phải tỏ ra kém thế với nước khác. Hoàn toàn ngược lại, vừa bắt đầu thượng vị, Thiển Thủy Thanh đã biểu ra sự mạnh mẽ chưa từng thấy từ trước tới nay, là lưng vốn quan trọng nhất để hắn tranh thủ lòng dân.
Ngay sau đó, Thiển Thủy Thanh đưa ra quyết định về Công quốc thánh Uy Nhĩ. Từ ngày hôm đó trở đi, Công quốc thánh Uy Nhĩ do Vương quốc Ba Nhĩ Cáp cai quân, quân đoàn Tường Long của Đế quốc Thiên Phong lấy danh hiệu 'giúp đỡ phòng vệ' tiếp tục đóng quân ở đó, nhưng sẽ không can thiệp hay làm ảnh hưởng gì tới quyết sách chính trị hiện tại của Công quốc thánh Uy Nhĩ. Vì muốn cứu vãn cục diện đổ vỡ do Thương Lan gây ra cho quan hệ giữa hai nước, Thiển Thủy Thanh đưa ra một nhượng bộ đặc biệt, vấn đề cung cấp quân nhu cho Quân đoàn Tường Long không cần người Công quốc thánh Uy Nhĩ cung cấp, mà sẽ do chính Đế quốc Thiên Phong cung cấp. Đồng thời Công quốc thánh Uy Nhĩ hoàn toàn mở ra hành lang Thánh Khiết, đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước.
Về phương diện chính trị, đưa ra nhượng bộ với Công quốc thánh Uy Nhĩ, về phương diện quân sự duy trì như trước, triển khai cướp đoạt trên phương diện kinh tế, đây là quyết sách mà Thiển Thủy Thanh đưa ra đối phó với Công quốc Thánh Uy Nhĩ.
Cuối năm Một Trăm Mười Bốn lịch Thiên Phong, Bát Xích tiếp tục khống chế miền Bắc thảo nguyên, để kềm chế người Đại Đế quốc Tây Xi.
Từ đó về sau, thừa cơ hội Bát Xích giữ chân người Đại Đế quốc Tây Xi trên Đại thảo nguyên Tây Phong, các quốc gia khác thì kinh sợ thế lực của mình, Thiển Thủy Thanh dứt khoát đưa ra một loạt cải cách mạnh mẽ về cơ cấu chính trị bên trong Đế quốc Thiên Phong.
Năm Một Trăm Mười Lăm lịch Thiên Phong, Thừa tướng Đế quốc Lịch Minh Pháp dâng thư thỉnh mệnh với Nữ hoàng bệ hạ, rằng tuổi tác đã cao, không còn đủ sức chăm lo quốc sự, xin được cáo lão về quê. Nhiếp Chính Vương Thiển Thủy Thanh phê chuẩn thông qua, cũng điều Sở Hâm Lâm làm tân nhiệm Thừa tướng. Bởi vì Sở Hâm Lâm xuất thân từ Chỉ Thủy, cho nên hành động này đã xoa dịu quan hệ giữa Thiển Thủy Thanh và Chỉ Thủy rất nhiều. Thiển Thủy Thanh từng giết chóc tạo nên thù hận sâu xa ở Chỉ Thủy, theo ngày rộng tháng dài, cục diện cải cách mới mẻ đầy sức sống ở Chỉ Thủy đã dần dần làm giảm bớt lòng thù hận. Dùng đao đồ tể chinh chiến bốn phương, dùng lòng nhân từ thống trị thiên hạ, chính là suy nghĩ của Thiển Thủy Thanh.
Tháng Chín năm ấy, Nữ hoàng Thương Mẫn và Vân Nghê, mỗi người sinh hạ một trai. Con của Thương Mẫn, Thiển Thủy Thanh đặt tên là Thương Tùng, phong Thái tử. Con của Vân Nghê, Thiển Thủy Thanh đặt tên là Liệt Hữu, vì là hậu nhân của Liệt gia, chữ Hữu là để tướng nhớ đại ca Thích Thiên Hữu của mình.
Tháng Mười cùng năm, Dạ Oanh và Nhạc Thanh Âm hai người sinh được một trai một gái, đặt tên là Thiên Quân và Thiên San, phong là Tế Dương Vương và Công chúa Chiêu Nguyên.
Năm Một Trăm Mười Sáu lịch Thiên Phong, Đế quốc Thiên Phong cải cách chế độ quân sự, hủy bỏ phiên hiệu của Quân đoàn Chỉ Thủy. Đế quốc Thiên Phong vẫn giữ năm Đại Quân đoàn như trước, nhưng biên chế thì không thay đổi. Quân đoàn Bạo Phong vẫn là Quân đoàn chủ lực đệ nhất như trước, Thiết Huyết Trấn tách ra khỏi Quân đoàn Bạo Phong, trở thành một cánh quân độc lập, quân số cao nhất có năm vạn người, trực tiếp thuộc Hoàng gia, do Thác Bạt Khai Sơn dẫn dắt.
Chức Tổng Suất của Quân đoàn Bạo Phong thì vẫn theo chế độ cũ, do Hoàng đế giữ. Thiển Thủy Thanh thân là Nhiếp Chính Vương nên tiếp tục đảm nhận chức vụ này. Phó Suất là Vân Phong Vũ.
Bọn Vân Lam, Bích Không Tình, Mộc Huyết, Thủy Trung Đường, Liêm Thiệu Nhất, Tô Vân, Lâm Dược...đều giữ trọng trách cao cấp trong các Quân đoàn.
Về bên Kinh Hồng, Thiển Thủy Thanh giao cho Mịch Tử Âu phụ trách, điều này khiến cho Cô Viễn Ảnh sinh lòng bất mãn.
Tháng Bảy năm ấy, Chu Đan Tâm bệnh rồi mất.
Năm Một Trăm Mười Bảy lịch Thiên Phong, Bát Xích triển khai quyết chiến với đại quân của Cách Long Đặc ở miền Bắc thảo nguyên, cuối cùng thất bại. Cách Long Đặc phải trả một cái giá rất đắt mới chiến thắng được Bát Xích với ưu thế mỏng manh, bắt đầu quá trình hoàn toàn thu phục miền Bắc thảo nguyên. Bát Xích gặp phải thảm bại lần đầu tiên từ trước tới nay, sau đó nhận được chỉ lệnh của Thiển Thủy Thanh, thối lui về khu vực Độc Lập lĩnh do Đế quốc Thiên Phong khống chế. Cũng tại nơi này, hắn liên kết các giáo dân cũ của Bà Lan giáo lại, lấy thân phận thánh Tử triệu tập giáo chúng, chuẩn bị lập quốc. Nhưng hành động này bị Thiển Thủy Thanh phản đối, quan hệ sư đồ xuất hiện dấu hiệu sứt mẽ.
Cũng vào năm ấy, dưới sự thao túng ngấm ngầm của Thiển Thủy Thanh, Liên minh các thành thị tự do chính thức xưng thần với Đế quốc Thiên Phong. Phương thức thôn tính lãnh thổ của Thiển Thủy Thanh đã đưa tới kết quá dần dần hoàn thành ý đồ bành trướng của hắn: Việc trị thủy ở sông Ác Lãng đã xong, rốt cục đã tới giờ phút thu hoạch.
Năm Một Trăm Mười Tám lịch Thiên Phong, Vân Nghê lại sinh một trai nữa, đặt tên là Thiển Uyên, phong là Lưu Nam Vương.
Tháng Năm năm ấy, Độc Lập lĩnh mượn vấn đề vùng lãnh thổ phía Tây của họ mà triển khai huyết chiến với Bát Xích. Bát Xích thi triển độc kế liên hoàn, đánh bại Độc Lập lĩnh.
Tháng Sáu năm ấy, Vô Song và Tân Tân cũng sinh được một trai, đặt tên là Nhai Phương, là để kỷ niệm năm xưa Vô Song gặp gỡ Thiển Thủy Thanh ở thôn Phương gia, từ đó tạo nên bước ngoặt thay đổi cả cuộc đời mình. Đây cũng là đứa con thứ ba của Vô Song, là con trai thứ hai. Thiển Thủy Thanh sai sứ chúc mừng, quan hệ giữa hai nước lúc này đã lên cao tới đỉnh.
Năm Một Trăm Mười Chín lịch Thiên Phong, chiến sĩ Hùng tộc phản loạn, Bát Xích đại khai sát giới, gần như tàn sát sạch sẽ chiến sĩ Hùng tộc không còn, hoàn toàn tiêu diệt chủng tộc dũng mãnh nhưng ngang ngược kiêu ngạo, không vâng mệnh lệnh này.
