Bách và Đinh lão về Đinh gia còn Lê Văn Hưu thì theo Trần Quang Khải về trang viên.
Khi về đến Đinh gia, Đinh lão mới thở phảo một cái.
Nói với Bách:
- Đi cùng ngươi cũng là một việc tổn hại tâm thần.
Hôm nay mấy bận ta đã nghĩ đầu ngươi sẽ lìa khỏi cổ.
Lần sau ngươi nghe lời lão, con người ta bước qua mái hiên thấp, sao không phải cúi đầu? Điều này không có gì ảnh hưởng tới tiết tháo cả.
- Xin nghe lời Đinh lão!
- Ngươi đi nghỉ đi.
Mai ta đi sẽ mang theo vài gia nhân và Đinh Nhu đi cùng, ngươi có cần chuẩn bị gì không?
- Cháu không cần gì đâu ông ạ!
Đinh Nhu nghe lệnh ông sẽ cho mình theo, vui không ngủ được, hắn 20 tuổi nhưng chưa được vào kinh.
Nghe thúc thúc và cô cô nói, kinh thành là chốn xa hoa nhộn nhịp nhất, hắn rất mong chờ được vào kinh.
Đinh Đang thì buồn bực không thôi, cô bé muốn đi lắm nhưng ông không nói gì, mẹ cô bé lại nạt ở nhà.
Cả ngày hôm ấy cứ dấm dứt không thôi.
Bách thấy thế mon men ra chỗ Đinh Bản, nịnh lão:
- Cháu thấy Đinh Đang không vui, hay là cho cô bé đi cùng ông nhé?
- Vớ vẩn! ta đã sai lầm nuông chiều cô cô nó, bây giờ còn chưa đòi được về.
Bây giờ nó tiến kinh mà học được cái thói đấy thì nhà ta thiệt to.
- Không sao đâu, cháu và Đinh Nhu sẽ trông chừng Đinh Đang.
Tuyệt đối không để nó bị ai làm hại.
- Thằng nhóc con, tự tin quá nhỉ? Sao không hỏi thằng tiểu tử kia sợ cái gì nhất? Ta lo nó vào kinh thì trở thành tai vạ chứ chả chơi.
Cháu có biết nó 6 tuổi đã học võ ở Thiên Ân Thiền Tự [1], được chân truyền của Lăng Già thiền sư.
Cả vùng này sợ nó chứ cứ gì Đinh Nhu.
Chả nhẽ Đinh Nhu lại sợ Đinh Đang? Cô bé hiền lành như thế, có làm hại ai đâu?
- Nó gặp cháu đã yêu mến nên không lộ cái tính tình kia ra.
Với võ công của nó mười thằng tiểu tử kia cũng không làm gì được.
Bách lè lưỡi, hắn không tưởng tưởng được cô bé 12, 13 tuổi đánh nhau với mấy gã lực điền chèo thuyền hôm trước.
- Nhưng chả nhẽ ông định giữ cô bé trong nhà suốt ngày.
Có khi lịch lãm một phen sẽ làm cô bé thay đổi tính nết.
Đinh lão thở dài nói:
- Nhà ta phạm phải điều gì mà đàn ông sinh ra thì ngu độn mà lũ con gái thì tinh ranh thế? Có lẽ cũng phải cho chúng ra ngoài, cao nhân tắc hữu cao nhân trị.
- Vậy được rồi! cháu sẽ thông báo lại cho cô bé.
Nó rầu rĩ suốt hôm nay rồi, cháu nhìn mà cũng nát cả ruột.
Bách vui vẻ ra sau nhà, cười cười đến chỗ cây khế.
Đinh Nhu đang ngồi khép nép trên ghế đá.
Còn Đinh Đang thì vắt vẻo trên cành cây, hắn nghe ra thì đang nịnh nọt nàng:
- Tiểu muội, đừng buồn nữa.
Anh lên kinh nhất định thấy cái gì hay sẽ mua về cho em.
Anh nghe nói trên đấy có nhiều mòn bánh trái ngon lắm, toàn là con cái ngự trù trong cung ra ngoài mở hiệu.
Nào là bánh đậu xanh, bánh khảo, hoa quế, ô mai … nhất định khi về, mỗi thứ 10 hộp.
Muội thấy thế nào?
Hắn nói rồi xoè hai bàn tay ra làm giá.
Đinh Đang dẩu môi:
- Không thèm!
