Dịch Giả: Lưu Tầm Đạo

Chu Tiêu là con cả của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, ông mất sớm nên con của Chu Tiêu là Chu Doãn Văn được lên làm Hoàng Thái Tôn.

Do Chu Nguyên Chương không truyền ngôi cho con mà lại truyền ngôi cho cháu nêny làm cho các con của ông không phục.

Khi Chu Doãn Văn lên ngôi vị lấy niên hiệu là Kiến Văn Đế. Kiến Văn Đế có mười mấy vị Hoàng thúc đều nắm giữ binh quyền gìn giữ đất đai bờ cõi, việc này đối với ông thật là thập phần uy hiếp. Vì thế mà ông tiến hành mưu kế "Tước bỏ thuộc địa" tước bỏ hết quyền uy của các Hoàng thúc, một số còn bị hắn sát hại. Cuối cùng chỉ còn lại hai vị Hoàng thúc là Yến Vương và Ninh Vương, vì hai người này binh lực hùng mạnh chiếm cứ một phương, tạm thời khó mà truất phế.

Yến Vương Chu Lệ là con thứ tư của Chu Nguyên Chương, chiếm cứ vùng Yên kinh, bình sinh uy dũng thiện chiến hơn người, lập nhiều chiến công. Chu Lệ cũng rất ghen ghét Chu Doãn Văn, nhiều lần gây sức ép to lớn với ông. Kiến Văn Đế một mặt phái người thân cận đi Yên kinh nhận chức, trực tiếp nhận quân sự nắm hết quyền uy, phương diện khác thì mua chuộc hết những người thân tính trong phủ của Chu Lệ, giám sát nhất cử nhất động. Chu Lệ cảm thấy tình thế uy cấp, tâm cơ vừa động bèn giả bộ bệnh.

Kiến Văn Đế khi hay tin cũng không tin tưởng lắm, liền phái thuộc hạ tới Yên kinh dò xét thật hư. Lúc ấy lại đang vào giữa mùa hè, khí trời ôi bức nóng nực, chỉ thấy Chu Lệ ngồi bên bếp lửa, bên ngoài còn khoác thêm tấm áo da, chân tay run rẩy còn kêu là thời tiết quá lạnh. Người được phái đi thấy tình cảnh này cho là ông bệnh thật, nhưng những người tâm phúc bị Yến Vương mua chuộc bèn mật báo về triều đình, nói bệnh tình của Yến Vương thật là khả nghi, đoán chừng là để che mắt triều đình, chờ thời cơ sẽ hành động. Kiến Văn Đế sợ đêm dài lắm mộng liền sai Phó Tướng thủ thành Yên kinh bắt giữ Chu Lệ áp giải về kinh thành.

Trương Tín khi ở Kim Lăng nguyên là bạn thân của Chu Lệ, hai người tâm tính hợp nhau như tri kỷ, Trương Tín còn nhận không ít ân huệ của Chu Lệ. Ông không đành lòng nhìn thấy Chu Lệ bị gia hại, liền đi mật báo. Khi đến nơi mật báo Chu Lệ vẫn giả bộ bệnh tình thêm nặng, không chịu nói nữa lời, Trương Tín sốt ruột nói: "Ta mạo hiểm diệt môn chi tội* đến đây để mật báo, ngươi chẳng lẽ còn chưa tin ta sao?" Chu Lệ lúc này mới xoay người rời giường, cùng Trương Tín trao đổi kế sách ứng phó.
*Diệt môn chi tội: tội trạng xử chém cả nhà.

Bởi vì lúc này tại Yên kinh quân sự và chính trị đều cho hai vị triều thần trong triều nắm giữ, việc khẩn cấp trước mắt là phải tiễu trừ hai người này. Chu Lệ liền giả tạo chính mình sắp vào kinh thành xin được trị tội, thỉnh hai vị triều thần đến phủ Yến Vương bắt giữ. Hai người kia cả mừng cùng nhau đi tới phủ Yến Vương, lúc này Chu Lệ đã bày sẵn phục binh nên hai người vừa tới liền bị bắt giữ, đồng thời Chu Lệ còn cho diệt hết những nội gian trong Phủ của mình.

Kỳ thật trước kia Chu Lệ dùng mưu sách của mưu sĩ Diêu Nghiễm Hiếu, ở sau hoa viên bí mật cho tập huấn quân lính. Lúc này Ông đứng ra suất lĩnh quân lính phát động tấn công. Bởi vì chủ tướng đã bị bắt giữ, lòng quân tan rã, Chu Lệ nhanh chóng chiếm lĩnh lại các chỗ trọng yếu hoàn toàn nắm giữ thế cục Yên kinh.

Tiếp theo Chu Lệ lấy danh nghĩa "Tĩnh Nan" khởi xướng quân lính tiến công đến Kim Lăng. Trải qua mấy năm khối lửa, đã đánh hạ Kim Lăng, cướp lấy ngôi vị Hoàng Đế, ông chính là Minh Thành Tổ người tiếng tăm lừng lẫy trong lịch sử Trung Hoa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện