- Đúng là đàn bà con gái, chanh chua vô đối. Cái gì mà tiên tử, tôi thấy giống mấy ả dưới trần gian hơn. - Thánh Gióng vừa đi vừa bực dọc.
- Không ngờ đấy. Có thể hai người không biết, nhưng ở dưới kia Hằng Nga này nổi tiếng. - Sợ bọn họ mà phát hiện ra thần tượng của mình thế này thì, chậc... thế giới quan chắc sẽ sụp đổ - Nhưng mà, chú Cuội tại sao lại trở thành người hầu của cô ta? Ngọc Thố là một thỏ tinh lại chạy đi lung tung thế kia? - Tôi nghĩ con thỏ kia chắc bị người ta bắt đi rồi, hòng muốn đe dọa Hằng Nga. Nhưng đáng tiếc cô ta chẳng mảy may để tâm, ngược lại còn sống an nhàn hơn ngày thường nên hắn mới sốt ruột, gửi tiếp một con thỏ cảnh cáo. Con thỏ kia như đại diện cho Ngọc Thố. - Trần Thạch gật đầu, tiếc là ngoài dự đoán, Hằng Nga còn thờ ơ hơn.
- Tại sao chú Cuội lại không thể là người hầu của Hằng Nga? Nghe cái tên cũng đã đủ hiểu rồi. - Thánh Gióng lại nghĩ, cái tên này hẳn là Hẳng Nga đặt bừa cho anh ta.
- Không đâu. Chuyện về chú Cuội thật ra có cả một giai thoại đấy. - Hoài Ly bắt đầu hồi tưởng lại những gì mình được nghe ở trần gian.
Chú Cuội nguyên thân là một tiều phu. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Trong lúc vô tình, anh ta nhìn thấy một cây lạ, chỉ cần ăn vào thì cho dù sắp chết cũng có thể tỉnh lại, vì vậy Cuội đào gốc mang về.
- Loài người đúng là tham lam, thấy cái gì quý và lạ thì cứ thích đem ra làm của riêng của mình. Bởi vậy mới có nhiều câu chuyện cổ tích kỳ quái, nào thì tốt bụng được quạ cho vàng, rồi thì được thần tiên giúp đỡ, rốt cuộc cũng chỉ là ảo tưởng của bọn họ, muốn một cuộc sống như thần tiên, không cần lao động làm ra tiền, há miệng chờ sung.
Hoài Ly không quan tâm đến lời bình phiến diện mà cũng có phần đúng của Trần Thạch, tiếp tục kể.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, muốn thử tác dụng của cây mà bứt lá nhai và mớm cho ông già. May thay, ông lão mở mắt ngồi dậy. Khi nghe Cuội kể về lịch cái cây, ông lão kêu lên: "Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!"
Chưa kể xong, cô lại bị Thánh Gióng ngắt lời. Anh ta vỗ đùi cười sặc sụa:
- Hẳn là ông lão đó khó chịu lắm. Hai người đàn ông hôn nhau giữa đường cơ mà. Hẳn nếu không phải vì sống lại, cho dù chết ông ta cũng muốn lật quan tài. - Nói rồi Thánh Gióng còn lố lăng lau nước mắt - Dám chắc ông lão kia là vị thần tiên nào đó hóa thành chỉ điểm cho chú Cuội. Một ông lão ăn mày mà biết về một loại cây sâu trong rừng núi, không thể tin được.
Cũng có phần đúng.
- Chú Cuội cũng có thể nhai rồi dùng tay đút cho ông lão mà, đâu nhất thiết phải dùng miệng. - Hoài Ly bác bỏ suy đoán vớ vẩn của Thánh Gióng - Với lại, anh có thể đừng ngắt lời tôi nữa được không?
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là anh ta vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một thời gian sau, nhờ cứu sống được một cô gái, cô gái kia liền lấy thân báo đáp. Vợ chồng sống hòa thuận.