Tháng Tư năm ấy, cụm Mâu Hải xảy ra phản loạn với quy mô lớn, Thiển Thủy Thanh đích thân dẫn quân bình định. Đây là cuộc phản loạn với quy mô lớn xảy ra lần đầu tiên kể từ khi Thiển Thủy Thanh chấp chính tới nay, đồng thời cũng là cuộc phản loạn với quy mô lớn sau cùng. Đến năm nay, Đế quốc Thiên Phong đã ở dưới quyền thống trị của Thiển Thủy Thanh năm năm, tổng cộng xảy ra phản loạn với quy mô lớn một lần, phản loạn với quy mô nhỏ vài lần, chính là triều đại ít rung chuyển nhất trong những triều đại quyền thần soán ngôi, nền chính trị của Đế quốc không hề chịu ảnh hưởng.
Tháng Bảy năm ấy, Công quốc Thanh Uy Nhĩ dưới sự khống chế của Bát Xích lại phát sinh chia rẽ. Vương quốc Thánh Lộ Dịch quật khởi một lần nữa, giằng co với Vương quốc Ba Nhĩ Cáp. Thiển Thủy Thanh nổi trận lôi đình, bắt đầu cảm thấy tên đồ đệ Bát Xích năm xưa cứ mở miệng ra là kêu Sư phụ, hiện giờ đang dần dần trở nên ương ngạnh.
Tháng Tám cùng năm, Xích Phong Uyển sinh cho Thiển Thủy Thanh một gái một trai. Trai đặt tên là Xích Thanh, gái đặt là Thiển Uyển. Đây là hai đứa trẻ song sinh, khiến cho quan hệ giữa Đế quốc Thiên Phong và Đại Đế quốc Tây Xi vốn nước lửa khó dung trở nên dịu bớt một mức.
Năm Một Trăm Hai Mươi lịch Thiên Phong, nội chiến bùng nổ ở Công quốc Thánh Uy Nhĩ. Vương quốc Thánh Lộ Dịch đại chiến với Vương quốc Ba Nhĩ Cáp, bắt đầu tranh đoạt quyền khống chế lãnh thổ Công quốc Thánh Uy Nhĩ, sau lưng hai phe này là Bát Xích và Thiển Thủy Thanh. Trận này, Vương quốc Thánh Lộ Dịch chiến thắng, đây là thất bại thật sự của Thiển Thủy Thanh từ trước tới nay, cũng bị chính đồ đệ của hắn đánh bại.
Nhưng rất nhanh sau đó, Thiển Thủy Thanh đã lấy lại thể diện. Quân đoàn Bạo Phong tiến vào Công quốc Thánh Uy Nhĩ, hoàn toàn đánh tan quân đội của Vương quốc Thánh Lộ Dịch. Lần này Bát Xích không dám ra mặt đối đầu trực tiếp với sư phụ, đành trơ mắt nhin Vương quốc Thánh Lộ Dịch bị tiêu diệt. Thiển Thủy Thanh nhân cơ hội này hoàn toàn tiếp thu Công quốc Thánh Uy Nhĩ, hủy bỏ địa vị độc lập của Công quốc Thánh Uy Nhĩ.
Sự diệt vong của Công quốc Thánh Uy Nhĩ có ý nghĩa rằng, thế lực quân sự của Đế quốc Thiên Phong khuếch trương thêm một bước. Lúc này Đế quốc Thiên Phong đã trở thành một siêu cấp cường quốc trên đại lục bao gồm Chỉ Thủy, Liên minh các thành thị tự do, một phần ba Mạch Gia, toàn bộ Công quốc Thánh Uy Nhĩ, còn có quyền khống chế toàn diện Kinh Hồng.
Đối mặt với Đế quốc Thiên Phong quật khởi mạnh mẽ như vậy. Độc Lập lĩnh thất kinh hồn vía, vội vàng nương tựa vào Bát Xích. Bát Xích luôn luôn to gan lớn mật, lần này quyết định đối đầu với sư phụ của mình một lần.
Năm Một Trăm Hai Mươi Mốt lịch Thiên Phong, Bát Xích dẫn dắt một số quân phản kháng của Mạch Gia. Độc Lập lĩnh và Công quốc Thánh Uy Nhĩ, lại mượn thêm một số ít quân Kinh Hồng của Cô Viễn Ảnh và Nghiêm Chân Bình khởi xướng phản kích Đế quốc Thiên Phong, đánh bại Bích Không Tình. Sau đó không lâu. Thiển Thủy Thanh đích thân dẫn dắt đại quân triển khai quyết chiến với Bát Xích trên bình nguyên. Trận này đại chiến suốt ba ngày ba đêm, Bát Xích thất bại hoàn toàn.
Bát Xích đã trở thành một Tướng quân duy nhất trên đại lục Quan Lan đã từng giao thủ với cả hai vị Chiến thần, nhưng đều thất bại. Nhưng Thiển Thủy Thanh thắng trận này cũng trả một cái giá đắt vô cùng. Vân Phong Vũ tử trận. Sau khi Vân Nghê nhận được tin, khóc ngất ngay tại chỗ.
Bát Xích thua trận ấy rồi, Thiển Thủy Thanh chỉ đạo Mịch Tử Âu đại chiến một trận trong nội bộ Kinh Hồng cùng Cô Viễn Ảnh. Trận này Cô Viễn Ảnh thất bại, tử trận đương trường, Nghiêm Chân Bình được tin. Tự sát ngay trong phủ.
Bát Xích dẫn quân chạy ra hải ngoại, dẫn dắt giáo chúng Bà Lan giáo đi đại lục Thần Thánh, đi trên Long thuyền ba tầng được kiến tạo theo bản vẽ mà Tần Nghi đã lấy trộm năm xưa.
Sau khi trải qua cuộc sống lênh đênh trên biển nửa năm trời, Bát Xích cũng tới được đại lục Thần Thánh. Lần này hắn đại triển thần uy, đánh bại các nơi. Sau khi chiến đấu tám năm, rốt cục hắn cũng thống nhất được đại lục Thần Thánh, thành lập một Bà Lan giáo quốc hoàn chỉnh, hoàn thành giấc mộng năm nào của Tần Nghi.
Sau đó không lâu, Thiển Thủy Thanh biết được tin này, lập tức đưa lễ vật tới chúc mừng Bát Xích, mong rằng hắn từ nay về sau tung hoành trên đại lục Thần Thánh. Thiển Thủy Thanh còn nói với Bát Xích rằng, hắn vẫn coi Bát Xích là đồ đệ xuất sắc nhất, đắc ý nhất của mình như trước, hơn nữa, hắn chưa bao giờ trách cứ những hành vi mà Bát Xích đã làm.
Bát Xích đọc thư xong khóc rống lên, viết thư gởi về cho Thiển Thủy Thanh rằng, quan hệ sư đồ trở nên tốt đẹp như xưa, nhưng từ đây về sau khó mà gặp lại.
Theo sự chiến bại của Bát Xích, Độc Lập lĩnh bị diệt vong, Nhai quốc từ cao tới thấp bắt đầu lo âu thắc thỏm. Lúc này, Vô Song dứt khoát một mình chạy tới thành Thương Thiên, cầu kiến Thiển Thủy Thanh.
Dưới sự giúp đỡ của Dạ Oanh, Thiển Thủy Thanh trịnh trọng hứa hẹn với Vô Song, ngày nào Thiển Thủy Thanh hắn còn sống, tuyệt đối sẽ không xâm phạm biên giới Nhai quốc.
Cuối năm ấy, Lôi Hỏa vì thương thế cũ quá nặng tái phát chết đi. Thiển Thủy Thanh cho hậu táng, lại truy phong là Uy Viễn Hầu.
Năm Một Trăm Hai Mươi Tám lịch Thiên Phong. Lương Cẩm sau nhiều năm ăn chơi trác táng, xa hoa vô độ, thân lâm trọng bệnh không dậy nổi, khoảng ba tháng sau chết trên giường. Đời sau cho rằng, cái chết của Lương Cẩm là do một tay Thiển Thủy Thanh gây ra.
Cũng vào tháng ấy, Thương Lan vì nỗi buồn sa cơ thất thế canh cánh bên lòng, phát bệnh mà chết.
Hai vị Quốc chủ cuối cùng của Đế quốc Thiên Phong và Kinh Hồng chết cùng năm cùng tháng, chỉ cách nhau ba ngày, không thể không khiến người ta cảm thán, than rằng tạo hóa trêu người. Nhưng một người quá vui mà chết, một kẻ quá buồn mà đi. Sau khi Lương Cẩm chết, được lấy quốc lễ hậu táng, còn Thương Lan chết rồi, ngay cả cáo phó cũng không có một tờ. Mà hai người còn có một điểm giống nhau, chính là không lưu lại hậu nhân.
