Một ngày mới của chị em tôi bắt đầu bằng cuộc cãi vã của bố mẹ như thế, nhưng rồi mẹ vẫn đi làm, bố lại trầm mặc bỏ ra vườn một mình. Còn tôi tự mình thay đồ cho em và đưa em tới nhà trẻ rồi mới đi học. Bà đứng đó nhìn theo bóng lưng chị em tôi mà thở dài. Một nhà 5 người đều chung một tâm trạng buồn thảm như nhau.
Cả buổi sáng hôm đó tôi không sao cười nổi dù chỉ là một cái nhếch mép, cũng chẳng thể tập trung nghe giảng. Cứ thế ngồi nhìn ra ngoài kia, phía ngoài khung cửa sổ là một cây bàng non mới trồng. Cây được chúng tôi chăm sóc, tưới nước mỗi ngày nên đang bắt đầu nảy lộc xanh non. Bên cạnh có một vài chú chim nhỏ đang nhảy nhót dưới sân. Bất giác tôi ước mình được giống như con chim kia, tự do, tự tại có thể đi bất cứ nơi nào mình thích, bay đến bất cứ đâu bản thân cảm thấy bình yên.
Tiếc là tôi chẳng có đôi cánh, cũng chẳng có nghị lực để đi xa. Đành chấp nhận ở đây, ở trong một tổ ấm mà lâu lắm rồi tôi chẳng còn tự hào vì hạnh phúc nó mang lại nữa.
Trước kia ai cũng bảo tôi sướng nhất trong đám trẻ trong làng, còn bây giờ họ lại nhìn tôi bằng ánh mắt chứa đầy thương hại. Tôi không thích cảm giác đó một chút nào cả, tôi thèm được quay lại những tháng ngày hạnh phúc thủa xưa, thèm lắm.
- Chi, Chi, thầy gọi kìa.
Cái Lan ngồi bên cạnh huých tay khiến tôi sực nhớ ra là mình con dang trong tiết học. Luống cuống đứng dậy đưa ánh mắt cầu cứu sang cái Lan, nó còn chưa kịp gợi ý đã nghe tiếng thầy mắng.
- Chi, em ngồi trong lớp mà lại không tập trung tới mức mà tôi gọi em cũng chẳng biết. Chiều nay gọi ngay phụ huynh tới trường gặp tôi.
Phụ huynh, mẹ thì đi làm, bố thì chẳng biết có tâm trạng đi tới trường gặp thầy hay không. Phụ huynh của tôi còn lại mỗi bà, nhưng bà đã già, lại chẳng biết đi xe, từ nhà tôi tới trường cũng hơn 3km, bà sẽ chẳng đủ sức đi bộ quãng xa như thế.
Chẳng thể nghĩ ra nổi ai sẽ là phụ huynh tới gặp thầy cho tôi. Nhưng cũng chẳng thể cãi lại lời thầy chỉ có thể ngoan ngoãn gật đầu.
Tôi biết chắc với tình hình hiện tại, nếu bố nghe tôi nói bị thầy bắt mời phụ huynh nhẹ thì cũng la mắng tôi, mà nặng thì ăn roi. Suốt quãng đường về nhà tôi cứ thế không ngừng run sợ, cố gắng vắt hết óc để nghĩ xem nói thế nào cho giảm nhẹ tội nhất mà không tài nào nghĩ ra.
Phải can đảm lắm tôi mới dám dắt xe vào trước sân, vừa thấy tôi bà đã hỏi:
- Chi về rồi hả cháu, có mệt không.
- Dạ, bố cháu đâu hả bà.
- Ai biết, chúng mày đi học một lúc thì bố mày cũng xách xe đi, tới giờ này vẫn chưa thấy vác mặt về.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, thế cũng tốt, để tôi có thêm chút thời gian chuẩn bị tâm lý, để xem nào, lát bố về phải nói làm sao đây? Buổi trưa cái Hương ăn cơm ở trường, mẹ cũng ăn cơm ở công ty nên chỉ còn lại Bà, bố bà tôi. Hai bà cháu chờ mãi tới hơn 12h vẫn chẳng thấy bố về. Bà bực mình bảo:
- Thôi bà cháu mình ăn cơm trước, ăn nghỉ ngơi chiều còn đi học, mặc xác cái thằng bố mày.
- Bà ơi, nhưng mà… cháu…cháu…
- Cháu làm sao?
- Chiều nay cháu phải mời phụ huynh tới trường gặp thầy giáo tiếng anh.
Gương mặt bà lộ rõ vẻ hốt hoảng, bà vội vã hỏi:
- Sao lại phải mời phụ huynh, cháu mắc tội gì à.
- Dạ, tại cháu không tập trung trong giờ học.
- Sao đi học mà không tập trung, bà đã bảo phải cố gắng học cơ mà. Không nghe thầy giảng thì làm sao mà tiếp thu bài được. Bố mẹ mày vừa mới cãi nhau, nó mà biết thì lại nhừ đòn thôi.
