Từ nhỏ đã chẳng có cha mẹ bên cạnh, hai chị em phải tự mình nượng tựa vào nhau để sống. Cho đến tận bây giờ, khi mà tôi cứ nghĩ cuộc đời mình đã tìm được bến đỗ hạnh phúc thì tai hoạ từ đâu lại ập đến.
Không một ai bên cạnh để sẻ chia, tôi cứ thế ôm trọn những đau khổ buồn tủi vào lòng mà gặm nhấm. Suốt 1 tuần liền tôi không hề bước chân ra khỏi nhà, ngay cả chị đến chơi tôi cũng nói dối là mình đi vắng để không phải gặp mặt.
Tôi cứ thế đứng nép mình sau tấm rèm cửa sổ để mà ngắm nhìn phố phường nhộn nhịp từ trên cao. Đường phố dưới kia cờ hoa rực rỡ, dòng người hối hả chạy đua với thời gian. Còn tôi nơi đây, ngay cả những cuộc gọi về từ số của mẹ tôi cũng bấm nút từ chối không nghe.
Thật sự tôi không biết hiện tại mình đang rơi vào trạng thái thế nào, chỉ biết lúc nào tôi cũng thấy mệt mỏi. Ngại tiếp xúc với mọi người, trốn tránh tất cả, và đôi lần còn nghĩ tới cái chết.
Đỉnh điểm là có lần tôi đã tượng ra cảnh, nếu tôi rơi từ trên này xuống sẽ như thế nào. Hàng loạt hỉnh ảnh máu me hiện ra trong đầu, đến khi sực tỉnh lại đã thấy mình đứng cạnh ban công từ khi nào.
Tôi biết bản thân đang có vẫn đề nên ngay lập tức gọi cho chị, tôi sợ nếu cứ mãi trong tình trạng này tôi sẽ chẳng thể nào mà kiểm soát nổi hành động của mình.
Gọi điện cho chị xong tôi cũng ra khỏi nhà, lang thang ở dưới siêu thị dưới khu chung cư chờ chị đến. Tôi sợ những lúc ở một mình, nhất định tôi phải thoát ra khỏi mớ bòng bong trong suy nghĩ của tôi.
Phải mất một lúc tôi mới lại thấy điện thoại của mình đổ chuông, là chị gọi, tôi vội vàng ra ngoài sảnh. Vẫy vẫy cánh tay gọi chị:
- Em ở đây? - Sao rồi, em thấy trong người thế nào, có chỗ nào không khoẻ không?
- Em vẫn bình thường, chỉ là suy nghĩ của em hơi không bình thường 1 chút thôi.
Chị nhăn mặt hỏi lại:
- Sao lại không bình thường?
- Ờ thì đại loại là em ngại tiếp xúc với mọi người, chỉ muốn ở trong phòng, và trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến cái chết chị ạ.
Nghe đến đây chị liền dẫn đến bác sĩ tâm lý Thu Cúc mà chị quen. Chỉ bảo bác sĩ này là bác sĩ giỏi có tiếng, nếu không có quen biết thì rất khó xếp lịch khám.
Nghe tôi kể qua về tình trạng, ngay lập tức bác sĩ kết luận tôi bị trầm cảm. Tôi biết bản thân đang có vẫn đề nhưng chưa từng nghĩ mình mắc căn bệnh trầm cảm. Bởi vậy tôi một mực phủ nhận, nhưng khi bác sĩ liệt kê những biểu hiện của căn bệnh này thì tôi đều có cả.
Bác sĩ còn dặn:
- Trong thời gian này tuyệt đối không nên để bệnh nhân sống 1 mình. Tốt nhất là người thân phải luôn bên cạnh, vừa là để tâm sự, trò chuyện cùng bệnh nhân, vừa là tiện cho việc theo dõi tình hình của bệnh nhân.
Sau đó bác sĩ kê cho tôi 1 số loại thuốc, dặn dò vài câu rồi chị em tôi cũng chào bác sĩ ra về. Suốt quáng đường chị nhất quyết bắt tôi phải chuyển lại về nhà chị sống, nhưng tôi không muốn. Bản thân tôi là người yêu ghét rõ ràng, chồng chị có thay đổi thật, nhưng tôi vẫn chẳng thể nào sống chung 1 nhà như trước.
Bởi vậy tôi nhất quyết nói:
- Em đã nói rồi, sẽ không bao giờ em trở lại nhà chị nữa.
- Em sao thế, anh Long đã thay đổi nhiều, anh ấy cũng nhắn tin xin lỗi em rồi, em còn muốn gì nữa. Quan trọng là bây giờ em đang thế này, không thể nào mà ở một mình được em hiểu không?
