Thế rồi chị em tôi cũng lớn, nhờ luôn có chị động viên mà cả hai cùng đỗ vào đại học Thương Mại Hà Nội. Ngoài niềm vui, niềm hạnh phúc khi cầm trên tay giấy báo nhập học ra thì trong lòng chúng tôi cùng mang một nỗi lo giống nhau. Đó là không có tiền đi học, chúng tôi đã lớn, đã đủ 18 tuổi, bởi vậy các bác nói từ nay chị em tôi phải tự lập.
Ừ thì tự lập, việc khó việc khổ tôi chẳng sợ, điều tôi sợ là xã hội ngoài kia tình người mong manh quá. Liệu rằng tới nơi phồn hoa đô thị chị em tôi có hay không bị cám dỗ mà lầm đường lạc lối.
Chưa bao giờ tôi thấy chị mạnh mẽ và quyết tâm đến vậy, chị nắm chặt tay tôi mà nói:
- Chị em mình lớn rồi, chị cũng tìm hiểu rồi, trên Hà Nội nhiều việc lắm, lên đó chị em mình sẽ xin đi làm thêm. Còn 1 tháng nữa mới đến thời gian nhập học, chị nghĩ nếu bây giờ đi ngay chắc chắn chị em mình sẽ tiết kiệm đủ tiền học phí.
Hình như chị nghĩ đơn giản quá rồi, đành rằng là Hà Nội ngoài kia nhiều việc để mưu sinh, nhưng còn tiền xe đi lại, rồi tiền ăn, tiền phòng trọ thì sao. Ai người ta cho ăn, cho ở để chờ đến khi chị em tôi lấy lương đây? Ngộ nhỡ chưa tìm được việc ngay thì hít khí trời mà sống qua ngày hay sao? Nghe tôi phân tích gương mặt chị lại chùng xuống, tôi biết chị ham học lắm, ước mơ của chị là được bước chân vào cánh cổng trường đại học. Được chứng minh cho mọi người thấy dù không có cha mẹ ở bên thì chị em tôi vẫn có thể cùng nhau lớn lên, cùng nhau thành đạt.
Nhưng những thứ ấy với 2 đứa trẻ bị bỏ lại như chị em tôi thì đâu có dễ dàng, chị băn khoăn 1 hồi thì bảo:
- Lệ này, chị có 1 cách này, không biết có được không nhưng cứ thử xem.
- Cách gì hả chị?
- Các bác đã nuôi chị em mình bao năm qua, lại còn phải lo cho anh chị, cũng chẳng lo cho chị em mình mãi được. Mẹ thì ở xa, lâu lắm rồi chẳng thấy về, vậy là chúng ta chỉ còn 1 người thân mà chưa nhờ cậy đến.
Người thân, chị đang muốn nhắc đến ai, cậu ư, mợ Hiền chắc chắn sẽ không đồng ý đâu, còn dì Hoa thì nghèo đến nỗi mấy em nhà dì còn đang chẳng được đi học nữa là chúng tôi. Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn hỏi lại:
- Chị định nhờ ai?
- Bố
Tôi giật mình hỏi lại:
- Chị nói ai, Bố, chị nghĩ bao năm qua ông ta bỏ rơi mình mà bây giờ lại chu cấp cho mình học hành hay sao?
Chị vội vàng bịt miệng tôi mà bảo:
- Suỵt, nói nhỏ thôi, bác cả mà nghe thấy lại chết đòn bây giờ. Chưa thử thì làm sao mà biết được, mình cứ thử một lần, dù gì cũng là máu mủ chắc ông ấy không tuyệt tình đến nỗi không thể cho chị em mình vài trăm đi đường đâu.
Tôi gỡ tay chị ra khó chịu đáp:
- Em không đồng ý, em có thể quỳ gối van xin cả cái làng này, nhưng riêng ông ta thì không. Em căm hận ông ta còn chưa hết, nên chị đừng mong em xin ông ta.
- Lệ, chị biết, chị cũng chẳng yêu quý ông ấy, nhưng dẫu có chối bỏ thì sự thật ông ấy vẫn mãi là người sinh ra chị em mình. Hiện tại chị em mình cùng đường rồi, em muốn có tương lai, muốn được học thì em phải chịu thiệt một chút chứ.
- Em nói không là không, chị thích thì tự đi mà gặp ông ấy.