Vào một hôm Cuội đi vắng, bọn thổ phỉ vào cướp hết đồ đạc, rồi tàn ác giết luôn cả vợ Cuội, còn moi cả ruột vứt xuống sông. Bởi vì ruột bị moi, khi Cuội phát hiện thì cho dù có mớm bao nhiêu lá cây vợ cũng không tỉnh. Đúng lúc đó, một con chó mà Cuội cứu được, xin hiến ruột mình vào vợ Cuội. Cuội nghĩ vậy làm liều, đuổi ruột người và chó cho nhau. Cuối cùng cứu sống được cả hai.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Cuội đi làm, luôn dặn vợ ở nhà chú ý tưới cây bằng nước sạch, không ngờ người vợ lú lẫn đi tiểu vào gốc cây. Vừa tiểu xong, cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
- Quanh đi quẩn lại cũng là do lòng tham của chú Cuội, nếu không sao lại bị kéo lên trên trời được, đáng lẽ giờ này có thể làm một người chồng bình thường sống với vợ và con chó kia rồi. Với cả, anh ta cũng quá khù khờ, muốn được nổi danh nên đi khắp nơi chữa bệnh từ thiện.
- Chuyện lạ hơn là con chó kia còn biết nói. Chắc là chó luyện thành tinh rồi, có khi nó chính là thứ dụ thổ phỉ vào nhà. Chứ nhà chú Cuội nghèo vậy làm gì có tiền cho thổ phỉ cướp. Rồi thì thấy có lỗi nên mới diễn màn đổi ruột, muốn hóa thành nguyên hình trốn đi. Ai ngờ chú Cuội này khù khờ, đổi ruột bọn họ cho nhau. Huống chi ruột người quý hơn ruột chó, chó đương nhiên tỉnh như người, còn người thì lại biến ngu như chó.
- Ruột người và ruột chó rõ ràng kích cỡ khác nhau, nhét sao vừa nhỉ? Có khi bụng người vợ có chừa một khoảng trống hoác cũng nên. Mà có khi, bọn họ chết vì mất quá nhiều máu, đổi ruột kia mà.
- Tóm lại chú Cuội kia vừa khờ, vừa ngu, lại còn tỏ ra nguy hiểm. Bởi vậy Hằng Nga khinh thường hắn ta là phải.
Trần Thạch và Thánh Gióng, hai người anh một câu tôi một câu, xuyên tạc câu chuyện truyền thuyết của dân gian, cuối cùng kết luận một câu giải đáp câu hỏi ban đầu của cô. Chú Cuội đáng bị Hằng Nga đối xử như vậy.
- Làm ơn, đây là truyền thuyết đó, truyền thuyết có hiểu không? Sao có thể lấy thực tiễn khoa học khô khan để phân trần nó. Đã là truyền thuyết thì cho dù ông mặt trời biết nói cũng là bình thường, huống chi là một con chó nhỏ. Còn ông lão, có thể ông ấy biết cái cây thần trong dân gian thì sao? Tóm lại, lời mấy người nói đều bác bỏ. - Hoài Ly thoải mái gạt bỏ tất cả - Điều làm tôi thắc mắc là Hằng Nga. Cô ta được tung hô như nữ thần vậy, sao bây giờ lại lêu lổng thế kia?
Cuối tháng ba, Hoài Ly được Đại Thành gọi về để dự lễ hội mùa xuân. Nhanh đến mức cô tưởng như ngày bên dưới Địa Phủ trôi nhanh giống như trên trần gian. Có một chuyện cô không ngờ đó là tin tức Hoài Ly là vợ của Đại tướng quân Trần Thạch lan truyền như cơn lũ quét. Ngay cả những người hàng xóm phiền phức của cô cũng liên tục gửi tin nhắn, bảo ban nhất định cô phải dẫn một người trên Thiên Đình xuống đây dự tiệc.
Đương nhiên, tin tức linh thông như vậy, Địa Mẫu người không biết mới lạ. Đặc biệt kêu người viết riêng một cái thiệp cho Hoài Ly và chồng, gửi đến tận phủ tướng quân. Trần Thạch nhướng mày, không biết nên cười hay khóc đưa thiệp mời cho cô xem. Vẻ mặt Hoài Ly méo xẹo.
Đúng lúc đó, Ngọc Hoàng cũng phong phanh tin Hằng Nga bị "dọa sợ", phái Thánh Gióng đi theo cô ấy xuống kia. Hằng Nga năm nay đại diện cho Thiên Đình xuống Địa Phủ dự lễ hội mùa xuân hằng năm. Bởi vì Ngọc Thố còn chưa tìm ra nên chú Cuội đành đi theo cùng. Tóm lại, đội ngũ đi xuống Địa Phủ cũng không ít.