Thở dài nhìn chị tôi đáp:
- Chị hiểu con người em mà, một khi đã ghét ai thì rất khó lòng tha thứ chứ đừng nói đến việc đối mặt hay sống chung 1 nhà.
- Thế bây giờ em muốn sao?
- Tạm thời em sẽ về quê, ăn tết cùng mọi người ở đó luôn. Năm ngày nữa là đến tết rồi, về sớm cùng bác trai chuẩn bị cho có không khí tết, về đó chắc chắn sẽ thoài mái hơn sống nhà chị mà.
Biết chẳng thể nào thuyết phục được tôi nên chị đành cùng tôi trở về thu xếp đồ đạc và đưa tôi về quê ngay chiều hôm đó.
Vì không muốn bác lo lắng, cũng như không muốn ảnh hưởng đến không khí tết của mọi người nên chị em tôi quyết định không nói với mọi người về tình hình hiện tại của tôi.
Thấy tôi ngày nào cũng uống thuốc bác trai lo lắng hỏi:
- Con Lệ sao mà hôm nào cũng phải uống thuốc như thế, làm gì thì làm cũng phải để ý đến cái sức khoẻ nghe không?
- Dạ, cháu biết rồi mà, bác cháu mình cùng gói bánh chưng nha bác.
- Được rồi, bay ngồi đây cắt lá cho bác, nay đã 28 tết rồi, mai là bọn thằng Hoàng, thằng Hùng về cả rồi đấy.
Tôi nhanh nhẹn làm theo lời bác, từng lá dong xanh mướt được tôi cẩn thận cắt gọn gẽ. Bàn tay bác thoăn thoắt gói từng chiếc bánh chưng như gọi trọn nghĩa tình trong ấy. Bên cạnh là con bé Hà, bé Trang (con gái anh Hoàng) cũng đang háo hức chờ ông gói cho những chiếc bánh bé bé, xinh xinh.
Vừa gói bác vừa kể cho chúng tôi nghe về những ký ức ngày bác còn nhỏ, khi ấy ông bà ngoại tôi nghèo lắm. Cả năm chỉ có ngày tết mới có thịt để ăn, vì nhà đông con nên bà phải thái miếng thịt thật mỏng để chia cho đều. Mỏng tới mức mà nhiều khi bác gắp miếng thịt chỉ sợ nếu không nhanh nhanh cho vào mồm thì gió sẽ thổi bay đi mất ấy.
Tôi phá lên cười vì độ hài hước của bác, bác năm nay cũng sắp 70 rồi, chẳng biết tôi còn được cùng bác gói bánh bao lần nữa đây. Thầm mong bác đừng vội vã đi xa như ông bà, để tôi có 1 nơi dừng chân mỗi khi về quê. Để được báo đáp công ơn dưỡng dục của bác trước đây.
Chợt chạnh lòng tôi lại nhớ tới anh và mọi người bên ấy, chẳng biết tết năm nay có được đầy đủ như mọi năm hay không, nhìn mẹ anh rơm rớm nước mắt mỗi lần nói chuyện cùng tôi mà thương. Tôi nhớ anh 1 thì chắc bác nhớ 2 con của mình 10, vậy nên nỗi đau khi xa anh của tôi cũng chẳng thể nào so sánh nổi với người mẹ già khốn khổ ấy.
Đây có lẽ là cái tết buồn nhất đối với tôi, buồn hơn cả cái tết đầu tiên mà chị em tôi xa nhà.
Tết là để đoàn viên, để sum vầy, còn tôi và anh thì lại phải xa cách, xa đến nỗi nhìn mặt hay nghe giọng nói ấm áp ấy cũng chẳng thể nào được. Bởi vậy tôi cứ đếm từng ngày, từng giờ cho cái tết mau chóng trôi qua, để tôi còn trở lại Trung Quốc. Ít nhất sang bên ấy rồi tôi còn được cùng anh hít thở chung 1 bầu không khí, chứ không có cảm giác vạn dặm xa cách như nơi đây.
Ngày tết nặng nề trôi qua, nhờ có mọi người bên cạnh cộng với uống thuốc đều đặn nên tôi cảm thấy bản thân mình lạc quan hơn đôi chút.
Khi tiễn tôi ở sân bay chị Lan khóc nhiều lắm, cho lo sang bên ấy tôi lại một mình lủi thủi, sợ bệnh tình của tôi nặng lên mà không có ai để ý. Dù tôi đã hứa sẽ đều đến bác sĩ kiểm tra lại và lấy thuốc uống, chị vẫn nhất quyết gọi thông báo với mẹ về tình hình của tôi.
Thấy tôi mẹ vội vã hỏi:
- Sao con không ở bên ấy mà sang bên này làm gì, mọi chuyện còn chưa lắng xuống đã vội sang là sao?