Nói rồi tôi 1 nước bỏ đi, mấy ngày sau lần nào gặp nhau chị Lan cũng đem chuyện qua gặp bố để thuyết phục tôi. Tôi suy nghĩ nhiều lắm, mơ ước từ nhỏ đến lớn của chị là được học hành thành tài. Nay đỗ đạt rồi không lẽ chỉ vì nghèo mà không được di học hay sao. Cuối cùng tôi đành chấp thuận với lời đề nghị của chị:
- Được rồi, em chỉ đi cùng thôi, còn sang bên ấy chị tự đi mà nói đấy nhé.
Chị hớn hở nói:
- Hihi, chị biết Lệ của chị ngoan nghe lời chị mà, thế bọn mình đi luôn nhé, 3 tuần nữa là nhập học rồi.
Tôi mệt mỏi gật đầu rồi lẽo đẽo theo chị sang làng bên, hỏi thăm nhà thầy giáo Khanh không ai là không biết. Trước mắt tôi là 1 căn nhà cấp 4 năm gian với phần mái ngói đỏ tươi và khoảng sân gạch phẳng phiu. Nếu đem so nó với nhà của các bác tôi thì quả thật nó to và đẹp hơn nhiều.
Nghe tiếng chó sủa phía trong nhà có người mở cửa bước ra, chị Lan lễ phép nói:
- Cháu chào cô ạ, cô ơi cho cháu hỏi thầy Khanh có nhà không ạ?
- Không có nhà đâu, có việc gì không?
Người phụ nữ kia chắc là vợ của ông ta, nghe giọng của bà ta đến là khó chịu. Thế mà chị Lan vẫn mỉm cười, nhẹ nhàng trả lời, phải tôi á, tôi đã bỏ về luôn không thèm đáp rồi.
- Dạ cũng không có gì quan trọng đâu ạ, cháu chỉ muốn hỏi về lịch học ở trường giúp em cháu thôi ạ. Thế cô có biết bao giờ thầy về không ạ?
- Không biết đâu, giờ giấc của ông ấy lộn xộn lắm.
- Vâng cháu cảm ơn cô, bọn cháu sẽ ra kia đứng chờ thầy 1 lát xem sao ạ.
Bà ta không đáp lại mà đi một mạch vào trong, hình như bên trong ấy còn có 2 đứa trẻ con đang nô đùa. Chị kéo tay tôi ra gốc sấu ngoài đầu cổng đứng chờ, chờ lâu lắm mới thấy bóng ông ta đạp xe về từ đầu ngõ.
Thấy chị em tôi ông ta ngạc nhiên lắm, nhìn dáo dác xung quanh rồi hỏi:
- Có việc gì lại đến tận đây?
- Thầy, bao năm qua thầy chắc cũng biết chị em con là con gái thầy phải không thầy.
Ông ta cau mày hỏi:
- Ờ, ờ, thì.. nhưng mà sao, hỏi thế để làm gì?
- Dạ, tụi con, tụi con còn có chuyện muốn nhờ thầy giúp.
- Việc gì, nói nhanh lên.
Chị tôi cúi gằm mặt lí nhí nói:
- Thì là, năm nay tụi con vào đại học rồi, thầy cũng biết gia cảnh nhà con thế nào. Năm nay bọn con đủ 18 tuổi nên là phải tự lo mọi thứ, bới vậy…
Ông ta ngăt lời chị cau có nói:
- Nói gì thì nói nhanh lên xem nào, vòng võ mãi, thế ai sai chị em bay tới đây?
Chị lắc đầu vội vã đáp:
- Không là con tự tìm đến, con nghĩ dẫu sao thì cũng vẫn là cha con, nên con muốn nhờ thầy giúp đỡ bọn con một chút để tụi con có thể thực hiện ước mơ học đại học.
- Đến đây để xin tiền đi học, mẹ chúng mày đi nước ngoài cơ mà, thiếu gì tiền.
Nước mắt nước mũi tèm lem chị lắc đầu nguầy ngậy mà đáp:
- Không đâu, con chỉ định nhờ thầy giúp thôi, sau này đi làm rồi, nhất định chị em con sẽ trả lại.
- Anh Khanh à, về sao không vào nhà mà đứng đó làm gì đấy. Mà ban nãy có 2 đứa học sinh đến tìm anh hỏi cái gì đấy.
Tiếng bà vợ của ông ta cất lên khiến ông ta lúng túng đáp:
- Uk, a đang nói chuyện với chúng nó đây, xong rồi anh vào luôn đấy.
Nói rồi ông ta móc ra mấy đồng lẻ dúi vào tay chị Lan mà nói:
- Tao không có tiền đâu, vợ con tao tao còn chưa lo được kia kìa. Đây có mấy đồng chúng mày cầm tạm, sau này đừng đến đây nữa.
