Ánh nắng gay gắt của mùa hè làm cho mọi người có cảm giác uể oải và lười biếng, ngồi trong xe ô tô, Hiểu tập trung lái xe, Mùa thì trầm tư suy nghĩ. Cô đang nghĩ xem lát gặp bố, gặp mẹ thì sẽ nói câu gì trước tiên? Con nhớ và yêu bố mẹ lắm? Hay con xin lỗi bố mẹ? Không được, nói thế nào cũng không được bởi ở quê nhà, bố mẹ cô lam lũ vất vả, hiếm khi nói mấy lời yêu thương kiểu như vậy lắm, nếu dùng mấy câu đó nghe chừng có phần giả tạo, khách sáo. Mùa nghĩ thế rồi lại lắc đầu...
À đúng rồi, chuyến này trở về cô nhất định sẽ đem chuyện chị Vân để nói cho bố mẹ nghe, để bố cô biết rằng, chính đứa con gái xinh đẹp của ông đã khiến cho cô suýt thì không còn đường mà trở về nữa. Nhất định thế rồi, sao có thể không nói ra được chứ? Dọc đường Mùa hỏi thăm đường vào làng mình, rõ là... người làng mình mà cũng không thông thạo đường đi lối lại, Mùa thầm nghĩ phải chi bản thân mình là người trên giời rơi xuống.
Đi đến xã, thấy nơi thân quen mà trước đây mình hay đi lại Mùa thấy sống mũi cay cay, khóe mi lại chực rơi lệ...
Sắp đến nhà em chưa? Hiểu cất lời.
Gần rồi anh ạ!
Em nói lần nữa... nhà em nghèo lắm ấy, chỉ sợ anh không chịu nổi thôi..
Mùa buồn bã đáp nhưng cô vẫn không quên nhắc nhở Hiểu, sợ anh sẽ hối hận.
Ơ kìa. Anh đã nói thế nào nhỉ? Anh không quan trọng chuyện giàu nghèo, nếu anh tính toán đến vậy thì hà tất phải hao tâm khổ tứ đưa em vượt ngàn dặm đường trường trở về đây?
Mùa im lặng không nói, vì sau câu nói của Hiểu cô lại thấy mình nói hơi thừa, mọi việc anh làm cô còn chưa rõ hay sao? Xe chậm rãi đi qua từng căn nhà, Mùa thầm nhớ lại chuyện lúc trước, đây chính là bà con lối xóm của cô, nhà của cánh Cái Đào, Cái Tuyết, mấy đứa ngày trước hay tụ tập rủ nhau đi giao lưu văn nghệ xóm, cùng nhau đi làm đồng rồi vào nhà máy gạch làm công nhân. Chưa đầy một năm, có lẽ vì di chuyển qua quá nhiều nơi nên Mùa cảm giác như đã lâu lắm.
Đến trước ngõ nhỏ rẽ vào nhà Mùa, cái đống rơm to đùng ở đầu ngõ, con chó trắng vẫn quanh quẩn ở dưới chân đống rơm, chạy nhảy rồi tìm kiếm cái gì đó hay ho. Khi nghe thấy động cơ ô tô rì rì đến gần, con chó ngưng chạy nhảy, nó thấy người lạ liền chúi đầu về phía trước sủa gâu gâu. Mùa nhìn thấy nó liền mắng mỏ, mặc dù cô vẫn đang ngồi trên xe chưa xuống.
Chó với mèo, nó thấy chị nó về mà không chào một tiếng, còn cắn nữa à?
Để xem chị có phát cho một cái vào mông không?
Hiểu nghe Mùa nói anh liền đoán ngay, đây có lẽ là nhà của Mùa rồi. Anh dừng xe lại nhưng chưa dừng động cơ vì không thấy Mùa nói đây là nhà của cô, anh quan sát xung quanh. Quả thực là thôn quê bình dị, giản dị từ đầu làng vào đến nhà cô. Hiếm thấy căn nhà nào hai ba tầng, con đường nhiều chỗ còn rải đá mạt, chưa được đổ bê tông.