Cái chết bọn họ thật ra hoàn toàn không phải là do Thiển Thủy Thanh an bài. Nhưng chuyện không người nối dõi, quả thật là do Thiển Thủy Thanh một tay làm nên. Bất kể thế nào, cũng không thể để hai tên này lưu lại hậu nhân được.
Đau buồn quá độ vì huynh trưởng qua đời, từ nay về sau, Thương gia không còn ai là thân nhân nữa, không lâu sau đó, Thương Mẫn cũng lâm bệnh.
Năm Một Trăm Hai Mươi Chín lịch Thiên Phong. Kinh Hồng chính thức hủy bỏ danh hiệu quốc gia, hoàn toàn thuộc sở hữu của Đế quốc Thiên Phong, lúc này, chuyện thống nhất Đại Lương mới chính thức hoàn thành trên danh nghĩa.
Cũng vào năm ấy, Đại Nguyên soái Cách Long Đặc của Đại Đế quốc Tây Xi cũng vì bệnh từ trần, Tây Chiến thần của đại lục ra đi, khiến cho bao người cảm thán.
Năm Một Trăm Ba Mươi lịch Thiên Phong, Thiển Thủy Thanh chấp chính đã được mười sáu năm, Xích Đế cũng tạ thế. Theo Xích Đế chết đi. Đại thảo nguyên Tây Phong triển khai một trường tranh đoạt ngai vàng đầy gió tanh mưa máu.
Thiển Thủy Thanh thừa cơ tham gia với ý đồ đưa lên một vị Nữ hoàng, đẩy Xích Phong Uyển lên ngôi cao, tham gia vào cuộc chiến tranh đoạt quyền lực.
Năm Một Trăm Ba Mươi Mốt lịch Thiên Phong, nội chiến thảo nguyên bùng nổ, Xích Phong Uyển dưới sự trợ giúp của Thiển Thủy Thanh đánh bại nhiều vị huynh trưởng của mình, đăng cơ đỉnh cao quyền lực của Đại Đế quốc Tây Xi.
Bởi vì lúc này ở Đế quốc Thiên Phong, Thương Mẫn vẫn là Nữ hoàng, mà Đại thảo nguyên Tây Phong cũng do Xích Phong Uyển làm Quốc chủ, cho nên khoảng thời gian này được người đời sau xưng là Thời đại Nữ hoàng. Mà hai vị Nữ hoàng này đều là thê tử hợp pháp của Thiển Thủy Thanh, cho nên cũng gọi là Thời đại bù nhìn. Ý là ngay lúc đó, đại lục Quan Lan xem như đã hoàn toàn thống nhất, ngoại trừ Nhai quốc ra. Đế quốc Thiên Phong không còn đối thủ, gần như tất cả vùng lãnh thổ đều rơi hết vào tay Thiển Thủy Thanh, hai vị Nữ hoàng bất quá chỉ là con rối do Thiển Thủy Thanh giật dây mà thôi.
Thời đại Nữ hoàng bắt đầu từ Thương Mẫn, đến khi Xích Phong Uyển đăng cơ, trải qua năm năm dài mới chấm dứt.
Năm ấy, rốt cục Thương Mẫn vì bệnh tình nghiêm trọng, chữa trị không được mà chết, hưởng dương ba mươi tám tuổi.
Khoảng thời gian này là thời kỳ đen tối trong đời Thiển Thủy Thanh, bởi vì chỉ trong một năm, hắn liên tục mất đi hai thê tử. Người thứ hai bỏ hắn mà đi, chính là Cơ Nhược Tử. Bởi vì không thể sinh sản, cho tới bây giờ Cơ Nhược Tử vẫn buồn bực không vui. Nhưng bản tính trời sinh nàng vốn quật cường, Thiển Thủy Thanh lại vô cùng coi trọng tài hoa của nàng, giao rất nhiều chính sự trong nước cho nàng xử lý. Tâm trạng buồn bực cộng thêm vất vả lâu ngày mà sinh bệnh, cuối cùng nàng cũng nối gót Thương Mẫn ra đi. Năm nàng lìa trần, hưởng dương bốn mươi chín tuổi.
Năm ấy, Thiển Thủy Thanh bốn mươi bảy tuổi.
Trong năm Thương Mẫn mất, bởi vì Đế quốc vô chủ, Thiển Thủy Thanh tâm trạng không tốt, lại không muốn đăng cơ xưng Đế. Đế quốc Thiên Phong xuất hiện một thời kỳ u ám hiếm có trong lịch sử. Cuối cùng nhờ các quần thần ra sức khuyên can, rốt cục Thiển Thủy Thanh cũng chấp nhận đăng cơ xưng Đế, nhưng cương quyết từ chối sửa đổi quốc hiệu.
Năm Một Trăm Ba Mươi Tư lịch Thiên Phong, hải tặc Cách Nhật Tang phát động thế công với đất liền, giao chiến cùng Nhai quốc. Nhai Vô Song đích thân xuất chiến, không ngờ bị thuộc hạ bán đứng, thân chịu trọng thương, Nhai quốc đại bại.
Sau khi Vô Song về nước không lâu, bệnh không trị được mà chết, hưởng thọ bốn mươi lăm tuổi, Thái tử Nhai Thương Chiến kế vị xưng Vương. Cũng năm này, Tân Nghiệp Hoành nhân tuổi già mà đi, ái nữ Tân Tân đau buồn vì trượng phu cùng phụ thân lần lượt ra đi, cũng phát bệnh mà chết.
Cái chết của Vô Song khiến cho khát vọng thống nhất đại lục Quan Lan của Thiển Thủy Thanh không còn vướng bận cảm tình gì nữa. Sau đó không lâu, đầu tiên Thiển Thủy Thanh đả kích hủy diệt hải tặc Cách Tang Nhật, sau đó triển khai huyết chiên cùng quân đội Nhai quốc. Trận thủy chiến trên biển Vô Nhai Giác trở thành chiến dịch quân sự quan trọng huy hoàng cuối cùng trong lịch sử chiến tranh của Thiển Thủy Thanh. Trận này, quân Đế quốc Thiên Phong đánh bại đối thủ Nhai quốc vốn sở trường về hải chiến, đạt được thắng lợi hoàn toàn.
Nhai quốc bắt buộc phải xưng thần với Đế quốc Thiên Phong, dưới sự khuyên bảo của Dạ Oanh, Thiển Thủy Thanh từ bỏ ý tưởng gom thâu Nhai quốc, mà coi Nhai quốc như thuộc quốc.
Cũng năm ấy, vào ngày sinh nhật của mình, Thiển Thủy Thanh dạo chơi trên sông Ác Lãng ngắm phong cảnh. Lúc này sông Ác Lãng đã không còn hung hiểm như xưa. Nhưng không ngờ đúng vào hôm ấy, nước sông bỗng nhiên dâng cơn thủy triều cao ngất, lại có một trận cuồng phong kỳ dị thổi qua.
Gió tan rồi, thuyền rồng của Thiển Thủy Thanh biến mất không còn thấy tăm hơi.
Chuyện Thiển Thủy Thanh cùng mấy vị phu nhân mất tích trở thành mối nghi hoặc lớn nhất trên đại lục. Từ đó trở về sau, mọi người không còn nhìn thấy bất cứ thứ gì liên quan tới tung tích của Thiển Thủy Thanh, sự tồn tại của hắn cũng trở thành truyền thuyết bất hủ. Có người nói rằng, hắn được chúng thần trên trời triệu đi, cũng có người nói Thiển Thủy Thanh giết chóc quá nhiều, chọc cho thiên thần nổi giận, giáng xuống thần phạt. Cũng có người tự cho là mình biết chuyện, tuyên bố Thiển Thủy Thanh đã sớm chán ghét cuộc sống tranh chấp lục đục lẫn nhau, nên thừa cơ đi du ngoạn mà tìm một nơi phong thủy hữu tình, nhân cơ hội này quy ẩn.
Sau khi Thiển Thủy Thanh mất tích, Đế quốc tìm kiếm khắp nơi không có kết quả, bèn đưa Thái tử Thương Tùng lên ngôi, đăng cơ xưng Đế.
Năm Một Trăm Ba Mươi Lăm lịch Thiên Phong, theo sự mất tích đột ngột của Thiển Thủy Thanh, Đế quốc Thiên Phong xuất hiện một thời kỳ mất cân bằng về quyền lực. Các trọng thần như Bích Không Tình, Vân Lam, Thủy Trung Đường, Sở Hâm Lâm...ai cũng nắm đại quyền một phương, phát động tranh chấp đoạt quyền.
Tháng Tư năm đó, Bích Không Tình đại chiến cùng Thủy Trung Đường, Bích Không Tình chiến bại, tự sát mà chết. Năm ấy ông ta năm mươi bốn tuổi.