Hoài Ly trở thành hướng dẫn viên. Hằng Nga là tiên tử, cháu họ của Ngọc Hoàng, không thể bừa bãi đi theo con đường bình thường được. Bọn họ cùng nhau đi đến công viên giải trí, lại còn xếp hàng chơi trò vòng quay. Hằng Nga hết sức không vui vẻ, bọn họ cũng không khá hơn, nhưng đây là con đường trực tiếp dẫn đến cung điện của Địa Mẫu.
Bởi vì nhàm chán, Thánh Gióng nhiều chuyện kêu cô kể vài sự tích liên quan đến Địa Mẫu. Nếu ở Trung Quốc, Diêm Vương đứng đầu Địa Phủ thì ở Việt Nam, người phụ nữ gọi là Địa Mẫu kia mới là boss. Tuy nhiên, lịch sử của Địa Mẫu và cách hoạt động ở Địa Phủ thì cũng không khác Trung Quốc là mấy.
Từ thuở sơ khai, Ngọc Hoàng cùng với Nữ Thần Mặt Trời sinh ra năm người con đầu tiên. Địa Mẫu là người con thứ năm. Do Nữ Thần đã lớn tuổi, Địa Mẫu ra với một cơ thể đang phân hủy, bốc mùi hôi thối, xấu xí khiến người ta sợ hãi. Ngọc Hoàng là bậc vua, dưới sự đàm tiếu của Thiên Đình, mặc cho Nữ Thần Mặt Trời có ngăn cản, Ngọc Hoàng cắn răng đẩy nàng xuống trần gian, để nàng tự sinh tự diệt.
Nữ Thần Mặt Trời vì vậy mà tức giận, rời khỏi Thiên Đình, rời xa Ngọc Hoàng và thứ quyền thế đầy ép buộc của ông, mãi mãi không quay về. Địa Mẫu xuống trần gian nhưng pháp lực vẫn còn, nàng đào một cái hang rất sâu và sống ở đó để từ nay không ai phải thấy mình nữa. Nàng đặt tên cho ngôi nhà mới của mình là Địa Phủ. Địa Mẫu còn dùng đất nặn thành những con quỷ để bầu bạn cùng mình cho với bớt buồn.
- Không ngờ đấy. Có thể hai người không biết, nhưng ở dưới kia Hằng Nga này nổi tiếng. - Sợ bọn họ mà phát hiện ra thần tượng của mình thế này thì, chậc... thế giới quan chắc sẽ sụp đổ - Nhưng mà, chú Cuội tại sao lại trở thành người hầu của cô ta? Ngọc Thố là một thỏ tinh lại chạy đi lung tung thế kia? - Tôi nghĩ con thỏ kia chắc bị người ta bắt đi rồi, hòng muốn đe dọa Hằng Nga. Nhưng đáng tiếc cô ta chẳng mảy may để tâm, ngược lại còn sống an nhàn hơn ngày thường nên hắn mới sốt ruột, gửi tiếp một con thỏ cảnh cáo. Con thỏ kia như đại diện cho Ngọc Thố. - Trần Thạch gật đầu, tiếc là ngoài dự đoán, Hằng Nga còn thờ ơ hơn.
- Tại sao chú Cuội lại không thể là người hầu của Hằng Nga? Nghe cái tên cũng đã đủ hiểu rồi. - Thánh Gióng lại nghĩ, cái tên này hẳn là Hẳng Nga đặt bừa cho anh ta.
- Không đâu. Chuyện về chú Cuội thật ra có cả một giai thoại đấy. - Hoài Ly bắt đầu hồi tưởng lại những gì mình được nghe ở trần gian.
Chú Cuội nguyên thân là một tiều phu. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Trong lúc vô tình, anh ta nhìn thấy một cây lạ, chỉ cần ăn vào thì cho dù sắp chết cũng có thể tỉnh lại, vì vậy Cuội đào gốc mang về.
- Loài người đúng là tham lam, thấy cái gì quý và lạ thì cứ thích đem ra làm của riêng của mình. Bởi vậy mới có nhiều câu chuyện cổ tích kỳ quái, nào thì tốt bụng được quạ cho vàng, rồi thì được thần tiên giúp đỡ, rốt cuộc cũng chỉ là ảo tưởng của bọn họ, muốn một cuộc sống như thần tiên, không cần lao động làm ra tiền, há miệng chờ sung.
Hoài Ly không quan tâm đến lời bình phiến diện mà cũng có phần đúng của Trần Thạch, tiếp tục kể.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, muốn thử tác dụng của cây mà bứt lá nhai và mớm cho ông già. May thay, ông lão mở mắt ngồi dậy. Khi nghe Cuội kể về lịch cái cây, ông lão kêu lên: "Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!"
Chưa kể xong, cô lại bị Thánh Gióng ngắt lời. Anh ta vỗ đùi cười sặc sụa:
- Hẳn là ông lão đó khó chịu lắm. Hai người đàn ông hôn nhau giữa đường cơ mà. Hẳn nếu không phải vì sống lại, cho dù chết ông ta cũng muốn lật quan tài. - Nói rồi Thánh Gióng còn lố lăng lau nước mắt - Dám chắc ông lão kia là vị thần tiên nào đó hóa thành chỉ điểm cho chú Cuội. Một ông lão ăn mày mà biết về một loại cây sâu trong rừng núi, không thể tin được.
Cũng có phần đúng.
- Chú Cuội cũng có thể nhai rồi dùng tay đút cho ông lão mà, đâu nhất thiết phải dùng miệng. - Hoài Ly bác bỏ suy đoán vớ vẩn của Thánh Gióng - Với lại, anh có thể đừng ngắt lời tôi nữa được không?
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là anh ta vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một thời gian sau, nhờ cứu sống được một cô gái, cô gái kia liền lấy thân báo đáp. Vợ chồng sống hòa thuận.
Vào một hôm Cuội đi vắng, bọn thổ phỉ vào cướp hết đồ đạc, rồi tàn ác giết luôn cả vợ Cuội, còn moi cả ruột vứt xuống sông. Bởi vì ruột bị moi, khi Cuội phát hiện thì cho dù có mớm bao nhiêu lá cây vợ cũng không tỉnh. Đúng lúc đó, một con chó mà Cuội cứu được, xin hiến ruột mình vào vợ Cuội. Cuội nghĩ vậy làm liều, đuổi ruột người và chó cho nhau. Cuối cùng cứu sống được cả hai.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Cuội đi làm, luôn dặn vợ ở nhà chú ý tưới cây bằng nước sạch, không ngờ người vợ lú lẫn đi tiểu vào gốc cây. Vừa tiểu xong, cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
- Quanh đi quẩn lại cũng là do lòng tham của chú Cuội, nếu không sao lại bị kéo lên trên trời được, đáng lẽ giờ này có thể làm một người chồng bình thường sống với vợ và con chó kia rồi. Với cả, anh ta cũng quá khù khờ, muốn được nổi danh nên đi khắp nơi chữa bệnh từ thiện.
- Chuyện lạ hơn là con chó kia còn biết nói. Chắc là chó luyện thành tinh rồi, có khi nó chính là thứ dụ thổ phỉ vào nhà. Chứ nhà chú Cuội nghèo vậy làm gì có tiền cho thổ phỉ cướp. Rồi thì thấy có lỗi nên mới diễn màn đổi ruột, muốn hóa thành nguyên hình trốn đi. Ai ngờ chú Cuội này khù khờ, đổi ruột bọn họ cho nhau. Huống chi ruột người quý hơn ruột chó, chó đương nhiên tỉnh như người, còn người thì lại biến ngu như chó.
- Ruột người và ruột chó rõ ràng kích cỡ khác nhau, nhét sao vừa nhỉ? Có khi bụng người vợ có chừa một khoảng trống hoác cũng nên. Mà có khi, bọn họ chết vì mất quá nhiều máu, đổi ruột kia mà.
- Tóm lại chú Cuội kia vừa khờ, vừa ngu, lại còn tỏ ra nguy hiểm. Bởi vậy Hằng Nga khinh thường hắn ta là phải.
Trần Thạch và Thánh Gióng, hai người anh một câu tôi một câu, xuyên tạc câu chuyện truyền thuyết của dân gian, cuối cùng kết luận một câu giải đáp câu hỏi ban đầu của cô. Chú Cuội đáng bị Hằng Nga đối xử như vậy.