Căn nhà nhỏ là trát xi măng lỗ chỗ, có chỗ hồ vỡ còn rơi vụn ra từng đám trông như cái tổ ong. Phía sau nhà là rặng tre cao vun vút, căn bếp trước sân khói đang bay nghi ngút. Mùa đoán chắc mẹ đang nấu cơm trưa, cô quay sang nói với Hiểu:
Đến nhà em rồi, ngõ này không có nhà nào khác đi chung nên anh không cần quay đầu xe đâu.
Tắt máy đi kẻo con chó nó thấy ồn nó sủa mãi!
Anh biết rồi.
Hiểu lặng lẽ làm theo lời Mùa, anh mở cửa bước xuống theo cô đi vào trong sân. Con chó trắng đang sủa nhặng lên như vậy, ấy thế mà khi thấy Mùa bước ra từ trong xe ô tô, nó ngừng hẳn không sủa nữa, chạy ra quẫy đuôi mừng quýnh. Mùa thầm cảm thán "lâu như vậy mà vẫn nhận ra chị... đúng là khôn như cún!". Nghĩ vậy rồi cô xoa đầu nó một cái tiến bước vào trong, nhà trên không có người, Mùa đoán có lẽ bố cô bận đi làm đồng hoặc sang nhà hàng xóm chơi.
Khói nghi ngút ở bếp, biết mẹ ở trong đó nên cô đi thẳng xuống dưới. Cái bếp đun bằng rơm rạ, thân cây khô nên khói bay khiếp quá, lâu lắm rồi Mùa mới cảm nhận được mùi khói thế này. Bóng lưng mẹ cô đang hì hụi đảo nồi cám lợn, cánh tay bà dùng nhiều sức, lưng còng hẳn đi. Nhất thời đứng nhìn mẹ làm, Mùa không nói thành lời nữa, cảm xúc được trở về đây nó khó diễn tả làm sao.
Rồi mẹ Mùa chợt dừng tay lại, bà có cảm giác như ai đó đang nhìn mình từ phía sau. Theo phản xạ tự nhiên, bà quay đầu ra nhìn... bà ngạc nhiên vô cùng vì người đứng ở đó chính là đứa con gái bé bỏng bao ngày bà mong nhớ. Cái đũa to dài để đảo cám lợn rơi phịch xuống đất, bà ngơ người ra vì sợ mình nhìn lầm, khói vẫn bay trắng xóa gian bếp chật hẹp. Bà cố nheo mắt lại nhìn cho rõ, có lẽ khói từ củi đuốc còn ẩm nên hai mắt bà cay xè, bà sợ rằng đây chỉ là ảo giác mà thôi. Con gái bà tại sao lại có nước da trắng trẻo đến thế?
Đứng ở bên ngoài, Mùa còn ngạc nhiên gấp hai lần mẹ ở bên trong, bởi lẽ suýt nữa cô không nhận ra mẹ mình. Mới chưa đầy một năm giời, trời ơi, tại sao mẹ lại có thể nhanh già đến như vậy? Mái tóc bà bạc trắng xóa cả đầu, mặt mũi nhăn nheo, những nếp nhăn chằng chịt, hai cánh tay đồi mồi mọc lởm chởm.
Mẹ của con...
Mẹ... mẹ ơi!
Mùa nhìn mẹ mà thương đến phát khóc, thời gian qua vắng cô, mọi việc đều mẹ đảm đương, nắng mưa sương gió đã khiến bà thành như vậy ư? Mùa mếu máo gọi mẹ.
Có phải con Mùa không?
Mẹ cô đứng khom khom người, hai bàn tay đưa lên mặt dụi dụi mắt để nhìn lại cho rõ, mới hơn 60 tuổi mà nhìn bà đã già lắm. Không đúng, chính xác là từ ngày cô vắng nhà mẹ mới nhanh già đến vậy, xảy ra bao nhiêu chuyện, người phụ nữ đáng thương ấy một mình phải gánh chịu những nỗi đau quá lớn, mỗi ngày trôi qua gần như là bà thức trắng đêm không ngủ được. Mắt ngày một kém đi, tóc bạc gần hết, da dẻ thì nhăn nheo...
