Bách mở mắt vì bị liếm vào mặt.
Hắn lờ mờ thấy một chú chó nhỏ.
Xung quanh là một vùng cây cối u tĩnh, bên phía trái có một ngôi đền.
Hắn định thần một lúc thì nhận ra trên người khác lạ, bộ quần áo thể thao của hắn trở nên rộng ra thì phải, đặc biệt là cái quần.
Hắn nhìn thấy cái giếng bên cạnh, ghé mắt vào giếng, bóng người phản chiếu mờ quá hắn không nhìn rõ.
Đang thắc mắc thì chú chó vẫy đuôi chạy về ngôi đền.
Hắn lết bước đi theo, tiến dần đến ngôi đền.
Đền có kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà nhà, mỗi toà ba gian, cách nhau khoảng 1,5m.
Ngay chân đền có một Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái.
Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.
Khi hắn đi vào sân đền thì thấy bên trái đền lại có một kiến trúc khác được xây theo kiểu cổ, gồm một nhà 5 gian, một nhà 2 gian và một tam bảo (3 gian) nối liền bởi một dãy hành lang.
Bách nhìn quanh chưa thấy có ai, lại nhác thấy trong các kiến trúc này nhang khói lượn lờ, nên đoán sẽ có người.
Bèn gọi to:
- Có ai không?
Bên cạnh đền có một lán nhỏ, từ đó có một lão nhân đi ra.
Lão nhân trạc 60 tuổi, nhìn quắc thước.
Lão nhân mặc loại áo dài cổ tròn 4 vạt, dưới thì vận thường đen, trên đầu quấn khăn nhìn rất lạ.
Bách tự hỏi sao lại có người ăn mặc như vậy ở cái thời đại này? Bèn nói:
- Bác ơi! Cháu bị ngã xuống giếng, bác cho cháu xin miếng nước.
Lão nhân hiền từ đáp:
- Sao lại để ngã xuống giếng? vào đây ngồi với lão xơi miếng trầu, rồi lão đun nước cho.
Bách theo ông lão vào lán thì thấy bên trong rất đơn sơ, chỉ có một giường trúc, một chõng tre, ngoài ra thì có một tủ đựng kinh sách, còn lại chẳng có gì khác.
Đúng lúc này thì con chó nhỏ chạy từ đâu về, lại lăng xăng liếm vào chân Bách.
Lão hán xuống bếp đun nước nói với lên:
- Con chó này lão đặt tên là Đại hoàng, mẹ nó đẻ sai quá dẫn đến chết non cả đàn, lão chỉ giữ được mình nó.
Mẹ nó yếu quá hôm rồi cũng chết, thật là thương tâm.
Bách hỏi dò ông lão:
- Bác ơi đây là đâu hả bác?
- Đây là núi Nghĩa Lĩnh, là Đền Quốc tổ Hùng Vương, cậu không biết chăng?
Bách thầm kêu may mắn vì vẫn ở Đền Hùng, nhưng chợt giật mình vì sao cảnh vật lại thế này.
Hắn là người Phú Thọ, một năm lên Đền Hùng ít nhất là hai lần, làm sao có thể có chỗ mà hắn không biết? Lại hỏi:
- Bác ơi, thế đây là chỗ nào ở Đền Hùng hả bác?
- Đây là Đền Hạ ở chân núi thôi, muốn leo lên Đền Trung, Đền Thượng thì cậu đi theo lối sau đền sẽ đến.
Bách nghe đến đây thì kinh hãi, chạy vọt ra ngoài, ngắm nghía một hồi.
Đây chẳng phải phong cảnh Đền Hạ đó sao? Bên này là Đền, gác chuông, bên kia là Thiên quang thiền tự, nhưng sao lại cũ nát thế này? Chợt nhớ đến Đền Hạ mà mình thấy ngày nay là được trùng tu một lần vào thế kỷ XVII thời nhà Lê.
Như vậy, có phải hắn đã xuyên không trở về quá khứ? Là nhân sĩ mạng internet thế kỷ XXI, du học Trung Quốc 5 năm, hắn không lạ gì các tiểu thuyết xuyên không nhưng không ngờ có lúc sẽ vận vào mình.
Bách chả màng tới ông lão nữa, chạy ngay ra giếng.
Cái giếng vẫn ở đây, miệng giếng nước đen như mực, há mồm cười vào mặt hắn.
Bách ngây người nửa tiếng rồi chán nản ngồi phịch xuống bên cạnh.
Hắn ôm đầu suy tư, trong lòng trào lên bi ai …
Bách sinh ra trong một gia đình bình thường, được giáo dục tốt.
Bố hắn là một người kinh qua hai cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, sau chiến tranh thì về quê làm thầy thuốc.
Mẹ là giáo viên dạy lịch sử, tuy không nói là vất vả nhưng hắn được nuôi dưỡng từ nhỏ ở một miền quê nghèo, chứng kiến cảnh nông thôn của miền quê trung du chó ăn đá gà ăn sỏi.
Hắn thấm thía được một điều là cuộc sống không giống trên tivi hay xem.
Trên tivi hằng ngày của đài truyền hình quốc gia, ngày nào cũng chiếu những bộ phim truyền hình mà quang cảnh là các khu đô thị, các chung cư cao tầng … đàn ông trong phim là doanh nhân, phụ nữ là hoa hậu ...!Nhưng hắn hiểu 70% dân số nước Việt Nam vẫn làm nông nghiệp.
Ngoài các thành phố lớn thì người dân miền quê hàng ngày vẫn phải lo ngày mai ra đồng cấy cho kịp thời vụ? Hắn ứa nước mắt khi nghe kể về khoản vay ưu đãi 5 triệu đồng của một người dân quê qua 20 năm không trả được.
Chính vì vậy, hắn đi học làm kỹ sư nông nghiệp.
Hơn ai hết hắn hiểu, chỉ giúp một hộ gia đình nông thôn có thêm 1 triệu đồng một tháng là hắn đã giúp thêm một đứa trẻ có miếng thịt trong đĩa thức ăn.
Vậy mà bây giờ, bao nhiêu hoài bão ấy bỗng chốc trở nên xa với, hắn đang ở đâu thế này? Liệu có bao giờ được gặp lại bố mẹ hay không? Hai hàng lệ nóng bỗng chốc rơi trên khuôn mặt Bách.
Ông lão bỗng đi đến bên hắn:
- Cháu sao thế?
- Bác có thể cho cháu biết bây giờ là thời đại nào không?
- Giờ là năm Thiệu Long thứ 3 [1] , Thái thượng hoàng vừa nhường ngôi cho đức Hoàng thượng hai năm trước.
Bách như bao nhiêu người Việt cùng thời đại, hiểu biết rất kém về lịch sử.
Mẹ hắn dạy lịch sử nên hắn còn thường được nghe bà giảng giải về lịch sử nước nhà, nhiều người thì không được như vậy.
Điều này đến từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên phải kể đến nguồn tư liệu lịch sử của nước ta rất ít.
Có một sự kiện cần lưu ý là sau khi tiêu diệt được nhà Hồ (năm 1407), hoàng đế Trung Quốc là Minh Thành Tổ đã ra lệnh cho quân Minh thu thập, tiêu hủy hoặc chở về Trung Quốc hầu hết các ghi chép lịch sử của Việt Nam.
Thứ hai là về bất đồng trong chữ viết.
Để thoát ly sự Bắc thuộc các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ 18 và sau đó thế kỷ 19 như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát … đã cố gắng sử dụng chữ Nôm vào các ghi chép để thay thế chữ Nho (chữ Hán).
Đỉnh cao của văn bản chữ Nôm là Truyện Kiều nhưng có thể thấy nếu bất kỳ người Việt nào đọc Truyện Kiều mà không có chú giải thì cũng chỉ hiểu được 70% ý nghĩa.
Đến khi người người phương Tây vào Việt Nam, để phục vụ cho việc truyền giáo họ sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà chúng ta dùng ngày nay.
Do tính khoa học, tiện dụng và cũng để tiếp cận văn minh thế giới dễ dàng hơn, nhà nước Việt Nam đã sử dụng chữ quốc ngữ làm tiêu chuẩn.
Điều này theo lời các lãnh đạo là trăm lợi không hại nhưng suy cho cùng cũng để lại một di chứng: 99% người Việt không hiểu được tổ tiên mình viết cái gì? Bách đang thấm thía điều này.
- Năm Thiệu Long thứ 3 là cái quái gì vậy???