- Nhưng mà Hạc Hiên sắp hầu toà rồi mà mẹ.
- Nhưng mà con còn đang bệnh như thế, rồi ngỗ nhỡ sang bên này lại liên luỵ thì sao?
Tôi biết mẹ đang lo lắng cho tôi, nhưng đổi lại là tôi thì làm sao mẹ có thể ở lại Việt Nam được chứ. Tôi nghĩ ai vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ làm như tôi hiện tại, vậy nên tôi cố gắng trấn an mẹ:
- Con không sao đâu, con vẫn uống thuốc đểu đặn nên khoẻ rồi, còn việc của Hạc Hiên con không thể vắng mặt được, mong mẹ hiểu cho con.
- Mẹ chỉ lo con sang đây, chứng kiến phiên toà rồi bệnh lại trở nặng thêm thôi. Bây giờ thế này, con mang đồ về ở cùng mẹ, để hàng ngày mẹ lo cho con, chứ con ở 1 mình như thế mẹ không yên tâm 1 chút nào cả.
Mẹ cũng như chị, luôn bắt tôi phải chuyển về ở bên cạnh mẹ, nhưng thật sự tôi vẫn nhất quyết ở lại nhà cũ. Phần vì không muốn va chạm với dượng, phần vì nơi này đầy ắp kỉ niệm giữa tôi và anh nên tôi chẳng muốn dời đi.
Không còn cách nào khác mẹ dẫn tôi đến gặp 1 vị bác sĩ vô cùng nổi tiếng, vị bác sĩ này là nữ, ngoài 60 tuổi, hiện tại đã về hưu nên đang mở 1 phòng khám nhỏ tại nhà. Nhìn bảng hiệu ngoài cửa tôi được biết bác tên Nhã Tịnh, cả cái cách chữa bệnh của bác cũng khác với bác sĩ Thu Cúc ở Việt Nam tôi từng khám.
Câu đầu tiên vị bác sĩ ấy hỏi tôi không phải là, cô thấy trong người thế nào, hay tình trạng hiện tại ra sao như các bác sĩ khác. Mà câu hỏi tôi được nhận là:
- Chào con, có phải gần đây con có chuyện gì muộn phiền phải không, chúng ta có thể cùng nhau tâm sự không?
Câu hỏi nhẹ nhàng mà ấm áp khiên tôi ngay lập tức muốn trải lòng mình, tôi kể cho bác tóm tắt về cuộc đời tôi, từ nỗi bất hạnh bị cha mẹ bỏ mặc, đến cú sốc tình thần khi ông bà cùng đi xa, rồi những ngày tháng cùng chị bươn chải thế nào. Có những điều tôi chưa 1 lần kể với chị, nhưng lại dễ dàng tâm sự cùng vị bác sĩ già đáng kình này.
Bác nhẹ nhàng, lắng nghe mọi khúc mắc trong lòng tôi, dù cho ngoài kia biết bao bệnh nhân đang chờ cũng chưa 1 lần tỏ ra vội vàng hay hối thúc. Cái cách bác sĩ nói truyện cùng tôi hệt như hai người bạn thân đang tâm sự. Bởi vậy tôi thấy gần gũi vô cùng.
Lượng thuốc mà bác sĩ Nhã Tịnh kê cho tôi cũng ít hơn hẳn lượng thuốc tôi được kê ở Việt Nam. Tôi nhớ bác sĩ có nói rằng đối với căn bệnh trầm càm này uống thuốc không phải là 1 biện pháp tốt. Thuốc chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không giải quyết được gốc rễ của căn bệnh. Cách chữa trị tốt nhất với bệnh nhân là lắng nghe họ tâm sự, khi họ được giải quyết mọi phiền muộn trong lòng, thì tâm trạng cũng sẽ tự động tốt hơn, bệnh vì thế cũng tự nhiên được đẩy lùi.
Quả thật chỉ mới nói chuyện cùng bác 1 tiếng mà tôi thấy bản thân mình thư thái hơn hẳn, vậy nên đều đặn mỗi tuần, tôi sẽ đến đây 3 lần để bác sĩ kiểm tra tình hình, cũng như cùng tôi trò truyện. Phòng khám của bác sĩ đông lắm, nhưng với ai bác sĩ cũng nhiệt tình lắng nghe tâm sự của họ.
Mỗi ngày tôi kể cho bác sĩ nghe 1 đoạn nhỏ trong cuộc đời bất hạnh của tôi, lần nào cũng vậy, vị bác sĩ ấy cẩn thận lắng nghe như muốn nuốt lấy từng lời tâm sự của tôi. Sau đó còn cho tôi những lời khuyên, những câu an ủi chân thành giúp tôi có thể mạnh mẽ mà đứng dậy.