Tháng Tám năm ấy. Phương Hổ liên kết với Vân Lam, cưỡng ép Thủy Trung Đường rời ghế. Sau khi Thủy Trung Đường thất thế thoái chí nản lòng, thoái ẩn điền viên, về sau chết già.
Năm Một Trăm Ba Mươi Sáu lịch Thiên Phong, con của Xích Phong Uyển là Xích Thanh phát động chính biến, phủ định sự thống trị của Mẫu hoàng, đăng cơ xưng Đế. Đau buồn vì trượng phu mất tích, con mình tạo phản, ba năm sau Xích Phong Uyển cũng ra đi.
Cùng năm ấy, Sở Hâm Lâm triển khai tranh đoạt quyền lực cùng Phương Hổ, Vân Lam.
Phương Hổ, Vân Lam thừa dịp Sở Hâm Lâm vào triều, sai người nấp sau cửa Cảnh Thái, dùng búa đánh mạnh vào đầu Sở Hâm Lâm, tạo ra vụ án đánh búa ở cửa Cảnh Thái chấn động một thời. Việc này khiến cho Sở Hâm Lâm trọng thương. Phương Hổ, Vân Lam thừa cơ đoạt quyền, Sở Hâm Lâm hoàn toàn thất thế, cuối cùng ở nhà uống rượu độc tự sát, hưởng thọ sáu mươi bảy tuổi.
Năm Một Trăm Ba Mươi Chín lịch Thiên Phong, con của Vô Song và Tân Tân là Nhai Phương phát động đảo chính quân sự, tranh thủ sự giúp đỡ của Lưu Nam Vương Thiển Uyên, lật đổ nền thống trị của Nhai Thương Chiến, kế vị xưng Đế.
Năm Một Trăm Bốn Mươi Hai lịch Thiên Phong, Lưu Nam Vương Thiển Uyên năm ấy hai mươi bốn tuổi, dưới sự trợ giúp của bá phụ Vân Lam, phát động phản loạn, lấy bọn Vân Lam, Tô Vân, Lâm Dược cầm đầu. Hoàng đế Thương Tùng lấy Phương Hổ là Tổng Suất. Mộc Huyết, Thác Bạt Khai Sơn làm Phó Suất, tiến công quân phản loạn. Không ngờ tân Quốc chủ Nhai quốc Nhai Phương dẫn dắt đại quân đổ bộ phía sau, khởi xướng tấn công mãnh liệt Quân đoàn Bạo Phong. Vì vậy Quân đoàn Bạo Phong đại bại. Thác Bạt Khai Sơn tử trận đương trường. Phương Hổ chạy thoát, về sau không rõ tung tích. Mộc Huyết bị bắt giam vào nhà ngục Đa Lai Nhĩ, ngày ngày bầu bạn với những dòng bút tích của Thiển Thủy Thanh, sống nốt quãng đời còn lại trong núi.
Năm Một Trăm Bốn Mươi Hai lịch Thiên Phong, Lưu Nam Vương Thiển Uyên đánh bại ca ca cùng cha khác mẹ của mình, tiến vào thành Thương Thiên, đăng cơ xưng Đế. Thương Tùng cũng nhận được đối xử chẳng khác Thương Lan, bị cầm cố trong cung, vào năm năm mươi sáu tuổi vì vấp chân té ngã mà chết. Sau khi Thiển Uyên đăng cơ. Vân Lam trở thành tân Tổng Suất, tiếp tục viết nên trang sử huy hoàng của Thiên Hạ Vân gia. Bọn Tô Vân, Lâm Dược trở thành những lương đống trụ cột mới của Đế quốc. Một đám anh hùng già nua kẻ chết người lui, cuối cùng biến mất khỏi nhân gian, chỉ còn tồn tại trong sử sách hay truyện ký.
Sau khi Thiển Uyên đăng cơ không lâu, lập tức phát động tấn công quân sự với Nhai quốc, kẻ từng là đồng minh rốt cục trở thành tù binh, Nhai Phương bị Thiển Uyên bí mật hạ lệnh đầu độc mà chết.
Lúc này, Xích Thanh đã hoàn thành việc chấn chỉnh bên trong nội bộ Đế quốc thảo nguyên. Sau đó, vì là đối thủ cuối cùng trên đại lục. Đế quốc Thiên Phong và Đế quốc thảo nguyên triển khai chém giết kéo dài mấy chục năm trời.
Bởi vì Hoàng đế của cả hai Đế quốc đều là con của Thiển Thủy Thanh, cho nên khoảng thời gian này cũng được gọi là Huynh đệ chi tranh.
Năm Một Trăm Bốn Mươi Hai lịch Thiên Phong, Thiển Uyên đổi quốc hiệu lại là Hạ quốc.
Đến đây, Đế quốc Thiên Phong chấm dứt một trăm bốn mươi chín năm thống trị, bắt đầu kỷ nguyên mới của nhà Hạ kéo dài hơn ba trăm năm sau...
HẾT
Bởi vậy phải để cho Thương Lan đắc ý một phen, chờ hắn làm cho sự tình rối loạn cả lên, cuối cùng vì chuyện hãm hại Thiển Thủy Thanh mà kích động khiến cho binh biến xảy ra, tất cả chuyện tình mới trở nên thuận lợi như nước chảy thành sông.
Mặc dù là cùng một sự kiện, nhưng sự tình chỉ thay đổi thứ tự một chút, tính chất của nó lập tức trở nên khác hoàn toàn. Lấy thân phận của một kẻ bị hại bắt buộc phải đánh trả, luôn luôn sẽ tốt hơn hành động với thân phận của kẻ chủ động hại người, trên danh nghĩa sẽ chiếm rất nhiều ưu thế.
Huống chi cũng chỉ có làm như vậy, Thương Lan mới có thể buông lơi cảnh giác, thả lỏng bọn Vân Nghê đang bị tạm giam. Lúc ấy, bọn Tô Vân được hắn phái đi cứu viện mới có cơ hội động thủ.
Sau khi khởi binh ở núi Tuyết Liên, chỉ trong khoảng chừng hai tháng, quân đội của Thiển Thủy Thanh gần như càn quét khắp nơi. Đại kỳ của hắn đi tới đâu, tất cả đều bái phục, không ai dám không khâm phục. Tất cả quân đội của Đế quốc Thiên Phong và Thương Lan, cuối cùng đều quy phục dưới quyền thống trị của Thiển Thủy Thanh, đại quân thẳng tiến thành Thương Thiên. Có danh phận đại nghĩa bị bắt buộc phản kháng, có hành vi bĩ ổi bán đứng lãnh thổ quốc gia của Thương Lan, sự tồn tại và hành vi của Thiển Thủy Thanh liền trở thành hình ảnh 'Vì dân phạt tội, cánh quân chính nghĩa' tốt đẹp vô cùng. Danh phận đại nghĩa không có nhiều tác dụng trong quân sự, nhưng có sự ảnh hưởng mang tính quvết định đối với việc thống trị Đế quốc trong tương lai. Nó có thể làm giảm sự phản kháng của dân chúng ở các nơi nếu có xuống tới mức thấp nhất, giữ được tính ổn định chính trị của Đế quốc Thiên Phong tới mức tối đa, khiến cho hành vi soán ngôi lần này trở thành một sự chuyển tiếp an toàn ổn định, chứ không phải là hành động gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trong chuyện này, dĩ nhiên kẻ bất hạnh là Hoàng thất Thương gia, chứ không phải là dân chúng trong Đế quốc.
Ngày Bảy tháng Mười Một, đại quân Đế quốc Thiên Phong chạy tới ngoài thành Thương Thiên. Lúc này, các Đại Quân đoàn tề tựu dưới trướng Thiển Thủy Thanh, nhân số đã lên tới chừng trăm vạn.
Binh sĩ thủ vệ thành Thương Thiên tự ý mở rộng cửa thành Thương Thiên, mặc tình cho đại quân tràn vào. Ngoại trừ một ít thị vệ trung thành trong cung Phong Tuyết liều chết chống cự ra, không còn trở ngại nào khác.
Dưới tình hình ấy, Hoàng đế đời thứ Sáu của Đế quốc Thiên Phong là Thương Lan bị bắt buộc phải quỳ xuống xin hàng Thiển Thủy Thanh.
Đế quốc Thiên Phong luôn luôn bách chiến bách thắng, tung hoành bốn bể, cứ như vậy kết thúc cục diện thống trị của mình bằng phương thức không ai ngờ tới nhất.
Nhưng ra ngoài dự đoán của mọi người. Thiển Thủy Thanh cũng không giết Thương Lan, chỉ giam hắn lại trong cung, từ nay về sau không được bước ra ngoài nửa bước.