Nhìn mầy đồng tiền nhàu nhĩ ấy mà tôi nổi điên, vội vàng giật khỏi tay chị và ném thẳng vào mặt ông ta quát:
- Ông giữ lại mà tiêu, chị em tôi không cần, bao năm qua không có ông chị em vẫn sống tốt.
Sau đó kéo tay chị đi một mạch giữa trời trưa nắng mà không thèm ngoái lại nhìn. Những ánh nắng yếu ớt đầu mua thu chẳng đủ để sưởi ấm cõi lòng lạnh giá của chị em tôi lúc này.
Thà rằng ngay từ đầu chị nghe tôi thì giờ đây chắc không đau đớn thế này, nhìn chị khóc nấc nở ở phía sau mà nỗi căm hận trong lòng tôi dâng trào. Tôi thề với lòng sẽ không bao giờ gặp lại ông ta nữa, từ nhỏ chị em tôi không có bố, bây giờ và mãi mãi sau này cũng vậy.
Nhờ lần tìm đến nhà ông ta tôi mới biết hoá ra cái người mà ông ta cưới sau khi ruồng rẫy mẹ tôi cũng đã ly hôn. Sau 5 năm chung sống với ông ta do có nhiều bất đồng nên 2 người tạm thời ly thân, đến khi đứa con lớn thì tiến hành ly hôn. Người đàn bà ban nãy chị em tôi gặp là vợ 2 của ông ta, chẳng trách sao tôi cứ thắc mắc sao con ông ta lại còn bé thế.
- ---*----*----
Trở về nhà tôi quyết định rủ chị đi lên luôn Hà Nội làm thêm, trước măt thì cứ xin tạm hai bác chút tiền đi đường, nếu may mắn chắc cũng kiếm đủ tiền ăn, và tiền nhà trọ, còn tiền học phí dần dần sẽ nghĩ sau.
Các bác nghe tôi trình bày cũng không hề phản đối, bác trai còn cẩn thận dúi vào tay tôi mấy trăm và dặn dò:
- Lên đó lạ nước lạ cái, 2 chị em mày nhớ bảo ban nhau mà sống nhớ chưa. Bác cũng chẳng có nhiều, có mấy đồng mày cầm lấy mà có cái đi đường với ăn uống trước mắt.
- Bác, con cảm ơn bác thời gian qua đã cưu mang con, suốt đời này con sẽ không bao giờ quên ơn bác đâu.
- Thôi cất ngay tiền đi không bác gái mày nhìn thấy bây giờ, nhớ lời bác đấy, con gái thì phải biết giữ lấy thân, đừng như mẹ mày rồi làm khổ hết mọi người. Bác thương mày, nhưng cũng chỉ lo được cho mày đến đây thôi, từ giờ chị em mày phải tự biết lo cho nhau.
Nói rồi bác vội vã đi ra ngoài, tôi thần người nhìn theo bóng lưng bác, sau đó vội vàng gấp vài bộ quần áo để sáng mai cùng chị Lan lên đường. Tương lai chẳng ai biết trước được nó thế nào, chỉ biết nếu ngày hôm nay bạn đã nỗ lực hết mình thì sau này dù có ra sao chắc chắn sẽ không hối hận.
Đêm ấy tôi nằm mãi mà không chợp mắt được, những kí ức ngày còn sống với ông bà lại hiện về trong tâm trí tôi. Cái miệng móm mém mỗi khi nhai trầu của bà, cả nụ cười hiền hậu của ông nữa, sao mà tôi nhớ đến này. Từng kỉ niệm cứ như vừa mới hôm qua đây thôi.
Nếu ông bà còn sống, hay tin chị em tôi đã cùng đỗ đại học sẽ vui lắm, đảm bảo sẽ hãnh diện mà đi khoe khắp xóm cho xem. Chỉ tiếc là tôi đã qua nhà thắp hương báo cáo với ông bà, nhưng khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của ông bà thì không thể nào thấy được.
Ngày mai trời sáng chị em tôi phải đi rồi, không biết bao giờ mới lại về thắp hương cho ông bà được. Chỉ nghĩ thế thôi mà gối tôi đã ướt đầm lúc nào chẳng hay, các anh chị nhà bác đều đã đi làm xa cả rồi, thành ra tôi chẳng có ai để mà tâm sự nữa.
