Đêm khuya, Yến Vương Dương Đàm một mình ngồi trong phòng luyện thư pháp. Y vì rất tập trung luyện tập cho nên không phát hiện ra tổ phụ Dương Quảng đã đứng ở sau lưng từ bao giờ.

Dương Đàm là Hoàng trưởng tôn của Dương Quảng, Dương Quảng và thê tử Tiêu hoàng hậu sinh hạ được hai người con trai và một người con gái. Trưởng tử Dương Chiêu bất hạnh chết sớm vì bệnh, còn con trai thứ Dương Giản vì phẩm hạnh không đứng đắn, đoan chính, nên đã bị Dương Quảng ghét bỏ đồng thời giam lỏng y lâu dài.

Tuy rằng Dương Quảng còn có một người con trai khác là Triệu Vương Dương Cảo, nhưng vì người này tuổi còn quá nhỏ, năm nay nó mới được bảy tuổi, phần vì nó cũng không phải là con của vợ cả, cho nên không thể trở thành Thái tử.

Dương Quảng liền đặt tất cả niềm hi vọng vào ba đứa con trai của trưởng tử Dương Chiêu để lại. Dương Đàm là trưởng tôn, từ nhỏ đã thông minh hơn người, tính tình thành thật chất phác, được hai vợ chồng Dương Quảng yêu thương hết mực. Dương Quảng sớm đã phong cho y làm Hoàng thái tôn, bây giờ Dương Quảng đang chuẩn bị tìm cơ hội thích hợp để chính thức sắc phong y làm Đông cung thái tử.

Lúc này, Dương Đàm đột nhiên có cảm giác có người đang xoa đầu mình, ngẩng đầu lên thì mới phát hiện ra Hoàng tổ phụ đang đứng ở sau lưng mình, chuyện này khiến cho y sợ hãi, vội vàng đặt bút xuống, cúi người quỳ gối và dập đầu nói:

- Tôn nhi không biết Hoàng tổ phụ giá đáo, xin Hoàng tổ phụ tha lỗi cho tôn nhi tội vô lễ.

Dương Quảng cười hiền đáp lại:

- Đàm nhi, con đang viết gì vậy? - Hồi bẩm tổ phụ, tôn nhi đang mô phỏng lại bức “Khổng Tử miếu đường thiếp” của Ngu Bá Thi.

Dương Quảng chăm chú nhìn vào chữ của tôn nhi yêu quý, chữ của y viết đất đoan chính, chắc chắn, bút phong rất tròn, mặc dù nét chữ vẫn còn chút non nớt, chưa đủ lực nhưng ẩn sâu trong đó chính là khí phách của người trong thế gia vọng tộc, điều này khiến cho Dương Quảng không khỏi tán thưởng:

- Chữ của Đàm nhi rất đẹp!

- Tôn nhi vẫn còn có rất nhiều khuyết điểm, con vẫn đang cố gắng nỗ lực học tập.

Dương Quảng gật đầu đáp lại:

- Nhưng Đàm nhi, vì sao con lại viết phỏng theo chữ của Ngu Thế Nam mà không phải là chữ của Ngu Thế Cơ? Trẫm lại cảm thấy chữ của Ngu Thế Nam có chút nặng nề, không thanh thoát, tao nhã được như chữ của Ngu Thế Cơ, nếu mà đem ra so sánh thì chữ của Ngu Thế Cơ vẫn có sức sống hơn.

Dương Đàm lặng người đi một lúc rồi mới đáp lại:

- Tôn nhi không thích chữ của Ngu tướng quốc lắm!

- Vì sao?

Dương Đàm cắn môi dưới rồi đáp lại:

- Chữ Ngu tướng quốc mặc dù rất thanh thoát, tao nhã nhưng rõ ràng là không đủ điềm đạm, khoảng cách giữa những con chữ với nhau và trong hàng toát lên chút táo bạo, kiêu căng khiến cho tôn nhi không thể nào có được cảm giác an định.

Dương Quảng mỉm cười:

- Con đang nói con người của ông ấy à?

- Nét chữ nết người, chữ như thế nào thì người như vậy mà!

Dương Quảng hiểu được ý tứ của tôn nhi, thực ra nó đang muốn khuyên ông đừng trọng dụng Ngu Thế Cơ nữa. Dương Quảng cầm lấy tay của Dương Đàm, thành khẩn đáp lại:

- Không ở địa vị của người khác thì sẽ không thể nào hiểu hết được mọi chuyện. Ngu Thế Cơ là người như thế nào, thực ra tổ phụ hiểu rõ hơn con rất nhiều. Ông ta tham tiền, nhận hối lộ, tài sản nhiều vô kể, làm việc thì không công bằng liêm chính được như đệ đệ của ông ta Ngu Thế Nam, hơn nữa ông ta cũng không có dũng khí mãnh liệt, những điều này Trẫm đều biết hết.

- Nếu như tổ phụ đã hiểu rõ như vậy tại sao người vẫn còn…

- Vì sao Trẫm vẫn phải trọng dụng ông ta, đúng không?

Dương Quảng thản nhiên cười nói.

- Vâng!

Những lời mà bấy lâu nau Dương Đàm luôn giấu kín trong lòng, cuối cùng thì hôm nay y cũng đã tìm được cơ hội nói ra:

- Thực ra cũng không chỉ có mỗi ông ta, mà còn có cả Vũ Văn Thuật. Người này gian trá giảo hoạt, ti tiện tham lam, Hoàng tổ phụ rõ ràng là đã bãi miễn ông ta nhưng tại sao lại còn phục chức lại cho ông ta? Nếu như những lời nói này của tôn nhi có chỗ nào lỗ mãng, kính mong tổ phụ thứ lỗi!