Sau đó, Thiển Thủy Thanh đã nắm trong tay thế cục toàn triều Đế quốc Thiên Phong, quân uy cực mạnh, không ai dám xúc phạm. Nhưng Thiển Thủy Thanh cũng không ngồi lên ngôi Hoàng đế, ngược lại, hắn đưa ra một loạt quyết sách chính trị.
Đầu tiên là tuyên bố hành vi phạm tội của Thương Lan, đại nghịch bất đạo, mưu hại phụ hoàng, giết chết huynh đệ, công bố cho khắp nơi đều biết, phế bỏ Đế vị của Thương Lan. Sau đó Thiển Thủy Thanh không thèm quan tâm tới lời khuyên can của quân thân và tướng sĩ, đưa Thương Mẫn lên làm Nữ hoàng, danh hiệu Đế quốc Thiên Phong không thay đổi, còn bản thân Thiển Thủy Thanh thì đảm nhiệm chức Nhiếp Chính Vương.
Sự xuất hiện của Nữ hoàng có thể nói là một nước cờ tuyệt diệu của Thiển Thủy Thanh, nhờ vậy mà tội danh âm mưu độc chiếm thiên hạ của Thương gia của hắn giảm đi rất nhiều. Nước cờ này càng làm tăng thêm tính ổn định cho Đế quốc, khiến cho những thế lực chống đối các nơi không có nguyên nhân gì để khởi binh. Hơn nữa bản thân uy danh cực cao về quân sự, hành vi tạo phản lần này chưa hề tạo ra bất cứ làn sóng chống đối quân sự nào, có thể nói là một kỳ tích cho đời sau, cũng là hành vi tạo phản thành công nhất.
Bản thân Thiển Thủy Thanh lấy thân phận Nhiếp Chính Vương quản lý triều chính, định ra quốc sách mới.
Đầu tiên chính là tuyên bố một loạt quyết sách chính trị do Thương Lan và thuộc hạ của hắn làm ra khi trước là không có hiệu lực, tiếp tục chấp hành theo hiệp nghị Thập Tự lĩnh. Xích Phong Uyển lấy thân phận Nữ vương thống trị hai nước Phong, Khâu, hành vi này được Đại đế quốc Tây Xi hoàn toàn ủng hộ. Sau khi Thiển Thủy Thanh trở thành kẻ cầm quyền thực tế ở Đế quốc Thiên Phong, có được rất nhiều quyền lực cao hơn nữa, cho dù Cách Long Đặc cũng không có cách nào tự do điều động tất cả binh lực đối chiến với Thiển Thủy Thanh. Vì thế cho nên trong giờ phút này, duy trì hiệp nghị Thập Tự lĩnh khi trước chính là quyết định tốt nhất cho cả hai bên.
Sau đó, Thiển Thủy Thanh tuyên bố một nửa lãnh thổ của Độc Lập lĩnh thuộc về sở hữu của Đế quốc Thiên Phong. Bởi vì vùng lãnh thổ ấy là do Đế quốc Thiên Phong giành được từ tay Đại Đế quốc Tây Xi, nếu Độc Lập lĩnh muốn đòi lại, vậy phải tìm người Đại Đế quốc Tây Xi mà đòi. Nếu Độc Lập lĩnh không chấp nhận đề nghị này, Đế quốc Thiên Phong cũng không ngại đánh một trận.
Lần này tuy rằng Độc Lập lĩnh tỏ ra vô cùng tức giận, nhưng đối mặt với Đế quốc Thiên Phong quyền thế đang thịnh, quân uy hiển hách, bọn họ cũng không còn cách nào khác. Mặc dù kháng nghị đưa ra ào ạt, ngày nào cũng có người buông lời thóa mạ, nhưng bọn họ không hề dám có bất cứ hành động quân sự nào đối phó Đế quốc Thiên Phong.
Thiển Thủy Thanh lúc này không còn mối lo nào trong nước, không cần sợ có quyền thần âm mưu phản nghịch, không cần lo vì chấn chỉnh nội bộ trong nước mà phải tỏ ra kém thế với nước khác. Hoàn toàn ngược lại, vừa bắt đầu thượng vị, Thiển Thủy Thanh đã biểu ra sự mạnh mẽ chưa từng thấy từ trước tới nay, là lưng vốn quan trọng nhất để hắn tranh thủ lòng dân.
Ngay sau đó, Thiển Thủy Thanh đưa ra quyết định về Công quốc thánh Uy Nhĩ. Từ ngày hôm đó trở đi, Công quốc thánh Uy Nhĩ do Vương quốc Ba Nhĩ Cáp cai quân, quân đoàn Tường Long của Đế quốc Thiên Phong lấy danh hiệu 'giúp đỡ phòng vệ' tiếp tục đóng quân ở đó, nhưng sẽ không can thiệp hay làm ảnh hưởng gì tới quyết sách chính trị hiện tại của Công quốc thánh Uy Nhĩ. Vì muốn cứu vãn cục diện đổ vỡ do Thương Lan gây ra cho quan hệ giữa hai nước, Thiển Thủy Thanh đưa ra một nhượng bộ đặc biệt, vấn đề cung cấp quân nhu cho Quân đoàn Tường Long không cần người Công quốc thánh Uy Nhĩ cung cấp, mà sẽ do chính Đế quốc Thiên Phong cung cấp. Đồng thời Công quốc thánh Uy Nhĩ hoàn toàn mở ra hành lang Thánh Khiết, đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước.
Về phương diện chính trị, đưa ra nhượng bộ với Công quốc thánh Uy Nhĩ, về phương diện quân sự duy trì như trước, triển khai cướp đoạt trên phương diện kinh tế, đây là quyết sách mà Thiển Thủy Thanh đưa ra đối phó với Công quốc Thánh Uy Nhĩ.
Cuối năm Một Trăm Mười Bốn lịch Thiên Phong, Bát Xích tiếp tục khống chế miền Bắc thảo nguyên, để kềm chế người Đại Đế quốc Tây Xi.
Từ đó về sau, thừa cơ hội Bát Xích giữ chân người Đại Đế quốc Tây Xi trên Đại thảo nguyên Tây Phong, các quốc gia khác thì kinh sợ thế lực của mình, Thiển Thủy Thanh dứt khoát đưa ra một loạt cải cách mạnh mẽ về cơ cấu chính trị bên trong Đế quốc Thiên Phong.
Năm Một Trăm Mười Lăm lịch Thiên Phong, Thừa tướng Đế quốc Lịch Minh Pháp dâng thư thỉnh mệnh với Nữ hoàng bệ hạ, rằng tuổi tác đã cao, không còn đủ sức chăm lo quốc sự, xin được cáo lão về quê. Nhiếp Chính Vương Thiển Thủy Thanh phê chuẩn thông qua, cũng điều Sở Hâm Lâm làm tân nhiệm Thừa tướng. Bởi vì Sở Hâm Lâm xuất thân từ Chỉ Thủy, cho nên hành động này đã xoa dịu quan hệ giữa Thiển Thủy Thanh và Chỉ Thủy rất nhiều. Thiển Thủy Thanh từng giết chóc tạo nên thù hận sâu xa ở Chỉ Thủy, theo ngày rộng tháng dài, cục diện cải cách mới mẻ đầy sức sống ở Chỉ Thủy đã dần dần làm giảm bớt lòng thù hận. Dùng đao đồ tể chinh chiến bốn phương, dùng lòng nhân từ thống trị thiên hạ, chính là suy nghĩ của Thiển Thủy Thanh.
Tháng Chín năm ấy, Nữ hoàng Thương Mẫn và Vân Nghê, mỗi người sinh hạ một trai. Con của Thương Mẫn, Thiển Thủy Thanh đặt tên là Thương Tùng, phong Thái tử. Con của Vân Nghê, Thiển Thủy Thanh đặt tên là Liệt Hữu, vì là hậu nhân của Liệt gia, chữ Hữu là để tướng nhớ đại ca Thích Thiên Hữu của mình.
Tháng Mười cùng năm, Dạ Oanh và Nhạc Thanh Âm hai người sinh được một trai một gái, đặt tên là Thiên Quân và Thiên San, phong là Tế Dương Vương và Công chúa Chiêu Nguyên.
Năm Một Trăm Mười Sáu lịch Thiên Phong, Đế quốc Thiên Phong cải cách chế độ quân sự, hủy bỏ phiên hiệu của Quân đoàn Chỉ Thủy. Đế quốc Thiên Phong vẫn giữ năm Đại Quân đoàn như trước, nhưng biên chế thì không thay đổi. Quân đoàn Bạo Phong vẫn là Quân đoàn chủ lực đệ nhất như trước, Thiết Huyết Trấn tách ra khỏi Quân đoàn Bạo Phong, trở thành một cánh quân độc lập, quân số cao nhất có năm vạn người, trực tiếp thuộc Hoàng gia, do Thác Bạt Khai Sơn dẫn dắt.