Nước mắt của hai người phụ nữ lại tuôn trào trong vô thức, từ hốc mắt của người mẹ già, những giọt lệ trong veo rưng rưng hai gò má, bà đau lòng biết bao, thương nhớ biết bao. Đứa con máu mủ mà đến gần nửa cuộc đời bà mới sinh nở ra được, biệt ly gần năm trời, có người mẹ nào nỡ chứ...
Con... Là con mẹ ạ..
Con là Mùa đây!
Giọng Mùa lạc đi. Hiểu đứng bên cạnh, anh im lặng không nói gì, quả thực là anh không biết phải nói gì thì hơn. Mẹ cô cứ ngỡ Vân là người tốt, tưởng Vân đưa em về nên bà mừng quá vội hỏi:
Chị Vân đưa về à con?
Dạ. Không phải đâu mẹ.
Lúc này bà mới ngớ người rồi nhìn sang người đàn ông đứng bên cạnh cô, bây giờ bà mới kịp quan sát bởi khi nãy nhận ra con gái bà mừng quá quên hết mọi thứ xung quanh. Cậu thanh niên mặc quần Jean xám ghi bạc màu, áo sơ mi kẻ caro tay lỡ, đeo kính râm tròn tròn. Nước da rắn rỏi, cao lớn đang đứng bên cạnh, tay xách cái túi hành lý của Mùa. Bà ngập ngừng:
Đây là?
Bà nói vu vơ nhưng Hiểu vội đáp lời ngay:
Chào bác! Cháu là bạn của Mùa ạ!
Cháu à...
Trời nắng vào nhà đi con, cháu cũng lên nhà ngồi chơi cho mát, bác dở tay một chút là lên ngay.
Mùa thương mẹ già yếu, cô không nỡ bỏ lên nhà, nhìn cảnh mẹ lom khom quấy nồi cám lợn cô thấy bản thân hối hận vô cùng.
Mẹ! Mẹ nghỉ tay để con làm cho, mẹ nghỉ đi.
Không sao, mẹ làm được, mày vừa đi đường về mệt, vào nhà ngồi chơi cho mát cho bạn nó vào chứ.
Mẹ quấy nhanh tí còn cho con lợn sề nó ăn, sắp đến ngày đẻ rồi, bồi dưỡng cho nó tí xem có được đàn lợn con bụ bẫm không...
Bà mừng quá, bao ngày mong ngóng, tin tức về con gái riêng của chồng biệt tăm, thấy con về bà cuống lên, tay chân lảo đảo, cố làm cho xong để còn lên nhà trò chuyện với con gái. Mùa dắt tay Hiểu đi lên nhà, vừa bước vào đến cửa, khung cảnh trong nhà khiến cô bàng hoàng.
Gian nhà phía bên trái đặt một bàn thờ, người trong bức hình chính là bố cô. Hương khói, trái cây đặt trên bàn, xung quanh là những bài văn phúng điếu treo hai bên... chuyện gì thế này?
Mùa nói như hét lên:
Mẹ ơi!
Mẹ!
Rồi cô ngã gục xuống nền nhà, không ai khác, người đàn ông trong bức ảnh đang nở nụ cười tươi rói ấy chính là bố của cô. Hiểu không hiểu chuyện gì, thấy cô ngã khuỵ xuống đất thì vội đỡ Mùa đứng lên, chân tay cô bủn rủn, cố bám vào anh. Cô lắc đầu, hy vọng đây không phải là sự thật, không thể thế được. Bố cô...thật sự đã mất rồi ư?
Vừa hay lúc ấy mẹ cô vừa quấy xong nồi cám lợn, bà múc ra cái chậu cho nguội lát sẽ cho lợn ăn, thấy con gọi lớn bà không kịp rửa tay chân mà tất tưởi đi lên nhà ngay. Thấy Mùa khóc khi nhìn chằm chằm vào bức ảnh thờ bà mới vỡ lẽ, thì ra bao lâu nay không liên lạc được với cô nên tin tức bố mất Mùa không hay biết gì. Cảm giác uất ức, đau buồn ứ đọng bao ngày, giờ gặp con gái bà lại góp thêm nước mắt.
