Mấy người quay lại doanh trại, Ý Ninh dặn dò Tăng Quốc ở lại coi sóc mọi việc.
Từ nay quân Ngũ Yên đã có chủ mới, bọn họ cũng yên tâm luyện quân.
Vùng Bình Lệ Nguyên đủ cho họ tự cấp quân lương.
Bách cũng bàn với Nhật Duy về việc nâng cấp trang thiết bị cho Ngũ Yên Quân.
Tăng Quốc biết Bách chính là Sơn Tây Hầu kiêm Thiết sử nên mừng lắm.
Khẩn thiết xin ngài Thiết sử bổ sung quân khí.
Bách vào trướng soạn một bức thư cho Trần Thủ Độ, xin quân khí cho Ngũ Yên Quân, đóng con dấu Thiết Sử của mình vào, đây là lần đầu tiên hắn dùng con dấu này.
Sau đó hắn cùng mọi người quay lại Mê Linh để lên thuyền về Sơn Tây.
Lên thuyền ngược dòng đến hôm sau thì đến được vùng đất phong của Bách.
Vùng này thời Trần là một đơn vị hành chính cấp phủ.
Năm 1397, Hồ Quý Ly mới cho đổi trấn Quốc Oai thành trấn Quảng Oai.
Chính vì vậy không thể hiểu nhầm Quốc Oai này với Quốc Oai ngày nay ở phía Tây Hà Nội.
Đất phong của Bách nằm ở phía Tây Bắc thành phố, chính là thị xã Sơn Tây và vùng Tây Đằng ngày nay.
Vùng này địa linh nhân kiệt, chính là đất Đường Lâm cổ, là nơi mọi người gọi là vùng đất hai vua.
Tất nhiên giống như đất phong của các quý tộc đời Trần.
Hắn mang danh Sơn Tây Hầu là tước phong theo lễ chế.
Thành Sơn Tây là đơn vị hành chính quan trọng, sẽ vẫn do An Phủ Sứ quản lý.
Còn thực ấp của hắn chính là ở xa hơn một chút, đấy chính là vùng thị trấn Tây Đằng ngày nay.
Vùng này sau chiến tranh đã trở nên thưa thớt.
Nói đúng ra là đất đai còn rất nhiều, chỉ có sức mà khai khẩn không thôi.
Những vùng giao thông thuận lợi gần sông thì đã có nhiều nhân khẩu, không cần bọn hắn đến khai khẩn nữa.
Thuyền cập ở bến Liêu Châu, những người đi trước đã đi vào trang viên.
Bách lên thuyền, nhìn ngắm khung cảnh một hồi.
“Đây sẽ là nơi ta lập nghiệp, ta sẽ biến nơi đây thành xóm làng trù phú.
Khiến ngàn hộ dân trong thực ấp được no đủ”.
Hắn đi về phía Tây độ năm dặm thì thấy có đoàn người phía trước.
Đoàn người độ hơn trăm người, tập trung có nam phụ lão ấu, Đinh lão cũng ở trong đấy.
Thấy Bách thì đồng thanh:
- Kính chào Hầu Gia!
Bách chắp tay chào mọi người.
Một lão nông tóc bạc phơ phơ nói:
- Lão là bô lão vùng này tên là Phạm Hùng, xin được ra mắt Hầu gia.
- Lão Phạm và mọi người không cần đa lễ.
Cứ vào trang viên rồi nói.
- Xin mời hầu gia.
Đoàn người khép nép tách ra một lối đi.
Đi thêm một lúc thì thấy hiện ra một kiến trúc, đây gọi là nhà thì quá to, gọi là phủ thì hơi bé.
Chỉ là cũng vừa được sửa sang lại nên nhìn có vẻ rất đẹp.
Trước cửa lớn đề bốn chữ “Trang viên Cát Tường”.
Nhà chính Trang viên xây năm gian, hai trái, trước có sân rộng, cau trầu trồng rất đẹp, xa hơn nữa có có ao cá lớn, bên cạnh là giếng nước, phía sau là vườn cây.
Nhà cột làm bằng gỗ tốt, tường làm bằng đá ong, đây là đặc sản cúa xứ này.