Dương Quảng khẽ thở dài:

- Không phải là Trẫm không muốn trọng dụng trung thần tướng tài, nhưng xã tắc của Đại Tùy, nếu như được chia ra thành 10 phần thì Hoàng tổ phụ chỉ có 3 phần thôi con à!

- Vì sao Hoàng tổ phụ lại nói như vậy?

Dương Đàm vô cùng ngạc nhiên và cảm thấy khó hiểu.

Dương Quảng cười khổ một tiếng rồi đáp lại:

- Lần trước Trương Huyễn nói rất đúng, chính lệnh của triều đình về cơ bản là không thể vượt ra khỏi thành Tương Dương, quyền lực của quan phủ địa phương đều nằm trong tay của danh gia vọng tộc ở các quận, từ cuối thời Đông Hán đến nay đều luôn như vậy, những danh môn thế gia kia từ trước đến giờ chỉ biết có lợi ích của gia tộc, chưa bao giờ quan tâm đến sự tồn vong của Đại Tùy.

Còn ưu điểm lớn nhất của Ngu Thế Cơ chính là giỏi biến báo. Ông ta có thể cân bằng được lợi ích của triều đình và địa phương, từ đó khiến cho chính lệnh của triều đình có thể thi hành được ở một số địa phương, còn Ngu Thế Nam đúng là chính trực có thừa đó nhưng lại không có tài biến báo. Nếu như ông ta là tướng quốc thì chính lệnh của triều đình đều biến thành tử lệnh. Nước quá sạch thì sẽ không có cá, Dương Đàm con nhất định phải hiểu được đạo lý này.

Dương Đàm khẽ gật đầu rồi hỏi:

- Vậy thì Vũ Văn Thuật thì sao? Ông ta có tác dụng gì?

Dương Quảng nhẹ nhàng xoa đầu tôn nhi và nói:

- Trẫm biết con rất bất mãn với Vũ Văn Thuật, thực ra thì Trẫm cũng rất bất mãn với ông ta, giống như con vậy, hơn nữa ông ta lại có dã tâm, khiến cho Trẫm không thể không cảnh giác ông ta. Nhưng về phương diện quân đội, ông ta lại là người có kinh nghiệm phong phú, là một người từng trải, là đối thủ một mất một còn của những quý tộc ở Quan Lũng. Trẫm dùng ông ta để đối phó với đám quý tộc Quan Lũng, nếu không thì tại sao trong lần đông chinh Cao Ly lần thứ nhất có thể loại trừ sạch sẽ thế lực quân đội của quý tộc Quan Lũng được?

Dương Đàm cúi đầu không nói gì, Dương Quảng nhìn đứa cháu thông minh liền thành thật nói tiếp:

- Đại Tùy không có ngoại xâm chỉ có nội ưu, hơn nữa đều là những nỗi lo từ mấy trăm năm để lại, vô cùng kiên cố, khó mà trong thời gian ngắn có thể loại trừ được tất cả. Trẫm hi vọng lúc sinh thời có thể loại bỏ sạch sẽ những nỗi lo này, giao cho con một giang sơn trong sạch, toàn vẹn. Sở dĩ Trẫm đặc biệt đề bạt Trương Huyễn là vì mong muốn con có thể tự gây dựng được cho mình một thế lực trong triều đình, hi vọng hắn ta không làm cho Trẫm thất vọng.

Dương Đàm cảm động vô cùng, liền khóc thút thít nói không nên lời:

- Tôn nhi cảm ơn tình yêu thương mà tổ phụ đã dành cho con.

Dương Quảng kéo y vào lòng, cười nói tiếp:

- Sở dĩ Trẫm không để cho Trương Huyễn tiếp tục ở lại phủ Bị Thân là vì Trẫm phát hiện ra rằng hắn chính là một con hổ, chỉ có khi nào thả con hổ vào trong rừng sâu thì nó mới nhanh chóng trở thành Vương trong quân đội.

- Tôn nhi đã hiểu!

Lúc này, bên ngoài có hoạn quan chạy vào bẩm báo:

- Khởi bẩm Bệ hạ, Bùi thượng thư có việc khẩn cấp cầu kiến!

Dương Quảng gật đầu:

- Bảo ngài ấy cứ ngồi đợi trong ngự thư phòng của Trẫm, Trẫm sẽ tới ngay!

Dương Quảng đứng dậy, nhẹ nhàng vỗ vào vai của đứa cháu yêu và nói:

- Con tiếp tục luyện chữ đi! Trẫm phải quay về xử lý chính sự đây!

- Tôn nhi tuân mệnh!

Dương Quảng động viên y vài câu rồi đứng dậy rời khỏi phòng của Dương Đàm, bước nhanh về phía ngự thư phòng.

Lúc này ở bên ngoài ngự thư phòng, tướng quốc Bùi Củ đợi đã lâu, dáng người của Bùi Củ thuộc dạng bậc trung, làn da trắng nõn, trên mặt có để râu ngắn, hai mắt cực kỳ sắc bén. Mặc dù ông ta cũng đã khoảng 70 tuổi nhưng vẫn rất mạnh khỏe, nhanh nhẹn lắm, tinh thông quyền mưu, thủ đoạn cay nghiệt, rất được Dương Quảng trọng dụng, ở phương diện nào ông ta cũng là quân sư của Dương Quảng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện