Mọi người lại rơi vào trầm tư, lúc này Thánh Tông mới lên tiếng:
- Ngươi nói lòng vòng như vậy nhưng chưa đi vào điểm chính, làm sao để kinh tế phát triển, đến được mức lưu thông hàng hoá phong phú đủ để thương thuế trở thành nguồn thu chính của Triều đình.
Bách chắp tay:
- Quan gia anh minh! Nói một lời điểm đúng vấn đề chính.
Thần xét thấy Đại Việt còn có nhiều khó khăn lắm: Nông nghiệp trong nước còn lạc hậu, chưa tự cung tự cấp được lương thực.
Sản xuất trong nước còn thô sơ, chưa có mặt hàng nào đủ hấp dẫn bọn thương lái quốc tế.
Thương mại thì chưa có những thương đoàn lớn đủ sức giao thương với quốc tế.
- Vậy phải làm sao?
- Những vấn đề này tuy nhìn có vẻ không liên quan đến nhau nhưng cách giải quyết có chỗ tương đồng.
Nông nghiệp, sản xuất, thương mại tuy thiếu thốn nhiều thứ, nhưng đất đai ta còn nhiều, nhân dân ta chăm chỉ, chỉ thiếu người đủ sức đủ tài tinh thông thuật trồng trọt, chăn nuôi, lại thiếu thợ giỏi các nghề khai mỏ, cơ khí, in ấn, cũng thiếu cả những bậc kinh bang tế thế hiểu biết về kinh tài.
Nếu bù đắp được chỗ hổng này, lại thêm triều đình ra sức thúc đẩy, ưu đãi cho nông dân, công nhân, thương lái mở rộng sản xuất những năm đầu tiên thì chắc chắn đạt được thành tựu.
Một vị đại thần lại có ý kiến:
- Ngươi nói thì dễ, bao nhiêu năm nay triều đình mở khoa thi không phải để tuyển người tài hay sao? Nhưng nhân tài dễ kiếm thế thì nước ta đã thịnh trị lâu rồi.
- Đại nhân nói rất đúng, từ khi thượng hoàng lên ngôi, đã nhiều lần mở khoa thi.
Chúng ta đều thấy rõ tác dụng, nhưng khoa cử là tuyển người tài để hướng tới trở thành quan lại quản lý đất nước.
Nên các bậc Tam khôi của chúng ta, giờ ít nhất cũng quản lý một Phủ lộ, tiến sĩ thì ít nhất cũng quản lý châu huyện.
Mấy chục năm mới tuyển được mấy chục người.
Số lượng này quá ít ỏi.
Vấn đề ở đây là chúng ta mất nhiều thời gian giảng dạy để tạo ra một cử nhân.
Họ phải biết chữ nghĩa, hiểu thi thư, thuộc làu kinh sử.
Nhưng nhân tài tinh thông thuật trồng trọt, chăn nuôi, thợ giỏi các nghề khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán thì liệu có cần thiết biết ngâm thơ đối câu hay không?
- Thế nên việc đầu tiên cần làm, xin thượng hoàng và quan gia cho mở một Bác vật học phủ? Học phủ này khác với Quốc Học Viện.
Chỉ dạy chữ, dạy toán học, dạy nông nghiệp, dạy khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán.
Trần Thủ Độ cười lớn:
- Mở học phủ này thì dễ, nhưng ngươi trẻ người non dạ, đâu hiểu rằng con người luôn hướng đến chỗ cao hơn.
Quốc Học Viện là nơi đào tạo nhân tài ra làm quan.
Nếu cái Bác vật học phủ của ngươi mở ra chỉ dạy chữ, dạy toán học, dạy nông nghiệp, dạy khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán thì khi tốt nghiệp sẽ vẫn là nông, công, thương, liệu ai sẽ đi học đây.
Những người thông minh sáng láng sẽ vẫn đua nhau học để theo con đường khoa cử thôi.
- Thái sư hiểu lầm ý ta rồi.
Ta có một lần hỏi con hầu trong phủ.
“Nếu ta xé khế ước bán thân, trả tự do cho các ngươi, các ngươi có đồng ý không? Nó nói “Nếu gia chủ bạc đãi, đánh đập nô tài thì sao chả muốn được xé khế ước, nhưng nếu gia chủ tốt bụng, cho công việc, cho ăn uống thì chẳng ai muốn đi”.