Thắp cho bố nén nhang đi con!
Mẹ... Bố con tại sao lại như thế?
Nghe lời mẹ, ra thắp cho ông ấy nén nhang... biết con về chắc ông vui lắm đấy!
Hiểu đỡ Mùa chậm rãi tiến về phía ban thờ, chân dung người cha già làm tim cô quặn thắt, bố ơi, con gái bất hiếu, mong ngày trở về để đoàn tụ với gia đình... lẽ nào bố không đợi thêm được ư? Tại sao bố lại bỏ mẹ bỏ con mà đi thế này?
Hiểu là bạn Mùa, lần đầu đến đây, anh lễ phép lấy một nén hương và châm lửa lên khấn vái, đại ý anh giới thiệu mình là bạn bè đưa Mùa trở về nhà. Lúc anh đốt hương thì không sao, đến lượt Mùa, cô châm ngọn lửa vào que hương, lửa bốc cháy đùng đùng khiến cô được phen hoảng sợ. Có lẽ thấy cô về nên bố cô mừng quá, Mùa vừa khấn vừa chắp tay vái liên tục, không ngớt mồm xin lỗi bố và mong bố yên nghỉ.
Đúng lúc ấy, không biết ở đâu ra xuất hiện một con bướm trắng to như bàn tay, bay qua cửa lớn rồi vào nhà, tiến sát đến ban thờ của bố Mùa và dừng lại trên đầu cô. Cánh bướm chập chờn, không ai bảo ai nhưng mẹ cô và Mùa đều ngầm hiểu rằng, bố cô thấy con gái trở về nên tạo điềm báo cho mẹ con cô biết. Mùa đưa tay ra, con bướm bay lượn quanh một vòng, cô thì thầm trong miệng:
Bố à... Con gái đã bình yên trở về rồi, nơi chín suối bố hãy yên nghỉ nhé!
Thế rồi, con bướm bay đến di ảnh của bố cô, bay quanh 3 vòng rồi bay đi khỏi, Hiểu lần đầu được chứng kiến sự việc kỳ lạ như vậy nên anh nín thở quan sát, trong lòng có chút run sợ.
À đúng rồi, chuyến này trở về cô nhất định sẽ đem chuyện chị Vân để nói cho bố mẹ nghe, để bố cô biết rằng, chính đứa con gái xinh đẹp của ông đã khiến cho cô suýt thì không còn đường mà trở về nữa. Nhất định thế rồi, sao có thể không nói ra được chứ? Dọc đường Mùa hỏi thăm đường vào làng mình, rõ là... người làng mình mà cũng không thông thạo đường đi lối lại, Mùa thầm nghĩ phải chi bản thân mình là người trên giời rơi xuống.
Đi đến xã, thấy nơi thân quen mà trước đây mình hay đi lại Mùa thấy sống mũi cay cay, khóe mi lại chực rơi lệ...
Sắp đến nhà em chưa? Hiểu cất lời.
Gần rồi anh ạ!
Em nói lần nữa... nhà em nghèo lắm ấy, chỉ sợ anh không chịu nổi thôi..
Mùa buồn bã đáp nhưng cô vẫn không quên nhắc nhở Hiểu, sợ anh sẽ hối hận.
Ơ kìa. Anh đã nói thế nào nhỉ? Anh không quan trọng chuyện giàu nghèo, nếu anh tính toán đến vậy thì hà tất phải hao tâm khổ tứ đưa em vượt ngàn dặm đường trường trở về đây?