Chức Tổng Suất của Quân đoàn Bạo Phong thì vẫn theo chế độ cũ, do Hoàng đế giữ. Thiển Thủy Thanh thân là Nhiếp Chính Vương nên tiếp tục đảm nhận chức vụ này. Phó Suất là Vân Phong Vũ.
Bọn Vân Lam, Bích Không Tình, Mộc Huyết, Thủy Trung Đường, Liêm Thiệu Nhất, Tô Vân, Lâm Dược...đều giữ trọng trách cao cấp trong các Quân đoàn.
Về bên Kinh Hồng, Thiển Thủy Thanh giao cho Mịch Tử Âu phụ trách, điều này khiến cho Cô Viễn Ảnh sinh lòng bất mãn.
Tháng Bảy năm ấy, Chu Đan Tâm bệnh rồi mất.
Năm Một Trăm Mười Bảy lịch Thiên Phong, Bát Xích triển khai quyết chiến với đại quân của Cách Long Đặc ở miền Bắc thảo nguyên, cuối cùng thất bại. Cách Long Đặc phải trả một cái giá rất đắt mới chiến thắng được Bát Xích với ưu thế mỏng manh, bắt đầu quá trình hoàn toàn thu phục miền Bắc thảo nguyên. Bát Xích gặp phải thảm bại lần đầu tiên từ trước tới nay, sau đó nhận được chỉ lệnh của Thiển Thủy Thanh, thối lui về khu vực Độc Lập lĩnh do Đế quốc Thiên Phong khống chế. Cũng tại nơi này, hắn liên kết các giáo dân cũ của Bà Lan giáo lại, lấy thân phận thánh Tử triệu tập giáo chúng, chuẩn bị lập quốc. Nhưng hành động này bị Thiển Thủy Thanh phản đối, quan hệ sư đồ xuất hiện dấu hiệu sứt mẽ.
Cũng vào năm ấy, dưới sự thao túng ngấm ngầm của Thiển Thủy Thanh, Liên minh các thành thị tự do chính thức xưng thần với Đế quốc Thiên Phong. Phương thức thôn tính lãnh thổ của Thiển Thủy Thanh đã đưa tới kết quá dần dần hoàn thành ý đồ bành trướng của hắn: Việc trị thủy ở sông Ác Lãng đã xong, rốt cục đã tới giờ phút thu hoạch.
Năm Một Trăm Mười Tám lịch Thiên Phong, Vân Nghê lại sinh một trai nữa, đặt tên là Thiển Uyên, phong là Lưu Nam Vương.
Tháng Năm năm ấy, Độc Lập lĩnh mượn vấn đề vùng lãnh thổ phía Tây của họ mà triển khai huyết chiến với Bát Xích. Bát Xích thi triển độc kế liên hoàn, đánh bại Độc Lập lĩnh.
Tháng Sáu năm ấy, Vô Song và Tân Tân cũng sinh được một trai, đặt tên là Nhai Phương, là để kỷ niệm năm xưa Vô Song gặp gỡ Thiển Thủy Thanh ở thôn Phương gia, từ đó tạo nên bước ngoặt thay đổi cả cuộc đời mình. Đây cũng là đứa con thứ ba của Vô Song, là con trai thứ hai. Thiển Thủy Thanh sai sứ chúc mừng, quan hệ giữa hai nước lúc này đã lên cao tới đỉnh.
Năm Một Trăm Mười Chín lịch Thiên Phong, chiến sĩ Hùng tộc phản loạn, Bát Xích đại khai sát giới, gần như tàn sát sạch sẽ chiến sĩ Hùng tộc không còn, hoàn toàn tiêu diệt chủng tộc dũng mãnh nhưng ngang ngược kiêu ngạo, không vâng mệnh lệnh này.
Tháng Tư năm ấy, cụm Mâu Hải xảy ra phản loạn với quy mô lớn, Thiển Thủy Thanh đích thân dẫn quân bình định. Đây là cuộc phản loạn với quy mô lớn xảy ra lần đầu tiên kể từ khi Thiển Thủy Thanh chấp chính tới nay, đồng thời cũng là cuộc phản loạn với quy mô lớn sau cùng. Đến năm nay, Đế quốc Thiên Phong đã ở dưới quyền thống trị của Thiển Thủy Thanh năm năm, tổng cộng xảy ra phản loạn với quy mô lớn một lần, phản loạn với quy mô nhỏ vài lần, chính là triều đại ít rung chuyển nhất trong những triều đại quyền thần soán ngôi, nền chính trị của Đế quốc không hề chịu ảnh hưởng.
Tháng Bảy năm ấy, Công quốc Thanh Uy Nhĩ dưới sự khống chế của Bát Xích lại phát sinh chia rẽ. Vương quốc Thánh Lộ Dịch quật khởi một lần nữa, giằng co với Vương quốc Ba Nhĩ Cáp. Thiển Thủy Thanh nổi trận lôi đình, bắt đầu cảm thấy tên đồ đệ Bát Xích năm xưa cứ mở miệng ra là kêu Sư phụ, hiện giờ đang dần dần trở nên ương ngạnh.
Tháng Tám cùng năm, Xích Phong Uyển sinh cho Thiển Thủy Thanh một gái một trai. Trai đặt tên là Xích Thanh, gái đặt là Thiển Uyển. Đây là hai đứa trẻ song sinh, khiến cho quan hệ giữa Đế quốc Thiên Phong và Đại Đế quốc Tây Xi vốn nước lửa khó dung trở nên dịu bớt một mức.
Năm Một Trăm Hai Mươi lịch Thiên Phong, nội chiến bùng nổ ở Công quốc Thánh Uy Nhĩ. Vương quốc Thánh Lộ Dịch đại chiến với Vương quốc Ba Nhĩ Cáp, bắt đầu tranh đoạt quyền khống chế lãnh thổ Công quốc Thánh Uy Nhĩ, sau lưng hai phe này là Bát Xích và Thiển Thủy Thanh. Trận này, Vương quốc Thánh Lộ Dịch chiến thắng, đây là thất bại thật sự của Thiển Thủy Thanh từ trước tới nay, cũng bị chính đồ đệ của hắn đánh bại.
Nhưng rất nhanh sau đó, Thiển Thủy Thanh đã lấy lại thể diện. Quân đoàn Bạo Phong tiến vào Công quốc Thánh Uy Nhĩ, hoàn toàn đánh tan quân đội của Vương quốc Thánh Lộ Dịch. Lần này Bát Xích không dám ra mặt đối đầu trực tiếp với sư phụ, đành trơ mắt nhin Vương quốc Thánh Lộ Dịch bị tiêu diệt. Thiển Thủy Thanh nhân cơ hội này hoàn toàn tiếp thu Công quốc Thánh Uy Nhĩ, hủy bỏ địa vị độc lập của Công quốc Thánh Uy Nhĩ.
Sự diệt vong của Công quốc Thánh Uy Nhĩ có ý nghĩa rằng, thế lực quân sự của Đế quốc Thiên Phong khuếch trương thêm một bước. Lúc này Đế quốc Thiên Phong đã trở thành một siêu cấp cường quốc trên đại lục bao gồm Chỉ Thủy, Liên minh các thành thị tự do, một phần ba Mạch Gia, toàn bộ Công quốc Thánh Uy Nhĩ, còn có quyền khống chế toàn diện Kinh Hồng.
Đối mặt với Đế quốc Thiên Phong quật khởi mạnh mẽ như vậy. Độc Lập lĩnh thất kinh hồn vía, vội vàng nương tựa vào Bát Xích. Bát Xích luôn luôn to gan lớn mật, lần này quyết định đối đầu với sư phụ của mình một lần.
Năm Một Trăm Hai Mươi Mốt lịch Thiên Phong, Bát Xích dẫn dắt một số quân phản kháng của Mạch Gia. Độc Lập lĩnh và Công quốc Thánh Uy Nhĩ, lại mượn thêm một số ít quân Kinh Hồng của Cô Viễn Ảnh và Nghiêm Chân Bình khởi xướng phản kích Đế quốc Thiên Phong, đánh bại Bích Không Tình. Sau đó không lâu. Thiển Thủy Thanh đích thân dẫn dắt đại quân triển khai quyết chiến với Bát Xích trên bình nguyên. Trận này đại chiến suốt ba ngày ba đêm, Bát Xích thất bại hoàn toàn.
Bát Xích đã trở thành một Tướng quân duy nhất trên đại lục Quan Lan đã từng giao thủ với cả hai vị Chiến thần, nhưng đều thất bại. Nhưng Thiển Thủy Thanh thắng trận này cũng trả một cái giá đắt vô cùng. Vân Phong Vũ tử trận. Sau khi Vân Nghê nhận được tin, khóc ngất ngay tại chỗ.
