Bách đưa theo Thái Đường và Cao lão vào cung.
Thái Đường hỏi tổng quản thì được biết Thượng hoàng đang ở hoa viên, cùng Huệ túc phu nhân uống trà.
Thái giám vào báo có Trưởng công chúa và phò mã tới.
Thái Tông cho vào, lại quay sang Huệ Túc Phu nhân nói:
- Nàng chưa từng gặp tên phò mã này, tý nữa giúp trẫm nhìn hắn cho kỹ.
- Xin nghe theo lời thượng hoàng.
Một lúc quân hầu dẫn theo ba người, Thái Tông nhìn thấy Cao lão đầu tiên sửng sốt, nhưng ngay sau đó thì mỉm cười.
Đứng dậy chắp tay:
- Lão tiên sinh tới chơi! Cảnh xin có lời chào.
Cao lão thấy Thượng hoàng, cũng chắp tay chào lại:
- Lão phu là người thôn quê, lâu rồi mới về Thăng Long.
Đã thay đổi nhiều quá! Công lao Trần tộc bỏ vào đây không ít.
- Lão tiên sinh chê cười rồi.
Mọi người thấy Cao lão đối thoại với Thái Tông như vậy, ai cũng giật mình? Ở Đại Việt Thái Tông là bậc chí tôn, từ khi lên ngôi, thay vợ nhận bách quan triều bái đã ai dám xưng hô với lão như vậy.
Nhưng lại thấy Thái Tông không có ý giận nên không ai dám thắc mắc.
Thái Tông đưa tay sang chỗ Huệ Túc:
- Đây là Tiện nội, xin được ra mắt Lão tiên sinh.
Cao lão quay sang nhìn Huệ Túc, ngắm nghía nàng một hồi, lại hỏi:
- Ngươi là người Tống?
- Bẩm lão tiên sinh, tiện nữ là người phủ Tư Minh nước Tống.
- Vậy sao lại sang đây?
- Phụ thân tiện nữ ở phủ Tư Minh thấy sao Tử Vi ứng về phương Nam.
Nên có lòng hướng về Trần tộc, gửi tiện thiếp sang đây để hầu hạ Thượng Hoàng.
Cao Lão ngửa đầu cười.
- Khá khen cho cha con nhà cô cũng có chút môn đạo.
Nhưng xưa Khổng Tử nói: “Tâm còn chưa thiện, phong thuỷ vô ích”, đừng đem cái thói chiêm bốc vớ vẩn vào nước Nam ta.
Nói cho cô biết, khi xưa giỏi như Cao Biền sang đến đây, có ý bất thiện, tổ phụ ta bày kế lừa hắn chấn yểm bằng nghìn cân sắt, lại giả làm thần Long Đỗ, chỉ một đạo sét doạ hắn sợ mất mật.
Đế vương mỗi đời đều là do âm đức nhà họ tích luỹ mà thành.
Nếu ta không thấy Trần Lý xả thân cứu người trên sông Cái, thì làm gì có việc hiến Long Mạch.
Thế nên cái tâm phải chính, mới nghĩ đến việc khác.
- Lão tiên sinh dạy bảo, ta xin ghi lòng tạc dạ.
Lại quay sang chỗ Thái Tông:
- Hôm nay ta đưa Ân công vào đây là để nói rõ ràng với Trần tộc một lần.
Cao gia là cổ đại thế gia, tồn tại ở trời Nam này đã ngàn năm.
Những việc vật đổi sao dời của trời Nam đều nắm được, cũng động tay không ít, chỉ là bị cái lời huấn tổ tiên mà không thể ra mặt.
- Nhưng nay ân công đã giúp chúng ta thoát khỏi cái gông xiềng ngàn năm rồi.
Người Cao gia đã có thể ra ngoài thi thố.
Chí hướng của Cao gia nằm ở việc cống hiến cho người Việt.
Chúng ta sẽ tuân theo lời tổ huấn, từ nay Cao gia theo lệnh ân công mà làm, sẽ không ảnh hưởng đến sự thống trị của Trần tộc.
Cũng sẽ nhớ cái hẹn hoa giáp với các ngươi, chỉ có một điều kiện …
Thái tông nghe lão nói thế, đôi mắt híp lại, nghiền ngẫm lời lão nói.
Hỏi lại:
- Điều kiện của lão tiên sinh là gì?
- Chúng ta cùng đưa Đại Việt trở thành quốc gia hùng cường.
- Việc này cũng là mơ ước của họ Trần, sao ta không dám hứa?
Cao lão khoát tay:
- Đừng vội vàng, với Cao gia nhà nào làm vua cũng được, chúng ta không có cái ham muốn ấy.
Giờ chúng ta đã có thể ra ngoài cùng ân công lập nên sự nghiệp.
Nếu Trần tộc vô đạo, làm hại quốc vận nước ta.
Chúng ta cũng không để yên đâu.
Cái chí hướng làm quốc gia hùng cường của chúng ta không phải để nói cho có.
Nói cho ngươi biết, trong Trần tộc cũng có người nọ người kia.
Các ngươi khống chế cho tốt.
- Lão tiên sinh yên tâm.
Trần tộc tuy là người đất Mân nhưng cũng cư trú ở Nam Việt nhiều đời, đây đã thành mảnh đất chôn nhau cắt rốn của chúng ta, xin nguyện cùng Lão Tiên Sinh làm cho Đại Việt hùng cường.
- Hay lắm, Lý Thị dùng từ Đại Việt rất hay.
Như vậy đi, ta hôm rồi lấy của các ngươi Tam Đại Thần Khí.
Nhưng xét thấy mấy cái thứ này vẫn chưa hoàn chỉnh, cái chuông đúc không kêu mà cũng dám gọi thần khí.
Ta sẽ sửa chữa lại, lại tặng các ngươi một món thần khí nữa.
Từ nay xưng là Tứ Đại Thần Khí để chấn nhiếp trời Nam.
Thái Tông mừng rỡ chắp tay:
- Được tiên sinh giúp sức thì không gì bằng, vậy Tứ Đại Thần Khí này bao lâu thì hoàn thành?
- Nhanh thì hai năm, nhiều thì ba năm.
- Để làm được việc này.
Ta sẽ về đất phong của ân công xây dựng Bác vật học viện tại đấy.
Tránh ở Kinh Thành làm ngứa mắt nhà các ngươi.
Các ngươi có đồng ý không?
- Sao lại không đồng ý chứ! Vậy xin tạ ơn tiên sinh đã vì Đại Việt mà cống hiến.
- Nóc điện Thiên An có một cái kèo bằng sắt, chính vì vậy sét hay đánh vào.
Ngươi cho người bỏ đi không có ngày mất mạng.
Bọn đạo sĩ ngươi nuôi trong cung cũng làm ta chán ghét, có để sắt vào mấy cái tượng Tam Thanh của bọn chúng.
Chớ có dại mà xì xụp ở đấy.
Lại quay qua chỗ Huệ Túc phu nhân, nói:
- Tiểu nữ ngươi cũng đừng coi tướng cho Ân Công làm gì.
Ta còn không nhìn ra được thì cái tiểu thuật giang hồ của cha con nhà người không thấy được gì đâu.
Lão chắp tay với Bách:
- Ân công! Lão xin đi trước.
Rồi cứ thế ngênh ngang mà đi ra.
Huệ Túc thấy chỉ còn ba cha con nhà họ, mình ở lại thì không hợp lẽ, nhún chân xin cáo lui.
Người ngoài đi rồi, Bách theo lễ cũng quỳ xuống:
- Tiểu tế xin ra mắt nhạc phụ đại nhân.
Thái Tông thấy hắn nói vậy, lại ghế ngồi, vẫy tay:
- Ngươi đứng lên đi.
Chúng ta dù sao cũng đã thành người một nhà.
Ta muốn nói với ngươi về chuyện của Thái Đường.
Cũng để ngươi hiểu quan hệ của Hoàng gia và Cao gia.
Lại quay sang Thái Đường hỏi:
- Chắc con vẫn luôn thắc mắc, vì sao từ bé con lại bị đưa về Tức Mặc ở, hay việc các tỷ muội con từ 15,16 tuổi đã hạ giá còn con thì chưa đúng không?
Thái Đường chỉ cúi mặt gật gật:
- Trần tộc vốn là người Mân ở Phúc Kiến di cư đến đất Đại Việt, sau dời về Tức Mặc đến đời ông nội của con thì gia tộc bắt đầu hưng vượng.
Một hôm ông nội con đánh cá trên sông, cứu được người sắp chết đuối.
Việc này lọt vào mắt Cao lão.
Cao lão thấy ông nội con có quý tướng, lại hay giúp đỡ người khốn khó.
Hiến cho nhà ta Long Mạch để ông nội con táng tro cốt tổ phụ vào đấy.
Đổi lại, hoàng nữ đầu tiên khi nhà ta lấy được ngôi báu sẽ phải làm quý tức hậu nhân của Cao gia.
- Ông nội còn đồng ý ngay lập tức, hai người lấy một đôi ngọc âm dương làm chứng.
Chính vì vậy, sau khi nhà ta có được ngôi báu.
Ta sinh được hoàng nữ đầu tiên chính là con, thì lấy tên Thái Đường, tên con chính là nơi phát tích đầu tiên của nhà Trần ta, tôn quý không một hoàng nữ nào sánh được.
Cũng để Cao gia biết được thân phận của con.
- Khi bé Đinh lão muốn con về Tức Mặc ở, chính vì vậy chúng ta luôn giữ con ở đó.
Hôm trước ta nhìn thấy miếng ngọc trên người Hoàng Bách thì mới xác định được, Cao lão là hậu nhân của Cao lỗ, cổ đại gia tộc của nước ta.
Cũng xác định việc Cao gia muốn gả con cho Hoàng Bách.
Giờ các con hiểu chưa?
Bách trầm ngâm không nói gì, Thái Tông lại nói tiếp:
- Ngươi là đứa vô lễ, đáng nhẽ muôn lần đáng chết, nhưng ta thấy ngươi yêu thương bảo vệ con gái ta như thế thì cũng yên tâm giao nó cho ngươi.
Chỉ không ngờ ngươi lại là tên hoa tâm, yêu cả con gái Đinh gia.
Ta sao có thể để con gái mình chung chạ với đứa tiểu dân được.
Nhưng giờ Cao lão đã nhận nó làm đệ tử, cũng coi như bằng vai phải lứa.
Sau này có dịp sẽ phong cáo mệnh cho nó.
Nhưng nhớ, Trần tộc cũng có giới hạn, ngươi và Cao gia cũng đừng đi quá giới hạn đấy.
- Tiểu tế xin nghe lời.
Giờ ta cũng là con rể Trần thị, nguyện góp sức làm Đại Việt hùng cường như ước nguyện của Cao lão và Thượng Hoàng.
- Dẻo miệng lắm.
- Thôi đi đi, ta muốn nghỉ ngơi.
Mỗi lần nhìn thấy ngươi là chán ghét.
Thái Đường hỏi tổng quản thì được biết Thượng hoàng đang ở hoa viên, cùng Huệ túc phu nhân uống trà.
Thái giám vào báo có Trưởng công chúa và phò mã tới.
Thái Tông cho vào, lại quay sang Huệ Túc Phu nhân nói:
- Nàng chưa từng gặp tên phò mã này, tý nữa giúp trẫm nhìn hắn cho kỹ.
- Xin nghe theo lời thượng hoàng.
Một lúc quân hầu dẫn theo ba người, Thái Tông nhìn thấy Cao lão đầu tiên sửng sốt, nhưng ngay sau đó thì mỉm cười.
Đứng dậy chắp tay:
- Lão tiên sinh tới chơi! Cảnh xin có lời chào.
Cao lão thấy Thượng hoàng, cũng chắp tay chào lại:
- Lão phu là người thôn quê, lâu rồi mới về Thăng Long.
Đã thay đổi nhiều quá! Công lao Trần tộc bỏ vào đây không ít.
- Lão tiên sinh chê cười rồi.
Mọi người thấy Cao lão đối thoại với Thái Tông như vậy, ai cũng giật mình? Ở Đại Việt Thái Tông là bậc chí tôn, từ khi lên ngôi, thay vợ nhận bách quan triều bái đã ai dám xưng hô với lão như vậy.
Nhưng lại thấy Thái Tông không có ý giận nên không ai dám thắc mắc.
Thái Tông đưa tay sang chỗ Huệ Túc:
- Đây là Tiện nội, xin được ra mắt Lão tiên sinh.
Cao lão quay sang nhìn Huệ Túc, ngắm nghía nàng một hồi, lại hỏi:
- Ngươi là người Tống?
- Bẩm lão tiên sinh, tiện nữ là người phủ Tư Minh nước Tống.
- Vậy sao lại sang đây?
- Phụ thân tiện nữ ở phủ Tư Minh thấy sao Tử Vi ứng về phương Nam.
Nên có lòng hướng về Trần tộc, gửi tiện thiếp sang đây để hầu hạ Thượng Hoàng.
Cao Lão ngửa đầu cười.
- Khá khen cho cha con nhà cô cũng có chút môn đạo.
Nhưng xưa Khổng Tử nói: “Tâm còn chưa thiện, phong thuỷ vô ích”, đừng đem cái thói chiêm bốc vớ vẩn vào nước Nam ta.
Nói cho cô biết, khi xưa giỏi như Cao Biền sang đến đây, có ý bất thiện, tổ phụ ta bày kế lừa hắn chấn yểm bằng nghìn cân sắt, lại giả làm thần Long Đỗ, chỉ một đạo sét doạ hắn sợ mất mật.
Đế vương mỗi đời đều là do âm đức nhà họ tích luỹ mà thành.
Nếu ta không thấy Trần Lý xả thân cứu người trên sông Cái, thì làm gì có việc hiến Long Mạch.
Thế nên cái tâm phải chính, mới nghĩ đến việc khác.
- Lão tiên sinh dạy bảo, ta xin ghi lòng tạc dạ.
Lại quay sang chỗ Thái Tông:
- Hôm nay ta đưa Ân công vào đây là để nói rõ ràng với Trần tộc một lần.
Cao gia là cổ đại thế gia, tồn tại ở trời Nam này đã ngàn năm.
Những việc vật đổi sao dời của trời Nam đều nắm được, cũng động tay không ít, chỉ là bị cái lời huấn tổ tiên mà không thể ra mặt.
- Nhưng nay ân công đã giúp chúng ta thoát khỏi cái gông xiềng ngàn năm rồi.
Người Cao gia đã có thể ra ngoài thi thố.
Chí hướng của Cao gia nằm ở việc cống hiến cho người Việt.
Chúng ta sẽ tuân theo lời tổ huấn, từ nay Cao gia theo lệnh ân công mà làm, sẽ không ảnh hưởng đến sự thống trị của Trần tộc.
Cũng sẽ nhớ cái hẹn hoa giáp với các ngươi, chỉ có một điều kiện …
Thái tông nghe lão nói thế, đôi mắt híp lại, nghiền ngẫm lời lão nói.
Hỏi lại:
- Điều kiện của lão tiên sinh là gì?
- Chúng ta cùng đưa Đại Việt trở thành quốc gia hùng cường.
- Việc này cũng là mơ ước của họ Trần, sao ta không dám hứa?
Cao lão khoát tay:
- Đừng vội vàng, với Cao gia nhà nào làm vua cũng được, chúng ta không có cái ham muốn ấy.
Giờ chúng ta đã có thể ra ngoài cùng ân công lập nên sự nghiệp.
Nếu Trần tộc vô đạo, làm hại quốc vận nước ta.
Chúng ta cũng không để yên đâu.
Cái chí hướng làm quốc gia hùng cường của chúng ta không phải để nói cho có.
Nói cho ngươi biết, trong Trần tộc cũng có người nọ người kia.
Các ngươi khống chế cho tốt.
- Lão tiên sinh yên tâm.
Trần tộc tuy là người đất Mân nhưng cũng cư trú ở Nam Việt nhiều đời, đây đã thành mảnh đất chôn nhau cắt rốn của chúng ta, xin nguyện cùng Lão Tiên Sinh làm cho Đại Việt hùng cường.
- Hay lắm, Lý Thị dùng từ Đại Việt rất hay.
Như vậy đi, ta hôm rồi lấy của các ngươi Tam Đại Thần Khí.
Nhưng xét thấy mấy cái thứ này vẫn chưa hoàn chỉnh, cái chuông đúc không kêu mà cũng dám gọi thần khí.
Ta sẽ sửa chữa lại, lại tặng các ngươi một món thần khí nữa.
Từ nay xưng là Tứ Đại Thần Khí để chấn nhiếp trời Nam.
Thái Tông mừng rỡ chắp tay:
- Được tiên sinh giúp sức thì không gì bằng, vậy Tứ Đại Thần Khí này bao lâu thì hoàn thành?
- Nhanh thì hai năm, nhiều thì ba năm.
- Để làm được việc này.
Ta sẽ về đất phong của ân công xây dựng Bác vật học viện tại đấy.
Tránh ở Kinh Thành làm ngứa mắt nhà các ngươi.
Các ngươi có đồng ý không?
- Sao lại không đồng ý chứ! Vậy xin tạ ơn tiên sinh đã vì Đại Việt mà cống hiến.
- Nóc điện Thiên An có một cái kèo bằng sắt, chính vì vậy sét hay đánh vào.
Ngươi cho người bỏ đi không có ngày mất mạng.
Bọn đạo sĩ ngươi nuôi trong cung cũng làm ta chán ghét, có để sắt vào mấy cái tượng Tam Thanh của bọn chúng.
Chớ có dại mà xì xụp ở đấy.
Lại quay qua chỗ Huệ Túc phu nhân, nói:
- Tiểu nữ ngươi cũng đừng coi tướng cho Ân Công làm gì.
Ta còn không nhìn ra được thì cái tiểu thuật giang hồ của cha con nhà người không thấy được gì đâu.
Lão chắp tay với Bách:
- Ân công! Lão xin đi trước.
Rồi cứ thế ngênh ngang mà đi ra.
Huệ Túc thấy chỉ còn ba cha con nhà họ, mình ở lại thì không hợp lẽ, nhún chân xin cáo lui.
Người ngoài đi rồi, Bách theo lễ cũng quỳ xuống:
- Tiểu tế xin ra mắt nhạc phụ đại nhân.
Thái Tông thấy hắn nói vậy, lại ghế ngồi, vẫy tay:
- Ngươi đứng lên đi.
Chúng ta dù sao cũng đã thành người một nhà.
Ta muốn nói với ngươi về chuyện của Thái Đường.
Cũng để ngươi hiểu quan hệ của Hoàng gia và Cao gia.
Lại quay sang Thái Đường hỏi:
- Chắc con vẫn luôn thắc mắc, vì sao từ bé con lại bị đưa về Tức Mặc ở, hay việc các tỷ muội con từ 15,16 tuổi đã hạ giá còn con thì chưa đúng không?
Thái Đường chỉ cúi mặt gật gật:
- Trần tộc vốn là người Mân ở Phúc Kiến di cư đến đất Đại Việt, sau dời về Tức Mặc đến đời ông nội của con thì gia tộc bắt đầu hưng vượng.
Một hôm ông nội con đánh cá trên sông, cứu được người sắp chết đuối.
Việc này lọt vào mắt Cao lão.
Cao lão thấy ông nội con có quý tướng, lại hay giúp đỡ người khốn khó.
Hiến cho nhà ta Long Mạch để ông nội con táng tro cốt tổ phụ vào đấy.
Đổi lại, hoàng nữ đầu tiên khi nhà ta lấy được ngôi báu sẽ phải làm quý tức hậu nhân của Cao gia.
- Ông nội còn đồng ý ngay lập tức, hai người lấy một đôi ngọc âm dương làm chứng.
Chính vì vậy, sau khi nhà ta có được ngôi báu.
Ta sinh được hoàng nữ đầu tiên chính là con, thì lấy tên Thái Đường, tên con chính là nơi phát tích đầu tiên của nhà Trần ta, tôn quý không một hoàng nữ nào sánh được.
Cũng để Cao gia biết được thân phận của con.
- Khi bé Đinh lão muốn con về Tức Mặc ở, chính vì vậy chúng ta luôn giữ con ở đó.
Hôm trước ta nhìn thấy miếng ngọc trên người Hoàng Bách thì mới xác định được, Cao lão là hậu nhân của Cao lỗ, cổ đại gia tộc của nước ta.
Cũng xác định việc Cao gia muốn gả con cho Hoàng Bách.
Giờ các con hiểu chưa?
Bách trầm ngâm không nói gì, Thái Tông lại nói tiếp:
- Ngươi là đứa vô lễ, đáng nhẽ muôn lần đáng chết, nhưng ta thấy ngươi yêu thương bảo vệ con gái ta như thế thì cũng yên tâm giao nó cho ngươi.
Chỉ không ngờ ngươi lại là tên hoa tâm, yêu cả con gái Đinh gia.
Ta sao có thể để con gái mình chung chạ với đứa tiểu dân được.
Nhưng giờ Cao lão đã nhận nó làm đệ tử, cũng coi như bằng vai phải lứa.
Sau này có dịp sẽ phong cáo mệnh cho nó.
Nhưng nhớ, Trần tộc cũng có giới hạn, ngươi và Cao gia cũng đừng đi quá giới hạn đấy.
- Tiểu tế xin nghe lời.
Giờ ta cũng là con rể Trần thị, nguyện góp sức làm Đại Việt hùng cường như ước nguyện của Cao lão và Thượng Hoàng.
- Dẻo miệng lắm.
- Thôi đi đi, ta muốn nghỉ ngơi.
Mỗi lần nhìn thấy ngươi là chán ghét.
Danh sách chương