Mùa im lặng không nói, vì sau câu nói của Hiểu cô lại thấy mình nói hơi thừa, mọi việc anh làm cô còn chưa rõ hay sao? Xe chậm rãi đi qua từng căn nhà, Mùa thầm nhớ lại chuyện lúc trước, đây chính là bà con lối xóm của cô, nhà của cánh Cái Đào, Cái Tuyết, mấy đứa ngày trước hay tụ tập rủ nhau đi giao lưu văn nghệ xóm, cùng nhau đi làm đồng rồi vào nhà máy gạch làm công nhân. Chưa đầy một năm, có lẽ vì di chuyển qua quá nhiều nơi nên Mùa cảm giác như đã lâu lắm.
Đến trước ngõ nhỏ rẽ vào nhà Mùa, cái đống rơm to đùng ở đầu ngõ, con chó trắng vẫn quanh quẩn ở dưới chân đống rơm, chạy nhảy rồi tìm kiếm cái gì đó hay ho. Khi nghe thấy động cơ ô tô rì rì đến gần, con chó ngưng chạy nhảy, nó thấy người lạ liền chúi đầu về phía trước sủa gâu gâu. Mùa nhìn thấy nó liền mắng mỏ, mặc dù cô vẫn đang ngồi trên xe chưa xuống.
Chó với mèo, nó thấy chị nó về mà không chào một tiếng, còn cắn nữa à?
Để xem chị có phát cho một cái vào mông không?
Hiểu nghe Mùa nói anh liền đoán ngay, đây có lẽ là nhà của Mùa rồi. Anh dừng xe lại nhưng chưa dừng động cơ vì không thấy Mùa nói đây là nhà của cô, anh quan sát xung quanh. Quả thực là thôn quê bình dị, giản dị từ đầu làng vào đến nhà cô. Hiếm thấy căn nhà nào hai ba tầng, con đường nhiều chỗ còn rải đá mạt, chưa được đổ bê tông.
Căn nhà nhỏ là trát xi măng lỗ chỗ, có chỗ hồ vỡ còn rơi vụn ra từng đám trông như cái tổ ong. Phía sau nhà là rặng tre cao vun vút, căn bếp trước sân khói đang bay nghi ngút. Mùa đoán chắc mẹ đang nấu cơm trưa, cô quay sang nói với Hiểu:
Đến nhà em rồi, ngõ này không có nhà nào khác đi chung nên anh không cần quay đầu xe đâu.
Tắt máy đi kẻo con chó nó thấy ồn nó sủa mãi!
Anh biết rồi.
Hiểu lặng lẽ làm theo lời Mùa, anh mở cửa bước xuống theo cô đi vào trong sân. Con chó trắng đang sủa nhặng lên như vậy, ấy thế mà khi thấy Mùa bước ra từ trong xe ô tô, nó ngừng hẳn không sủa nữa, chạy ra quẫy đuôi mừng quýnh. Mùa thầm cảm thán "lâu như vậy mà vẫn nhận ra chị... đúng là khôn như cún!". Nghĩ vậy rồi cô xoa đầu nó một cái tiến bước vào trong, nhà trên không có người, Mùa đoán có lẽ bố cô bận đi làm đồng hoặc sang nhà hàng xóm chơi.
Khói nghi ngút ở bếp, biết mẹ ở trong đó nên cô đi thẳng xuống dưới. Cái bếp đun bằng rơm rạ, thân cây khô nên khói bay khiếp quá, lâu lắm rồi Mùa mới cảm nhận được mùi khói thế này. Bóng lưng mẹ cô đang hì hụi đảo nồi cám lợn, cánh tay bà dùng nhiều sức, lưng còng hẳn đi. Nhất thời đứng nhìn mẹ làm, Mùa không nói thành lời nữa, cảm xúc được trở về đây nó khó diễn tả làm sao.
Rồi mẹ Mùa chợt dừng tay lại, bà có cảm giác như ai đó đang nhìn mình từ phía sau. Theo phản xạ tự nhiên, bà quay đầu ra nhìn... bà ngạc nhiên vô cùng vì người đứng ở đó chính là đứa con gái bé bỏng bao ngày bà mong nhớ. Cái đũa to dài để đảo cám lợn rơi phịch xuống đất, bà ngơ người ra vì sợ mình nhìn lầm, khói vẫn bay trắng xóa gian bếp chật hẹp. Bà cố nheo mắt lại nhìn cho rõ, có lẽ khói từ củi đuốc còn ẩm nên hai mắt bà cay xè, bà sợ rằng đây chỉ là ảo giác mà thôi. Con gái bà tại sao lại có nước da trắng trẻo đến thế?
