Năm 1983, nhà thơ Huy Cận nhớ về phố sách Hàng Gai năm 1942 đã làm bài thơ với tựa đề Phố Hàng Gai ngắn bên Hồ Kiếm. Ra Hà Nội cùng với Xuân Diệu năm 1938, ngày đầu hai thi sĩ trọ ở 40 phố Hàng Than, sau trọ ở Hàng Bông kế bên Hàng Gai nên Huy Cận quá rành con phố này.
Phố Hàng Gai ngắn bên Hồ Kiếm.
Sách mỏng dân gian bán vỉa hè.
Bìa đỏ, bìa xanh, bìa tím thẫm.
Mười xu một cuốn giấy vàng hoe.
Trương Viên, Trinh thử, cùng Trê Cóc
Bên truyện Thạch Sanh với Tống Trân.
Lục súc tranh công cười ngặt nghẽo
Bích câu kỳ ngộ với Phan Trần
Sãi Vãi, Hoàng Trừu, Nữ tú tài,
Quan Âm Thị Kính, khúc bi ai.
Lưu Bình Dương Lễ, ngời tình bạn.
Phạm Tải Ngọc Hoa, Nhị độ mai.
Bao nhiêu tình nghĩa bấy nhiêu người.
Thế thái nhân tình dệt những đời.
Thống thiết diễn ca quốc sử nữa,
Hưng vong non nước lúc đầy vơi.
Góc phố hiu hiu chiều Chủ nhật
Ta đi thu góp vốn quê nhà,
Gom “Hồn cổ Việt” thành hai tập.
Đậm chữ vàng in trên gáy da.
Lòng yêu tiếng Việt tình da diết,
Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha.
Quán sách dân gian hè phố cũ,
Âm thầm vun vững gốc cho ta.
Những cuốn sách mà Huy Cận nhắc đến thời kỳ đó in bằng chữ quốc ngữ,và Hàng Gai chỉ còn là phố bán sách, không còn nghề in mộc bản như xưa nữa. Nhưng sách Hàng Gai ai mua? Có lẽ chủ yếu bán cho người Hà Nội và số ít học sinh ở các tỉnh thành vì năm 1945, khi Việt Nam độc lập, số người mù chữ trong cả nước là 99%. Nghĩa là văn hóa đọc chỉ có ở Hà Nội và các thành phố lớn.
Cuối thế kỷ XIX, nghề in mộc bản chuyển từ phường Hàng Trống, Tố Tịch về phường Cổ Vũ (nay là phố Hàng Gai). Phường có 6 nhà in kiêm bán sách nhưng lớn nhất và uy tín thì có hai người họ Trần. Cho đến khi chấm dứt thi Hương ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1918, các phố Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Thiếc và Hàng Đào có 21 cơ sở in mộc bản song riêng Hàng Gai chiếm tới hai phần ba. Nổi tiếng nhất Hàng Gai là các nhà in: Liễu Văn đường, Tụ Văn đường, Phúc Văn đường, Đồng Văn đường, Quảng Thịnh đường, Cẩm Văn đường, Quan Văn đường, rồi mới tới Hàng Đào với Áng Hiên hiệu... Các nhà in tư nhân nở rộ do Hà Nội là thành phố nhượng địa của Pháp, sống theo luật Pháp quốc.
In mộc bản xuất hiện ở Thăng Long khá sớm, gắn liền với khắc in những bộ kinh sách truyền bá Phật giáo khi đạo thịnh hành ở Việt Nam thời Lý-Trần. Song phải đợi đến khi Thám hoa Lương Như Hộc triều Lê, sau hai lần đi sứ (1443 và 1459) đem nghề in mộc bản của Trung Quốc truyền cho dân làng mình là Liễu Chàng (nay thuộc Hải Dương) thì nghề in ở Đại Việt mới có bước phát triển rõ rệt và được truyền đi rộng khắp. Ban đầu phạm vi in ấn hết sức hạn hẹp chỉ trong khu vực triều đình và nhà chùa. Thời Lê, kinh sách đạo Phật, đạo Lão cũng như thi thư chỉ được in khi triều đình cho phép. Minh Mạng là một ông vua sùng Nho, ham đọc sách, khuyến khích viết sách nhưng kiểm soát hết sức chặt chẽ in ấn. Ông sợ lập ngôn hay thi thư của sĩ phu Bắc Hà vốn vọng Lê không ưa triều Nguyễn được in tự do rồi phổ biến rộng rãi trong dân chúng sẽ làm lung lay triều đình.
Ngoài triều đình và nhà chùa thì Hàng Gai là phố đầu tiên trên cõi Việt Nam có các nhà làm sách. Nhà in nào cũng rước nhiều thầy đồ hay chữ để soát thật kỹ bản in, không để sách in ra còn lỗi. Sách nhà họ Trần nói riêng và các sách xưa nói chung không bao giờ phải đính chính. Khi “ông nghè ông cống cũng nằm co”, nghề in mộc bản suy vi, mới có nhà làm cẩu thả. Muốn in một cuốn sách phải có người viết hay mượn người viết đúng như cách muốn trình bày. Sau đó đưa cho thợ Liễu Chàng khắc. Thợ khắc phải dùng gỗ thị vì gỗ này mịn, dẻo và bền. Có hai khổ quen dùng, sách truyện khổ 16cm x 20cm còn sách học khổ 20cm x 30cm. Miếng gỗ thị được đánh nhẵn hai mặt rồi dùng cơm nát dán trái bản viết vào, lại đánh cho giấy mỏng đi cho nét chữ thật rõ mới dùng dao sắc nhọn khắc. Mỗi bản gỗ chỉ in được bốn trang. In thử nếu có chữ sai thì phải đục đi chêm mẩu gỗ vào khắc lại. Có những bộ sách rất nhiều quyển nên số bản khắc rất lớn và đó cũng chính là vốn, vì thế nghề in cần phải nhiều thời gian. Do vậy không phải ai cũng có thể làm được. Khi in, thợ để bản in lên đệm rơm, dùng chổi con quét một lượt mực vừa phải, đặt tờ giấy lên lấy xơ mướp đã bôi mỡ xoa thật đều và đều tay là xong một bản. Giấy in giấy có hai loại: giấy bản và moi do làng Bưởi cung cấp. Giấy bản trong và trắng để in sách học, giấy moi vẫn còn các vết vỏ dó để in truyện thường. Thường mỗi bản sách chỉ in tối đa ba trăm, bán hết mới lôi bản khắc ra in tiếp.