- Thế thì thế này, muội yêu thích cái gì thì nói cho huynh, huynh sẽ tìm bằng được …
Bách cười cười lên tiếng:
- Đinh Đang! Ta thấy cháu lại mắc chứng Đại tiểu thư rồi đấy.
- Không thèm nói với thúc!
- Ông cháu vừa có ý cho cháu đi cùng, hỏi ta có nên cho đi không? Như thế này e là cháu không muốn đi rồi?
Đinh Đang nhảy từ trên cành khế xuống, thân nhẹ như chim yến, cầm hai tay Bách:
- Thúc nói thật chứ?
- Như vậy đi, nếu cháu làm được một việc, ta sẽ xin ông cho cháu lên kinh.
- Thúc cần làm gì?
Bách ác độc quay sang Đinh Nhu.
Hắn bỗng thấy dự cảm không lành, tóc gáy dựng lên.
Hai chân Đinh Nhu không tự chủ lùi lại, định quay đầu chạy.
- Cháu đánh thằng tiểu tử kia thâm mắt, để nó trả ta cái kính râm thì ta chắc chắn ngày mai cháu được đi.
- Ôi khốn nạn!
Đinh Nhu chưa kịp nói hết câu thì bằng một cách nào đó, hắn bay xa ra hai ba thước, khi đứng lên thì mắt trái đã nhắm tịt.
Đinh Đang thu tay rồi mới lại tỏ ra băn khoăn:
- Cháu quên mất, mắt phải hay mắt trái ạ?
- Mắt phải, người thuận tay phải nheo mắt trái, người thuận tay trái nheo mắt phải mà.
- Ôi tận cùng khốn nạn!!!
Đinh Nhu thề sẽ không bao giờ trả kính cho Bách nữa.
Còn Bách, hắn cảm thấy ê hết hàm răng, chứng kiến cảnh bảo lực như thế.
Hắn mới có dịp đối chiếu sức mạnh thân thể của con người khi đẩy lên cực hạn sẽ thế nào.
Có thể những kỹ thuật cổ xưa kia, khoa học chưa thể giải thích được.
Ở thời đại của hắn, những siêu sao võ thuật có thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn về cơ bắp, nhưng nguyên việc bật nhảy từ dưới đất lên mái nhà 4,5 mét đã không ai làm được rồi.
Sao Đinh Đang nhảng một bước, hắn đã thấy cô bé nhảy từ hậu viện ra tiền viện, nghe xa xa chất vấn ông nội rồi.
Tối hôm đấy, Đinh Nhu mò sang phòng Bách ở dền luôn bên đấy.
Hắn ra chiều bắt đền khiến Bách phải dốc nốt chục viên Singum còn lại cho hắn.
Tên này bây giờ có của không ăn, chót bốc phét với bạn bè nên thỉnh thoảng xin vài viên để sĩ diện.
Đại hoàng ghét lắm, nó bị chiếm chỗ bên cạnh Bách, lại thấy tên này cướp của chủ, nên gầm gừ đuổi đi.
Dạo này Đại hoàng cũng lớn hơn, trổ mã.
Bộ lông hung vàng, đuôi cộc, cụt ngủn dễ thương.
Bách nhìn qua là biết Đại hoàng thuộc giống Mông cộc.
Một trong tứ đại quốc khuyển của Việt Nam.
Loài này là giống chó bản xưa của người đồng bào dân tộc H’Mông, thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Ngày mai đi, hắn để lại Đại hoàng ở nhà, hắn sợ mình lên Kinh không có thời gian chăm sóc nó.
Sáng hôm sau, đoàn người tập trung trên bến Bạch Hạc.
Đoàn tuỳ tùng của Trần Quang Khải cũng vẫn gồm đội quân thuyền cũ.
Đinh gia cũng có một thuyền riêng nhưng đây là loại thuyền buôn, khoang rộng hơn nhưng di chuyển chậm.
Giờ Mão đã xuất phát sau tiếng kèn lệnh.
Theo lệ, đoàn quân thuyền của Trần Quang Khải đi đến đâu, quan viên địa phương phải ra bến đó xếp hàng chào hỏi.
Tuy nhiên, hắn cũng không rườm rà đến thế, trực tiếp tiến thẳng về kinh đô.
Có đoàn nay thuyền này đi trước, thuyền nhà họ Đinh tuy đi chậm hơn nhưng tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Đi một ngày trên thuyền thì cũng đến được bến Đông Bộ Đầu.
Bến Đông Bộ Đầu thời Trần nằm ở bờ Nam sông Hồng, nay thuộc vị trí từ đầu dốc Hàng Than, Hòe Nhai kéo dài đến Vạn Kiếp.
Đây là một hệ thống bến cảng, quân cảng, căn cứ thuỷ quân lớn nhất trong nhiều thế kỷ.
Bên cạnh đó, nó cũng là một bến thuyền dân sinh, thương mại cửa ngõ vào thủ đô Thăng Long.
Quang cảnh bến Đông Bộ Đầu thời này nhộn nhịp hơn thời hiện đại nhiều lắm.
Từng đoàn thương thuyền lớn từ bốn phương tám hướng tụ tập tại đây.
Sản vật miền xuôi miền ngược đều trao đổi nhộn nhịp trên bến.
Nhà họ Đinh thường mang dược liệu, lâm sản, gia vị từ vùng trung du miền núi xuống đây.
Nhận lại họ mang những sản vật của vùng biển và vùng đồng bằng trở về Thao Giang.
Lão tam Đinh Hạo biết cha tới nên đã đến bến đón từ lâu.
Tuy nhiên, lão không được vào trong vì phải chờ quân thuyền của Chiêu Minh Vương đi qua đã.
Trần Quang Khải xuống đến nơi, chào hỏi quan viên rồi vào điện Phong Thuỷ nghỉ ngơi.
Điện này xưa tên là Linh Quang, năm 1237 được vua Trần cho tu tạo và đổi tên thành Phong Thuỷ, chuyên để đón xa giá của vua và các vương gia.
Vì là chỗ các quan lại đón tiếp vua, dâng trà mời trầu nên còn gọi là điện Hô Trà.
Trần Quang Khải tiếp nhận nghi thức rồi hồi phủ, khi đi không quên dặn Đinh lão và Bách ngày mai vào phủ tiếp kiến.
Lão Đinh xuống thuyền, Đinh Hạo chào cha rồi sai người vận chuyển đồ lên xe ngựa.
Định mời cha về nhà, Đinh gia cũng có nhà tại kinh thành, ở gần bến Đông Bộ Đầu để tiện buôn bán.
Tuy nhiên lần này đến kinh, Lê Văn Hưu đã mời Đinh lão và Bách tới phủ ở, bọn Đinh Nhu và Đinh Đang cũng đi theo luôn.
[1] Trúc Lâm Thiền Viện ngày nay
Khi về đến Đinh gia, Đinh lão mới thở phảo một cái.
Nói với Bách:
- Đi cùng ngươi cũng là một việc tổn hại tâm thần.
Hôm nay mấy bận ta đã nghĩ đầu ngươi sẽ lìa khỏi cổ.
Lần sau ngươi nghe lời lão, con người ta bước qua mái hiên thấp, sao không phải cúi đầu? Điều này không có gì ảnh hưởng tới tiết tháo cả.
- Xin nghe lời Đinh lão!
- Ngươi đi nghỉ đi.
Mai ta đi sẽ mang theo vài gia nhân và Đinh Nhu đi cùng, ngươi có cần chuẩn bị gì không?
- Cháu không cần gì đâu ông ạ!
Đinh Nhu nghe lệnh ông sẽ cho mình theo, vui không ngủ được, hắn 20 tuổi nhưng chưa được vào kinh.
Nghe thúc thúc và cô cô nói, kinh thành là chốn xa hoa nhộn nhịp nhất, hắn rất mong chờ được vào kinh.
Đinh Đang thì buồn bực không thôi, cô bé muốn đi lắm nhưng ông không nói gì, mẹ cô bé lại nạt ở nhà.
Cả ngày hôm ấy cứ dấm dứt không thôi.
Bách thấy thế mon men ra chỗ Đinh Bản, nịnh lão:
- Cháu thấy Đinh Đang không vui, hay là cho cô bé đi cùng ông nhé?
- Vớ vẩn! ta đã sai lầm nuông chiều cô cô nó, bây giờ còn chưa đòi được về.
Bây giờ nó tiến kinh mà học được cái thói đấy thì nhà ta thiệt to.
- Không sao đâu, cháu và Đinh Nhu sẽ trông chừng Đinh Đang.
Tuyệt đối không để nó bị ai làm hại.
- Thằng nhóc con, tự tin quá nhỉ? Sao không hỏi thằng tiểu tử kia sợ cái gì nhất? Ta lo nó vào kinh thì trở thành tai vạ chứ chả chơi.
Cháu có biết nó 6 tuổi đã học võ ở Thiên Ân Thiền Tự [1], được chân truyền của Lăng Già thiền sư.