Hồi chiều quyết tâm là thế, mà bây giờ tôi lại lo lắng quá, không biết chị Lan bên kia đã chuẩn bị xong chưa, liệu chị có ngủ được không hay cũng thao thức như tôi.
Chuyến xe đầu tiên trong ngày cũng đã lăn bánh, đưa chị em tôi nơi phồn hoa đô thị. Ở đây chúng tôi thuê một căn phòng nhỏ ở mãi vùng ngoại ô. Từ đây mà đi đến trường học và nơi làm thêm chị em tôi phải đi đến 3 chuyến xe bus và đi bộ thêm gần 1km nữa. Nhưng bù lại giá của nó khá rẻ lại yên bình giống quê tôi vậy.
Chị xin được làm nhân viên bán quần áo, còn tôi thì làm bưng bê ở 1 nhà hàng lớn. Bữa trưa chúng tôi đều ăn ở chỗ làm, còn bữa tối tôi luôn xin đồ thừa của khác đem về để hai chị em cùng ăn. Nói là đồ thừa nhưng chỗ tôi làm là nhà hàng cao cấp nên toàn đồ ngon, có những món trước đây tôi và chị còn chưa thấy bao giờ nữa.
Thời gian nhanh chóng trôi qua, lương thì chưa lấy được mà số tiền bác trai cho đã trả tiền nhà gần hết. Sau này khi nhập học rồi chị em tôi sẽ xin ở ký túc xá cho tiết kiệm, nhưng mối lo lớn nhất vẫn là tiền học phí.
Thức trắng mấy đêm tôi quyết định xin nghỉ làm hai ngày để bắt xe về quê, phải chờ đến khi bác gái đi vắng tôi mới dám nói:
- Bác Nam, con biết bác cũng khó khăn, nhưng mà chị em con đã may mắn thi đỗ rồi, chẳng lẽ lại không có cơ hội đi học hay sao bác. Bác thương con, bác có thể đứng ra vay nợ giúp con được không, con hứa sẽ cố gắng làm thêm và gửi tiền về cho bác trả nợ mà.
- Không phải là bác không muốn vay cho chúng mày, nhưng còn bác gái nữa. Dẫu gì cũng phải bàn với bà ấy 1 câu.
- Cháu xin bác, cháu biết bác gái luôn tôn trọng bác mà, thời điểm này chỉ có mình bác mới có thể giúp được chị em cháu mà thôi.
Bác nhìn tôi vừa quỳ gối vừa khóc lóc cũng mủi lòng, nhưng khi đem chuyện này nói với bác gái thì bác gạt phắt đi:
- Ông điên à, con ông còn đang không có tiền mà đi học kia kìa.
- Tôi biết, nhưng mà chị em nó học giỏi, thôi thì mình cố gắng đứng ra vay mượn giúp nó, để cho chúng nó có tương lai. Giờ bố mẹ nó đã thế rồi, chả lẽ mình cũng bỏ mặc thì tội nghiệp chúng nó.
- Giúp nó vậy ai giúp tôi với con ông, không thương nó mà mười mấy năm qua tôi oằn lưng đi làm nuôi con Lệ ăn học à, không vì ông thì tôi đã đuổi nó ra đường từ lâu rồi.
Tôi ở bên ngoài nghe thấy thế thì chạy vội lại ôm lấy chân bác gái mà khóc lóc:
- Bác ơi, cháu biết nhờ có hai bác mà cháu mới có ngày hôm nay, nhưng cháu xin bác, bác giúp cháu nốt lần này thôi. Nếu muốn cháu có thể đứng ra viết giấy vay nợ và hứa sẽ vừa học vừa làm để trả được không bác?
- Ơ hay cái con này, mày viết giấy nhưng đến khi mày không có khả năng trả thì không lẽ tao mài cái tờ giấy đấy ra lấy tiền để trả cho người ta à?
- Không bác ơi, cháu với chị Lan xin được việc làm rồi, phòng thì sau khi nhập học bọn cháu sẽ ở ký túc cho tiết kiệm. Ăn thì cũng ăn cả ở chỗ làm nên nhất định cháu sẽ sớm trả lại cho bác mà.
Bác trai thấy thế thì mủi lòng bảo:
- Thôi con Lệ đứng lên đi, lát bác qua nhà ông Lý đầu làng hỏi vay cho.
Cũng vì cái quyết định vay tiền cho chị em tôi đóng học phí mà bác bị bác gái giận cả tháng liền. Tôi sau khi viết xong giấy vay nợ cho bác và nhận tiền thì cũng vội vã chào bác đi để còn kịp thời gian nhập học.