Có những người cùng khổ như thế đấy, chỉ cầu có việc làm, không bị đói là đủ rồi.
Ta không cần người thông minh như Nguyễn Hiền, Đặng Ma La.
Ta cần những người như vậy, chăm chỉ, thật thà, sáng dạ một chút, sẽ dạy được chúng thành người có ích cho Đại Việt.
Vả lại ta dám chắc khi học phủ này được mở, sẽ thu hút được thêm nhiều người đến học.
- Sao ngươi tự tin về việc này?
- Cái này còn cần Thái thượng hoàng, Quan gia đồng ý.
Học phủ chỉ dạy nông nghiệp, dạy khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán.
Những thuật này nước ta rất thiếu người tinh thông nhưng người Tống là hành gia.
Triều đình nên bắt người Tống tham gia vào.
Thái Tông suy nghĩ một lát, chẫm rãi vuốt râu nói:
- Việc này ta đồng ý, nhưng sợ hiệu quả không cao.
Người Tống nghìn năm nay giữ rịt lấy những kiến thức ấy, sợ không thể bắt chúng giao ra được.
- Bẩm thượng hoàng, kiến thức trong đầu con người đương nhiên không thể bắt họ giao ra được.
Nhưng có cách bắt họ tình nguyện giao ra.
Tại sao thần lòng vòng như vậy, nói về Giấc mộng Đông A.
Điểm cơ bản nhất của kế hoạch này chính là làm cho bất kì ai, bất kể sinh ra ở đâu, chỉ cần đang ở Đại Việt, đều tin mình có thể trở nên giàu có, thịnh vượng trên mảnh đất này.
Họ cần có cơ hội cồng hiến vì vinh quang của Đại Việt.
- Nói như vậy để thấy nếu người Tống mong muốn được có cơ hội buôn bán, định cư ở Đại Việt, chúng ta phải hết sức hoan nghênh họ.
Nhưng tiền đề là họ phải trở thành con dân Đại Việt.
Mà để trở thành con dân Đại Việt cần có những yêu cầu nhất định.
Một trong đó là đóng góp cho học phủ bằng cách viết lại những điểm tâm đắc, kiến thức có ích.
Nếu là người có trình độ có thể trực tiếp giảng bài trong học phủ.
- Về việc này có thể tham khảo lão trượng nhân của ngài là Hoàng Bính.
Ngài ấy là quan lại của nước Tống nhưng thấy nhà Tống chính sự phiền hà, sang nước ta mà nhận làm con dân Đại Việt.
Thượng Hoàng thu nhận lại nạp Huệ Túc Phu Nhân vào cung.
Thử hỏi cách làm như thế, ai mà chẳng ra sức vì bệ hạ.
Giờ nếu thần trình bày ngọn nguồn, nói rõ khúc chiết rồi mời Huệ Túc Phu Nhân giảng bài về Toán học trong Bác Học Viện.
Thượng hoàng nghĩ phu nhân có đồng ý không?
- Huệ Túc là người bác học đa tài, hiểu lễ nghĩa.
Nếu ta có chỉ tất nhiên nàng sẽ đồng ý.
Nhưng việc này ngươi nghĩ cũng đừng nghĩ nữa.
- Thần ví dụ thế thôi.
Nhà Tống đã lung lay lắm rồi, thần nghĩ thời gian tới, sẽ càng có nhiều quan lại, phú hộ người Tống vì chuẩn bị hậu sự mà di dời một phần tài lực ra hải ngoại.
Chúng ta cần nắm lấy cơ hội này.
Bọn chúng đi đâu cũng không thể qua được cửa biển của chúng ta.
Triều triều đình nên dự sẵn việc này, phát triển hải quân thật mạnh mẽ.
- Người trung nguyên có câu, “Bắc giỏi phi ngựa, nam giỏi chèo thuyền” chính là nói chúng ta.
Thuật đóng tàu của ta còn thô sơ so với với nhà Tống, nhưng về kỹ thuật lái tàu, bơi lặn của chúng ta là vô địch thiên hạ.
Chúng ta nên lập hải cảng, chấn giữ các cửa biển.
Cách cửa Vân Đồn 35 lý ngoài khơi có Phù Thuỷ Châu [1] là nơi hiểm địa.
Nằm giữa bờ biển của ta và Đảo Hải Nam.
Chúng ta nếu trấn giữ ở đây thì tàu bè đi qua không thể qua mắt được.
Coi như nắm luôn yết hầu của Tống nhân muốn xuống phía nam lập nghiệp.