Cả vùng này sợ nó chứ cứ gì Đinh Nhu.
Chả nhẽ Đinh Nhu lại sợ Đinh Đang? Cô bé hiền lành như thế, có làm hại ai đâu?
- Nó gặp cháu đã yêu mến nên không lộ cái tính tình kia ra.
Với võ công của nó mười thằng tiểu tử kia cũng không làm gì được.
Bách lè lưỡi, hắn không tưởng tưởng được cô bé 12, 13 tuổi đánh nhau với mấy gã lực điền chèo thuyền hôm trước.
- Nhưng chả nhẽ ông định giữ cô bé trong nhà suốt ngày.
Có khi lịch lãm một phen sẽ làm cô bé thay đổi tính nết.
Đinh lão thở dài nói:
- Nhà ta phạm phải điều gì mà đàn ông sinh ra thì ngu độn mà lũ con gái thì tinh ranh thế? Có lẽ cũng phải cho chúng ra ngoài, cao nhân tắc hữu cao nhân trị.
- Vậy được rồi! cháu sẽ thông báo lại cho cô bé.
Nó rầu rĩ suốt hôm nay rồi, cháu nhìn mà cũng nát cả ruột.
Bách vui vẻ ra sau nhà, cười cười đến chỗ cây khế.
Đinh Nhu đang ngồi khép nép trên ghế đá.
Còn Đinh Đang thì vắt vẻo trên cành cây, hắn nghe ra thì đang nịnh nọt nàng:
- Tiểu muội, đừng buồn nữa.
Anh lên kinh nhất định thấy cái gì hay sẽ mua về cho em.
Anh nghe nói trên đấy có nhiều mòn bánh trái ngon lắm, toàn là con cái ngự trù trong cung ra ngoài mở hiệu.
Nào là bánh đậu xanh, bánh khảo, hoa quế, ô mai … nhất định khi về, mỗi thứ 10 hộp.
Muội thấy thế nào?
Hắn nói rồi xoè hai bàn tay ra làm giá.
Đinh Đang dẩu môi:
- Không thèm!
- Thế thì thế này, muội yêu thích cái gì thì nói cho huynh, huynh sẽ tìm bằng được …
Bách cười cười lên tiếng:
- Đinh Đang! Ta thấy cháu lại mắc chứng Đại tiểu thư rồi đấy.
- Không thèm nói với thúc!
- Ông cháu vừa có ý cho cháu đi cùng, hỏi ta có nên cho đi không? Như thế này e là cháu không muốn đi rồi?
Đinh Đang nhảy từ trên cành khế xuống, thân nhẹ như chim yến, cầm hai tay Bách:
- Thúc nói thật chứ?
- Như vậy đi, nếu cháu làm được một việc, ta sẽ xin ông cho cháu lên kinh.
- Thúc cần làm gì?
Bách ác độc quay sang Đinh Nhu.
Hắn bỗng thấy dự cảm không lành, tóc gáy dựng lên.
Hai chân Đinh Nhu không tự chủ lùi lại, định quay đầu chạy.
- Cháu đánh thằng tiểu tử kia thâm mắt, để nó trả ta cái kính râm thì ta chắc chắn ngày mai cháu được đi.
- Ôi khốn nạn!
Đinh Nhu chưa kịp nói hết câu thì bằng một cách nào đó, hắn bay xa ra hai ba thước, khi đứng lên thì mắt trái đã nhắm tịt.
Đinh Đang thu tay rồi mới lại tỏ ra băn khoăn:
- Cháu quên mất, mắt phải hay mắt trái ạ?
- Mắt phải, người thuận tay phải nheo mắt trái, người thuận tay trái nheo mắt phải mà.
- Ôi tận cùng khốn nạn!!!
Đinh Nhu thề sẽ không bao giờ trả kính cho Bách nữa.
Còn Bách, hắn cảm thấy ê hết hàm răng, chứng kiến cảnh bảo lực như thế.
Hắn mới có dịp đối chiếu sức mạnh thân thể của con người khi đẩy lên cực hạn sẽ thế nào.
Có thể những kỹ thuật cổ xưa kia, khoa học chưa thể giải thích được.
Ở thời đại của hắn, những siêu sao võ thuật có thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn về cơ bắp, nhưng nguyên việc bật nhảy từ dưới đất lên mái nhà 4,5 mét đã không ai làm được rồi.
Sao Đinh Đang nhảng một bước, hắn đã thấy cô bé nhảy từ hậu viện ra tiền viện, nghe xa xa chất vấn ông nội rồi.