Sang được nửa tháng thì toà án nhân dân tỉnh Chiết Giang bắt đầu mở phiên sơ thẩm xét xử về tội của anh. Ngày diễn ra phiên toà sơ thẩm, anh được 2 người công an đưa vào phòng xử án. Anh đứng đó, ngay trước mắt tôi, nhưng tôi lại chẳng thể tiến lại gần hơn dù chỉ 1 bước.
Đưa ánh mắt bất lực nhìn về hàng ghế phía sau, nơi có tôi và những người thân trong gia đình anh, anh chẳng thể giấu nổi tiếng thờ dài. Bên cạnh anh là Cao Lang cũng đang mệt mỏi chẳng kém anh.
Phiên toà bắt đầu, Hội đồng xét xử còn chưa kịp cất tiếng hỏi thì mẹ anh đã bật khóc gọi tên 2 con, tiếng gọi nghe đau đớn đến xé lòng. Dưới mái đầu bạc trắng, bác gái gục xuống vai chồng mà khóc nhìn càng lộ rõ vẻ xơ xác, tiều tuỵ.
Chứng kiến bờ vai bác đang run lên từng đợt tôi cũng không kìm lòng được mà bật khóc, vừa khóc vừa tự trách bản thân mình vô dụng, chẳng thể nào giúp được anh.
Thấy phía dưới ồn ào, vị đại diện Viện Kiểm Sát gõ mạnh chiếc búa công lý xuống bàn, yêu cầu tất cả mọi người giữ trật tự để tiến hành xét xử. Giọng vị chủ toạ đanh thép tựa như khối đá ngàn cân đề nặng lên tất cả những người có mặt ở đây.
Toàn bộ thông tin lý lịch của anh, rồi mọi hồ sơ pháp lý của công ty đang được vị luật sư trẻ đọc dõng dạc. Hi vọng của tôi cũng bị từng câu từng chữ ấy dập tắt, tội trạng anh rõ ràng như thế. Mọi chứng cứ nằm cả ở kia, tôi biết làm cách nào để cứ được anh bây giờ.
Vị luật sư bào chữa cho anh, cũng chính là vị luật sư Minh Trí và ngày đầu tiên tôi đã đến hỏi. Dù ông có giỏi đến đâu, lập luận của ông có đanh thép đến đâu thì cũng chỉ có thể giúp anh nhận mức án: 5 năm từ giam, buộc phải đóng cửa công ty, dồng thời truy thu 435.000CYN, truy hoàn thuế 365.000CYN, và nộp phạt 300.000 CYN. Tổng mức phạt anh phải chịu là 5 năm tù giam và 1.100.000 CYN tương đương với hơn 3,5 tỷ Việt Nam đồng. Còn Cao Lãng cũng phải chịu mức án là 2 năm tù giam.
Phiên toà khép lại, anh cũng nhanh chóng bị người ta đưa đi, anh gầy đi nhiều quá, hai bên má hóp cả lại. Tóc tai, râu ria cũng mọc lớm chởm cả ra, ánh mắt thì trũng sâu mệt mỏi. Tôi rất muốn nói cùng anh đôi điều, nhưng lại chẳng thể mở lời, chỉ có thể đứng chôn chân ở đó nhìn theo bóng anh khuất dần sau cảnh cửa xe.
Bác gái ngất lịm ngay khi chiếc xe chở anh và Cao Lãng lăn bánh, tôi cũng vì hốt hoảng lo cho bác mà chẳng nghĩ thêm được gì. Cũng may bác chỉ bị tăng huyết áp đột ngột nên sau khi truyền nước sẽ được về.
Còn tôi, chưa bao giờ thấy tâm trạng mình tồi tệ đến thế này, trở về nhà tôi khoá chặt cửa nhốt mình trong phòng. Bỏ qua cả lịch khám với bác sĩ Nhã Tịnh, tôi cứ ngồi bó gối nơi góc giường mà khóc, mà gào thét tên anh.
Tại sao chứ, sao ông trời lại thử thách tôi nhiều đến vậy, tôi sắp không chịu nổi, sắp gục ngã rồi ông biết không? Nếu bây giờ tôi chết đi, tôi từ dã cõi đời này liệu những bất hạnh kia có còn đeo bám tôi hay không?
Liệu rằng ở trên đó ông bà có chờ đón tôi không, hay tới đó rồi tôi vẫn cô đơn lạc lõng. Nhưng mà chết rồi thì làm sao thấy anh được, làm sao thực hiện những gì đã hứa với anh đây?
Chắc chắn nếu tôi buông xuôi không chỉ ảnh, mà tất cả mọi người cũng đều hận tôi, trách tôi nhiều lắm. Nhưng nếu cứ sống mãi thế này tôi sợ mình sẽ không thể nào chịu nổi?