Ai đồng ý thuần phục Đại Việt ta đưa vào đất liền, ai chỉ muốn đi qua thì thu thuế.
Ai muốn cố ý vượt qua thì giết không tha.
Hắn mồm nói tay lại chỉ vào vị trí ở giữa biển Đông trên bản đồ.
Lê Văn Hưu lại nói:
- Phù Thuỷ Châu đúng là hiểm địa, các triều đều muốn phái người ta trông coi nhưng hiềm một nỗi không có nước ngọt nên chỉ đành về.
- Không cần lo lắng, người xưa ra đảo này toàn vào từ phía Bắc và phía Tây đảo.
Phía Đông lại là dân Hải Nam sang thám hiểm nên không thấy là phải.
Phía nam đảo có nước ngọt, cái này một số thuyền buôn đã nghiệm chứng.
Còn một con đường nữa là đi vòng qua phía Đông Nam đảo Hải Nam nhưng tạm thời không ai dám đi đâu.
Nếu phát hiện có người qua đường đó thì phía xa ngoài biển đông có hai bãi cát, cách bờ biển Chiêm Thành 120 lý.
Ta lại ra đó trấn giữ thì một còn ruồi cũng không lọt.
Tay lại chỉ về đảo Trường Sa và Hoàng sa.
Hai vua thấy hắn rành rẽ như thế, trong lòng đã có niềm tin.
Thánh Tông xua tay:
- Tốt lắm! Hôm nay nghị sự có nhiều điều bổ ích, mới lạ.
Bản đồ này tạm thời để ở đây.
Các trọng thần ai cũng có thể yết kiến để nghiên cứu, chỉ là không được mang đi.
Việc mở học phủ ta đồng ý, giao cho Chiêu Minh Vương phụ trách, Thái sư làm học trưởng.
Việc hải quân và bến tàu, sẽ giao cho Hưng Đạo Vương.
Đại hành khiển Nguyễn Giới Huân soạn chỉ mời Hưng Đạo Vương vào chầu.
Một đại thần đứng ra: Tuân chỉ!
- Các ngươi nghỉ đi!
- Tạ ơn Thượng hoàng.
[1] Đảo Bạch Long Vĩ
- Ngươi nói lòng vòng như vậy nhưng chưa đi vào điểm chính, làm sao để kinh tế phát triển, đến được mức lưu thông hàng hoá phong phú đủ để thương thuế trở thành nguồn thu chính của Triều đình.
Bách chắp tay:
- Quan gia anh minh! Nói một lời điểm đúng vấn đề chính.
Thần xét thấy Đại Việt còn có nhiều khó khăn lắm: Nông nghiệp trong nước còn lạc hậu, chưa tự cung tự cấp được lương thực.
Sản xuất trong nước còn thô sơ, chưa có mặt hàng nào đủ hấp dẫn bọn thương lái quốc tế.
Thương mại thì chưa có những thương đoàn lớn đủ sức giao thương với quốc tế.
- Vậy phải làm sao?
- Những vấn đề này tuy nhìn có vẻ không liên quan đến nhau nhưng cách giải quyết có chỗ tương đồng.
Nông nghiệp, sản xuất, thương mại tuy thiếu thốn nhiều thứ, nhưng đất đai ta còn nhiều, nhân dân ta chăm chỉ, chỉ thiếu người đủ sức đủ tài tinh thông thuật trồng trọt, chăn nuôi, lại thiếu thợ giỏi các nghề khai mỏ, cơ khí, in ấn, cũng thiếu cả những bậc kinh bang tế thế hiểu biết về kinh tài.
Nếu bù đắp được chỗ hổng này, lại thêm triều đình ra sức thúc đẩy, ưu đãi cho nông dân, công nhân, thương lái mở rộng sản xuất những năm đầu tiên thì chắc chắn đạt được thành tựu.
Một vị đại thần lại có ý kiến:
- Ngươi nói thì dễ, bao nhiêu năm nay triều đình mở khoa thi không phải để tuyển người tài hay sao? Nhưng nhân tài dễ kiếm thế thì nước ta đã thịnh trị lâu rồi.
- Đại nhân nói rất đúng, từ khi thượng hoàng lên ngôi, đã nhiều lần mở khoa thi.
Chúng ta đều thấy rõ tác dụng, nhưng khoa cử là tuyển người tài để hướng tới trở thành quan lại quản lý đất nước.