Ấn phẩm có nhiều loại, sách kinh do các chùa đặt, sách dành cho sĩ tử học thi, truyện dân gian, truyện Tàu, các bộ sử hay sách thuốc. Các nhà làm văn xưa không nghĩ đến chuyện in, họ chỉ lo lập ngôn tức là nói những lời có ích cho đời nhưng thấy có người in văn của mình thì cũng thích nên nhà in nghe nói ai có bản văn hay chỉ đem cái lễ “chè rượu” đến xin là được ngay. Với truyện dân gian thì cứ in tự do. Nhưng tùy theo nhà in, có nhà trình bày như bản cổ, có nhà nhờ các ông cử, ông tú nhuận sắc để người đọc dễ hiểu hơn. Các truyện chữ Nôm có: Lý Công, Phương Hoa, Phạm Công-Cúc Hoa, Thạch Sanh, Lưu Bình Dương Lễ, Bướm Hoa, Trê Cóc... Còn truyện Tàu khá nhiều nhưng cứ in đi in lại. Riêng bản Kiều có rất nhiều tên khác nhau: Kim Vân Kiều tân truyện, Đoạn trường tân thanh, Kiều truyện, Kiều lục, Kiều thơ, Kiều phú...
Đầu thế kỷ XX, chế độ khoa cử Việt Nam có sự thay đổi lớn. Bỏ kinh nghĩa thơ phú chuyển sang văn sách, luận và thêm cả một phần quốc ngữ, kinh, truyện đại toàn, tính lý, Bắc sử thành sách cổ. Chữ quốc ngữ lan rộng, ai ai cũng học chữ này sợ mình lạc hậu, các nhà in phố Hàng Gai nhanh chóng xoay theo thời cuộc.
Chữ quốc ngữ là hồn của nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách Âu Mỹ, sách China
Chữ kia chữ nọ dịch ra cho tường
Những câu thơ cho thấy chữ quốc ngữ được đề cao và để có tri thức thì cần thiết phải có sách dịch. Rồi các bài ca của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, thậm chí Tam quốc chí còn được một nhà sách dịch ra quốc ngữ in phát không cho người đi qua Bờ Hồ. Hiệu Đông Kinh ấn quán in bốn tập: địa dư, lịch sử, khoa học, toán pháp của Trần văn Thông vốn trước đó không có đã thu hút người trẻ và cả các nhà Nho tìm đọc sách “cách trí” này. Nhưng vẫn có nhà in luyến tiếc chữ thành hiền, năm 1911, hiệu Quan Văn đường in Quốc Phong thi bằng hai thứ chữ, tầng trên chữ Hán, dưới là chữ quốc ngữ, cuốn Phương ngôn tục ngữ thì trên là chữ Nôm, dưới quốc ngữ. Để in chữ quốc ngữ họ vẫn dùng bản khắc gỗ. Một điều không thể không nhắc đến là một số cơ sở in ấn ở Hà Nội đầu thế kỷ XX, cùng với các “thiện đàn” khác trong cả nước, tiếp tục in ấn nhiều thơ văn giáng bút. Nếu trước đó văn giáng bút chỉ đơn thuần là lời của Phật, Tiên, Thánh khuyên răn con người ăn ở thiện tâm thì sang đầu thế kỷ XX nó đã mang thêm nội dung mới là chống Pháp. Tạ kinh quốc ca là bài ca khích lệ chị em hãy chen vai sát cánh cùng nam giới đấu tranh chống Pháp.
Thang tự do bắc thẳng tầng mây
Đường độc lập sẵn xây nhẵn thín
Gánh luân lý chị mười em chín
Cửa thiện duyên phương tiện rộng thênh thang
Chuông đồng văn tiếng đã kêu vang
Tỉnh giấc mộng chớ mơ màng con mắt tục...
Bài Tổng kỹ ca ở cuối sách được đúc kết bằng tinh thần đoàn kết, đồng tâm của những trai “trung nghĩa”, gái “kiên trinh” mà tẩy sạch những vết nhơ trên tấm gương trong như tuyết của truyền thống yêu nước ngàn năm còn để lại:
Trai ăn ở bền lòng trung nghĩa,
Gái kiên trinh khoe mẽ với non sông.
Chữ đồng tâm tạc để bên lòng.