- Làm ơn, đây là truyền thuyết đó, truyền thuyết có hiểu không? Sao có thể lấy thực tiễn khoa học khô khan để phân trần nó. Đã là truyền thuyết thì cho dù ông mặt trời biết nói cũng là bình thường, huống chi là một con chó nhỏ. Còn ông lão, có thể ông ấy biết cái cây thần trong dân gian thì sao? Tóm lại, lời mấy người nói đều bác bỏ. - Hoài Ly thoải mái gạt bỏ tất cả - Điều làm tôi thắc mắc là Hằng Nga. Cô ta được tung hô như nữ thần vậy, sao bây giờ lại lêu lổng thế kia?
Cuối tháng ba, Hoài Ly được Đại Thành gọi về để dự lễ hội mùa xuân. Nhanh đến mức cô tưởng như ngày bên dưới Địa Phủ trôi nhanh giống như trên trần gian. Có một chuyện cô không ngờ đó là tin tức Hoài Ly là vợ của Đại tướng quân Trần Thạch lan truyền như cơn lũ quét. Ngay cả những người hàng xóm phiền phức của cô cũng liên tục gửi tin nhắn, bảo ban nhất định cô phải dẫn một người trên Thiên Đình xuống đây dự tiệc.
Đương nhiên, tin tức linh thông như vậy, Địa Mẫu người không biết mới lạ. Đặc biệt kêu người viết riêng một cái thiệp cho Hoài Ly và chồng, gửi đến tận phủ tướng quân. Trần Thạch nhướng mày, không biết nên cười hay khóc đưa thiệp mời cho cô xem. Vẻ mặt Hoài Ly méo xẹo.
Đúng lúc đó, Ngọc Hoàng cũng phong phanh tin Hằng Nga bị "dọa sợ", phái Thánh Gióng đi theo cô ấy xuống kia. Hằng Nga năm nay đại diện cho Thiên Đình xuống Địa Phủ dự lễ hội mùa xuân hằng năm. Bởi vì Ngọc Thố còn chưa tìm ra nên chú Cuội đành đi theo cùng. Tóm lại, đội ngũ đi xuống Địa Phủ cũng không ít.
Hoài Ly trở thành hướng dẫn viên. Hằng Nga là tiên tử, cháu họ của Ngọc Hoàng, không thể bừa bãi đi theo con đường bình thường được. Bọn họ cùng nhau đi đến công viên giải trí, lại còn xếp hàng chơi trò vòng quay. Hằng Nga hết sức không vui vẻ, bọn họ cũng không khá hơn, nhưng đây là con đường trực tiếp dẫn đến cung điện của Địa Mẫu.
Bởi vì nhàm chán, Thánh Gióng nhiều chuyện kêu cô kể vài sự tích liên quan đến Địa Mẫu. Nếu ở Trung Quốc, Diêm Vương đứng đầu Địa Phủ thì ở Việt Nam, người phụ nữ gọi là Địa Mẫu kia mới là boss. Tuy nhiên, lịch sử của Địa Mẫu và cách hoạt động ở Địa Phủ thì cũng không khác Trung Quốc là mấy.
Từ thuở sơ khai, Ngọc Hoàng cùng với Nữ Thần Mặt Trời sinh ra năm người con đầu tiên. Địa Mẫu là người con thứ năm. Do Nữ Thần đã lớn tuổi, Địa Mẫu ra với một cơ thể đang phân hủy, bốc mùi hôi thối, xấu xí khiến người ta sợ hãi. Ngọc Hoàng là bậc vua, dưới sự đàm tiếu của Thiên Đình, mặc cho Nữ Thần Mặt Trời có ngăn cản, Ngọc Hoàng cắn răng đẩy nàng xuống trần gian, để nàng tự sinh tự diệt.
Nữ Thần Mặt Trời vì vậy mà tức giận, rời khỏi Thiên Đình, rời xa Ngọc Hoàng và thứ quyền thế đầy ép buộc của ông, mãi mãi không quay về. Địa Mẫu xuống trần gian nhưng pháp lực vẫn còn, nàng đào một cái hang rất sâu và sống ở đó để từ nay không ai phải thấy mình nữa. Nàng đặt tên cho ngôi nhà mới của mình là Địa Phủ. Địa Mẫu còn dùng đất nặn thành những con quỷ để bầu bạn cùng mình cho với bớt buồn.
Danh sách chương