Đứng ở bên ngoài, Mùa còn ngạc nhiên gấp hai lần mẹ ở bên trong, bởi lẽ suýt nữa cô không nhận ra mẹ mình. Mới chưa đầy một năm giời, trời ơi, tại sao mẹ lại có thể nhanh già đến như vậy? Mái tóc bà bạc trắng xóa cả đầu, mặt mũi nhăn nheo, những nếp nhăn chằng chịt, hai cánh tay đồi mồi mọc lởm chởm.
Mẹ của con...
Mẹ... mẹ ơi!
Mùa nhìn mẹ mà thương đến phát khóc, thời gian qua vắng cô, mọi việc đều mẹ đảm đương, nắng mưa sương gió đã khiến bà thành như vậy ư? Mùa mếu máo gọi mẹ.
Có phải con Mùa không?
Mẹ cô đứng khom khom người, hai bàn tay đưa lên mặt dụi dụi mắt để nhìn lại cho rõ, mới hơn 60 tuổi mà nhìn bà đã già lắm. Không đúng, chính xác là từ ngày cô vắng nhà mẹ mới nhanh già đến vậy, xảy ra bao nhiêu chuyện, người phụ nữ đáng thương ấy một mình phải gánh chịu những nỗi đau quá lớn, mỗi ngày trôi qua gần như là bà thức trắng đêm không ngủ được. Mắt ngày một kém đi, tóc bạc gần hết, da dẻ thì nhăn nheo...
Nước mắt của hai người phụ nữ lại tuôn trào trong vô thức, từ hốc mắt của người mẹ già, những giọt lệ trong veo rưng rưng hai gò má, bà đau lòng biết bao, thương nhớ biết bao. Đứa con máu mủ mà đến gần nửa cuộc đời bà mới sinh nở ra được, biệt ly gần năm trời, có người mẹ nào nỡ chứ...
Con... Là con mẹ ạ..
Con là Mùa đây!
Giọng Mùa lạc đi. Hiểu đứng bên cạnh, anh im lặng không nói gì, quả thực là anh không biết phải nói gì thì hơn. Mẹ cô cứ ngỡ Vân là người tốt, tưởng Vân đưa em về nên bà mừng quá vội hỏi:
Chị Vân đưa về à con?
Dạ. Không phải đâu mẹ.
Lúc này bà mới ngớ người rồi nhìn sang người đàn ông đứng bên cạnh cô, bây giờ bà mới kịp quan sát bởi khi nãy nhận ra con gái bà mừng quá quên hết mọi thứ xung quanh. Cậu thanh niên mặc quần Jean xám ghi bạc màu, áo sơ mi kẻ caro tay lỡ, đeo kính râm tròn tròn. Nước da rắn rỏi, cao lớn đang đứng bên cạnh, tay xách cái túi hành lý của Mùa. Bà ngập ngừng:
Đây là?
Bà nói vu vơ nhưng Hiểu vội đáp lời ngay:
Chào bác! Cháu là bạn của Mùa ạ!
Cháu à...
Trời nắng vào nhà đi con, cháu cũng lên nhà ngồi chơi cho mát, bác dở tay một chút là lên ngay.
Mùa thương mẹ già yếu, cô không nỡ bỏ lên nhà, nhìn cảnh mẹ lom khom quấy nồi cám lợn cô thấy bản thân hối hận vô cùng.
Mẹ! Mẹ nghỉ tay để con làm cho, mẹ nghỉ đi.
Không sao, mẹ làm được, mày vừa đi đường về mệt, vào nhà ngồi chơi cho mát cho bạn nó vào chứ.
Mẹ quấy nhanh tí còn cho con lợn sề nó ăn, sắp đến ngày đẻ rồi, bồi dưỡng cho nó tí xem có được đàn lợn con bụ bẫm không...