Đá ong là loại vật liệu có cấu tạo mềm, xốp, lỗ chỗ như tổ ong nằm dưới đất.
Loại vật liệu này là một trong số ít vật liệu có khả năng điều hòa nhiệt độ.
Khi vào hè, dù nhiệt độ ngoài trời có tăng cao thì lượng nhiệt đá ong hấp thụ cũng không đáng kể nên không gian trong nhà luôn mát mẻ.
Khi đông đến, nhiệt độ có hạ thấp thì đá ong cũng giúp hình thành lớp đệm cản trở khí lạnh.
Thời của Bách đá ong đã trở thành vật liệu cao cấp, hắn sao dám nghĩ sẽ có lúc mình được sở hữu ngôi nhà đá ong đẹp thế này.
Bách vào nhà, chào hỏi bô lão và các nông hộ rồi lấy từ trong kho ra trăm bộ lưỡi cày, lại thêm cuốc, xẻng phát cho các nông hộ.
Những thứ này hắn đã chuẩn bị từ khi trên mỏ về.
Vận chuyển đến đây hôm trước rồi cất ở kho.
Nông hộ vui mừng cảm ơn Hầu gia rồi rít.
Hắn lại tập trung 100 quân trạo nhi lại.
Bọn này đang ở với nhau, tham gia khải khẩn, cày cấy.
Lần đầu gặp hầu gia, cũng thấy người này còn nhỏ tuổi, không biết có nên cơm cháo gì không? Đến khi hắn tuyên bố đám quân Trạo Nhi này từ nay không làm ruộng nữa, chuyển sang làm thợ khiến cả đám tròn mắt.
Ba mươi công nhân công bộ đi theo hắn, cứ ba người hướng dẫn một người, trong ba tháng phải học sơ qua hai nghề cơ bản.
Một nhóm học nghề mộc, một nhóm học nghề rèn sắt.
Còn một nhóm hắn tuyển ra những đứa lanh lợi hơn, đích thân dạy chúng kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, đây sẽ là những cán bộ khuyến nông đầu tiên của Đại Việt.
Hắn sẽ biến nơi đây thành một cụm làng nghề.
Không thể chỉ sống dựa vào trồng lương thực được.
Hắn biết nếu có đủ công cụ, sẽ giải phóng kha khá sức lao động, một người có thể chăm lo cho cả hec-ta lúa.
Những lúc thời vụ mới cần đông ngươi thôi.
Vậy những lúc nông nhàn thì không thể để rong chơi được.
Vùng dưới núi Ba Vì, hắn biết sau này có thể hình thành được vùng chăn nuôi.
Nơi đây được đặt nhiều cơ quan nghiên cứu chăn nuôi trâu bò, dê, thỏ của cả miền Bắc.
Hơn nữa tại một số vị trí có thể hình thành vùng đồng cỏ lớn, đảm bảo được nhu cầu thức ăn của vật nuôi.
Tối đó, Bách mở tiệc lớn ở trang viên, mời bô lão trong vùng.
Hai vợ chồng Nhật Duy thấy trang viên của hắn đơn sơ, cũng có ý muốn giúp.
Nhưng hắn nói chưa cần, thực ra đơn sơ là do cái nhìn thôi, với hắn có đất đai, có nhân lực đã là tốt lắm rồi.
Hôm sau hắn bắt đầu đi thăm thú quanh trang viên.
Các nông hộ ở rải rác quanh một khu vực rất rộng, nhưng chủ yếu vẫn bám theo triền sông.
Những con sống chính là mạch nguồn của văn minh lúa nước.
Không có hệ thống kênh mương dẫn nước thì không thể canh tác lúa được.
Lúc này lúa cũng đã trỗ bông, không còn cái màu xanh mướt mắt nữa.
Hắn gọi những bô lão trong vùng ra, lưu ý họ một vài kỹ thuật canh nông, sang năm hắn sẽ cho một vài tá điền của trang hộ Đinh gia lên đây cầm tay chỉ việc.
Người nông dân nói với nhau sẽ dễ tiếp thu hơn.