Khi các nhà in mộc bản ở Hàng Gai suy vi thì năm 1925 ở phố Hàng Bông xuất hiện Nhà in Tân Dân theo lối mới ở số nhà 93. Chủ là Vũ Đình Long (1896-1960), ông quê thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai. Trước khi mở nhà in, ông nổi tiếng khắp nước với vở kịch nói thuần Việt đầu tiên Chén thuốc độc, được công diễn trên sân khấu Hà Nội ngày 22-10-1921. Vũ Đình Long vừa là chủ nhà in vừa chủ trương ra các báo Tiểu thuyết thứ bảy (1934-1942), Phổ thông bán nguyệt san (1936-1941), tuần báo Hữu ích (1937-1938)... và in các loại sách: Sách học, Quốc văn dẫn giải, Tập san Tao đàn, Những tác phẩm hay...Các nhà văn Vũ Bằng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm... trong lúc khó khăn đều được ông ứng tiền sáng tác và khi có tác phẩm, ông lại in cho họ. Tháng 9-1958, Hà Nội bắt đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Vũ Đình Long bị khép thành phần tư sản và Nhà in Tân Dân phải vào công tư hợp doanh, sau đó sáp nhập với Nhà in Lê văn Tân ở 136 Hàng Bông thành Nhà in Ngoại văn, chuyên in các tài liệu đối ngoại bằng các chữ Nga, Anh, Pháp, Lào, Campuchia, Trung Quốc... cho nhà nước. Từ vị trí chủ, ông trở thành người làm công, khó có thể biết lúc đó ông nghĩ gì nhưng chắc chắn nó gây ra cú sốc rất lớn và ông mất năm 1960. Cũng trong năm này, một số nhà còn giữ bản khắc xưa làm kỷ niệm cũng vội chẻ làm củi vì sợ bị quy tội tàng trữ văn hóa của chế độ phong kiến.
Sách chữ Hán ban đầu in ra chỉ bán ở Hàng Gai và một vài phố xung quanh sau đó mới được mang về các vùng quê. Người đầu tiên bán sách ở các vùng quê là một người họ Trần ở làng Phú Đôi (nay thuộc xã Đại Thắng huyện Phú Xuyên). Người này ra Hàng Gai làm công cho một trong hai nhà in họ Trần, trong thời gian làm công ở đây đã học được nhiều điều hay.
Lưu tử nhất quỹ ngọc
Bất như nhất quỹ thư
Thư trung tự hữu ngọc
(Tạm dịch: Để lại cho con hòm ngọc/Không bằng để cho con hòm sách/Trong sách có ngọc)
Cuối thế kỷ XIX, nhà buôn các tỉnh hiếm khi cất sách, có lẽ vì thế mà người họ Trần ở Phú Đôi đã nhìn thấy tình trạng thiếu sách ở các vùng quê ham học và dù không có tầm nhìn “khai thông thương mại” nhưng nhãn tiền là có thể kiếm ăn được. Sau khi gặt hái xong, ông rủ cánh đàn ông trong làng quẩy đôi bồ không lên phố Hàng Gai cất sách. Người có vốn thì trả ngay, người ít vốn thì mang đồ đồng gồm: nồi, chậu thau ra đặt để chủ hàng sách tin tưởng. Đến cuối năm thanh toán cho chủ mới mang đồ đồng về. Sách in ra mong bán được nhiều nên các nhà in sách cũng không tính lãi. Giá sách rất rẻ, nhất là sách học chữ. Truyện thì cứ tính 7 hào 1.000 trang. Có điều rất hài hước là nhiều người buôn sách lại không biết chữ, họ đành nhờ con chủ nhà in viết hộ danh mục và trong quá trình giao sách chủ nhà in tóm tắt qua nội dung để họ nhập tâm. Con cháu các ông bán sách ở Phú Đôi kể với tôi rằng, để bán được sách, các cụ thêm bớt nội dung, nhiều người không muốn mua nhưng nghe kể hay quá mang tóc ra đổi luôn. Thời đó không gọi là bán sách mà gọi là phường đổi. Ban đầu chỉ có đàn ông, sau thì đàn bà cũng theo.
Sách họ cất gồm nhiều loại, truyện gốc nước ngoài có Nhị độ mai, Hoa tiên, Phan Trần... các bản văn có Chinh phụ ngâm, Cung oán, Đồng tiền, Bần nữ thán... Để bồ sách thêm phong phú, họ lên Hàng Ngang, Hàng Đường cất thêm ít sách Tàu vì ở các phố này có ba bốn Hoa kiều bán tạp hóa trong đó có sách. Sách mới rất ít, chủ yếu là sách cũ in đi in lại: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Đông chu liệt quốc, Liêu trai, Hồng lâu mộng, Thanh lâu mộng hay các truyện tình như: Lan đình, Bách tự minh. Sách đạo đức có Nhị thập tứ hiếu dạy con trẻ, sách thuốc có Phùng Thị, Cảnh nhạc, Ngưu kinh, Mã kinh rồi lịch vạn sự, cổ văn, Đường thi. Khoảng những năm 1910-1911 có thêm Bông lai bác nghị và Ẩm băng của phái cải lương. Nếu có ai đặt sách cũ họ lại ra mấy tiệm ở Hàng Quạt kiếm tìm. Thấy vừa vai là lên đường. Họ xác định lấy công làm lãi nên không dám đi xe ngựa mà gánh bộ, mệt thì nghỉ, đói giở cơm nắm ra ăn, tối nghỉ nhờ, sáng dạy sớm nấu cơm ăn, vắt cơm xong lại lên đường. Tuy nhiên, sách chỉ dành cho người biết chữ vì thế địa chỉ đầu tiên phường đổi nhắm đến là thầy đồ và người biết chữ. Nếu trước đó đã đến rồi thì phường đổi chỉ giới thiệu sách mới còn lần đầu thì đưa danh mục cho họ chọn.