Bát Xích thua trận ấy rồi, Thiển Thủy Thanh chỉ đạo Mịch Tử Âu đại chiến một trận trong nội bộ Kinh Hồng cùng Cô Viễn Ảnh. Trận này Cô Viễn Ảnh thất bại, tử trận đương trường, Nghiêm Chân Bình được tin. Tự sát ngay trong phủ.
Bát Xích dẫn quân chạy ra hải ngoại, dẫn dắt giáo chúng Bà Lan giáo đi đại lục Thần Thánh, đi trên Long thuyền ba tầng được kiến tạo theo bản vẽ mà Tần Nghi đã lấy trộm năm xưa.
Sau khi trải qua cuộc sống lênh đênh trên biển nửa năm trời, Bát Xích cũng tới được đại lục Thần Thánh. Lần này hắn đại triển thần uy, đánh bại các nơi. Sau khi chiến đấu tám năm, rốt cục hắn cũng thống nhất được đại lục Thần Thánh, thành lập một Bà Lan giáo quốc hoàn chỉnh, hoàn thành giấc mộng năm nào của Tần Nghi.
Sau đó không lâu, Thiển Thủy Thanh biết được tin này, lập tức đưa lễ vật tới chúc mừng Bát Xích, mong rằng hắn từ nay về sau tung hoành trên đại lục Thần Thánh. Thiển Thủy Thanh còn nói với Bát Xích rằng, hắn vẫn coi Bát Xích là đồ đệ xuất sắc nhất, đắc ý nhất của mình như trước, hơn nữa, hắn chưa bao giờ trách cứ những hành vi mà Bát Xích đã làm.
Bát Xích đọc thư xong khóc rống lên, viết thư gởi về cho Thiển Thủy Thanh rằng, quan hệ sư đồ trở nên tốt đẹp như xưa, nhưng từ đây về sau khó mà gặp lại.
Theo sự chiến bại của Bát Xích, Độc Lập lĩnh bị diệt vong, Nhai quốc từ cao tới thấp bắt đầu lo âu thắc thỏm. Lúc này, Vô Song dứt khoát một mình chạy tới thành Thương Thiên, cầu kiến Thiển Thủy Thanh.
Dưới sự giúp đỡ của Dạ Oanh, Thiển Thủy Thanh trịnh trọng hứa hẹn với Vô Song, ngày nào Thiển Thủy Thanh hắn còn sống, tuyệt đối sẽ không xâm phạm biên giới Nhai quốc.
Cuối năm ấy, Lôi Hỏa vì thương thế cũ quá nặng tái phát chết đi. Thiển Thủy Thanh cho hậu táng, lại truy phong là Uy Viễn Hầu.
Năm Một Trăm Hai Mươi Tám lịch Thiên Phong. Lương Cẩm sau nhiều năm ăn chơi trác táng, xa hoa vô độ, thân lâm trọng bệnh không dậy nổi, khoảng ba tháng sau chết trên giường. Đời sau cho rằng, cái chết của Lương Cẩm là do một tay Thiển Thủy Thanh gây ra.
Cũng vào tháng ấy, Thương Lan vì nỗi buồn sa cơ thất thế canh cánh bên lòng, phát bệnh mà chết.
Hai vị Quốc chủ cuối cùng của Đế quốc Thiên Phong và Kinh Hồng chết cùng năm cùng tháng, chỉ cách nhau ba ngày, không thể không khiến người ta cảm thán, than rằng tạo hóa trêu người. Nhưng một người quá vui mà chết, một kẻ quá buồn mà đi. Sau khi Lương Cẩm chết, được lấy quốc lễ hậu táng, còn Thương Lan chết rồi, ngay cả cáo phó cũng không có một tờ. Mà hai người còn có một điểm giống nhau, chính là không lưu lại hậu nhân.
Cái chết bọn họ thật ra hoàn toàn không phải là do Thiển Thủy Thanh an bài. Nhưng chuyện không người nối dõi, quả thật là do Thiển Thủy Thanh một tay làm nên. Bất kể thế nào, cũng không thể để hai tên này lưu lại hậu nhân được.
Đau buồn quá độ vì huynh trưởng qua đời, từ nay về sau, Thương gia không còn ai là thân nhân nữa, không lâu sau đó, Thương Mẫn cũng lâm bệnh.
Năm Một Trăm Hai Mươi Chín lịch Thiên Phong. Kinh Hồng chính thức hủy bỏ danh hiệu quốc gia, hoàn toàn thuộc sở hữu của Đế quốc Thiên Phong, lúc này, chuyện thống nhất Đại Lương mới chính thức hoàn thành trên danh nghĩa.
Cũng vào năm ấy, Đại Nguyên soái Cách Long Đặc của Đại Đế quốc Tây Xi cũng vì bệnh từ trần, Tây Chiến thần của đại lục ra đi, khiến cho bao người cảm thán.
Năm Một Trăm Ba Mươi lịch Thiên Phong, Thiển Thủy Thanh chấp chính đã được mười sáu năm, Xích Đế cũng tạ thế. Theo Xích Đế chết đi. Đại thảo nguyên Tây Phong triển khai một trường tranh đoạt ngai vàng đầy gió tanh mưa máu.
Thiển Thủy Thanh thừa cơ tham gia với ý đồ đưa lên một vị Nữ hoàng, đẩy Xích Phong Uyển lên ngôi cao, tham gia vào cuộc chiến tranh đoạt quyền lực.
Năm Một Trăm Ba Mươi Mốt lịch Thiên Phong, nội chiến thảo nguyên bùng nổ, Xích Phong Uyển dưới sự trợ giúp của Thiển Thủy Thanh đánh bại nhiều vị huynh trưởng của mình, đăng cơ đỉnh cao quyền lực của Đại Đế quốc Tây Xi.
Bởi vì lúc này ở Đế quốc Thiên Phong, Thương Mẫn vẫn là Nữ hoàng, mà Đại thảo nguyên Tây Phong cũng do Xích Phong Uyển làm Quốc chủ, cho nên khoảng thời gian này được người đời sau xưng là Thời đại Nữ hoàng. Mà hai vị Nữ hoàng này đều là thê tử hợp pháp của Thiển Thủy Thanh, cho nên cũng gọi là Thời đại bù nhìn. Ý là ngay lúc đó, đại lục Quan Lan xem như đã hoàn toàn thống nhất, ngoại trừ Nhai quốc ra. Đế quốc Thiên Phong không còn đối thủ, gần như tất cả vùng lãnh thổ đều rơi hết vào tay Thiển Thủy Thanh, hai vị Nữ hoàng bất quá chỉ là con rối do Thiển Thủy Thanh giật dây mà thôi.
Thời đại Nữ hoàng bắt đầu từ Thương Mẫn, đến khi Xích Phong Uyển đăng cơ, trải qua năm năm dài mới chấm dứt.
Năm ấy, rốt cục Thương Mẫn vì bệnh tình nghiêm trọng, chữa trị không được mà chết, hưởng dương ba mươi tám tuổi.
Khoảng thời gian này là thời kỳ đen tối trong đời Thiển Thủy Thanh, bởi vì chỉ trong một năm, hắn liên tục mất đi hai thê tử. Người thứ hai bỏ hắn mà đi, chính là Cơ Nhược Tử. Bởi vì không thể sinh sản, cho tới bây giờ Cơ Nhược Tử vẫn buồn bực không vui. Nhưng bản tính trời sinh nàng vốn quật cường, Thiển Thủy Thanh lại vô cùng coi trọng tài hoa của nàng, giao rất nhiều chính sự trong nước cho nàng xử lý. Tâm trạng buồn bực cộng thêm vất vả lâu ngày mà sinh bệnh, cuối cùng nàng cũng nối gót Thương Mẫn ra đi. Năm nàng lìa trần, hưởng dương bốn mươi chín tuổi.
Năm ấy, Thiển Thủy Thanh bốn mươi bảy tuổi.
Trong năm Thương Mẫn mất, bởi vì Đế quốc vô chủ, Thiển Thủy Thanh tâm trạng không tốt, lại không muốn đăng cơ xưng Đế. Đế quốc Thiên Phong xuất hiện một thời kỳ u ám hiếm có trong lịch sử. Cuối cùng nhờ các quần thần ra sức khuyên can, rốt cục Thiển Thủy Thanh cũng chấp nhận đăng cơ xưng Đế, nhưng cương quyết từ chối sửa đổi quốc hiệu.
Năm Một Trăm Ba Mươi Tư lịch Thiên Phong, hải tặc Cách Nhật Tang phát động thế công với đất liền, giao chiến cùng Nhai quốc. Nhai Vô Song đích thân xuất chiến, không ngờ bị thuộc hạ bán đứng, thân chịu trọng thương, Nhai quốc đại bại.