Phải làm sao, làm thế nào mới đúng đây?
Không một ai bên cạnh để sẻ chia, tôi cứ thế ôm trọn những đau khổ buồn tủi vào lòng mà gặm nhấm. Suốt 1 tuần liền tôi không hề bước chân ra khỏi nhà, ngay cả chị đến chơi tôi cũng nói dối là mình đi vắng để không phải gặp mặt.
Tôi cứ thế đứng nép mình sau tấm rèm cửa sổ để mà ngắm nhìn phố phường nhộn nhịp từ trên cao. Đường phố dưới kia cờ hoa rực rỡ, dòng người hối hả chạy đua với thời gian. Còn tôi nơi đây, ngay cả những cuộc gọi về từ số của mẹ tôi cũng bấm nút từ chối không nghe.
Thật sự tôi không biết hiện tại mình đang rơi vào trạng thái thế nào, chỉ biết lúc nào tôi cũng thấy mệt mỏi. Ngại tiếp xúc với mọi người, trốn tránh tất cả, và đôi lần còn nghĩ tới cái chết.
Đỉnh điểm là có lần tôi đã tượng ra cảnh, nếu tôi rơi từ trên này xuống sẽ như thế nào. Hàng loạt hỉnh ảnh máu me hiện ra trong đầu, đến khi sực tỉnh lại đã thấy mình đứng cạnh ban công từ khi nào.
Tôi biết bản thân đang có vẫn đề nên ngay lập tức gọi cho chị, tôi sợ nếu cứ mãi trong tình trạng này tôi sẽ chẳng thể nào mà kiểm soát nổi hành động của mình.
Gọi điện cho chị xong tôi cũng ra khỏi nhà, lang thang ở dưới siêu thị dưới khu chung cư chờ chị đến. Tôi sợ những lúc ở một mình, nhất định tôi phải thoát ra khỏi mớ bòng bong trong suy nghĩ của tôi.
Phải mất một lúc tôi mới lại thấy điện thoại của mình đổ chuông, là chị gọi, tôi vội vàng ra ngoài sảnh. Vẫy vẫy cánh tay gọi chị:
- Em ở đây? - Sao rồi, em thấy trong người thế nào, có chỗ nào không khoẻ không?
- Em vẫn bình thường, chỉ là suy nghĩ của em hơi không bình thường 1 chút thôi.
Chị nhăn mặt hỏi lại:
- Sao lại không bình thường?
- Ờ thì đại loại là em ngại tiếp xúc với mọi người, chỉ muốn ở trong phòng, và trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến cái chết chị ạ.
Nghe đến đây chị liền dẫn đến bác sĩ tâm lý Thu Cúc mà chị quen. Chỉ bảo bác sĩ này là bác sĩ giỏi có tiếng, nếu không có quen biết thì rất khó xếp lịch khám.
Nghe tôi kể qua về tình trạng, ngay lập tức bác sĩ kết luận tôi bị trầm cảm. Tôi biết bản thân đang có vẫn đề nhưng chưa từng nghĩ mình mắc căn bệnh trầm cảm. Bởi vậy tôi một mực phủ nhận, nhưng khi bác sĩ liệt kê những biểu hiện của căn bệnh này thì tôi đều có cả.
Bác sĩ còn dặn:
- Trong thời gian này tuyệt đối không nên để bệnh nhân sống 1 mình. Tốt nhất là người thân phải luôn bên cạnh, vừa là để tâm sự, trò chuyện cùng bệnh nhân, vừa là tiện cho việc theo dõi tình hình của bệnh nhân.
Sau đó bác sĩ kê cho tôi 1 số loại thuốc, dặn dò vài câu rồi chị em tôi cũng chào bác sĩ ra về. Suốt quáng đường chị nhất quyết bắt tôi phải chuyển lại về nhà chị sống, nhưng tôi không muốn. Bản thân tôi là người yêu ghét rõ ràng, chồng chị có thay đổi thật, nhưng tôi vẫn chẳng thể nào sống chung 1 nhà như trước.
Bởi vậy tôi nhất quyết nói:
- Em đã nói rồi, sẽ không bao giờ em trở lại nhà chị nữa.
- Em sao thế, anh Long đã thay đổi nhiều, anh ấy cũng nhắn tin xin lỗi em rồi, em còn muốn gì nữa. Quan trọng là bây giờ em đang thế này, không thể nào mà ở một mình được em hiểu không?
Thở dài nhìn chị tôi đáp:
- Chị hiểu con người em mà, một khi đã ghét ai thì rất khó lòng tha thứ chứ đừng nói đến việc đối mặt hay sống chung 1 nhà.
- Thế bây giờ em muốn sao?
- Tạm thời em sẽ về quê, ăn tết cùng mọi người ở đó luôn. Năm ngày nữa là đến tết rồi, về sớm cùng bác trai chuẩn bị cho có không khí tết, về đó chắc chắn sẽ thoài mái hơn sống nhà chị mà.
Biết chẳng thể nào thuyết phục được tôi nên chị đành cùng tôi trở về thu xếp đồ đạc và đưa tôi về quê ngay chiều hôm đó.
Vì không muốn bác lo lắng, cũng như không muốn ảnh hưởng đến không khí tết của mọi người nên chị em tôi quyết định không nói với mọi người về tình hình hiện tại của tôi.
Thấy tôi ngày nào cũng uống thuốc bác trai lo lắng hỏi:
- Con Lệ sao mà hôm nào cũng phải uống thuốc như thế, làm gì thì làm cũng phải để ý đến cái sức khoẻ nghe không?
- Dạ, cháu biết rồi mà, bác cháu mình cùng gói bánh chưng nha bác.
- Được rồi, bay ngồi đây cắt lá cho bác, nay đã 28 tết rồi, mai là bọn thằng Hoàng, thằng Hùng về cả rồi đấy.
Tôi nhanh nhẹn làm theo lời bác, từng lá dong xanh mướt được tôi cẩn thận cắt gọn gẽ. Bàn tay bác thoăn thoắt gói từng chiếc bánh chưng như gọi trọn nghĩa tình trong ấy. Bên cạnh là con bé Hà, bé Trang (con gái anh Hoàng) cũng đang háo hức chờ ông gói cho những chiếc bánh bé bé, xinh xinh.
Vừa gói bác vừa kể cho chúng tôi nghe về những ký ức ngày bác còn nhỏ, khi ấy ông bà ngoại tôi nghèo lắm. Cả năm chỉ có ngày tết mới có thịt để ăn, vì nhà đông con nên bà phải thái miếng thịt thật mỏng để chia cho đều. Mỏng tới mức mà nhiều khi bác gắp miếng thịt chỉ sợ nếu không nhanh nhanh cho vào mồm thì gió sẽ thổi bay đi mất ấy.
Tôi phá lên cười vì độ hài hước của bác, bác năm nay cũng sắp 70 rồi, chẳng biết tôi còn được cùng bác gói bánh bao lần nữa đây. Thầm mong bác đừng vội vã đi xa như ông bà, để tôi có 1 nơi dừng chân mỗi khi về quê. Để được báo đáp công ơn dưỡng dục của bác trước đây.
Chợt chạnh lòng tôi lại nhớ tới anh và mọi người bên ấy, chẳng biết tết năm nay có được đầy đủ như mọi năm hay không, nhìn mẹ anh rơm rớm nước mắt mỗi lần nói chuyện cùng tôi mà thương. Tôi nhớ anh 1 thì chắc bác nhớ 2 con của mình 10, vậy nên nỗi đau khi xa anh của tôi cũng chẳng thể nào so sánh nổi với người mẹ già khốn khổ ấy.
Đây có lẽ là cái tết buồn nhất đối với tôi, buồn hơn cả cái tết đầu tiên mà chị em tôi xa nhà.
Tết là để đoàn viên, để sum vầy, còn tôi và anh thì lại phải xa cách, xa đến nỗi nhìn mặt hay nghe giọng nói ấm áp ấy cũng chẳng thể nào được. Bởi vậy tôi cứ đếm từng ngày, từng giờ cho cái tết mau chóng trôi qua, để tôi còn trở lại Trung Quốc. Ít nhất sang bên ấy rồi tôi còn được cùng anh hít thở chung 1 bầu không khí, chứ không có cảm giác vạn dặm xa cách như nơi đây.
Ngày tết nặng nề trôi qua, nhờ có mọi người bên cạnh cộng với uống thuốc đều đặn nên tôi cảm thấy bản thân mình lạc quan hơn đôi chút.
Khi tiễn tôi ở sân bay chị Lan khóc nhiều lắm, cho lo sang bên ấy tôi lại một mình lủi thủi, sợ bệnh tình của tôi nặng lên mà không có ai để ý. Dù tôi đã hứa sẽ đều đến bác sĩ kiểm tra lại và lấy thuốc uống, chị vẫn nhất quyết gọi thông báo với mẹ về tình hình của tôi.
Thấy tôi mẹ vội vã hỏi:
- Sao con không ở bên ấy mà sang bên này làm gì, mọi chuyện còn chưa lắng xuống đã vội sang là sao?
- Nhưng mà Hạc Hiên sắp hầu toà rồi mà mẹ.