Cổng trường đại học ở phía trước kia rồi, tương lai của chị em tôi kia rồi, tôi nhất định sẽ cố gắng, sẽ học thật giỏi sau đó tìm một công việc thật tốt. giống như lời hứa năm nào với bà.
Ừ thì tự lập, việc khó việc khổ tôi chẳng sợ, điều tôi sợ là xã hội ngoài kia tình người mong manh quá. Liệu rằng tới nơi phồn hoa đô thị chị em tôi có hay không bị cám dỗ mà lầm đường lạc lối.
Chưa bao giờ tôi thấy chị mạnh mẽ và quyết tâm đến vậy, chị nắm chặt tay tôi mà nói:
- Chị em mình lớn rồi, chị cũng tìm hiểu rồi, trên Hà Nội nhiều việc lắm, lên đó chị em mình sẽ xin đi làm thêm. Còn 1 tháng nữa mới đến thời gian nhập học, chị nghĩ nếu bây giờ đi ngay chắc chắn chị em mình sẽ tiết kiệm đủ tiền học phí.
Hình như chị nghĩ đơn giản quá rồi, đành rằng là Hà Nội ngoài kia nhiều việc để mưu sinh, nhưng còn tiền xe đi lại, rồi tiền ăn, tiền phòng trọ thì sao. Ai người ta cho ăn, cho ở để chờ đến khi chị em tôi lấy lương đây? Ngộ nhỡ chưa tìm được việc ngay thì hít khí trời mà sống qua ngày hay sao? Nghe tôi phân tích gương mặt chị lại chùng xuống, tôi biết chị ham học lắm, ước mơ của chị là được bước chân vào cánh cổng trường đại học. Được chứng minh cho mọi người thấy dù không có cha mẹ ở bên thì chị em tôi vẫn có thể cùng nhau lớn lên, cùng nhau thành đạt.
Nhưng những thứ ấy với 2 đứa trẻ bị bỏ lại như chị em tôi thì đâu có dễ dàng, chị băn khoăn 1 hồi thì bảo:
- Lệ này, chị có 1 cách này, không biết có được không nhưng cứ thử xem.
- Cách gì hả chị?
- Các bác đã nuôi chị em mình bao năm qua, lại còn phải lo cho anh chị, cũng chẳng lo cho chị em mình mãi được. Mẹ thì ở xa, lâu lắm rồi chẳng thấy về, vậy là chúng ta chỉ còn 1 người thân mà chưa nhờ cậy đến.
Người thân, chị đang muốn nhắc đến ai, cậu ư, mợ Hiền chắc chắn sẽ không đồng ý đâu, còn dì Hoa thì nghèo đến nỗi mấy em nhà dì còn đang chẳng được đi học nữa là chúng tôi. Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn hỏi lại:
- Chị định nhờ ai?
- Bố
Tôi giật mình hỏi lại:
- Chị nói ai, Bố, chị nghĩ bao năm qua ông ta bỏ rơi mình mà bây giờ lại chu cấp cho mình học hành hay sao?
Chị vội vàng bịt miệng tôi mà bảo:
- Suỵt, nói nhỏ thôi, bác cả mà nghe thấy lại chết đòn bây giờ. Chưa thử thì làm sao mà biết được, mình cứ thử một lần, dù gì cũng là máu mủ chắc ông ấy không tuyệt tình đến nỗi không thể cho chị em mình vài trăm đi đường đâu.
Tôi gỡ tay chị ra khó chịu đáp:
- Em không đồng ý, em có thể quỳ gối van xin cả cái làng này, nhưng riêng ông ta thì không. Em căm hận ông ta còn chưa hết, nên chị đừng mong em xin ông ta.
- Lệ, chị biết, chị cũng chẳng yêu quý ông ấy, nhưng dẫu có chối bỏ thì sự thật ông ấy vẫn mãi là người sinh ra chị em mình. Hiện tại chị em mình cùng đường rồi, em muốn có tương lai, muốn được học thì em phải chịu thiệt một chút chứ.
- Em nói không là không, chị thích thì tự đi mà gặp ông ấy.
Nói rồi tôi 1 nước bỏ đi, mấy ngày sau lần nào gặp nhau chị Lan cũng đem chuyện qua gặp bố để thuyết phục tôi. Tôi suy nghĩ nhiều lắm, mơ ước từ nhỏ đến lớn của chị là được học hành thành tài. Nay đỗ đạt rồi không lẽ chỉ vì nghèo mà không được di học hay sao. Cuối cùng tôi đành chấp thuận với lời đề nghị của chị:
- Được rồi, em chỉ đi cùng thôi, còn sang bên ấy chị tự đi mà nói đấy nhé.
Chị hớn hở nói:
- Hihi, chị biết Lệ của chị ngoan nghe lời chị mà, thế bọn mình đi luôn nhé, 3 tuần nữa là nhập học rồi.
Tôi mệt mỏi gật đầu rồi lẽo đẽo theo chị sang làng bên, hỏi thăm nhà thầy giáo Khanh không ai là không biết. Trước mắt tôi là 1 căn nhà cấp 4 năm gian với phần mái ngói đỏ tươi và khoảng sân gạch phẳng phiu. Nếu đem so nó với nhà của các bác tôi thì quả thật nó to và đẹp hơn nhiều.
Nghe tiếng chó sủa phía trong nhà có người mở cửa bước ra, chị Lan lễ phép nói:
- Cháu chào cô ạ, cô ơi cho cháu hỏi thầy Khanh có nhà không ạ?
- Không có nhà đâu, có việc gì không?
Người phụ nữ kia chắc là vợ của ông ta, nghe giọng của bà ta đến là khó chịu. Thế mà chị Lan vẫn mỉm cười, nhẹ nhàng trả lời, phải tôi á, tôi đã bỏ về luôn không thèm đáp rồi.
- Dạ cũng không có gì quan trọng đâu ạ, cháu chỉ muốn hỏi về lịch học ở trường giúp em cháu thôi ạ. Thế cô có biết bao giờ thầy về không ạ?
- Không biết đâu, giờ giấc của ông ấy lộn xộn lắm.
- Vâng cháu cảm ơn cô, bọn cháu sẽ ra kia đứng chờ thầy 1 lát xem sao ạ.
Bà ta không đáp lại mà đi một mạch vào trong, hình như bên trong ấy còn có 2 đứa trẻ con đang nô đùa. Chị kéo tay tôi ra gốc sấu ngoài đầu cổng đứng chờ, chờ lâu lắm mới thấy bóng ông ta đạp xe về từ đầu ngõ.
Thấy chị em tôi ông ta ngạc nhiên lắm, nhìn dáo dác xung quanh rồi hỏi:
- Có việc gì lại đến tận đây?
- Thầy, bao năm qua thầy chắc cũng biết chị em con là con gái thầy phải không thầy.
Ông ta cau mày hỏi:
- Ờ, ờ, thì.. nhưng mà sao, hỏi thế để làm gì?
- Dạ, tụi con, tụi con còn có chuyện muốn nhờ thầy giúp.
- Việc gì, nói nhanh lên.
Chị tôi cúi gằm mặt lí nhí nói:
- Thì là, năm nay tụi con vào đại học rồi, thầy cũng biết gia cảnh nhà con thế nào. Năm nay bọn con đủ 18 tuổi nên là phải tự lo mọi thứ, bới vậy…
Ông ta ngăt lời chị cau có nói:
- Nói gì thì nói nhanh lên xem nào, vòng võ mãi, thế ai sai chị em bay tới đây?
Chị lắc đầu vội vã đáp:
- Không là con tự tìm đến, con nghĩ dẫu sao thì cũng vẫn là cha con, nên con muốn nhờ thầy giúp đỡ bọn con một chút để tụi con có thể thực hiện ước mơ học đại học.
- Đến đây để xin tiền đi học, mẹ chúng mày đi nước ngoài cơ mà, thiếu gì tiền.
Nước mắt nước mũi tèm lem chị lắc đầu nguầy ngậy mà đáp:
- Không đâu, con chỉ định nhờ thầy giúp thôi, sau này đi làm rồi, nhất định chị em con sẽ trả lại.
- Anh Khanh à, về sao không vào nhà mà đứng đó làm gì đấy. Mà ban nãy có 2 đứa học sinh đến tìm anh hỏi cái gì đấy.
Tiếng bà vợ của ông ta cất lên khiến ông ta lúng túng đáp:
- Uk, a đang nói chuyện với chúng nó đây, xong rồi anh vào luôn đấy.
Nói rồi ông ta móc ra mấy đồng lẻ dúi vào tay chị Lan mà nói:
- Tao không có tiền đâu, vợ con tao tao còn chưa lo được kia kìa. Đây có mấy đồng chúng mày cầm tạm, sau này đừng đến đây nữa.