Bà mừng quá, bao ngày mong ngóng, tin tức về con gái riêng của chồng biệt tăm, thấy con về bà cuống lên, tay chân lảo đảo, cố làm cho xong để còn lên nhà trò chuyện với con gái. Mùa dắt tay Hiểu đi lên nhà, vừa bước vào đến cửa, khung cảnh trong nhà khiến cô bàng hoàng.
Gian nhà phía bên trái đặt một bàn thờ, người trong bức hình chính là bố cô. Hương khói, trái cây đặt trên bàn, xung quanh là những bài văn phúng điếu treo hai bên... chuyện gì thế này?
Mùa nói như hét lên:
Mẹ ơi!
Mẹ!
Rồi cô ngã gục xuống nền nhà, không ai khác, người đàn ông trong bức ảnh đang nở nụ cười tươi rói ấy chính là bố của cô. Hiểu không hiểu chuyện gì, thấy cô ngã khuỵ xuống đất thì vội đỡ Mùa đứng lên, chân tay cô bủn rủn, cố bám vào anh. Cô lắc đầu, hy vọng đây không phải là sự thật, không thể thế được. Bố cô...thật sự đã mất rồi ư?
Vừa hay lúc ấy mẹ cô vừa quấy xong nồi cám lợn, bà múc ra cái chậu cho nguội lát sẽ cho lợn ăn, thấy con gọi lớn bà không kịp rửa tay chân mà tất tưởi đi lên nhà ngay. Thấy Mùa khóc khi nhìn chằm chằm vào bức ảnh thờ bà mới vỡ lẽ, thì ra bao lâu nay không liên lạc được với cô nên tin tức bố mất Mùa không hay biết gì. Cảm giác uất ức, đau buồn ứ đọng bao ngày, giờ gặp con gái bà lại góp thêm nước mắt.
Thắp cho bố nén nhang đi con!
Mẹ... Bố con tại sao lại như thế?
Nghe lời mẹ, ra thắp cho ông ấy nén nhang... biết con về chắc ông vui lắm đấy!
Hiểu đỡ Mùa chậm rãi tiến về phía ban thờ, chân dung người cha già làm tim cô quặn thắt, bố ơi, con gái bất hiếu, mong ngày trở về để đoàn tụ với gia đình... lẽ nào bố không đợi thêm được ư? Tại sao bố lại bỏ mẹ bỏ con mà đi thế này?
Hiểu là bạn Mùa, lần đầu đến đây, anh lễ phép lấy một nén hương và châm lửa lên khấn vái, đại ý anh giới thiệu mình là bạn bè đưa Mùa trở về nhà. Lúc anh đốt hương thì không sao, đến lượt Mùa, cô châm ngọn lửa vào que hương, lửa bốc cháy đùng đùng khiến cô được phen hoảng sợ. Có lẽ thấy cô về nên bố cô mừng quá, Mùa vừa khấn vừa chắp tay vái liên tục, không ngớt mồm xin lỗi bố và mong bố yên nghỉ.
Đúng lúc ấy, không biết ở đâu ra xuất hiện một con bướm trắng to như bàn tay, bay qua cửa lớn rồi vào nhà, tiến sát đến ban thờ của bố Mùa và dừng lại trên đầu cô. Cánh bướm chập chờn, không ai bảo ai nhưng mẹ cô và Mùa đều ngầm hiểu rằng, bố cô thấy con gái trở về nên tạo điềm báo cho mẹ con cô biết. Mùa đưa tay ra, con bướm bay lượn quanh một vòng, cô thì thầm trong miệng:
Bố à... Con gái đã bình yên trở về rồi, nơi chín suối bố hãy yên nghỉ nhé!
Thế rồi, con bướm bay đến di ảnh của bố cô, bay quanh 3 vòng rồi bay đi khỏi, Hiểu lần đầu được chứng kiến sự việc kỳ lạ như vậy nên anh nín thở quan sát, trong lòng có chút run sợ.
Danh sách chương