Nếu nghe hắn nói trang hộ dù kính sợ nhưng trong lòng không tin đâu.
Loanh quanh nửa ngày cũng nhận ra nhiều vấn đề.
Người dân thời này phụ thuộc nhiều vào lúa nước quá, những chân đất cao hầu như không canh tác được, rất lãng phí.
Hắn còn có cây ngô và vài loại cây cao sản khác để trên Đinh gia, lần này phải lấy xuống một ít.
Củ khoai tây hắn cất như của báu cũng đã nảy mầm, hắn đã cho trồng vào một cái chum lớn.
Chăm bẵm như con mọn, lần này sẽ cho trồng tất cả ra đây.
Muốn chăn nuôi được thì phải có giống và đồng cỏ.
Đồng cỏ có thể trồng được nhưng giống gia súc hiện nay là vấn đề lớn.
Ba Vì nổi tiếng với giống bò vàng bản địa của Việt Nam.
Nhưng giống bò này được đánh giá là nuôi chỉ tổ phí cơm, tuy thích nghi tốt nhưng quá bé, mình lép, mông lép, ngực lép, trán lõm...!tỷ lệ thịt chỉ 50%.
Nặng chỉ tầm 200 kg.
Nhưng thời này lấy đâu ra bò ngoại.
Những năm 73 Chủ tịch Cuba mới tặng cho Việt Nam những con bò ngoại đầu tiên, đánh dấu quá trình phát triển của ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta.
Thôi đành bắt giống bò Thanh Hoá, trong tất cả các loại bò vàng thì nó là ưu việt nhất, trọng lượng tầm 400 kg.
Những loại khác thì nuôi càng nhiều, sẽ càng không hiệu quả.
Về lợn thì hắn chỉ biết sơ sơ, muốn nuôi lợn thì phải đi kèm với năng lực sản xuất lương thực tăng lên.
Người không đủ ăn thì nuôi làm sao được lợn.
Nuôi mấy con lợn ỉ và đàn gà mía là được, chờ khi cây ngô, cây khoai, cây đậu mọc đầy đất.
Chắc chắn tự nhiên gà lợn sẽ nhiều lên thôi.
Từ nay quân Ngũ Yên đã có chủ mới, bọn họ cũng yên tâm luyện quân.
Vùng Bình Lệ Nguyên đủ cho họ tự cấp quân lương.
Bách cũng bàn với Nhật Duy về việc nâng cấp trang thiết bị cho Ngũ Yên Quân.
Tăng Quốc biết Bách chính là Sơn Tây Hầu kiêm Thiết sử nên mừng lắm.
Khẩn thiết xin ngài Thiết sử bổ sung quân khí.
Bách vào trướng soạn một bức thư cho Trần Thủ Độ, xin quân khí cho Ngũ Yên Quân, đóng con dấu Thiết Sử của mình vào, đây là lần đầu tiên hắn dùng con dấu này.
Sau đó hắn cùng mọi người quay lại Mê Linh để lên thuyền về Sơn Tây.
Lên thuyền ngược dòng đến hôm sau thì đến được vùng đất phong của Bách.
Vùng này thời Trần là một đơn vị hành chính cấp phủ.
Năm 1397, Hồ Quý Ly mới cho đổi trấn Quốc Oai thành trấn Quảng Oai.
Chính vì vậy không thể hiểu nhầm Quốc Oai này với Quốc Oai ngày nay ở phía Tây Hà Nội.
Đất phong của Bách nằm ở phía Tây Bắc thành phố, chính là thị xã Sơn Tây và vùng Tây Đằng ngày nay.
Vùng này địa linh nhân kiệt, chính là đất Đường Lâm cổ, là nơi mọi người gọi là vùng đất hai vua.
Tất nhiên giống như đất phong của các quý tộc đời Trần.
Hắn mang danh Sơn Tây Hầu là tước phong theo lễ chế.
Thành Sơn Tây là đơn vị hành chính quan trọng, sẽ vẫn do An Phủ Sứ quản lý.
Còn thực ấp của hắn chính là ở xa hơn một chút, đấy chính là vùng thị trấn Tây Đằng ngày nay.
Vùng này sau chiến tranh đã trở nên thưa thớt.
Nói đúng ra là đất đai còn rất nhiều, chỉ có sức mà khai khẩn không thôi.
Những vùng giao thông thuận lợi gần sông thì đã có nhiều nhân khẩu, không cần bọn hắn đến khai khẩn nữa.
Thuyền cập ở bến Liêu Châu, những người đi trước đã đi vào trang viên.
Bách lên thuyền, nhìn ngắm khung cảnh một hồi.
“Đây sẽ là nơi ta lập nghiệp, ta sẽ biến nơi đây thành xóm làng trù phú.
Khiến ngàn hộ dân trong thực ấp được no đủ”.
Hắn đi về phía Tây độ năm dặm thì thấy có đoàn người phía trước.
Đoàn người độ hơn trăm người, tập trung có nam phụ lão ấu, Đinh lão cũng ở trong đấy.
Thấy Bách thì đồng thanh:
- Kính chào Hầu Gia!
Bách chắp tay chào mọi người.
Một lão nông tóc bạc phơ phơ nói:
- Lão là bô lão vùng này tên là Phạm Hùng, xin được ra mắt Hầu gia.
- Lão Phạm và mọi người không cần đa lễ.
Cứ vào trang viên rồi nói.
- Xin mời hầu gia.
Đoàn người khép nép tách ra một lối đi.
Đi thêm một lúc thì thấy hiện ra một kiến trúc, đây gọi là nhà thì quá to, gọi là phủ thì hơi bé.
Chỉ là cũng vừa được sửa sang lại nên nhìn có vẻ rất đẹp.
Trước cửa lớn đề bốn chữ “Trang viên Cát Tường”.
Nhà chính Trang viên xây năm gian, hai trái, trước có sân rộng, cau trầu trồng rất đẹp, xa hơn nữa có có ao cá lớn, bên cạnh là giếng nước, phía sau là vườn cây.
Nhà cột làm bằng gỗ tốt, tường làm bằng đá ong, đây là đặc sản cúa xứ này.
Đá ong là loại vật liệu có cấu tạo mềm, xốp, lỗ chỗ như tổ ong nằm dưới đất.
Loại vật liệu này là một trong số ít vật liệu có khả năng điều hòa nhiệt độ.
Khi vào hè, dù nhiệt độ ngoài trời có tăng cao thì lượng nhiệt đá ong hấp thụ cũng không đáng kể nên không gian trong nhà luôn mát mẻ.
Khi đông đến, nhiệt độ có hạ thấp thì đá ong cũng giúp hình thành lớp đệm cản trở khí lạnh.
Thời của Bách đá ong đã trở thành vật liệu cao cấp, hắn sao dám nghĩ sẽ có lúc mình được sở hữu ngôi nhà đá ong đẹp thế này.
Bách vào nhà, chào hỏi bô lão và các nông hộ rồi lấy từ trong kho ra trăm bộ lưỡi cày, lại thêm cuốc, xẻng phát cho các nông hộ.
Những thứ này hắn đã chuẩn bị từ khi trên mỏ về.
Vận chuyển đến đây hôm trước rồi cất ở kho.
Nông hộ vui mừng cảm ơn Hầu gia rồi rít.
Hắn lại tập trung 100 quân trạo nhi lại.
Bọn này đang ở với nhau, tham gia khải khẩn, cày cấy.
Lần đầu gặp hầu gia, cũng thấy người này còn nhỏ tuổi, không biết có nên cơm cháo gì không? Đến khi hắn tuyên bố đám quân Trạo Nhi này từ nay không làm ruộng nữa, chuyển sang làm thợ khiến cả đám tròn mắt.
Ba mươi công nhân công bộ đi theo hắn, cứ ba người hướng dẫn một người, trong ba tháng phải học sơ qua hai nghề cơ bản.
Một nhóm học nghề mộc, một nhóm học nghề rèn sắt.
Còn một nhóm hắn tuyển ra những đứa lanh lợi hơn, đích thân dạy chúng kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, đây sẽ là những cán bộ khuyến nông đầu tiên của Đại Việt.
Hắn sẽ biến nơi đây thành một cụm làng nghề.