- Nhưng mà con còn đang bệnh như thế, rồi ngỗ nhỡ sang bên này lại liên luỵ thì sao?
Tôi biết mẹ đang lo lắng cho tôi, nhưng đổi lại là tôi thì làm sao mẹ có thể ở lại Việt Nam được chứ. Tôi nghĩ ai vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ làm như tôi hiện tại, vậy nên tôi cố gắng trấn an mẹ:
- Con không sao đâu, con vẫn uống thuốc đểu đặn nên khoẻ rồi, còn việc của Hạc Hiên con không thể vắng mặt được, mong mẹ hiểu cho con.
- Mẹ chỉ lo con sang đây, chứng kiến phiên toà rồi bệnh lại trở nặng thêm thôi. Bây giờ thế này, con mang đồ về ở cùng mẹ, để hàng ngày mẹ lo cho con, chứ con ở 1 mình như thế mẹ không yên tâm 1 chút nào cả.
Mẹ cũng như chị, luôn bắt tôi phải chuyển về ở bên cạnh mẹ, nhưng thật sự tôi vẫn nhất quyết ở lại nhà cũ. Phần vì không muốn va chạm với dượng, phần vì nơi này đầy ắp kỉ niệm giữa tôi và anh nên tôi chẳng muốn dời đi.
Không còn cách nào khác mẹ dẫn tôi đến gặp 1 vị bác sĩ vô cùng nổi tiếng, vị bác sĩ này là nữ, ngoài 60 tuổi, hiện tại đã về hưu nên đang mở 1 phòng khám nhỏ tại nhà. Nhìn bảng hiệu ngoài cửa tôi được biết bác tên Nhã Tịnh, cả cái cách chữa bệnh của bác cũng khác với bác sĩ Thu Cúc ở Việt Nam tôi từng khám.
Câu đầu tiên vị bác sĩ ấy hỏi tôi không phải là, cô thấy trong người thế nào, hay tình trạng hiện tại ra sao như các bác sĩ khác. Mà câu hỏi tôi được nhận là:
- Chào con, có phải gần đây con có chuyện gì muộn phiền phải không, chúng ta có thể cùng nhau tâm sự không?
Câu hỏi nhẹ nhàng mà ấm áp khiên tôi ngay lập tức muốn trải lòng mình, tôi kể cho bác tóm tắt về cuộc đời tôi, từ nỗi bất hạnh bị cha mẹ bỏ mặc, đến cú sốc tình thần khi ông bà cùng đi xa, rồi những ngày tháng cùng chị bươn chải thế nào. Có những điều tôi chưa 1 lần kể với chị, nhưng lại dễ dàng tâm sự cùng vị bác sĩ già đáng kình này.
Bác nhẹ nhàng, lắng nghe mọi khúc mắc trong lòng tôi, dù cho ngoài kia biết bao bệnh nhân đang chờ cũng chưa 1 lần tỏ ra vội vàng hay hối thúc. Cái cách bác sĩ nói truyện cùng tôi hệt như hai người bạn thân đang tâm sự. Bởi vậy tôi thấy gần gũi vô cùng.
Lượng thuốc mà bác sĩ Nhã Tịnh kê cho tôi cũng ít hơn hẳn lượng thuốc tôi được kê ở Việt Nam. Tôi nhớ bác sĩ có nói rằng đối với căn bệnh trầm càm này uống thuốc không phải là 1 biện pháp tốt. Thuốc chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không giải quyết được gốc rễ của căn bệnh. Cách chữa trị tốt nhất với bệnh nhân là lắng nghe họ tâm sự, khi họ được giải quyết mọi phiền muộn trong lòng, thì tâm trạng cũng sẽ tự động tốt hơn, bệnh vì thế cũng tự nhiên được đẩy lùi.
Quả thật chỉ mới nói chuyện cùng bác 1 tiếng mà tôi thấy bản thân mình thư thái hơn hẳn, vậy nên đều đặn mỗi tuần, tôi sẽ đến đây 3 lần để bác sĩ kiểm tra tình hình, cũng như cùng tôi trò truyện. Phòng khám của bác sĩ đông lắm, nhưng với ai bác sĩ cũng nhiệt tình lắng nghe tâm sự của họ.
Mỗi ngày tôi kể cho bác sĩ nghe 1 đoạn nhỏ trong cuộc đời bất hạnh của tôi, lần nào cũng vậy, vị bác sĩ ấy cẩn thận lắng nghe như muốn nuốt lấy từng lời tâm sự của tôi. Sau đó còn cho tôi những lời khuyên, những câu an ủi chân thành giúp tôi có thể mạnh mẽ mà đứng dậy.