Nên các bậc Tam khôi của chúng ta, giờ ít nhất cũng quản lý một Phủ lộ, tiến sĩ thì ít nhất cũng quản lý châu huyện.
Mấy chục năm mới tuyển được mấy chục người.
Số lượng này quá ít ỏi.
Vấn đề ở đây là chúng ta mất nhiều thời gian giảng dạy để tạo ra một cử nhân.
Họ phải biết chữ nghĩa, hiểu thi thư, thuộc làu kinh sử.
Nhưng nhân tài tinh thông thuật trồng trọt, chăn nuôi, thợ giỏi các nghề khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán thì liệu có cần thiết biết ngâm thơ đối câu hay không?
- Thế nên việc đầu tiên cần làm, xin thượng hoàng và quan gia cho mở một Bác vật học phủ? Học phủ này khác với Quốc Học Viện.
Chỉ dạy chữ, dạy toán học, dạy nông nghiệp, dạy khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán.
Trần Thủ Độ cười lớn:
- Mở học phủ này thì dễ, nhưng ngươi trẻ người non dạ, đâu hiểu rằng con người luôn hướng đến chỗ cao hơn.
Quốc Học Viện là nơi đào tạo nhân tài ra làm quan.
Nếu cái Bác vật học phủ của ngươi mở ra chỉ dạy chữ, dạy toán học, dạy nông nghiệp, dạy khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán thì khi tốt nghiệp sẽ vẫn là nông, công, thương, liệu ai sẽ đi học đây.
Những người thông minh sáng láng sẽ vẫn đua nhau học để theo con đường khoa cử thôi.
- Thái sư hiểu lầm ý ta rồi.
Ta có một lần hỏi con hầu trong phủ.
“Nếu ta xé khế ước bán thân, trả tự do cho các ngươi, các ngươi có đồng ý không? Nó nói “Nếu gia chủ bạc đãi, đánh đập nô tài thì sao chả muốn được xé khế ước, nhưng nếu gia chủ tốt bụng, cho công việc, cho ăn uống thì chẳng ai muốn đi”.
Có những người cùng khổ như thế đấy, chỉ cầu có việc làm, không bị đói là đủ rồi.
Ta không cần người thông minh như Nguyễn Hiền, Đặng Ma La.
Ta cần những người như vậy, chăm chỉ, thật thà, sáng dạ một chút, sẽ dạy được chúng thành người có ích cho Đại Việt.
Vả lại ta dám chắc khi học phủ này được mở, sẽ thu hút được thêm nhiều người đến học.
- Sao ngươi tự tin về việc này?
- Cái này còn cần Thái thượng hoàng, Quan gia đồng ý.
Học phủ chỉ dạy nông nghiệp, dạy khai mỏ, cơ khí, in ấn, buôn bán.
Những thuật này nước ta rất thiếu người tinh thông nhưng người Tống là hành gia.
Triều đình nên bắt người Tống tham gia vào.
Thái Tông suy nghĩ một lát, chẫm rãi vuốt râu nói:
- Việc này ta đồng ý, nhưng sợ hiệu quả không cao.
Người Tống nghìn năm nay giữ rịt lấy những kiến thức ấy, sợ không thể bắt chúng giao ra được.
- Bẩm thượng hoàng, kiến thức trong đầu con người đương nhiên không thể bắt họ giao ra được.
Nhưng có cách bắt họ tình nguyện giao ra.
Tại sao thần lòng vòng như vậy, nói về Giấc mộng Đông A.
Điểm cơ bản nhất của kế hoạch này chính là làm cho bất kì ai, bất kể sinh ra ở đâu, chỉ cần đang ở Đại Việt, đều tin mình có thể trở nên giàu có, thịnh vượng trên mảnh đất này.
Họ cần có cơ hội cồng hiến vì vinh quang của Đại Việt.
- Nói như vậy để thấy nếu người Tống mong muốn được có cơ hội buôn bán, định cư ở Đại Việt, chúng ta phải hết sức hoan nghênh họ.
Nhưng tiền đề là họ phải trở thành con dân Đại Việt.
Mà để trở thành con dân Đại Việt cần có những yêu cầu nhất định.
Một trong đó là đóng góp cho học phủ bằng cách viết lại những điểm tâm đắc, kiến thức có ích.
Nếu là người có trình độ có thể trực tiếp giảng bài trong học phủ.
- Về việc này có thể tham khảo lão trượng nhân của ngài là Hoàng Bính.
Ngài ấy là quan lại của nước Tống nhưng thấy nhà Tống chính sự phiền hà, sang nước ta mà nhận làm con dân Đại Việt.
Thượng Hoàng thu nhận lại nạp Huệ Túc Phu Nhân vào cung.
Thử hỏi cách làm như thế, ai mà chẳng ra sức vì bệ hạ.
Giờ nếu thần trình bày ngọn nguồn, nói rõ khúc chiết rồi mời Huệ Túc Phu Nhân giảng bài về Toán học trong Bác Học Viện.
Thượng hoàng nghĩ phu nhân có đồng ý không?
- Huệ Túc là người bác học đa tài, hiểu lễ nghĩa.
Nếu ta có chỉ tất nhiên nàng sẽ đồng ý.
Nhưng việc này ngươi nghĩ cũng đừng nghĩ nữa.
- Thần ví dụ thế thôi.
Nhà Tống đã lung lay lắm rồi, thần nghĩ thời gian tới, sẽ càng có nhiều quan lại, phú hộ người Tống vì chuẩn bị hậu sự mà di dời một phần tài lực ra hải ngoại.
Chúng ta cần nắm lấy cơ hội này.
Bọn chúng đi đâu cũng không thể qua được cửa biển của chúng ta.
Triều triều đình nên dự sẵn việc này, phát triển hải quân thật mạnh mẽ.
- Người trung nguyên có câu, “Bắc giỏi phi ngựa, nam giỏi chèo thuyền” chính là nói chúng ta.
Thuật đóng tàu của ta còn thô sơ so với với nhà Tống, nhưng về kỹ thuật lái tàu, bơi lặn của chúng ta là vô địch thiên hạ.
Chúng ta nên lập hải cảng, chấn giữ các cửa biển.
Cách cửa Vân Đồn 35 lý ngoài khơi có Phù Thuỷ Châu [1] là nơi hiểm địa.
Nằm giữa bờ biển của ta và Đảo Hải Nam.
Chúng ta nếu trấn giữ ở đây thì tàu bè đi qua không thể qua mắt được.
Coi như nắm luôn yết hầu của Tống nhân muốn xuống phía nam lập nghiệp.
Ai đồng ý thuần phục Đại Việt ta đưa vào đất liền, ai chỉ muốn đi qua thì thu thuế.
Ai muốn cố ý vượt qua thì giết không tha.
Hắn mồm nói tay lại chỉ vào vị trí ở giữa biển Đông trên bản đồ.
Lê Văn Hưu lại nói:
- Phù Thuỷ Châu đúng là hiểm địa, các triều đều muốn phái người ta trông coi nhưng hiềm một nỗi không có nước ngọt nên chỉ đành về.
- Không cần lo lắng, người xưa ra đảo này toàn vào từ phía Bắc và phía Tây đảo.
Phía Đông lại là dân Hải Nam sang thám hiểm nên không thấy là phải.
Phía nam đảo có nước ngọt, cái này một số thuyền buôn đã nghiệm chứng.
Còn một con đường nữa là đi vòng qua phía Đông Nam đảo Hải Nam nhưng tạm thời không ai dám đi đâu.
Nếu phát hiện có người qua đường đó thì phía xa ngoài biển đông có hai bãi cát, cách bờ biển Chiêm Thành 120 lý.
Ta lại ra đó trấn giữ thì một còn ruồi cũng không lọt.
Tay lại chỉ về đảo Trường Sa và Hoàng sa.
Hai vua thấy hắn rành rẽ như thế, trong lòng đã có niềm tin.
Thánh Tông xua tay:
- Tốt lắm! Hôm nay nghị sự có nhiều điều bổ ích, mới lạ.
Bản đồ này tạm thời để ở đây.
Các trọng thần ai cũng có thể yết kiến để nghiên cứu, chỉ là không được mang đi.
Việc mở học phủ ta đồng ý, giao cho Chiêu Minh Vương phụ trách, Thái sư làm học trưởng.
Việc hải quân và bến tàu, sẽ giao cho Hưng Đạo Vương.
Đại hành khiển Nguyễn Giới Huân soạn chỉ mời Hưng Đạo Vương vào chầu.
Một đại thần đứng ra: Tuân chỉ!
- Các ngươi nghỉ đi!
- Tạ ơn Thượng hoàng.
[1] Đảo Bạch Long Vĩ
Danh sách chương