Nhìn mầy đồng tiền nhàu nhĩ ấy mà tôi nổi điên, vội vàng giật khỏi tay chị và ném thẳng vào mặt ông ta quát:
- Ông giữ lại mà tiêu, chị em tôi không cần, bao năm qua không có ông chị em vẫn sống tốt.
Sau đó kéo tay chị đi một mạch giữa trời trưa nắng mà không thèm ngoái lại nhìn. Những ánh nắng yếu ớt đầu mua thu chẳng đủ để sưởi ấm cõi lòng lạnh giá của chị em tôi lúc này.
Thà rằng ngay từ đầu chị nghe tôi thì giờ đây chắc không đau đớn thế này, nhìn chị khóc nấc nở ở phía sau mà nỗi căm hận trong lòng tôi dâng trào. Tôi thề với lòng sẽ không bao giờ gặp lại ông ta nữa, từ nhỏ chị em tôi không có bố, bây giờ và mãi mãi sau này cũng vậy.
Nhờ lần tìm đến nhà ông ta tôi mới biết hoá ra cái người mà ông ta cưới sau khi ruồng rẫy mẹ tôi cũng đã ly hôn. Sau 5 năm chung sống với ông ta do có nhiều bất đồng nên 2 người tạm thời ly thân, đến khi đứa con lớn thì tiến hành ly hôn. Người đàn bà ban nãy chị em tôi gặp là vợ 2 của ông ta, chẳng trách sao tôi cứ thắc mắc sao con ông ta lại còn bé thế.
- ---*----*----
Trở về nhà tôi quyết định rủ chị đi lên luôn Hà Nội làm thêm, trước măt thì cứ xin tạm hai bác chút tiền đi đường, nếu may mắn chắc cũng kiếm đủ tiền ăn, và tiền nhà trọ, còn tiền học phí dần dần sẽ nghĩ sau.
Các bác nghe tôi trình bày cũng không hề phản đối, bác trai còn cẩn thận dúi vào tay tôi mấy trăm và dặn dò:
- Lên đó lạ nước lạ cái, 2 chị em mày nhớ bảo ban nhau mà sống nhớ chưa. Bác cũng chẳng có nhiều, có mấy đồng mày cầm lấy mà có cái đi đường với ăn uống trước mắt.
- Bác, con cảm ơn bác thời gian qua đã cưu mang con, suốt đời này con sẽ không bao giờ quên ơn bác đâu.
- Thôi cất ngay tiền đi không bác gái mày nhìn thấy bây giờ, nhớ lời bác đấy, con gái thì phải biết giữ lấy thân, đừng như mẹ mày rồi làm khổ hết mọi người. Bác thương mày, nhưng cũng chỉ lo được cho mày đến đây thôi, từ giờ chị em mày phải tự biết lo cho nhau.
Nói rồi bác vội vã đi ra ngoài, tôi thần người nhìn theo bóng lưng bác, sau đó vội vàng gấp vài bộ quần áo để sáng mai cùng chị Lan lên đường. Tương lai chẳng ai biết trước được nó thế nào, chỉ biết nếu ngày hôm nay bạn đã nỗ lực hết mình thì sau này dù có ra sao chắc chắn sẽ không hối hận.
Đêm ấy tôi nằm mãi mà không chợp mắt được, những kí ức ngày còn sống với ông bà lại hiện về trong tâm trí tôi. Cái miệng móm mém mỗi khi nhai trầu của bà, cả nụ cười hiền hậu của ông nữa, sao mà tôi nhớ đến này. Từng kỉ niệm cứ như vừa mới hôm qua đây thôi.
Nếu ông bà còn sống, hay tin chị em tôi đã cùng đỗ đại học sẽ vui lắm, đảm bảo sẽ hãnh diện mà đi khoe khắp xóm cho xem. Chỉ tiếc là tôi đã qua nhà thắp hương báo cáo với ông bà, nhưng khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của ông bà thì không thể nào thấy được.
Ngày mai trời sáng chị em tôi phải đi rồi, không biết bao giờ mới lại về thắp hương cho ông bà được. Chỉ nghĩ thế thôi mà gối tôi đã ướt đầm lúc nào chẳng hay, các anh chị nhà bác đều đã đi làm xa cả rồi, thành ra tôi chẳng có ai để mà tâm sự nữa.
Hồi chiều quyết tâm là thế, mà bây giờ tôi lại lo lắng quá, không biết chị Lan bên kia đã chuẩn bị xong chưa, liệu chị có ngủ được không hay cũng thao thức như tôi.
