Sắp xếp công việc được mấy hôm thì Cao lão muốn tổ chức bàn bạc lại về cách thức hoạt động của Học Phủ nên tổ chức một Hội nghị.
Mời tất cả mọi người có liên quan.
Bách rất ủng hộ ý kiến này.
Khi xưa định thành lập Học phủ ở Thăng Long nhưng khi Cao gia xuất hiện, kế hoạch thay đổi.
Thượng hoàng và Quan gia cũng ngầm đồng ý.
Chính vì thế việc mở học phủ do Cao lão tuỳ nghi hành sự.
Sáng hôm đó, tại căn phòng Hội nghị trên lầu hai của nhà Hiệu bộ Bác vật học phủ, phiên họp Hội đồng trường đầu tiên diễn ra.
Cao lão rất kiêu ngạo, tự xưng là Tế Tửu [1] mà chẳng cần ai cho phép, giám hiệu thì ngoài Tế Tửu kia, có Bách và Cao Điền Công làm Tư nghiệp [2].
Lão sư các ban thì có Đinh Tú dạy toán thuật, Đinh lão dạy chữ và kinh-tài, Bách dạy nông sự, Trường Cung ban Cơ khí – xây dựng, Trần Uyên ban in ấn, lại có cả Lão Từ dạy Khai mỏ - luyện sắt, cũng coi như đủ dùng.
Cao lão bắt đầu buổi họp bằng cách công bố lại vị trí từng người, phân công công việc cụ thể, tất cả mọi việc lão ghi ra một tấm bảng lớn kích thước bằng cả bức tường, đặt ngay phòng họp.
Sau khi xem xét, điều chỉnh lại phân công công việc.
Cao lão ổn định lại.
Bắt đầu nói:
- Chúng ta bỏ tâm huyết mở Bác vật học phủ là để phát triển bách nghệ của Đại Việt.
300 học sinh đã bắt đầu học được gần một năm, vẫn chưa tổ chức được khai giảng cho ra trò, ta làm Tư nghiệp cũng thấy áy náy.
Đinh lão chắp tay:
- Ta thấy việc này cũng chưa gấp gáp.
Chúng ta đã cơ bản xây xong nhà cửa, phòng ốc, nhưng giờ cũng gần cuối năm rồi.
Bọn chúng chờ cũng đã chờ rồi, đám học sinh nông nghiệp, kinh-tài lại đang bôn ba ở ngoài.
Ta tính chúng ta để chúng về tề tựu đầy đủ, ăn tết.
Mùng hai tết là ngày lễ thầy, khai bút đầu xuân, ta tổ chức khai giảng luôn, như vậy thì vạn sự thuận lợi.
- Vậy được, cứ quyết định như vậy.
Lễ khai giảng chính thức sẽ tổ chức vào mùng hai tết.
Từ giờ cho đến lúc đó, cần chuẩn bị tất cả cơ sở vật chất để học sinh có thể yên tâm học hành.
Cao Điền Công quay sang:
- Việc này có thể làm được, xin Tế Tửu yên tâm.
- Hôm nay mời chư vị tới đây còn là để bàn bạc định hướng của học phủ sau này.
Vừa rồi các ban đã tiến hành dạy học sinh, trong quá trình này có gì bất cập, xin mọi người cứ trình bày, hiến kế cho học phủ.
Đinh Tú nói trước:
— QUẢNG CÁO —
- Các học sinh mới đến đều bắt đầu bằng học chữ và học toán thuật, trong quá trình học ta thấy còn tồn tại vấn đề.
- Mời Đinh Tú lão sư!
- Lũ trẻ từ lộ Thanh Hoá đến đây trình độ khác nhau, có đứa tiếp thu nhanh, có đứa tiếp thu chậm, trong quá trình học thì xuất hiện chuyện đứa thông minh lại phải chờ đứa chậm chạp, làm tiến độ học tập không được như ta kỳ vọng.