Tối hôm đấy, Đinh Nhu mò sang phòng Bách ở dền luôn bên đấy.
Hắn ra chiều bắt đền khiến Bách phải dốc nốt chục viên Singum còn lại cho hắn.
Tên này bây giờ có của không ăn, chót bốc phét với bạn bè nên thỉnh thoảng xin vài viên để sĩ diện.
Đại hoàng ghét lắm, nó bị chiếm chỗ bên cạnh Bách, lại thấy tên này cướp của chủ, nên gầm gừ đuổi đi.
Dạo này Đại hoàng cũng lớn hơn, trổ mã.
Bộ lông hung vàng, đuôi cộc, cụt ngủn dễ thương.
Bách nhìn qua là biết Đại hoàng thuộc giống Mông cộc.
Một trong tứ đại quốc khuyển của Việt Nam.
Loài này là giống chó bản xưa của người đồng bào dân tộc H’Mông, thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Ngày mai đi, hắn để lại Đại hoàng ở nhà, hắn sợ mình lên Kinh không có thời gian chăm sóc nó.
Sáng hôm sau, đoàn người tập trung trên bến Bạch Hạc.
Đoàn tuỳ tùng của Trần Quang Khải cũng vẫn gồm đội quân thuyền cũ.
Đinh gia cũng có một thuyền riêng nhưng đây là loại thuyền buôn, khoang rộng hơn nhưng di chuyển chậm.
Giờ Mão đã xuất phát sau tiếng kèn lệnh.
Theo lệ, đoàn quân thuyền của Trần Quang Khải đi đến đâu, quan viên địa phương phải ra bến đó xếp hàng chào hỏi.
Tuy nhiên, hắn cũng không rườm rà đến thế, trực tiếp tiến thẳng về kinh đô.
Có đoàn nay thuyền này đi trước, thuyền nhà họ Đinh tuy đi chậm hơn nhưng tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Đi một ngày trên thuyền thì cũng đến được bến Đông Bộ Đầu.
Bến Đông Bộ Đầu thời Trần nằm ở bờ Nam sông Hồng, nay thuộc vị trí từ đầu dốc Hàng Than, Hòe Nhai kéo dài đến Vạn Kiếp.
Đây là một hệ thống bến cảng, quân cảng, căn cứ thuỷ quân lớn nhất trong nhiều thế kỷ.
Bên cạnh đó, nó cũng là một bến thuyền dân sinh, thương mại cửa ngõ vào thủ đô Thăng Long.
Quang cảnh bến Đông Bộ Đầu thời này nhộn nhịp hơn thời hiện đại nhiều lắm.
Từng đoàn thương thuyền lớn từ bốn phương tám hướng tụ tập tại đây.
Sản vật miền xuôi miền ngược đều trao đổi nhộn nhịp trên bến.
Nhà họ Đinh thường mang dược liệu, lâm sản, gia vị từ vùng trung du miền núi xuống đây.
Nhận lại họ mang những sản vật của vùng biển và vùng đồng bằng trở về Thao Giang.
Lão tam Đinh Hạo biết cha tới nên đã đến bến đón từ lâu.
Tuy nhiên, lão không được vào trong vì phải chờ quân thuyền của Chiêu Minh Vương đi qua đã.
Trần Quang Khải xuống đến nơi, chào hỏi quan viên rồi vào điện Phong Thuỷ nghỉ ngơi.
Điện này xưa tên là Linh Quang, năm 1237 được vua Trần cho tu tạo và đổi tên thành Phong Thuỷ, chuyên để đón xa giá của vua và các vương gia.
Vì là chỗ các quan lại đón tiếp vua, dâng trà mời trầu nên còn gọi là điện Hô Trà.
Trần Quang Khải tiếp nhận nghi thức rồi hồi phủ, khi đi không quên dặn Đinh lão và Bách ngày mai vào phủ tiếp kiến.
Lão Đinh xuống thuyền, Đinh Hạo chào cha rồi sai người vận chuyển đồ lên xe ngựa.
Định mời cha về nhà, Đinh gia cũng có nhà tại kinh thành, ở gần bến Đông Bộ Đầu để tiện buôn bán.
Tuy nhiên lần này đến kinh, Lê Văn Hưu đã mời Đinh lão và Bách tới phủ ở, bọn Đinh Nhu và Đinh Đang cũng đi theo luôn.
[1] Trúc Lâm Thiền Viện ngày nay
Danh sách chương