Tôi sợ hãi òa khóc nức nở, vừa khóc vừa mếu máo thanh mình:
- Tại, tại cháu nghĩ đến bố mẹ, nghĩ đến chuyện sáng nay… cháu buồn quá… nên học không vào.
- Khổ thân cháu tôi, bố mẹ mày mà không thay đổi chắc làm hỏng hết chúng mày mất. Thôi nín đi, đừng khóc nữa, bà biết rồi, lát bố mày về bà nói cho.
Thời gian này cũng chỉ có bà là để ý đến cảm xúc của chị em tôi, còn bố mẹ nếu không làm việc thì cũng bận cãi nhau, chẳng còn thời gian để ý đến chị em tôi như trước.
Tôi ngồi chờ mãi đến hơn 1h vẫn chẳng thấy bố về, thầy tiếng anh rất nghiêm, nếu chiều nay mà không có phụ huynh kiểu gì thầy cũng sẽ phạt. Lo lắng tôi níu áo bà nói:
- Bà, sao giờ bố còn chưa về.
- Cái thằng bố mày 2 hôm nay tự nhiên đổ đốn ra, đi chẳng biết đường về, cũng chẳng nói với ai một câu. Rõ là bực mà, để bà sang nhà ông Tư, nhờ ông ấy gọi cho bố mày xem bố mày ở đâu.
Nhà tôi thời điểm ấy không có điện thoại bàn, chỉ có 2 chiếc điện thoại nokia đen trắng của bố và mẹ, vì thế mỗi lần muốn gọi cho họ là phải sang nhà hàng xóm gọi nhờ.
Bà đi cũng phải 15 phút mới về, vừa thấy bóng bà ngoài cổng tôi vội vã chạy ra hỏi:
- Bà, bố cháu bảo sao.
- Có thấy bố mày nghe máy đâu, chả biết làm cái gì nữa.
- Vậy cháu không đi học đâu, không có phụ huynh thế nào thầy cũng phạt, chiều nay cháu không đi đâu.
Bà cau mày quát tôi:
- Không được nghi học, sáng đã không tập trung, giờ lại nghỉ thì làm sao theo được các bạn.
Tôi vừa lo sợ về việc không có phụ huynh tới gặp thầy cô, vừa buồn vì cảm thấy hình như bố mẹ không còn yêu tôi nữa. Chẳng ai thèm quan tâm đến tôi, trước đây tôi cứ nghĩ bố mẹ cãi nhau vì tôi chưa ngoan, tôi học chưa giỏi. Bởi thế tôi đã nỗ lực hết mình, tự ép mình thành một đứa trẻ ngoan, biết nghe lời cha mẹ, biết chăm em và phụ giúp việc nhà với bà. Đặc biết là còn trở thành học sinh giỏi ở trường. Nhưng rồi sao chứ, tờ giấy khen kia thậm chí bố mẹ còn chẳng có thời gian đọc hết những chữ trên ấy. Thậm chí họ còn cãi nhau nhiều hơn trước, bỏ bê chị em tôi nhiều hơn trước. vậy thì tôi cố gắng để đổi lại được cái gì cơ chứ?
Cứ thế ấm ức tôi gào lên trong nước mắt:
- Con cố gắng học là để bố mẹ vui, bố mẹ không cãi nhau nữa, nhưng giờ bố mẹ còn chẳng thèm quan tâm đến con thì cố làm gì nữa hả bà. Con không đi học nữa, con sợ thầy phạt lắm, con không đi đâu.
Bà sững sờ nhìn tôi, tôi khóc, bà cũng khóc, bà ôm chặt tôi vào lòng mà dỗ dành:
- Nín đi con, cũng tại nhà mình nợ nần nhiều quá nên bố mẹ mày mới phải còng lưng đi làm trả nợ, làm mệt thì lại sinh ra cáu gắt, cãi nhau. Làm nhiều thì đến thời gian nghỉ ngơi còn không có, thời gian đâu mà quan tâm con cái. Rõ khổ, thôi nín đi con, để rồi bà bảo với bố mẹ mày. Kiểu gì thì kiểu bà cũng bắt chúng nó phải xem lại, không thì hỏng hết con cái mất thôi.
Tôi không trả lời, vẫn cố rúc sâu vào lòng bà mà khóc, bà để tôi khóc thêm một lúc nữa cho vơi bớt uất ức rồi mới bảo:
- Thôi, đi học đi, rồi bà đến gặp thầy cho, không phải sợ gì cả, nhá.
- Nhưng mà đường xa lắm, chân bà đau như thế đi làm sao nổi. Thầy cũng bảo phải gặp đầu giờ chiều vì thầy còn dậy mà.
Bà thở dài ngẫm nghĩ một lát rồi bảo:
- Đúng rồi, còn có cô Tươi, bà bảo cô Tươi đi cho nhá.
- Nhưng mà cô Tươi có phải phụ huynh đâu.
- Người lớn là được, bà sẽ dặn cô Tươi nói bố mẹ con bận, nhờ cô ấy đi thay, đã được chưa.
Lúc này tôi mới chịu gật gật cái đầu đồng ý đi học, bà thấy thế thì vui mừng nói:
- Ngoan lắm, thôi rửa mặt mũi đi mà còn chuẩn bị, sắp 1h30 rồi, xong rồi đóng cửa lại bà qua nhờ cô Tươi, con đi thì đi luôn ra nhà cô rồi cũng đến trường với cô ấy nghe không.
- Dạ, con nhớ rồi.
- Không cần khóa cửa đâu, chỉ khép lại, lát bà về luôn đấy.
Bà nói rồi lại tập tễnh đi, cái chân bên phải của bà dạo này đang đau nên không đi nhanh như bình thường được. Nhìn cái dáng đi khó nhọc của bà tôi lại thấy thương, đáng ra tầm tuổi của bà phải được nghỉ ngơi. Vậy mà qua sống với nhà tôi chẳng được mấy ngày vui vẻ cả, lúc nào cũng phải khổ tâm vì con, vì cháu.
- -----*------*------
Bố mẹ tôi không hề hay biết việc ngày hôm đó tôi bị mời phụ huynh tới trường, họ vẫn bận rộn với những trận cãi nhau liên miên. Còn tôi càng ngày càng chán học, mục đích tới trường của tôi lúc này là để trốn tránh, để không phải ở nhà, không phải chứng kiến hay nghĩ vì những cuộc cãi vã của bố mẹ. Chỉ đơn giản là như thế.
Cô Hạnh, người đã tâm sự cùng tôi hôm trước, cũng là cô giáo chủ nhiệm lớp tôi đã tinh tế nhận ra sự thay đổi của tôi. Cuối buổi hôm ấy cô dặn tôi ở lại gặp riêng cô, lâu nay cái việc bị thầy cô bắt ở lại cuối giờ để la mắng vì cái tội không tập trung học nhiều đến mức tôi chẳng còn cảm thấy sợ như mấy lần đầu nữa.
Tôi bình thản ở lại, bình thản đứng bên cạnh chờ cô chửi, thấy cái vẻ bất cần ấy của tôi cô có một chút buồn. Kéo tay tôi lại gần cô nhỏ nhẹ hỏi:
- Chị, dạo này em sao thế, lực học của em kém hẳn, điểm thi giữa học kỳ 1 cũng chỉ toàn trên trung bình?
Tôi im lặng không trả lời, còn cô lại kể cho tôi một câu chuyện, câu chuyện về một bé gái từng bị trầm cảm vì ngày ngày phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau. Bé gái đó cũng bỏ bê học hành và còn nghĩ tới cái chết, cho tới khi bé nghe được ước nguyện của mẹ trong một lần vô tình thức dậy lúc nửa đêm:
- Ông trời à, xin ông hãy rủ lòng thương giúp con gái con, xin hãy giúp nó trở thành đứa trẻ vui tươi ngày nào. Nó có thể không ngoan, có thể học dốt cũng được, chỉ cần nó rũ bỏ được cái vẻ trầm mặc là được. Mọi thứ con cố gắng, những trận đòn roi con chịu đựng tất cả cũng chỉ vỉ muốn con gái con có một gia đình trọn vẹn, để nó có đủ cả bố và mẹ. vậy nên con xin ông, xin ông hãy nhìn đến nó một lần có được không.
Hôm đó bé gái đó đã khóc, trốn sâu vào góc buồng nhỏ để khóc, khóc nhiều tới mức nước mắt cạn khô không còn chảy ra nữa. Cô bé không thể ngờ những khó khăn, khổ cực mẹ phải chịu bấy lâu nay là vì mình, bố hay cáu gắt cũng vì quá vất vả mưu sinh.
Cũng từ đó cô bé không còn oán hận họ nữa, cô chăm chỉ học tập hơn, cố gắng nhiều hơn. Những cố gắng ấy mới đầu vẫn chẳng được bố mẹ ghi nhận, người mẹ lâu lâu vẫn bầm tím vì những trận đòn roi của bố. Nhưng càng như thế, cô bé càng phải cố gắng.
Xét cho cùng mọi thứ xảy đến vơi gia đình cô đều là do đói nghèo, mà muốn thoát nghèo chỉ có con đường duy nhất là học hành. Và cô bé ấy đã làm được, dù chưa gọi là thành công, nhưng đã có một công việc mà ngày nhỏ cô bé luôn ao ước, đã trở thành niềm tự hào của bố mẹ, đặc biệt là có thể phụ giúp kinh tế với họ. Nhờ thế cuộc sống hôn nhân của bố mẹ cô cũng bớt ngột ngạt hơn, có họ nhiều thời gian hơn để nhìn nhận lại mọi thứ. Và sau tất cả, cả 2 đều nhận ra mình đã sai, bây giờ họ đã thay đổi nhiều lắm, không còn to tiếng với nhau mỗi ngày. Thay vào đó là nói với nhau về cô con gái nhỏ mà họ luôn yêu thương.
Tôi nhìn cô, hoàn cảnh cô bé trong câu chuyện cũng tương tự như tôi, bố mẹ tôi cũng vì nghèo đói nên mới cãi nhau. Tôi cũng đã từng cố gắng chỉ vì mong muốn làm bố mẹ vui, nhưng rồi tôi lại bỏ cuộc, tôi không có nổi nghị lực như cô bé trong câu chuyện kia.
Thấy tôi lặng im ngẫm nghĩ, cô giáo cũng lặng lẽ quan sát biểu cảm trên gương mặt tôi chứ không hề lên tiếng. Có lẽ cô muốn cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ.
Tới khi thấy tôi bắt đầu khóc, cô mới ôm tôi vào lòng thủ thỉ rằng:
- Em biết không, cô bé đó chính là cô.
Tôi ngạc nhiên ngước mắt lên nhìn cô, không thể nào một cô giáo luôn tươi cười lại từng có tuổi thơ giống tôi. Thấy tôi nghi hoặc nên cô tiếp tục khẳng định:
- Vì cô đã từng như em nên hôm trước nghe em kể cô mới dễ dàng đồng cảm như thế. Chi, hứa với cô sau này có bất cứ chuyện gì em có thể tìm cô tâm sự được không.
Tôi gật đầu trong nước mắt, cô nhẹ nhàng lau nước mắt cho tôi sau đó kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về những tấm gương vượt khó khác. Nghe xong tôi chợt thấy bản thân mình thật ngốc khi đã buông thả bản thân như thế.
Nói chuyện với cô xong tâm trạng tôi tốt hơn rất nhiều, tôi đã có thể mỉm cười thật tươi chào cô để trở về. Tôi mang trong mình bao nhiêu quyết tâm, tôi sẽ cố gắng, sẽ học thật tốt, sẽ không để chuyện của bố mẹ ảnh hưởng đến việc học hành của tôi nữa.
Nhưng rồi quyết tâm ấy còn chưa kịp thực hiện, trái tim nhỏ bé của tôi lại một nữa tan nát khi tiếp tục cảnh bố mẹ đánh nhau. Dù bà có can ngăn cỡ nào bố mẹ tôi vẫn bất chấp mà lao vào nhau. Bố cứ thế rít lên trong cơn thịnh nộ rằng:
- Mày bảo đi làm mấy hôm rồi xin nghỉ, vậy mà bây giờ đã 2 tháng rồi mày vẫn không nghỉ. Mày nói đi, mày vẫn luyến tiếc cái thằng chó đó nên mày không nghỉ đúng không.
- Nghỉ, nghỉ rồi lấy cứ.t mà đổ vào mồm à, nhìn đi hai đứa đi học, tiền lãi ngân hàng hàng tháng, đủ thứ tiền tôi phải gánh. Anh mà như người ta, lo được cho mẹ con tôi thì tôi việc đé.o gì phải mài mông ở cái xưởng may cả ngày chỉ để kiếm mấy đồng bạc lẻ.
- Giờ mày đổ lỗi cho tao phải không, đúng tao không lo được cho mày nên mới để mày phải vất vả đi làm. Nhưng tao cứ nghĩ mày đi làm là để lo cho con cái, ngờ đâu mà đi để còn rảnh chân trai gái.
Mẹ hơi tái mặt cãi lại:
- Anh ăn nói cho cần thận, tôi vất vả đi làm kiếm tiền chứ không sung sướng gì đâu.
- Mày con cãi à, nếu không phải hôm đấy có cái Chi, không phải vì tao sợ nó sẽ bị mày làm vấy bẩn thì tao đã lao đến đập nát cái mặt mày với thằng chó đó ra rồi.
- Anh thôi đi, đấy là sếp của tôi, anh đừng có mà làm loạn để tôi mất mặt
Bố phá lên cười mỉa mai nói:
- Sếp của mày, nên mày phục vụ nó cả ở trên giường đúng không.
- Câm cái mồm lại, mẹ với con đứng kia kìa. Ăn nói cho cẩn thận, đừng có mà hòng đổ điêu cho tôi.
- Tao đéo cần nói nhiều, bây giờ mày nói đi một là mày nghỉ ở nhà, hai là cút ngay ra khỏi nhà tao. Ở đây không chứa cái ngữ đ.ĩ đ.iếm, lăng loàn.
Mẹ không cần suy nghĩ mà phủi luôn cái vạt áo trả lời:
- Nghĩ con này cần chắc, con này dư sức kiếm được người tử tế nên không phải thách. Con này nói cho mà nghe, con này đi nằm ngửa cũng là để kiếm tiền về cho anh có cái mà đút vào mồm đấy. Nhục chưa, cái thứ vô dụng.
Dường như mẹ đã đi quá giới hạn của mình, mẹ đã khiến bố không kiềm chế được bản thân, cứ thế bố đập vỡ tất cả mọi thứ trong nhà. Còn mẹ thì nhét vội mấy bộ quần áo vào túi rồi đi, mẹ lạnh lùng tới mức chẳng thèm nhìn chị em tôi lấy một cái. Mẹ đi ra đến cửa tôi cũng lao theo mẹ, ôm chặt chân mẹ mà van xin:
- Mẹ ơi, mẹ đừng đi, đừng bỏ bọn con mà, con hứa sẽ ngoan, hứa sẽ nghe lời mẹ, mẹ đừng đi mà mẹ ơi…
Cả buổi sáng hôm đó tôi không sao cười nổi dù chỉ là một cái nhếch mép, cũng chẳng thể tập trung nghe giảng. Cứ thế ngồi nhìn ra ngoài kia, phía ngoài khung cửa sổ là một cây bàng non mới trồng. Cây được chúng tôi chăm sóc, tưới nước mỗi ngày nên đang bắt đầu nảy lộc xanh non. Bên cạnh có một vài chú chim nhỏ đang nhảy nhót dưới sân. Bất giác tôi ước mình được giống như con chim kia, tự do, tự tại có thể đi bất cứ nơi nào mình thích, bay đến bất cứ đâu bản thân cảm thấy bình yên.
Tiếc là tôi chẳng có đôi cánh, cũng chẳng có nghị lực để đi xa. Đành chấp nhận ở đây, ở trong một tổ ấm mà lâu lắm rồi tôi chẳng còn tự hào vì hạnh phúc nó mang lại nữa.
Trước kia ai cũng bảo tôi sướng nhất trong đám trẻ trong làng, còn bây giờ họ lại nhìn tôi bằng ánh mắt chứa đầy thương hại. Tôi không thích cảm giác đó một chút nào cả, tôi thèm được quay lại những tháng ngày hạnh phúc thủa xưa, thèm lắm.
- Chi, Chi, thầy gọi kìa.
Cái Lan ngồi bên cạnh huých tay khiến tôi sực nhớ ra là mình con dang trong tiết học. Luống cuống đứng dậy đưa ánh mắt cầu cứu sang cái Lan, nó còn chưa kịp gợi ý đã nghe tiếng thầy mắng.
- Chi, em ngồi trong lớp mà lại không tập trung tới mức mà tôi gọi em cũng chẳng biết. Chiều nay gọi ngay phụ huynh tới trường gặp tôi.
Phụ huynh, mẹ thì đi làm, bố thì chẳng biết có tâm trạng đi tới trường gặp thầy hay không. Phụ huynh của tôi còn lại mỗi bà, nhưng bà đã già, lại chẳng biết đi xe, từ nhà tôi tới trường cũng hơn 3km, bà sẽ chẳng đủ sức đi bộ quãng xa như thế.
Chẳng thể nghĩ ra nổi ai sẽ là phụ huynh tới gặp thầy cho tôi. Nhưng cũng chẳng thể cãi lại lời thầy chỉ có thể ngoan ngoãn gật đầu.
Tôi biết chắc với tình hình hiện tại, nếu bố nghe tôi nói bị thầy bắt mời phụ huynh nhẹ thì cũng la mắng tôi, mà nặng thì ăn roi. Suốt quãng đường về nhà tôi cứ thế không ngừng run sợ, cố gắng vắt hết óc để nghĩ xem nói thế nào cho giảm nhẹ tội nhất mà không tài nào nghĩ ra.
Phải can đảm lắm tôi mới dám dắt xe vào trước sân, vừa thấy tôi bà đã hỏi:
- Chi về rồi hả cháu, có mệt không.
- Dạ, bố cháu đâu hả bà.
- Ai biết, chúng mày đi học một lúc thì bố mày cũng xách xe đi, tới giờ này vẫn chưa thấy vác mặt về.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, thế cũng tốt, để tôi có thêm chút thời gian chuẩn bị tâm lý, để xem nào, lát bố về phải nói làm sao đây? Buổi trưa cái Hương ăn cơm ở trường, mẹ cũng ăn cơm ở công ty nên chỉ còn lại Bà, bố bà tôi. Hai bà cháu chờ mãi tới hơn 12h vẫn chẳng thấy bố về. Bà bực mình bảo:
- Thôi bà cháu mình ăn cơm trước, ăn nghỉ ngơi chiều còn đi học, mặc xác cái thằng bố mày.
- Bà ơi, nhưng mà… cháu…cháu…
- Cháu làm sao?
- Chiều nay cháu phải mời phụ huynh tới trường gặp thầy giáo tiếng anh.
Gương mặt bà lộ rõ vẻ hốt hoảng, bà vội vã hỏi:
- Sao lại phải mời phụ huynh, cháu mắc tội gì à.
- Dạ, tại cháu không tập trung trong giờ học.
- Sao đi học mà không tập trung, bà đã bảo phải cố gắng học cơ mà. Không nghe thầy giảng thì làm sao mà tiếp thu bài được. Bố mẹ mày vừa mới cãi nhau, nó mà biết thì lại nhừ đòn thôi.
Tôi sợ hãi òa khóc nức nở, vừa khóc vừa mếu máo thanh mình:
- Tại, tại cháu nghĩ đến bố mẹ, nghĩ đến chuyện sáng nay… cháu buồn quá… nên học không vào.
- Khổ thân cháu tôi, bố mẹ mày mà không thay đổi chắc làm hỏng hết chúng mày mất. Thôi nín đi, đừng khóc nữa, bà biết rồi, lát bố mày về bà nói cho.
Thời gian này cũng chỉ có bà là để ý đến cảm xúc của chị em tôi, còn bố mẹ nếu không làm việc thì cũng bận cãi nhau, chẳng còn thời gian để ý đến chị em tôi như trước.
Tôi ngồi chờ mãi đến hơn 1h vẫn chẳng thấy bố về, thầy tiếng anh rất nghiêm, nếu chiều nay mà không có phụ huynh kiểu gì thầy cũng sẽ phạt. Lo lắng tôi níu áo bà nói:
- Bà, sao giờ bố còn chưa về.
- Cái thằng bố mày 2 hôm nay tự nhiên đổ đốn ra, đi chẳng biết đường về, cũng chẳng nói với ai một câu. Rõ là bực mà, để bà sang nhà ông Tư, nhờ ông ấy gọi cho bố mày xem bố mày ở đâu.
Nhà tôi thời điểm ấy không có điện thoại bàn, chỉ có 2 chiếc điện thoại nokia đen trắng của bố và mẹ, vì thế mỗi lần muốn gọi cho họ là phải sang nhà hàng xóm gọi nhờ.
Bà đi cũng phải 15 phút mới về, vừa thấy bóng bà ngoài cổng tôi vội vã chạy ra hỏi:
- Bà, bố cháu bảo sao.
- Có thấy bố mày nghe máy đâu, chả biết làm cái gì nữa.
- Vậy cháu không đi học đâu, không có phụ huynh thế nào thầy cũng phạt, chiều nay cháu không đi đâu.
Bà cau mày quát tôi:
- Không được nghi học, sáng đã không tập trung, giờ lại nghỉ thì làm sao theo được các bạn.
Tôi vừa lo sợ về việc không có phụ huynh tới gặp thầy cô, vừa buồn vì cảm thấy hình như bố mẹ không còn yêu tôi nữa. Chẳng ai thèm quan tâm đến tôi, trước đây tôi cứ nghĩ bố mẹ cãi nhau vì tôi chưa ngoan, tôi học chưa giỏi. Bởi thế tôi đã nỗ lực hết mình, tự ép mình thành một đứa trẻ ngoan, biết nghe lời cha mẹ, biết chăm em và phụ giúp việc nhà với bà. Đặc biết là còn trở thành học sinh giỏi ở trường. Nhưng rồi sao chứ, tờ giấy khen kia thậm chí bố mẹ còn chẳng có thời gian đọc hết những chữ trên ấy. Thậm chí họ còn cãi nhau nhiều hơn trước, bỏ bê chị em tôi nhiều hơn trước. vậy thì tôi cố gắng để đổi lại được cái gì cơ chứ?
Cứ thế ấm ức tôi gào lên trong nước mắt:
- Con cố gắng học là để bố mẹ vui, bố mẹ không cãi nhau nữa, nhưng giờ bố mẹ còn chẳng thèm quan tâm đến con thì cố làm gì nữa hả bà. Con không đi học nữa, con sợ thầy phạt lắm, con không đi đâu.
Bà sững sờ nhìn tôi, tôi khóc, bà cũng khóc, bà ôm chặt tôi vào lòng mà dỗ dành:
- Nín đi con, cũng tại nhà mình nợ nần nhiều quá nên bố mẹ mày mới phải còng lưng đi làm trả nợ, làm mệt thì lại sinh ra cáu gắt, cãi nhau. Làm nhiều thì đến thời gian nghỉ ngơi còn không có, thời gian đâu mà quan tâm con cái. Rõ khổ, thôi nín đi con, để rồi bà bảo với bố mẹ mày. Kiểu gì thì kiểu bà cũng bắt chúng nó phải xem lại, không thì hỏng hết con cái mất thôi.
Tôi không trả lời, vẫn cố rúc sâu vào lòng bà mà khóc, bà để tôi khóc thêm một lúc nữa cho vơi bớt uất ức rồi mới bảo:
- Thôi, đi học đi, rồi bà đến gặp thầy cho, không phải sợ gì cả, nhá.
- Nhưng mà đường xa lắm, chân bà đau như thế đi làm sao nổi. Thầy cũng bảo phải gặp đầu giờ chiều vì thầy còn dậy mà.
Bà thở dài ngẫm nghĩ một lát rồi bảo:
- Đúng rồi, còn có cô Tươi, bà bảo cô Tươi đi cho nhá.
- Nhưng mà cô Tươi có phải phụ huynh đâu.
- Người lớn là được, bà sẽ dặn cô Tươi nói bố mẹ con bận, nhờ cô ấy đi thay, đã được chưa.
Lúc này tôi mới chịu gật gật cái đầu đồng ý đi học, bà thấy thế thì vui mừng nói:
- Ngoan lắm, thôi rửa mặt mũi đi mà còn chuẩn bị, sắp 1h30 rồi, xong rồi đóng cửa lại bà qua nhờ cô Tươi, con đi thì đi luôn ra nhà cô rồi cũng đến trường với cô ấy nghe không.
- Dạ, con nhớ rồi.
- Không cần khóa cửa đâu, chỉ khép lại, lát bà về luôn đấy.
Bà nói rồi lại tập tễnh đi, cái chân bên phải của bà dạo này đang đau nên không đi nhanh như bình thường được. Nhìn cái dáng đi khó nhọc của bà tôi lại thấy thương, đáng ra tầm tuổi của bà phải được nghỉ ngơi. Vậy mà qua sống với nhà tôi chẳng được mấy ngày vui vẻ cả, lúc nào cũng phải khổ tâm vì con, vì cháu.
- -----*------*------
Bố mẹ tôi không hề hay biết việc ngày hôm đó tôi bị mời phụ huynh tới trường, họ vẫn bận rộn với những trận cãi nhau liên miên. Còn tôi càng ngày càng chán học, mục đích tới trường của tôi lúc này là để trốn tránh, để không phải ở nhà, không phải chứng kiến hay nghĩ vì những cuộc cãi vã của bố mẹ. Chỉ đơn giản là như thế.
Cô Hạnh, người đã tâm sự cùng tôi hôm trước, cũng là cô giáo chủ nhiệm lớp tôi đã tinh tế nhận ra sự thay đổi của tôi. Cuối buổi hôm ấy cô dặn tôi ở lại gặp riêng cô, lâu nay cái việc bị thầy cô bắt ở lại cuối giờ để la mắng vì cái tội không tập trung học nhiều đến mức tôi chẳng còn cảm thấy sợ như mấy lần đầu nữa.
Tôi bình thản ở lại, bình thản đứng bên cạnh chờ cô chửi, thấy cái vẻ bất cần ấy của tôi cô có một chút buồn. Kéo tay tôi lại gần cô nhỏ nhẹ hỏi:
- Chị, dạo này em sao thế, lực học của em kém hẳn, điểm thi giữa học kỳ 1 cũng chỉ toàn trên trung bình?
Tôi im lặng không trả lời, còn cô lại kể cho tôi một câu chuyện, câu chuyện về một bé gái từng bị trầm cảm vì ngày ngày phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau. Bé gái đó cũng bỏ bê học hành và còn nghĩ tới cái chết, cho tới khi bé nghe được ước nguyện của mẹ trong một lần vô tình thức dậy lúc nửa đêm:
- Ông trời à, xin ông hãy rủ lòng thương giúp con gái con, xin hãy giúp nó trở thành đứa trẻ vui tươi ngày nào. Nó có thể không ngoan, có thể học dốt cũng được, chỉ cần nó rũ bỏ được cái vẻ trầm mặc là được. Mọi thứ con cố gắng, những trận đòn roi con chịu đựng tất cả cũng chỉ vỉ muốn con gái con có một gia đình trọn vẹn, để nó có đủ cả bố và mẹ. vậy nên con xin ông, xin ông hãy nhìn đến nó một lần có được không.
Hôm đó bé gái đó đã khóc, trốn sâu vào góc buồng nhỏ để khóc, khóc nhiều tới mức nước mắt cạn khô không còn chảy ra nữa. Cô bé không thể ngờ những khó khăn, khổ cực mẹ phải chịu bấy lâu nay là vì mình, bố hay cáu gắt cũng vì quá vất vả mưu sinh.
Cũng từ đó cô bé không còn oán hận họ nữa, cô chăm chỉ học tập hơn, cố gắng nhiều hơn. Những cố gắng ấy mới đầu vẫn chẳng được bố mẹ ghi nhận, người mẹ lâu lâu vẫn bầm tím vì những trận đòn roi của bố. Nhưng càng như thế, cô bé càng phải cố gắng.
Xét cho cùng mọi thứ xảy đến vơi gia đình cô đều là do đói nghèo, mà muốn thoát nghèo chỉ có con đường duy nhất là học hành. Và cô bé ấy đã làm được, dù chưa gọi là thành công, nhưng đã có một công việc mà ngày nhỏ cô bé luôn ao ước, đã trở thành niềm tự hào của bố mẹ, đặc biệt là có thể phụ giúp kinh tế với họ. Nhờ thế cuộc sống hôn nhân của bố mẹ cô cũng bớt ngột ngạt hơn, có họ nhiều thời gian hơn để nhìn nhận lại mọi thứ. Và sau tất cả, cả 2 đều nhận ra mình đã sai, bây giờ họ đã thay đổi nhiều lắm, không còn to tiếng với nhau mỗi ngày. Thay vào đó là nói với nhau về cô con gái nhỏ mà họ luôn yêu thương.
Tôi nhìn cô, hoàn cảnh cô bé trong câu chuyện cũng tương tự như tôi, bố mẹ tôi cũng vì nghèo đói nên mới cãi nhau. Tôi cũng đã từng cố gắng chỉ vì mong muốn làm bố mẹ vui, nhưng rồi tôi lại bỏ cuộc, tôi không có nổi nghị lực như cô bé trong câu chuyện kia.
Thấy tôi lặng im ngẫm nghĩ, cô giáo cũng lặng lẽ quan sát biểu cảm trên gương mặt tôi chứ không hề lên tiếng. Có lẽ cô muốn cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ.
Tới khi thấy tôi bắt đầu khóc, cô mới ôm tôi vào lòng thủ thỉ rằng:
- Em biết không, cô bé đó chính là cô.
Tôi ngạc nhiên ngước mắt lên nhìn cô, không thể nào một cô giáo luôn tươi cười lại từng có tuổi thơ giống tôi. Thấy tôi nghi hoặc nên cô tiếp tục khẳng định:
- Vì cô đã từng như em nên hôm trước nghe em kể cô mới dễ dàng đồng cảm như thế. Chi, hứa với cô sau này có bất cứ chuyện gì em có thể tìm cô tâm sự được không.
Tôi gật đầu trong nước mắt, cô nhẹ nhàng lau nước mắt cho tôi sau đó kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện về những tấm gương vượt khó khác. Nghe xong tôi chợt thấy bản thân mình thật ngốc khi đã buông thả bản thân như thế.
Nói chuyện với cô xong tâm trạng tôi tốt hơn rất nhiều, tôi đã có thể mỉm cười thật tươi chào cô để trở về. Tôi mang trong mình bao nhiêu quyết tâm, tôi sẽ cố gắng, sẽ học thật tốt, sẽ không để chuyện của bố mẹ ảnh hưởng đến việc học hành của tôi nữa.
Nhưng rồi quyết tâm ấy còn chưa kịp thực hiện, trái tim nhỏ bé của tôi lại một nữa tan nát khi tiếp tục cảnh bố mẹ đánh nhau. Dù bà có can ngăn cỡ nào bố mẹ tôi vẫn bất chấp mà lao vào nhau. Bố cứ thế rít lên trong cơn thịnh nộ rằng:
- Mày bảo đi làm mấy hôm rồi xin nghỉ, vậy mà bây giờ đã 2 tháng rồi mày vẫn không nghỉ. Mày nói đi, mày vẫn luyến tiếc cái thằng chó đó nên mày không nghỉ đúng không.
- Nghỉ, nghỉ rồi lấy cứ.t mà đổ vào mồm à, nhìn đi hai đứa đi học, tiền lãi ngân hàng hàng tháng, đủ thứ tiền tôi phải gánh. Anh mà như người ta, lo được cho mẹ con tôi thì tôi việc đé.o gì phải mài mông ở cái xưởng may cả ngày chỉ để kiếm mấy đồng bạc lẻ.
- Giờ mày đổ lỗi cho tao phải không, đúng tao không lo được cho mày nên mới để mày phải vất vả đi làm. Nhưng tao cứ nghĩ mày đi làm là để lo cho con cái, ngờ đâu mà đi để còn rảnh chân trai gái.
Mẹ hơi tái mặt cãi lại:
- Anh ăn nói cho cần thận, tôi vất vả đi làm kiếm tiền chứ không sung sướng gì đâu.
- Mày con cãi à, nếu không phải hôm đấy có cái Chi, không phải vì tao sợ nó sẽ bị mày làm vấy bẩn thì tao đã lao đến đập nát cái mặt mày với thằng chó đó ra rồi.
- Anh thôi đi, đấy là sếp của tôi, anh đừng có mà làm loạn để tôi mất mặt
Bố phá lên cười mỉa mai nói:
- Sếp của mày, nên mày phục vụ nó cả ở trên giường đúng không.
- Câm cái mồm lại, mẹ với con đứng kia kìa. Ăn nói cho cẩn thận, đừng có mà hòng đổ điêu cho tôi.
- Tao đéo cần nói nhiều, bây giờ mày nói đi một là mày nghỉ ở nhà, hai là cút ngay ra khỏi nhà tao. Ở đây không chứa cái ngữ đ.ĩ đ.iếm, lăng loàn.
Mẹ không cần suy nghĩ mà phủi luôn cái vạt áo trả lời:
- Nghĩ con này cần chắc, con này dư sức kiếm được người tử tế nên không phải thách. Con này nói cho mà nghe, con này đi nằm ngửa cũng là để kiếm tiền về cho anh có cái mà đút vào mồm đấy. Nhục chưa, cái thứ vô dụng.
Dường như mẹ đã đi quá giới hạn của mình, mẹ đã khiến bố không kiềm chế được bản thân, cứ thế bố đập vỡ tất cả mọi thứ trong nhà. Còn mẹ thì nhét vội mấy bộ quần áo vào túi rồi đi, mẹ lạnh lùng tới mức chẳng thèm nhìn chị em tôi lấy một cái. Mẹ đi ra đến cửa tôi cũng lao theo mẹ, ôm chặt chân mẹ mà van xin:
- Mẹ ơi, mẹ đừng đi, đừng bỏ bọn con mà, con hứa sẽ ngoan, hứa sẽ nghe lời mẹ, mẹ đừng đi mà mẹ ơi…
Danh sách chương