Chuyến xe đầu tiên trong ngày cũng đã lăn bánh, đưa chị em tôi nơi phồn hoa đô thị. Ở đây chúng tôi thuê một căn phòng nhỏ ở mãi vùng ngoại ô. Từ đây mà đi đến trường học và nơi làm thêm chị em tôi phải đi đến 3 chuyến xe bus và đi bộ thêm gần 1km nữa. Nhưng bù lại giá của nó khá rẻ lại yên bình giống quê tôi vậy.
Chị xin được làm nhân viên bán quần áo, còn tôi thì làm bưng bê ở 1 nhà hàng lớn. Bữa trưa chúng tôi đều ăn ở chỗ làm, còn bữa tối tôi luôn xin đồ thừa của khác đem về để hai chị em cùng ăn. Nói là đồ thừa nhưng chỗ tôi làm là nhà hàng cao cấp nên toàn đồ ngon, có những món trước đây tôi và chị còn chưa thấy bao giờ nữa.
Thời gian nhanh chóng trôi qua, lương thì chưa lấy được mà số tiền bác trai cho đã trả tiền nhà gần hết. Sau này khi nhập học rồi chị em tôi sẽ xin ở ký túc xá cho tiết kiệm, nhưng mối lo lớn nhất vẫn là tiền học phí.
Thức trắng mấy đêm tôi quyết định xin nghỉ làm hai ngày để bắt xe về quê, phải chờ đến khi bác gái đi vắng tôi mới dám nói:
- Bác Nam, con biết bác cũng khó khăn, nhưng mà chị em con đã may mắn thi đỗ rồi, chẳng lẽ lại không có cơ hội đi học hay sao bác. Bác thương con, bác có thể đứng ra vay nợ giúp con được không, con hứa sẽ cố gắng làm thêm và gửi tiền về cho bác trả nợ mà.
- Không phải là bác không muốn vay cho chúng mày, nhưng còn bác gái nữa. Dẫu gì cũng phải bàn với bà ấy 1 câu.
- Cháu xin bác, cháu biết bác gái luôn tôn trọng bác mà, thời điểm này chỉ có mình bác mới có thể giúp được chị em cháu mà thôi.
Bác nhìn tôi vừa quỳ gối vừa khóc lóc cũng mủi lòng, nhưng khi đem chuyện này nói với bác gái thì bác gạt phắt đi:
- Ông điên à, con ông còn đang không có tiền mà đi học kia kìa.
- Tôi biết, nhưng mà chị em nó học giỏi, thôi thì mình cố gắng đứng ra vay mượn giúp nó, để cho chúng nó có tương lai. Giờ bố mẹ nó đã thế rồi, chả lẽ mình cũng bỏ mặc thì tội nghiệp chúng nó.
- Giúp nó vậy ai giúp tôi với con ông, không thương nó mà mười mấy năm qua tôi oằn lưng đi làm nuôi con Lệ ăn học à, không vì ông thì tôi đã đuổi nó ra đường từ lâu rồi.
Tôi ở bên ngoài nghe thấy thế thì chạy vội lại ôm lấy chân bác gái mà khóc lóc:
- Bác ơi, cháu biết nhờ có hai bác mà cháu mới có ngày hôm nay, nhưng cháu xin bác, bác giúp cháu nốt lần này thôi. Nếu muốn cháu có thể đứng ra viết giấy vay nợ và hứa sẽ vừa học vừa làm để trả được không bác?
- Ơ hay cái con này, mày viết giấy nhưng đến khi mày không có khả năng trả thì không lẽ tao mài cái tờ giấy đấy ra lấy tiền để trả cho người ta à?
- Không bác ơi, cháu với chị Lan xin được việc làm rồi, phòng thì sau khi nhập học bọn cháu sẽ ở ký túc cho tiết kiệm. Ăn thì cũng ăn cả ở chỗ làm nên nhất định cháu sẽ sớm trả lại cho bác mà.
Bác trai thấy thế thì mủi lòng bảo:
- Thôi con Lệ đứng lên đi, lát bác qua nhà ông Lý đầu làng hỏi vay cho.
Cũng vì cái quyết định vay tiền cho chị em tôi đóng học phí mà bác bị bác gái giận cả tháng liền. Tôi sau khi viết xong giấy vay nợ cho bác và nhận tiền thì cũng vội vã chào bác đi để còn kịp thời gian nhập học.
Cổng trường đại học ở phía trước kia rồi, tương lai của chị em tôi kia rồi, tôi nhất định sẽ cố gắng, sẽ học thật giỏi sau đó tìm một công việc thật tốt. giống như lời hứa năm nào với bà.
Danh sách chương