Sang được nửa tháng thì toà án nhân dân tỉnh Chiết Giang bắt đầu mở phiên sơ thẩm xét xử về tội của anh. Ngày diễn ra phiên toà sơ thẩm, anh được 2 người công an đưa vào phòng xử án. Anh đứng đó, ngay trước mắt tôi, nhưng tôi lại chẳng thể tiến lại gần hơn dù chỉ 1 bước.
Đưa ánh mắt bất lực nhìn về hàng ghế phía sau, nơi có tôi và những người thân trong gia đình anh, anh chẳng thể giấu nổi tiếng thờ dài. Bên cạnh anh là Cao Lang cũng đang mệt mỏi chẳng kém anh.
Phiên toà bắt đầu, Hội đồng xét xử còn chưa kịp cất tiếng hỏi thì mẹ anh đã bật khóc gọi tên 2 con, tiếng gọi nghe đau đớn đến xé lòng. Dưới mái đầu bạc trắng, bác gái gục xuống vai chồng mà khóc nhìn càng lộ rõ vẻ xơ xác, tiều tuỵ.
Chứng kiến bờ vai bác đang run lên từng đợt tôi cũng không kìm lòng được mà bật khóc, vừa khóc vừa tự trách bản thân mình vô dụng, chẳng thể nào giúp được anh.
Thấy phía dưới ồn ào, vị đại diện Viện Kiểm Sát gõ mạnh chiếc búa công lý xuống bàn, yêu cầu tất cả mọi người giữ trật tự để tiến hành xét xử. Giọng vị chủ toạ đanh thép tựa như khối đá ngàn cân đề nặng lên tất cả những người có mặt ở đây.
Toàn bộ thông tin lý lịch của anh, rồi mọi hồ sơ pháp lý của công ty đang được vị luật sư trẻ đọc dõng dạc. Hi vọng của tôi cũng bị từng câu từng chữ ấy dập tắt, tội trạng anh rõ ràng như thế. Mọi chứng cứ nằm cả ở kia, tôi biết làm cách nào để cứ được anh bây giờ.
Vị luật sư bào chữa cho anh, cũng chính là vị luật sư Minh Trí và ngày đầu tiên tôi đã đến hỏi. Dù ông có giỏi đến đâu, lập luận của ông có đanh thép đến đâu thì cũng chỉ có thể giúp anh nhận mức án: 5 năm từ giam, buộc phải đóng cửa công ty, dồng thời truy thu 435.000CYN, truy hoàn thuế 365.000CYN, và nộp phạt 300.000 CYN. Tổng mức phạt anh phải chịu là 5 năm tù giam và 1.100.000 CYN tương đương với hơn 3,5 tỷ Việt Nam đồng. Còn Cao Lãng cũng phải chịu mức án là 2 năm tù giam.
Phiên toà khép lại, anh cũng nhanh chóng bị người ta đưa đi, anh gầy đi nhiều quá, hai bên má hóp cả lại. Tóc tai, râu ria cũng mọc lớm chởm cả ra, ánh mắt thì trũng sâu mệt mỏi. Tôi rất muốn nói cùng anh đôi điều, nhưng lại chẳng thể mở lời, chỉ có thể đứng chôn chân ở đó nhìn theo bóng anh khuất dần sau cảnh cửa xe.
Bác gái ngất lịm ngay khi chiếc xe chở anh và Cao Lãng lăn bánh, tôi cũng vì hốt hoảng lo cho bác mà chẳng nghĩ thêm được gì. Cũng may bác chỉ bị tăng huyết áp đột ngột nên sau khi truyền nước sẽ được về.
Còn tôi, chưa bao giờ thấy tâm trạng mình tồi tệ đến thế này, trở về nhà tôi khoá chặt cửa nhốt mình trong phòng. Bỏ qua cả lịch khám với bác sĩ Nhã Tịnh, tôi cứ ngồi bó gối nơi góc giường mà khóc, mà gào thét tên anh.
Tại sao chứ, sao ông trời lại thử thách tôi nhiều đến vậy, tôi sắp không chịu nổi, sắp gục ngã rồi ông biết không? Nếu bây giờ tôi chết đi, tôi từ dã cõi đời này liệu những bất hạnh kia có còn đeo bám tôi hay không?
Liệu rằng ở trên đó ông bà có chờ đón tôi không, hay tới đó rồi tôi vẫn cô đơn lạc lõng. Nhưng mà chết rồi thì làm sao thấy anh được, làm sao thực hiện những gì đã hứa với anh đây?
Chắc chắn nếu tôi buông xuôi không chỉ ảnh, mà tất cả mọi người cũng đều hận tôi, trách tôi nhiều lắm. Nhưng nếu cứ sống mãi thế này tôi sợ mình sẽ không thể nào chịu nổi?
Phải làm sao, làm thế nào mới đúng đây?
Danh sách chương