Không chỉ đến các làng đồng bằng, họ lên cả trung du và miền núi phía Bắc. Có nhóm vào đất học Thanh-Nghệ, nhóm khác vào tận Huế và Nam Trung Bộ. Thầy đồ các làng luôn mong chờ phường đổi vì sách mua lần trước đã đọc hết. Phường đổi đưa danh mục cho họ xem trước và tóm tắt qua nội dung những cuốn mới rồi thêm thắt cho sinh động. Nếu đồng ý mua họ mới lấy sách ra. Giá sách cũng không quá cao và người bán tính toán sao cho có lãi là được. Nhưng chả phải ai cũng sẵn tiền, có người biết chữ, thích đọc lại không sẵn tiền thì có thể mang sách cũ ra đổi hay mang giấy viết rồi xếp bằng với chiều ngang và chiều cao cũng đổi được sách mới. Có khi dân phường đổi thấy nhà có trẻ ham đọc nhưng không có tiền, cũng không có sách cũ thì chấp nhận đổi bằng thóc. Gánh thêm thóc tuy nặng nhưng họ vẫn vui vẻ vì có mối cho chuyến sau. Bán hết lại về cất chuyến mới đồng thời cũng đem yêu cầu của khách hàng tìm kiếm những cuốn họ muốn. Để khỏi lỡ chuyến hàng, họ gửi chỗ giấy cũ lại nhà in ở Hàng Gai và sau khi thu được nhiều thì mang bán lại cho các phường làm giấy ở Hà Nội. Cũng có khi bán cho dân đúc đồng Ngũ Xã, vì khuôn đúc thường nhào giấy lẫn với đất.
Khi chữ quốc ngữ, chữ Pháp là môn học bắt buộc đối với học sinh thì chữ Nho thất thế. Số người Phú Đôi bán sách giảm dần, đầu những năm 1930 họ không bán nữa mà chuyển sang mua lại chính những cuốn trước đó họ đã bán. Ông Lã văn Sâm kể, cụ thân sinh ông là Lã văn Lâm quẩy bồ mua sách từ Nam xuống Bắc, từ Đông sang Đoài rồi mang vào bán ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chính ông cũng không biết vì sao người Quảng lại mê sách chữ Hán, chữ Nôm đến như vậy. Buôn bán tấn tới ông Lâm thuê nhà ở Tam Kỳ mở hiệu sách. Sách quý, sách hay được gia đình, anh em hay người làng gửi từ Phú Đôi vào. Năm 1952, chiến tranh khiến việc đi lại khó khăn nên ông đành bỏ hiệu sách về quê.
Trước năm 1954, vì lúc đó còn nhỏ nên ông Trần Mạnh Tưởng không đi mua sách nhưng đầu những năm 1960 cùng với các thanh niên họ Lã, Vũ, Trần, ông bắt đầu theo nghề. Tuyến nào có ô-tô khách thì đi ô-tô, song phần lớn là cuốc bộ. Cũng giống như đi bán sách, người mua phải tìm đến người biết chữ Hán, chữ Nôm làm quen, thuyết phục. Ông Trần văn Soạn bảo có nhà vì túng bán sách ông cha để lại, cầm tiền xong khóc rưng rức. Có nhà không bảo quản được sách mối mọt hoặc thấy không còn cần thiết “vì để cũng không ai biết chữ mà đọc” nên bán. Sách rách, mối mọt thì mua cân còn lành lặn nguyên gáy và bìa thì hai bên thỏa thuận. Ông Sâm khoe có lần ở Phú Thọ, ông mua được mấy gánh của một gia đình họ Mạc, gia đình này có những cuốn in từ thế kỷ XVIII. Mua được gánh về làng nhờ người biết chữ phân loại, sách thuốc mang bán cho các ông lang, sách liên quan đến lịch sử mang ra Hà Nội bán cho Viện Sử hay Viện Khảo cổ, sách văn chương bán cho Thư viện Quốc gia. Trong những năm Mỹ ném bom miền Bắc, nhiều lần ông Sâm bị chính quyền địa phương ở Phú Thọ, Vĩnh Phú, Thái Bình... bắt giữ, trình giấy thông hành xã Phú Đôi cấp họ chẳng nghe, nghi ông vờ đi mua sách làm gián điệp cho Mỹ, bắt nhốt trong kho phân đạm. Ngày nào xã cũng phải cử dân quân mang cơm cho ăn, nước cho uống, chán quá nên họ thả. Thả ra ông lại đi “mua gánh sách về bán đủ tiền đong được tạ thóc, ở nhà làm hợp tác xã đói lắm mà ra đồng thì toàn nói chuyện chim cò”. Nhưng bị bắt nhiều nên ông và nhiều người lên Hà Nội gãi đầu nhờ Thư viện Quốc gia cấp cho giấy “đi mua sách cho nhà nước”. Thư viện cũng cần sách, đồng ý cấp ngay. Ông Vũ văn Sơn sinh năm 1949 kể rằng, năm 1975 phục viên về làng ông lại đi mua sách, đến năm 1976 nguồn sách chữ Hán ở các vùng quê không còn nhiều nên cánh Phú Đôi mới dừng, chấm dứt nghề bán và mua sách tồn tại 100 năm ở làng này.