Không thể chỉ sống dựa vào trồng lương thực được.
Hắn biết nếu có đủ công cụ, sẽ giải phóng kha khá sức lao động, một người có thể chăm lo cho cả hec-ta lúa.
Những lúc thời vụ mới cần đông ngươi thôi.
Vậy những lúc nông nhàn thì không thể để rong chơi được.
Vùng dưới núi Ba Vì, hắn biết sau này có thể hình thành được vùng chăn nuôi.
Nơi đây được đặt nhiều cơ quan nghiên cứu chăn nuôi trâu bò, dê, thỏ của cả miền Bắc.
Hơn nữa tại một số vị trí có thể hình thành vùng đồng cỏ lớn, đảm bảo được nhu cầu thức ăn của vật nuôi.
Tối đó, Bách mở tiệc lớn ở trang viên, mời bô lão trong vùng.
Hai vợ chồng Nhật Duy thấy trang viên của hắn đơn sơ, cũng có ý muốn giúp.
Nhưng hắn nói chưa cần, thực ra đơn sơ là do cái nhìn thôi, với hắn có đất đai, có nhân lực đã là tốt lắm rồi.
Hôm sau hắn bắt đầu đi thăm thú quanh trang viên.
Các nông hộ ở rải rác quanh một khu vực rất rộng, nhưng chủ yếu vẫn bám theo triền sông.
Những con sống chính là mạch nguồn của văn minh lúa nước.
Không có hệ thống kênh mương dẫn nước thì không thể canh tác lúa được.
Lúc này lúa cũng đã trỗ bông, không còn cái màu xanh mướt mắt nữa.
Hắn gọi những bô lão trong vùng ra, lưu ý họ một vài kỹ thuật canh nông, sang năm hắn sẽ cho một vài tá điền của trang hộ Đinh gia lên đây cầm tay chỉ việc.
Người nông dân nói với nhau sẽ dễ tiếp thu hơn.
Nếu nghe hắn nói trang hộ dù kính sợ nhưng trong lòng không tin đâu.
Loanh quanh nửa ngày cũng nhận ra nhiều vấn đề.
Người dân thời này phụ thuộc nhiều vào lúa nước quá, những chân đất cao hầu như không canh tác được, rất lãng phí.
Hắn còn có cây ngô và vài loại cây cao sản khác để trên Đinh gia, lần này phải lấy xuống một ít.
Củ khoai tây hắn cất như của báu cũng đã nảy mầm, hắn đã cho trồng vào một cái chum lớn.
Chăm bẵm như con mọn, lần này sẽ cho trồng tất cả ra đây.
Muốn chăn nuôi được thì phải có giống và đồng cỏ.
Đồng cỏ có thể trồng được nhưng giống gia súc hiện nay là vấn đề lớn.
Ba Vì nổi tiếng với giống bò vàng bản địa của Việt Nam.
Nhưng giống bò này được đánh giá là nuôi chỉ tổ phí cơm, tuy thích nghi tốt nhưng quá bé, mình lép, mông lép, ngực lép, trán lõm...!tỷ lệ thịt chỉ 50%.
Nặng chỉ tầm 200 kg.
Nhưng thời này lấy đâu ra bò ngoại.
Những năm 73 Chủ tịch Cuba mới tặng cho Việt Nam những con bò ngoại đầu tiên, đánh dấu quá trình phát triển của ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta.
Thôi đành bắt giống bò Thanh Hoá, trong tất cả các loại bò vàng thì nó là ưu việt nhất, trọng lượng tầm 400 kg.
Những loại khác thì nuôi càng nhiều, sẽ càng không hiệu quả.
Về lợn thì hắn chỉ biết sơ sơ, muốn nuôi lợn thì phải đi kèm với năng lực sản xuất lương thực tăng lên.
Người không đủ ăn thì nuôi làm sao được lợn.
Nuôi mấy con lợn ỉ và đàn gà mía là được, chờ khi cây ngô, cây khoai, cây đậu mọc đầy đất.
Chắc chắn tự nhiên gà lợn sẽ nhiều lên thôi.
Danh sách chương