[1] Niên hiệu thời Trần Thánh Tông tức năm 1260
Hắn lờ mờ thấy một chú chó nhỏ.
Xung quanh là một vùng cây cối u tĩnh, bên phía trái có một ngôi đền.
Hắn định thần một lúc thì nhận ra trên người khác lạ, bộ quần áo thể thao của hắn trở nên rộng ra thì phải, đặc biệt là cái quần.
Hắn nhìn thấy cái giếng bên cạnh, ghé mắt vào giếng, bóng người phản chiếu mờ quá hắn không nhìn rõ.
Đang thắc mắc thì chú chó vẫy đuôi chạy về ngôi đền.
Hắn lết bước đi theo, tiến dần đến ngôi đền.
Đền có kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà nhà, mỗi toà ba gian, cách nhau khoảng 1,5m.
Ngay chân đền có một Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái.
Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.
Khi hắn đi vào sân đền thì thấy bên trái đền lại có một kiến trúc khác được xây theo kiểu cổ, gồm một nhà 5 gian, một nhà 2 gian và một tam bảo (3 gian) nối liền bởi một dãy hành lang.
Bách nhìn quanh chưa thấy có ai, lại nhác thấy trong các kiến trúc này nhang khói lượn lờ, nên đoán sẽ có người.
Bèn gọi to:
- Có ai không?
Bên cạnh đền có một lán nhỏ, từ đó có một lão nhân đi ra.
Lão nhân trạc 60 tuổi, nhìn quắc thước.
Lão nhân mặc loại áo dài cổ tròn 4 vạt, dưới thì vận thường đen, trên đầu quấn khăn nhìn rất lạ.
Bách tự hỏi sao lại có người ăn mặc như vậy ở cái thời đại này? Bèn nói:
- Bác ơi! Cháu bị ngã xuống giếng, bác cho cháu xin miếng nước.
Lão nhân hiền từ đáp:
- Sao lại để ngã xuống giếng? vào đây ngồi với lão xơi miếng trầu, rồi lão đun nước cho.
Bách theo ông lão vào lán thì thấy bên trong rất đơn sơ, chỉ có một giường trúc, một chõng tre, ngoài ra thì có một tủ đựng kinh sách, còn lại chẳng có gì khác.
Đúng lúc này thì con chó nhỏ chạy từ đâu về, lại lăng xăng liếm vào chân Bách.
Lão hán xuống bếp đun nước nói với lên:
- Con chó này lão đặt tên là Đại hoàng, mẹ nó đẻ sai quá dẫn đến chết non cả đàn, lão chỉ giữ được mình nó.
Mẹ nó yếu quá hôm rồi cũng chết, thật là thương tâm.
Bách hỏi dò ông lão:
- Bác ơi đây là đâu hả bác?
- Đây là núi Nghĩa Lĩnh, là Đền Quốc tổ Hùng Vương, cậu không biết chăng?
Bách thầm kêu may mắn vì vẫn ở Đền Hùng, nhưng chợt giật mình vì sao cảnh vật lại thế này.
Hắn là người Phú Thọ, một năm lên Đền Hùng ít nhất là hai lần, làm sao có thể có chỗ mà hắn không biết? Lại hỏi:
- Bác ơi, thế đây là chỗ nào ở Đền Hùng hả bác?
- Đây là Đền Hạ ở chân núi thôi, muốn leo lên Đền Trung, Đền Thượng thì cậu đi theo lối sau đền sẽ đến.
Bách nghe đến đây thì kinh hãi, chạy vọt ra ngoài, ngắm nghía một hồi.
Đây chẳng phải phong cảnh Đền Hạ đó sao? Bên này là Đền, gác chuông, bên kia là Thiên quang thiền tự, nhưng sao lại cũ nát thế này? Chợt nhớ đến Đền Hạ mà mình thấy ngày nay là được trùng tu một lần vào thế kỷ XVII thời nhà Lê.
Như vậy, có phải hắn đã xuyên không trở về quá khứ? Là nhân sĩ mạng internet thế kỷ XXI, du học Trung Quốc 5 năm, hắn không lạ gì các tiểu thuyết xuyên không nhưng không ngờ có lúc sẽ vận vào mình.
Bách chả màng tới ông lão nữa, chạy ngay ra giếng.
Cái giếng vẫn ở đây, miệng giếng nước đen như mực, há mồm cười vào mặt hắn.
Bách ngây người nửa tiếng rồi chán nản ngồi phịch xuống bên cạnh.
Hắn ôm đầu suy tư, trong lòng trào lên bi ai …
Bách sinh ra trong một gia đình bình thường, được giáo dục tốt.
Bố hắn là một người kinh qua hai cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, sau chiến tranh thì về quê làm thầy thuốc.
Mẹ là giáo viên dạy lịch sử, tuy không nói là vất vả nhưng hắn được nuôi dưỡng từ nhỏ ở một miền quê nghèo, chứng kiến cảnh nông thôn của miền quê trung du chó ăn đá gà ăn sỏi.
Hắn thấm thía được một điều là cuộc sống không giống trên tivi hay xem.
Trên tivi hằng ngày của đài truyền hình quốc gia, ngày nào cũng chiếu những bộ phim truyền hình mà quang cảnh là các khu đô thị, các chung cư cao tầng … đàn ông trong phim là doanh nhân, phụ nữ là hoa hậu ...!Nhưng hắn hiểu 70% dân số nước Việt Nam vẫn làm nông nghiệp.
Ngoài các thành phố lớn thì người dân miền quê hàng ngày vẫn phải lo ngày mai ra đồng cấy cho kịp thời vụ? Hắn ứa nước mắt khi nghe kể về khoản vay ưu đãi 5 triệu đồng của một người dân quê qua 20 năm không trả được.
Chính vì vậy, hắn đi học làm kỹ sư nông nghiệp.
Hơn ai hết hắn hiểu, chỉ giúp một hộ gia đình nông thôn có thêm 1 triệu đồng một tháng là hắn đã giúp thêm một đứa trẻ có miếng thịt trong đĩa thức ăn.
Vậy mà bây giờ, bao nhiêu hoài bão ấy bỗng chốc trở nên xa với, hắn đang ở đâu thế này? Liệu có bao giờ được gặp lại bố mẹ hay không? Hai hàng lệ nóng bỗng chốc rơi trên khuôn mặt Bách.
Ông lão bỗng đi đến bên hắn:
- Cháu sao thế?
- Bác có thể cho cháu biết bây giờ là thời đại nào không?
- Giờ là năm Thiệu Long thứ 3 [1] , Thái thượng hoàng vừa nhường ngôi cho đức Hoàng thượng hai năm trước.
Bách như bao nhiêu người Việt cùng thời đại, hiểu biết rất kém về lịch sử.
Mẹ hắn dạy lịch sử nên hắn còn thường được nghe bà giảng giải về lịch sử nước nhà, nhiều người thì không được như vậy.
Điều này đến từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên phải kể đến nguồn tư liệu lịch sử của nước ta rất ít.
Có một sự kiện cần lưu ý là sau khi tiêu diệt được nhà Hồ (năm 1407), hoàng đế Trung Quốc là Minh Thành Tổ đã ra lệnh cho quân Minh thu thập, tiêu hủy hoặc chở về Trung Quốc hầu hết các ghi chép lịch sử của Việt Nam.
Thứ hai là về bất đồng trong chữ viết.
Để thoát ly sự Bắc thuộc các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ 18 và sau đó thế kỷ 19 như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát … đã cố gắng sử dụng chữ Nôm vào các ghi chép để thay thế chữ Nho (chữ Hán).
Đỉnh cao của văn bản chữ Nôm là Truyện Kiều nhưng có thể thấy nếu bất kỳ người Việt nào đọc Truyện Kiều mà không có chú giải thì cũng chỉ hiểu được 70% ý nghĩa.
Đến khi người người phương Tây vào Việt Nam, để phục vụ cho việc truyền giáo họ sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà chúng ta dùng ngày nay.
Do tính khoa học, tiện dụng và cũng để tiếp cận văn minh thế giới dễ dàng hơn, nhà nước Việt Nam đã sử dụng chữ quốc ngữ làm tiêu chuẩn.
Điều này theo lời các lãnh đạo là trăm lợi không hại nhưng suy cho cùng cũng để lại một di chứng: 99% người Việt không hiểu được tổ tiên mình viết cái gì? Bách đang thấm thía điều này.
- Năm Thiệu Long thứ 3 là cái quái gì vậy???
[1] Niên hiệu thời Trần Thánh Tông tức năm 1260
Danh sách chương