Dân Phú Đôi bán và mua sách cũng chỉ để kiếm sống. Người làm sách ở Hàng Gai, Hàng Bông cũng kiếm sống nhưng chính từ kiếm sống họ đã làm được một việc rất lớn: góp phần nâng cao dân trí và giữ gìn nguồn tư liệu.
_________________
Phố Hàng Gai ngắn bên Hồ Kiếm.
Sách mỏng dân gian bán vỉa hè.
Bìa đỏ, bìa xanh, bìa tím thẫm.
Mười xu một cuốn giấy vàng hoe.
Trương Viên, Trinh thử, cùng Trê Cóc
Bên truyện Thạch Sanh với Tống Trân.
Lục súc tranh công cười ngặt nghẽo
Bích câu kỳ ngộ với Phan Trần
Sãi Vãi, Hoàng Trừu, Nữ tú tài,
Quan Âm Thị Kính, khúc bi ai.
Lưu Bình Dương Lễ, ngời tình bạn.
Phạm Tải Ngọc Hoa, Nhị độ mai.
Bao nhiêu tình nghĩa bấy nhiêu người.
Thế thái nhân tình dệt những đời.
Thống thiết diễn ca quốc sử nữa,
Hưng vong non nước lúc đầy vơi.
Góc phố hiu hiu chiều Chủ nhật
Ta đi thu góp vốn quê nhà,
Gom “Hồn cổ Việt” thành hai tập.
Đậm chữ vàng in trên gáy da.
Lòng yêu tiếng Việt tình da diết,
Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha.
Quán sách dân gian hè phố cũ,
Âm thầm vun vững gốc cho ta.
Những cuốn sách mà Huy Cận nhắc đến thời kỳ đó in bằng chữ quốc ngữ,và Hàng Gai chỉ còn là phố bán sách, không còn nghề in mộc bản như xưa nữa. Nhưng sách Hàng Gai ai mua? Có lẽ chủ yếu bán cho người Hà Nội và số ít học sinh ở các tỉnh thành vì năm 1945, khi Việt Nam độc lập, số người mù chữ trong cả nước là 99%. Nghĩa là văn hóa đọc chỉ có ở Hà Nội và các thành phố lớn.
Cuối thế kỷ XIX, nghề in mộc bản chuyển từ phường Hàng Trống, Tố Tịch về phường Cổ Vũ (nay là phố Hàng Gai). Phường có 6 nhà in kiêm bán sách nhưng lớn nhất và uy tín thì có hai người họ Trần. Cho đến khi chấm dứt thi Hương ở Bắc Kỳ năm 1915 và ở Trung Kỳ năm 1918, các phố Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Thiếc và Hàng Đào có 21 cơ sở in mộc bản song riêng Hàng Gai chiếm tới hai phần ba. Nổi tiếng nhất Hàng Gai là các nhà in: Liễu Văn đường, Tụ Văn đường, Phúc Văn đường, Đồng Văn đường, Quảng Thịnh đường, Cẩm Văn đường, Quan Văn đường, rồi mới tới Hàng Đào với Áng Hiên hiệu... Các nhà in tư nhân nở rộ do Hà Nội là thành phố nhượng địa của Pháp, sống theo luật Pháp quốc.
In mộc bản xuất hiện ở Thăng Long khá sớm, gắn liền với khắc in những bộ kinh sách truyền bá Phật giáo khi đạo thịnh hành ở Việt Nam thời Lý-Trần. Song phải đợi đến khi Thám hoa Lương Như Hộc triều Lê, sau hai lần đi sứ (1443 và 1459) đem nghề in mộc bản của Trung Quốc truyền cho dân làng mình là Liễu Chàng (nay thuộc Hải Dương) thì nghề in ở Đại Việt mới có bước phát triển rõ rệt và được truyền đi rộng khắp. Ban đầu phạm vi in ấn hết sức hạn hẹp chỉ trong khu vực triều đình và nhà chùa. Thời Lê, kinh sách đạo Phật, đạo Lão cũng như thi thư chỉ được in khi triều đình cho phép. Minh Mạng là một ông vua sùng Nho, ham đọc sách, khuyến khích viết sách nhưng kiểm soát hết sức chặt chẽ in ấn. Ông sợ lập ngôn hay thi thư của sĩ phu Bắc Hà vốn vọng Lê không ưa triều Nguyễn được in tự do rồi phổ biến rộng rãi trong dân chúng sẽ làm lung lay triều đình.
Ngoài triều đình và nhà chùa thì Hàng Gai là phố đầu tiên trên cõi Việt Nam có các nhà làm sách. Nhà in nào cũng rước nhiều thầy đồ hay chữ để soát thật kỹ bản in, không để sách in ra còn lỗi. Sách nhà họ Trần nói riêng và các sách xưa nói chung không bao giờ phải đính chính. Khi “ông nghè ông cống cũng nằm co”, nghề in mộc bản suy vi, mới có nhà làm cẩu thả. Muốn in một cuốn sách phải có người viết hay mượn người viết đúng như cách muốn trình bày. Sau đó đưa cho thợ Liễu Chàng khắc. Thợ khắc phải dùng gỗ thị vì gỗ này mịn, dẻo và bền. Có hai khổ quen dùng, sách truyện khổ 16cm x 20cm còn sách học khổ 20cm x 30cm. Miếng gỗ thị được đánh nhẵn hai mặt rồi dùng cơm nát dán trái bản viết vào, lại đánh cho giấy mỏng đi cho nét chữ thật rõ mới dùng dao sắc nhọn khắc. Mỗi bản gỗ chỉ in được bốn trang. In thử nếu có chữ sai thì phải đục đi chêm mẩu gỗ vào khắc lại. Có những bộ sách rất nhiều quyển nên số bản khắc rất lớn và đó cũng chính là vốn, vì thế nghề in cần phải nhiều thời gian. Do vậy không phải ai cũng có thể làm được. Khi in, thợ để bản in lên đệm rơm, dùng chổi con quét một lượt mực vừa phải, đặt tờ giấy lên lấy xơ mướp đã bôi mỡ xoa thật đều và đều tay là xong một bản. Giấy in giấy có hai loại: giấy bản và moi do làng Bưởi cung cấp. Giấy bản trong và trắng để in sách học, giấy moi vẫn còn các vết vỏ dó để in truyện thường. Thường mỗi bản sách chỉ in tối đa ba trăm, bán hết mới lôi bản khắc ra in tiếp.