- Việc này cũng xuất hiện ở cả các ban khác nữa.
Một số người phụ hoạ.
Cao lão trầm ngâm, chưa nghĩ ra được cách giải quyết.
Đinh lão vuốt râu:
- Khi xưa sư phụ ta là Đỗ Tất Bình, cũng là một nhà giáo dục tâm huyết, khi ngài dạy học cũng xuất hiện tình trạng tương tự, việc này không có gì lạ, mọi người đừng lo lắng.
Cao lão chắp tay:
- Xin nghe cao kiến của Đinh lão sư.
- Sư phụ có nói cho ta.
Gốc rễ của giáo dục là kiến thức được truyền tải một cách tự nhiên không hề áp đặt.
Như vậy luôn xuất hiện tình thế có người muốn học cái này mà không muốn học cái khác.
Chính vì vậy, khi dạy học sư phụ ta luôn chuyên chú quan sát học trò để xem chúng thích gì, có ưu thế về ban nào, từ đó mới lựa chọn kiến thức truyền đạt cho chúng.
Bách thầm than “Đúng thế! Mình bận rộn mấy tháng nay, ngay cả điểm này cũng quên mất”.
Vội hỏi:
- Có phải ý Đinh lão sư là chúng ta phải kiểm tra đầu vào học sinh.
— QUẢNG CÁO —
- Đó cũng là một cách, nhưng cách tốt nhất là chính bản thân người thầy.
- Đúng vậy, chúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp, vì nhiều khi chính bản thân học sinh cũng không biết được sở trường của mình ở ban nào.
Cao lão lim dim xem mọi người trao đổi, lúc này mới nói:
- Hay lắm! Vậy từ nay, khi nhận học sinh mới.
Cần có quá trình sàng lọc trình độ ban đầu để tuỳ vào đó mà phân ban.
Sau đó cứ mỗi ba tháng thì kiểm tra lại để điều chỉnh, sau một năm cho chúng tự quyết mình sẽ theo ban nào.
Đã chọn ban là sau này không cho cơ hội đổi nữa.
- Làm được như vậy thì không gì bằng? Vậy Đinh lão sư và Hoàng Bách lão sư viết lại những tâm đắc của việc sàng lọc này để Học phủ căn cứ vào đó thực hiện.
- Xin vâng!
Cao Điền Công lúc này chắp tay:
- Ta ngoài việc quản lý trong ngoài, cũng tham gia giảng dạy những học sinh Cơ khí – xây dựng.
Nhận thấy gặp khó khăn trong việc trình bày những bản vẽ ý tưởng của mình cho chúng hiểu.
Cái này mất rất nhiều thời gian mà nhiều khi vẫn bị sai.
Bản vẽ ta vẽ một kiểu, nhưng lại phải đứng chỉ đạo từng tý vì cứ rời đi là chúng lại có chỗ chưa hiểu.
Mang việc này ra đây để tham khảo ý kiến của đồng liêu.
Bách lại giật mình! “Đúng là phải có thực chiến thì không vỡ vạc ra được.
Đi vào quá trình học tập mới thấy, không phải dễ dàng cứ kêu mở trường dạy học là được.
Bao nhiêu thế hệ đã dày công nghiên cứu các phương pháp giáo dục, những khúc mắc kiểu này sau này sẽ càng ngày càng nhiều.
Hắn chắp tay:
- Cao Tư nghiệp chớ lo, ta quên mất khi xưa được sư phụ truyền cho một phép dựng hình, có khả năng mô tả bản vẽ rất tốt.
Hôm nay Cao Tư nghiệp nói đến chuyện này mới nhớ ra.
- Xin nghe cao kiến của Hoàng tư nghiệp.
Bách lấy một tờ giấy lớn, lại lấy cái bút chì tự chế từ cây dâm bụt, bắt đầu giảng giải:— QUẢNG CÁO —
- Trong một bản vẽ cơ khí - xây dựng, hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát chúng ta gọi là hình chiếu.
Ta lấy ví dụ chúng ta cần vẽ cái cốc uống nước này chẳng hạn.
Cao tư nghiệp tưởng tượng chúng ta đang nhìn cái cốc này từ góc độ từ trên xuống.
Như vậy, hình thể hiện cái cốc từ góc độ từ trên xuống được mô tả trong một bản vẽ sẽ được gọi là hình chiếu bằng …
Bách nói một lèo về các nguyên tắc của các phép chiếu, lại từ đó đưa ra tiêu chuẩn xây dựng bản vẽ kỹ thuật.
Những kiến thức này người chuyên kỹ thuật như Cao gia chưa hẳn không nghĩ đến, chỉ là hôm nay được hắn trình bày một cách nguyên tắc, khoa học từ đầu chí cuối.
Lại kết hợp thêm những thứ họ đang băn khoăn thì ba người nhà họ Cao trầm mê luôn trong đó.
Sau một canh giờ nghiên cứu, mọi người cơ bản nắm được hắn nói gì:
- Như vậy sau này, mọi người muốn làm vật gì, cần thiết kế một bản vẽ của vật đó.
Những bản vẽ này phải dựa trên nguyên tắc thống nhất về cách mô tả, về đơn vị đo đạc sử dụng đề người thợ dù không cần đến chúng ta, chỉ cần cầm bản vẽ là chế tạo được vật mà ta mong muốn.
Cao lão vỗ đầu, thất thố:
- Thứ này sao Hoàng tư nghiệp không nói sớm, có nó thì chúng ta đâu cần vất vả như thế.
Ngươi ở cùng Nam Sơn cư sĩ học được mấy phần kiến thức?
- Ta khi đó còn nhỏ mải chơi, học không được mấy phần, có lẽ chỉ là những chỗ da lông.
Cao lão ngán ngẩm thì không biết nói gì:
- “Đúng là vàng bạc vứt vào tay chó lợn mà … !!!”
[1] Hiệu trưởng
[2] Hiệu phó.
Mời tất cả mọi người có liên quan.
Bách rất ủng hộ ý kiến này.
Khi xưa định thành lập Học phủ ở Thăng Long nhưng khi Cao gia xuất hiện, kế hoạch thay đổi.
Thượng hoàng và Quan gia cũng ngầm đồng ý.
Chính vì thế việc mở học phủ do Cao lão tuỳ nghi hành sự.
Sáng hôm đó, tại căn phòng Hội nghị trên lầu hai của nhà Hiệu bộ Bác vật học phủ, phiên họp Hội đồng trường đầu tiên diễn ra.
Cao lão rất kiêu ngạo, tự xưng là Tế Tửu [1] mà chẳng cần ai cho phép, giám hiệu thì ngoài Tế Tửu kia, có Bách và Cao Điền Công làm Tư nghiệp [2].
Lão sư các ban thì có Đinh Tú dạy toán thuật, Đinh lão dạy chữ và kinh-tài, Bách dạy nông sự, Trường Cung ban Cơ khí – xây dựng, Trần Uyên ban in ấn, lại có cả Lão Từ dạy Khai mỏ - luyện sắt, cũng coi như đủ dùng.
Cao lão bắt đầu buổi họp bằng cách công bố lại vị trí từng người, phân công công việc cụ thể, tất cả mọi việc lão ghi ra một tấm bảng lớn kích thước bằng cả bức tường, đặt ngay phòng họp.
Sau khi xem xét, điều chỉnh lại phân công công việc.
Cao lão ổn định lại.
Bắt đầu nói:
- Chúng ta bỏ tâm huyết mở Bác vật học phủ là để phát triển bách nghệ của Đại Việt.
300 học sinh đã bắt đầu học được gần một năm, vẫn chưa tổ chức được khai giảng cho ra trò, ta làm Tư nghiệp cũng thấy áy náy.
Đinh lão chắp tay:
- Ta thấy việc này cũng chưa gấp gáp.
Chúng ta đã cơ bản xây xong nhà cửa, phòng ốc, nhưng giờ cũng gần cuối năm rồi.
Bọn chúng chờ cũng đã chờ rồi, đám học sinh nông nghiệp, kinh-tài lại đang bôn ba ở ngoài.
Ta tính chúng ta để chúng về tề tựu đầy đủ, ăn tết.
Mùng hai tết là ngày lễ thầy, khai bút đầu xuân, ta tổ chức khai giảng luôn, như vậy thì vạn sự thuận lợi.
- Vậy được, cứ quyết định như vậy.
Lễ khai giảng chính thức sẽ tổ chức vào mùng hai tết.
Từ giờ cho đến lúc đó, cần chuẩn bị tất cả cơ sở vật chất để học sinh có thể yên tâm học hành.
Cao Điền Công quay sang:
- Việc này có thể làm được, xin Tế Tửu yên tâm.
- Hôm nay mời chư vị tới đây còn là để bàn bạc định hướng của học phủ sau này.
Vừa rồi các ban đã tiến hành dạy học sinh, trong quá trình này có gì bất cập, xin mọi người cứ trình bày, hiến kế cho học phủ.
Đinh Tú nói trước:
— QUẢNG CÁO —
- Các học sinh mới đến đều bắt đầu bằng học chữ và học toán thuật, trong quá trình học ta thấy còn tồn tại vấn đề.
- Mời Đinh Tú lão sư!
- Lũ trẻ từ lộ Thanh Hoá đến đây trình độ khác nhau, có đứa tiếp thu nhanh, có đứa tiếp thu chậm, trong quá trình học thì xuất hiện chuyện đứa thông minh lại phải chờ đứa chậm chạp, làm tiến độ học tập không được như ta kỳ vọng.
- Việc này cũng xuất hiện ở cả các ban khác nữa.
Một số người phụ hoạ.
Cao lão trầm ngâm, chưa nghĩ ra được cách giải quyết.
Đinh lão vuốt râu:
- Khi xưa sư phụ ta là Đỗ Tất Bình, cũng là một nhà giáo dục tâm huyết, khi ngài dạy học cũng xuất hiện tình trạng tương tự, việc này không có gì lạ, mọi người đừng lo lắng.
Cao lão chắp tay:
- Xin nghe cao kiến của Đinh lão sư.
- Sư phụ có nói cho ta.
Gốc rễ của giáo dục là kiến thức được truyền tải một cách tự nhiên không hề áp đặt.
Như vậy luôn xuất hiện tình thế có người muốn học cái này mà không muốn học cái khác.
Chính vì vậy, khi dạy học sư phụ ta luôn chuyên chú quan sát học trò để xem chúng thích gì, có ưu thế về ban nào, từ đó mới lựa chọn kiến thức truyền đạt cho chúng.
Bách thầm than “Đúng thế! Mình bận rộn mấy tháng nay, ngay cả điểm này cũng quên mất”.
Vội hỏi:
- Có phải ý Đinh lão sư là chúng ta phải kiểm tra đầu vào học sinh.
— QUẢNG CÁO —
- Đó cũng là một cách, nhưng cách tốt nhất là chính bản thân người thầy.
- Đúng vậy, chúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp, vì nhiều khi chính bản thân học sinh cũng không biết được sở trường của mình ở ban nào.
Cao lão lim dim xem mọi người trao đổi, lúc này mới nói:
- Hay lắm! Vậy từ nay, khi nhận học sinh mới.
Cần có quá trình sàng lọc trình độ ban đầu để tuỳ vào đó mà phân ban.
Sau đó cứ mỗi ba tháng thì kiểm tra lại để điều chỉnh, sau một năm cho chúng tự quyết mình sẽ theo ban nào.
Đã chọn ban là sau này không cho cơ hội đổi nữa.
- Làm được như vậy thì không gì bằng? Vậy Đinh lão sư và Hoàng Bách lão sư viết lại những tâm đắc của việc sàng lọc này để Học phủ căn cứ vào đó thực hiện.
- Xin vâng!
Cao Điền Công lúc này chắp tay:
- Ta ngoài việc quản lý trong ngoài, cũng tham gia giảng dạy những học sinh Cơ khí – xây dựng.
Nhận thấy gặp khó khăn trong việc trình bày những bản vẽ ý tưởng của mình cho chúng hiểu.
Cái này mất rất nhiều thời gian mà nhiều khi vẫn bị sai.
Bản vẽ ta vẽ một kiểu, nhưng lại phải đứng chỉ đạo từng tý vì cứ rời đi là chúng lại có chỗ chưa hiểu.
Mang việc này ra đây để tham khảo ý kiến của đồng liêu.
Bách lại giật mình! “Đúng là phải có thực chiến thì không vỡ vạc ra được.
Đi vào quá trình học tập mới thấy, không phải dễ dàng cứ kêu mở trường dạy học là được.
Bao nhiêu thế hệ đã dày công nghiên cứu các phương pháp giáo dục, những khúc mắc kiểu này sau này sẽ càng ngày càng nhiều.
Hắn chắp tay:
- Cao Tư nghiệp chớ lo, ta quên mất khi xưa được sư phụ truyền cho một phép dựng hình, có khả năng mô tả bản vẽ rất tốt.
Hôm nay Cao Tư nghiệp nói đến chuyện này mới nhớ ra.
- Xin nghe cao kiến của Hoàng tư nghiệp.
Bách lấy một tờ giấy lớn, lại lấy cái bút chì tự chế từ cây dâm bụt, bắt đầu giảng giải:— QUẢNG CÁO —
- Trong một bản vẽ cơ khí - xây dựng, hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát chúng ta gọi là hình chiếu.
Ta lấy ví dụ chúng ta cần vẽ cái cốc uống nước này chẳng hạn.
Cao tư nghiệp tưởng tượng chúng ta đang nhìn cái cốc này từ góc độ từ trên xuống.
Như vậy, hình thể hiện cái cốc từ góc độ từ trên xuống được mô tả trong một bản vẽ sẽ được gọi là hình chiếu bằng …
Bách nói một lèo về các nguyên tắc của các phép chiếu, lại từ đó đưa ra tiêu chuẩn xây dựng bản vẽ kỹ thuật.
Những kiến thức này người chuyên kỹ thuật như Cao gia chưa hẳn không nghĩ đến, chỉ là hôm nay được hắn trình bày một cách nguyên tắc, khoa học từ đầu chí cuối.
Lại kết hợp thêm những thứ họ đang băn khoăn thì ba người nhà họ Cao trầm mê luôn trong đó.
Sau một canh giờ nghiên cứu, mọi người cơ bản nắm được hắn nói gì:
- Như vậy sau này, mọi người muốn làm vật gì, cần thiết kế một bản vẽ của vật đó.
Những bản vẽ này phải dựa trên nguyên tắc thống nhất về cách mô tả, về đơn vị đo đạc sử dụng đề người thợ dù không cần đến chúng ta, chỉ cần cầm bản vẽ là chế tạo được vật mà ta mong muốn.
Cao lão vỗ đầu, thất thố:
- Thứ này sao Hoàng tư nghiệp không nói sớm, có nó thì chúng ta đâu cần vất vả như thế.
Ngươi ở cùng Nam Sơn cư sĩ học được mấy phần kiến thức?
- Ta khi đó còn nhỏ mải chơi, học không được mấy phần, có lẽ chỉ là những chỗ da lông.
Cao lão ngán ngẩm thì không biết nói gì:
- “Đúng là vàng bạc vứt vào tay chó lợn mà … !!!”
[1] Hiệu trưởng
[2] Hiệu phó.
Danh sách chương