Sau khi Vô Song về nước không lâu, bệnh không trị được mà chết, hưởng thọ bốn mươi lăm tuổi, Thái tử Nhai Thương Chiến kế vị xưng Vương. Cũng năm này, Tân Nghiệp Hoành nhân tuổi già mà đi, ái nữ Tân Tân đau buồn vì trượng phu cùng phụ thân lần lượt ra đi, cũng phát bệnh mà chết.
Cái chết của Vô Song khiến cho khát vọng thống nhất đại lục Quan Lan của Thiển Thủy Thanh không còn vướng bận cảm tình gì nữa. Sau đó không lâu, đầu tiên Thiển Thủy Thanh đả kích hủy diệt hải tặc Cách Tang Nhật, sau đó triển khai huyết chiên cùng quân đội Nhai quốc. Trận thủy chiến trên biển Vô Nhai Giác trở thành chiến dịch quân sự quan trọng huy hoàng cuối cùng trong lịch sử chiến tranh của Thiển Thủy Thanh. Trận này, quân Đế quốc Thiên Phong đánh bại đối thủ Nhai quốc vốn sở trường về hải chiến, đạt được thắng lợi hoàn toàn.
Nhai quốc bắt buộc phải xưng thần với Đế quốc Thiên Phong, dưới sự khuyên bảo của Dạ Oanh, Thiển Thủy Thanh từ bỏ ý tưởng gom thâu Nhai quốc, mà coi Nhai quốc như thuộc quốc.
Cũng năm ấy, vào ngày sinh nhật của mình, Thiển Thủy Thanh dạo chơi trên sông Ác Lãng ngắm phong cảnh. Lúc này sông Ác Lãng đã không còn hung hiểm như xưa. Nhưng không ngờ đúng vào hôm ấy, nước sông bỗng nhiên dâng cơn thủy triều cao ngất, lại có một trận cuồng phong kỳ dị thổi qua.
Gió tan rồi, thuyền rồng của Thiển Thủy Thanh biến mất không còn thấy tăm hơi.
Chuyện Thiển Thủy Thanh cùng mấy vị phu nhân mất tích trở thành mối nghi hoặc lớn nhất trên đại lục. Từ đó trở về sau, mọi người không còn nhìn thấy bất cứ thứ gì liên quan tới tung tích của Thiển Thủy Thanh, sự tồn tại của hắn cũng trở thành truyền thuyết bất hủ. Có người nói rằng, hắn được chúng thần trên trời triệu đi, cũng có người nói Thiển Thủy Thanh giết chóc quá nhiều, chọc cho thiên thần nổi giận, giáng xuống thần phạt. Cũng có người tự cho là mình biết chuyện, tuyên bố Thiển Thủy Thanh đã sớm chán ghét cuộc sống tranh chấp lục đục lẫn nhau, nên thừa cơ đi du ngoạn mà tìm một nơi phong thủy hữu tình, nhân cơ hội này quy ẩn.
Sau khi Thiển Thủy Thanh mất tích, Đế quốc tìm kiếm khắp nơi không có kết quả, bèn đưa Thái tử Thương Tùng lên ngôi, đăng cơ xưng Đế.
Năm Một Trăm Ba Mươi Lăm lịch Thiên Phong, theo sự mất tích đột ngột của Thiển Thủy Thanh, Đế quốc Thiên Phong xuất hiện một thời kỳ mất cân bằng về quyền lực. Các trọng thần như Bích Không Tình, Vân Lam, Thủy Trung Đường, Sở Hâm Lâm...ai cũng nắm đại quyền một phương, phát động tranh chấp đoạt quyền.
Tháng Tư năm đó, Bích Không Tình đại chiến cùng Thủy Trung Đường, Bích Không Tình chiến bại, tự sát mà chết. Năm ấy ông ta năm mươi bốn tuổi.
Tháng Tám năm ấy. Phương Hổ liên kết với Vân Lam, cưỡng ép Thủy Trung Đường rời ghế. Sau khi Thủy Trung Đường thất thế thoái chí nản lòng, thoái ẩn điền viên, về sau chết già.
Năm Một Trăm Ba Mươi Sáu lịch Thiên Phong, con của Xích Phong Uyển là Xích Thanh phát động chính biến, phủ định sự thống trị của Mẫu hoàng, đăng cơ xưng Đế. Đau buồn vì trượng phu mất tích, con mình tạo phản, ba năm sau Xích Phong Uyển cũng ra đi.
Cùng năm ấy, Sở Hâm Lâm triển khai tranh đoạt quyền lực cùng Phương Hổ, Vân Lam.
Phương Hổ, Vân Lam thừa dịp Sở Hâm Lâm vào triều, sai người nấp sau cửa Cảnh Thái, dùng búa đánh mạnh vào đầu Sở Hâm Lâm, tạo ra vụ án đánh búa ở cửa Cảnh Thái chấn động một thời. Việc này khiến cho Sở Hâm Lâm trọng thương. Phương Hổ, Vân Lam thừa cơ đoạt quyền, Sở Hâm Lâm hoàn toàn thất thế, cuối cùng ở nhà uống rượu độc tự sát, hưởng thọ sáu mươi bảy tuổi.
Năm Một Trăm Ba Mươi Chín lịch Thiên Phong, con của Vô Song và Tân Tân là Nhai Phương phát động đảo chính quân sự, tranh thủ sự giúp đỡ của Lưu Nam Vương Thiển Uyên, lật đổ nền thống trị của Nhai Thương Chiến, kế vị xưng Đế.
Năm Một Trăm Bốn Mươi Hai lịch Thiên Phong, Lưu Nam Vương Thiển Uyên năm ấy hai mươi bốn tuổi, dưới sự trợ giúp của bá phụ Vân Lam, phát động phản loạn, lấy bọn Vân Lam, Tô Vân, Lâm Dược cầm đầu. Hoàng đế Thương Tùng lấy Phương Hổ là Tổng Suất. Mộc Huyết, Thác Bạt Khai Sơn làm Phó Suất, tiến công quân phản loạn. Không ngờ tân Quốc chủ Nhai quốc Nhai Phương dẫn dắt đại quân đổ bộ phía sau, khởi xướng tấn công mãnh liệt Quân đoàn Bạo Phong. Vì vậy Quân đoàn Bạo Phong đại bại. Thác Bạt Khai Sơn tử trận đương trường. Phương Hổ chạy thoát, về sau không rõ tung tích. Mộc Huyết bị bắt giam vào nhà ngục Đa Lai Nhĩ, ngày ngày bầu bạn với những dòng bút tích của Thiển Thủy Thanh, sống nốt quãng đời còn lại trong núi.
Năm Một Trăm Bốn Mươi Hai lịch Thiên Phong, Lưu Nam Vương Thiển Uyên đánh bại ca ca cùng cha khác mẹ của mình, tiến vào thành Thương Thiên, đăng cơ xưng Đế. Thương Tùng cũng nhận được đối xử chẳng khác Thương Lan, bị cầm cố trong cung, vào năm năm mươi sáu tuổi vì vấp chân té ngã mà chết. Sau khi Thiển Uyên đăng cơ. Vân Lam trở thành tân Tổng Suất, tiếp tục viết nên trang sử huy hoàng của Thiên Hạ Vân gia. Bọn Tô Vân, Lâm Dược trở thành những lương đống trụ cột mới của Đế quốc. Một đám anh hùng già nua kẻ chết người lui, cuối cùng biến mất khỏi nhân gian, chỉ còn tồn tại trong sử sách hay truyện ký.
Sau khi Thiển Uyên đăng cơ không lâu, lập tức phát động tấn công quân sự với Nhai quốc, kẻ từng là đồng minh rốt cục trở thành tù binh, Nhai Phương bị Thiển Uyên bí mật hạ lệnh đầu độc mà chết.
Lúc này, Xích Thanh đã hoàn thành việc chấn chỉnh bên trong nội bộ Đế quốc thảo nguyên. Sau đó, vì là đối thủ cuối cùng trên đại lục. Đế quốc Thiên Phong và Đế quốc thảo nguyên triển khai chém giết kéo dài mấy chục năm trời.
Bởi vì Hoàng đế của cả hai Đế quốc đều là con của Thiển Thủy Thanh, cho nên khoảng thời gian này cũng được gọi là Huynh đệ chi tranh.
Năm Một Trăm Bốn Mươi Hai lịch Thiên Phong, Thiển Uyên đổi quốc hiệu lại là Hạ quốc.
Đến đây, Đế quốc Thiên Phong chấm dứt một trăm bốn mươi chín năm thống trị, bắt đầu kỷ nguyên mới của nhà Hạ kéo dài hơn ba trăm năm sau...
HẾT
Danh sách chương