Ấn phẩm có nhiều loại, sách kinh do các chùa đặt, sách dành cho sĩ tử học thi, truyện dân gian, truyện Tàu, các bộ sử hay sách thuốc. Các nhà làm văn xưa không nghĩ đến chuyện in, họ chỉ lo lập ngôn tức là nói những lời có ích cho đời nhưng thấy có người in văn của mình thì cũng thích nên nhà in nghe nói ai có bản văn hay chỉ đem cái lễ “chè rượu” đến xin là được ngay. Với truyện dân gian thì cứ in tự do. Nhưng tùy theo nhà in, có nhà trình bày như bản cổ, có nhà nhờ các ông cử, ông tú nhuận sắc để người đọc dễ hiểu hơn. Các truyện chữ Nôm có: Lý Công, Phương Hoa, Phạm Công-Cúc Hoa, Thạch Sanh, Lưu Bình Dương Lễ, Bướm Hoa, Trê Cóc... Còn truyện Tàu khá nhiều nhưng cứ in đi in lại. Riêng bản Kiều có rất nhiều tên khác nhau: Kim Vân Kiều tân truyện, Đoạn trường tân thanh, Kiều truyện, Kiều lục, Kiều thơ, Kiều phú...
Đầu thế kỷ XX, chế độ khoa cử Việt Nam có sự thay đổi lớn. Bỏ kinh nghĩa thơ phú chuyển sang văn sách, luận và thêm cả một phần quốc ngữ, kinh, truyện đại toàn, tính lý, Bắc sử thành sách cổ. Chữ quốc ngữ lan rộng, ai ai cũng học chữ này sợ mình lạc hậu, các nhà in phố Hàng Gai nhanh chóng xoay theo thời cuộc.
Chữ quốc ngữ là hồn của nước
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách Âu Mỹ, sách China
Chữ kia chữ nọ dịch ra cho tường
Những câu thơ cho thấy chữ quốc ngữ được đề cao và để có tri thức thì cần thiết phải có sách dịch. Rồi các bài ca của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, thậm chí Tam quốc chí còn được một nhà sách dịch ra quốc ngữ in phát không cho người đi qua Bờ Hồ. Hiệu Đông Kinh ấn quán in bốn tập: địa dư, lịch sử, khoa học, toán pháp của Trần văn Thông vốn trước đó không có đã thu hút người trẻ và cả các nhà Nho tìm đọc sách “cách trí” này. Nhưng vẫn có nhà in luyến tiếc chữ thành hiền, năm 1911, hiệu Quan Văn đường in Quốc Phong thi bằng hai thứ chữ, tầng trên chữ Hán, dưới là chữ quốc ngữ, cuốn Phương ngôn tục ngữ thì trên là chữ Nôm, dưới quốc ngữ. Để in chữ quốc ngữ họ vẫn dùng bản khắc gỗ. Một điều không thể không nhắc đến là một số cơ sở in ấn ở Hà Nội đầu thế kỷ XX, cùng với các “thiện đàn” khác trong cả nước, tiếp tục in ấn nhiều thơ văn giáng bút. Nếu trước đó văn giáng bút chỉ đơn thuần là lời của Phật, Tiên, Thánh khuyên răn con người ăn ở thiện tâm thì sang đầu thế kỷ XX nó đã mang thêm nội dung mới là chống Pháp. Tạ kinh quốc ca là bài ca khích lệ chị em hãy chen vai sát cánh cùng nam giới đấu tranh chống Pháp.
Thang tự do bắc thẳng tầng mây
Đường độc lập sẵn xây nhẵn thín
Gánh luân lý chị mười em chín
Cửa thiện duyên phương tiện rộng thênh thang
Chuông đồng văn tiếng đã kêu vang
Tỉnh giấc mộng chớ mơ màng con mắt tục...
Bài Tổng kỹ ca ở cuối sách được đúc kết bằng tinh thần đoàn kết, đồng tâm của những trai “trung nghĩa”, gái “kiên trinh” mà tẩy sạch những vết nhơ trên tấm gương trong như tuyết của truyền thống yêu nước ngàn năm còn để lại:
Trai ăn ở bền lòng trung nghĩa,
Gái kiên trinh khoe mẽ với non sông.
Chữ đồng tâm tạc để bên lòng.
Khi các nhà in mộc bản ở Hàng Gai suy vi thì năm 1925 ở phố Hàng Bông xuất hiện Nhà in Tân Dân theo lối mới ở số nhà 93. Chủ là Vũ Đình Long (1896-1960), ông quê thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai. Trước khi mở nhà in, ông nổi tiếng khắp nước với vở kịch nói thuần Việt đầu tiên Chén thuốc độc, được công diễn trên sân khấu Hà Nội ngày 22-10-1921. Vũ Đình Long vừa là chủ nhà in vừa chủ trương ra các báo Tiểu thuyết thứ bảy (1934-1942), Phổ thông bán nguyệt san (1936-1941), tuần báo Hữu ích (1937-1938)... và in các loại sách: Sách học, Quốc văn dẫn giải, Tập san Tao đàn, Những tác phẩm hay...Các nhà văn Vũ Bằng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm... trong lúc khó khăn đều được ông ứng tiền sáng tác và khi có tác phẩm, ông lại in cho họ. Tháng 9-1958, Hà Nội bắt đầu cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Vũ Đình Long bị khép thành phần tư sản và Nhà in Tân Dân phải vào công tư hợp doanh, sau đó sáp nhập với Nhà in Lê văn Tân ở 136 Hàng Bông thành Nhà in Ngoại văn, chuyên in các tài liệu đối ngoại bằng các chữ Nga, Anh, Pháp, Lào, Campuchia, Trung Quốc... cho nhà nước. Từ vị trí chủ, ông trở thành người làm công, khó có thể biết lúc đó ông nghĩ gì nhưng chắc chắn nó gây ra cú sốc rất lớn và ông mất năm 1960. Cũng trong năm này, một số nhà còn giữ bản khắc xưa làm kỷ niệm cũng vội chẻ làm củi vì sợ bị quy tội tàng trữ văn hóa của chế độ phong kiến.
Sách chữ Hán ban đầu in ra chỉ bán ở Hàng Gai và một vài phố xung quanh sau đó mới được mang về các vùng quê. Người đầu tiên bán sách ở các vùng quê là một người họ Trần ở làng Phú Đôi (nay thuộc xã Đại Thắng huyện Phú Xuyên). Người này ra Hàng Gai làm công cho một trong hai nhà in họ Trần, trong thời gian làm công ở đây đã học được nhiều điều hay.
Lưu tử nhất quỹ ngọc
Bất như nhất quỹ thư
Thư trung tự hữu ngọc
(Tạm dịch: Để lại cho con hòm ngọc/Không bằng để cho con hòm sách/Trong sách có ngọc)
Cuối thế kỷ XIX, nhà buôn các tỉnh hiếm khi cất sách, có lẽ vì thế mà người họ Trần ở Phú Đôi đã nhìn thấy tình trạng thiếu sách ở các vùng quê ham học và dù không có tầm nhìn “khai thông thương mại” nhưng nhãn tiền là có thể kiếm ăn được. Sau khi gặt hái xong, ông rủ cánh đàn ông trong làng quẩy đôi bồ không lên phố Hàng Gai cất sách. Người có vốn thì trả ngay, người ít vốn thì mang đồ đồng gồm: nồi, chậu thau ra đặt để chủ hàng sách tin tưởng. Đến cuối năm thanh toán cho chủ mới mang đồ đồng về. Sách in ra mong bán được nhiều nên các nhà in sách cũng không tính lãi. Giá sách rất rẻ, nhất là sách học chữ. Truyện thì cứ tính 7 hào 1.000 trang. Có điều rất hài hước là nhiều người buôn sách lại không biết chữ, họ đành nhờ con chủ nhà in viết hộ danh mục và trong quá trình giao sách chủ nhà in tóm tắt qua nội dung để họ nhập tâm. Con cháu các ông bán sách ở Phú Đôi kể với tôi rằng, để bán được sách, các cụ thêm bớt nội dung, nhiều người không muốn mua nhưng nghe kể hay quá mang tóc ra đổi luôn. Thời đó không gọi là bán sách mà gọi là phường đổi. Ban đầu chỉ có đàn ông, sau thì đàn bà cũng theo.
Sách họ cất gồm nhiều loại, truyện gốc nước ngoài có Nhị độ mai, Hoa tiên, Phan Trần... các bản văn có Chinh phụ ngâm, Cung oán, Đồng tiền, Bần nữ thán... Để bồ sách thêm phong phú, họ lên Hàng Ngang, Hàng Đường cất thêm ít sách Tàu vì ở các phố này có ba bốn Hoa kiều bán tạp hóa trong đó có sách. Sách mới rất ít, chủ yếu là sách cũ in đi in lại: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Đông chu liệt quốc, Liêu trai, Hồng lâu mộng, Thanh lâu mộng hay các truyện tình như: Lan đình, Bách tự minh. Sách đạo đức có Nhị thập tứ hiếu dạy con trẻ, sách thuốc có Phùng Thị, Cảnh nhạc, Ngưu kinh, Mã kinh rồi lịch vạn sự, cổ văn, Đường thi. Khoảng những năm 1910-1911 có thêm Bông lai bác nghị và Ẩm băng của phái cải lương. Nếu có ai đặt sách cũ họ lại ra mấy tiệm ở Hàng Quạt kiếm tìm. Thấy vừa vai là lên đường. Họ xác định lấy công làm lãi nên không dám đi xe ngựa mà gánh bộ, mệt thì nghỉ, đói giở cơm nắm ra ăn, tối nghỉ nhờ, sáng dạy sớm nấu cơm ăn, vắt cơm xong lại lên đường. Tuy nhiên, sách chỉ dành cho người biết chữ vì thế địa chỉ đầu tiên phường đổi nhắm đến là thầy đồ và người biết chữ. Nếu trước đó đã đến rồi thì phường đổi chỉ giới thiệu sách mới còn lần đầu thì đưa danh mục cho họ chọn.
Không chỉ đến các làng đồng bằng, họ lên cả trung du và miền núi phía Bắc. Có nhóm vào đất học Thanh-Nghệ, nhóm khác vào tận Huế và Nam Trung Bộ. Thầy đồ các làng luôn mong chờ phường đổi vì sách mua lần trước đã đọc hết. Phường đổi đưa danh mục cho họ xem trước và tóm tắt qua nội dung những cuốn mới rồi thêm thắt cho sinh động. Nếu đồng ý mua họ mới lấy sách ra. Giá sách cũng không quá cao và người bán tính toán sao cho có lãi là được. Nhưng chả phải ai cũng sẵn tiền, có người biết chữ, thích đọc lại không sẵn tiền thì có thể mang sách cũ ra đổi hay mang giấy viết rồi xếp bằng với chiều ngang và chiều cao cũng đổi được sách mới. Có khi dân phường đổi thấy nhà có trẻ ham đọc nhưng không có tiền, cũng không có sách cũ thì chấp nhận đổi bằng thóc. Gánh thêm thóc tuy nặng nhưng họ vẫn vui vẻ vì có mối cho chuyến sau. Bán hết lại về cất chuyến mới đồng thời cũng đem yêu cầu của khách hàng tìm kiếm những cuốn họ muốn. Để khỏi lỡ chuyến hàng, họ gửi chỗ giấy cũ lại nhà in ở Hàng Gai và sau khi thu được nhiều thì mang bán lại cho các phường làm giấy ở Hà Nội. Cũng có khi bán cho dân đúc đồng Ngũ Xã, vì khuôn đúc thường nhào giấy lẫn với đất.
Khi chữ quốc ngữ, chữ Pháp là môn học bắt buộc đối với học sinh thì chữ Nho thất thế. Số người Phú Đôi bán sách giảm dần, đầu những năm 1930 họ không bán nữa mà chuyển sang mua lại chính những cuốn trước đó họ đã bán. Ông Lã văn Sâm kể, cụ thân sinh ông là Lã văn Lâm quẩy bồ mua sách từ Nam xuống Bắc, từ Đông sang Đoài rồi mang vào bán ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chính ông cũng không biết vì sao người Quảng lại mê sách chữ Hán, chữ Nôm đến như vậy. Buôn bán tấn tới ông Lâm thuê nhà ở Tam Kỳ mở hiệu sách. Sách quý, sách hay được gia đình, anh em hay người làng gửi từ Phú Đôi vào. Năm 1952, chiến tranh khiến việc đi lại khó khăn nên ông đành bỏ hiệu sách về quê.
Trước năm 1954, vì lúc đó còn nhỏ nên ông Trần Mạnh Tưởng không đi mua sách nhưng đầu những năm 1960 cùng với các thanh niên họ Lã, Vũ, Trần, ông bắt đầu theo nghề. Tuyến nào có ô-tô khách thì đi ô-tô, song phần lớn là cuốc bộ. Cũng giống như đi bán sách, người mua phải tìm đến người biết chữ Hán, chữ Nôm làm quen, thuyết phục. Ông Trần văn Soạn bảo có nhà vì túng bán sách ông cha để lại, cầm tiền xong khóc rưng rức. Có nhà không bảo quản được sách mối mọt hoặc thấy không còn cần thiết “vì để cũng không ai biết chữ mà đọc” nên bán. Sách rách, mối mọt thì mua cân còn lành lặn nguyên gáy và bìa thì hai bên thỏa thuận. Ông Sâm khoe có lần ở Phú Thọ, ông mua được mấy gánh của một gia đình họ Mạc, gia đình này có những cuốn in từ thế kỷ XVIII. Mua được gánh về làng nhờ người biết chữ phân loại, sách thuốc mang bán cho các ông lang, sách liên quan đến lịch sử mang ra Hà Nội bán cho Viện Sử hay Viện Khảo cổ, sách văn chương bán cho Thư viện Quốc gia. Trong những năm Mỹ ném bom miền Bắc, nhiều lần ông Sâm bị chính quyền địa phương ở Phú Thọ, Vĩnh Phú, Thái Bình... bắt giữ, trình giấy thông hành xã Phú Đôi cấp họ chẳng nghe, nghi ông vờ đi mua sách làm gián điệp cho Mỹ, bắt nhốt trong kho phân đạm. Ngày nào xã cũng phải cử dân quân mang cơm cho ăn, nước cho uống, chán quá nên họ thả. Thả ra ông lại đi “mua gánh sách về bán đủ tiền đong được tạ thóc, ở nhà làm hợp tác xã đói lắm mà ra đồng thì toàn nói chuyện chim cò”. Nhưng bị bắt nhiều nên ông và nhiều người lên Hà Nội gãi đầu nhờ Thư viện Quốc gia cấp cho giấy “đi mua sách cho nhà nước”. Thư viện cũng cần sách, đồng ý cấp ngay. Ông Vũ văn Sơn sinh năm 1949 kể rằng, năm 1975 phục viên về làng ông lại đi mua sách, đến năm 1976 nguồn sách chữ Hán ở các vùng quê không còn nhiều nên cánh Phú Đôi mới dừng, chấm dứt nghề bán và mua sách tồn tại 100 năm ở làng này.
Dân Phú Đôi bán và mua sách cũng chỉ để kiếm sống. Người làm sách ở Hàng Gai, Hàng Bông cũng kiếm sống nhưng chính từ kiếm sống họ đã làm được một việc rất lớn: góp phần nâng cao dân trí và giữ gìn nguồn tư liệu.
_________________
Danh sách chương