Cô gái đang độ tuổi thanh xuân không có chút gì là chút tô son điểm phấn mà khuôn mặt rất mộc, cô gái bước nhanh với dáng đi tất tưởi vô quán rượu ven sông. Bà Bảy chủ quán bên trong hỏi:
- Ngọc đó hả? - Dạ, Bảy bán cho con hai xị rượu đế.
Bà Bảy đi ra:
- Bữa nay nhà có giỗ hay việc gì mà mua rượu?
- Con cũng hổng biết, ba con kêu đi mua.
Bà Bảy đoán mò:
- Chắc ba mày có khách chứ gì.
Ngọc khẳng định:
- Mọi lần nhà có khách là ba con nói, lần này không nghe nói gì!
Bà Bảy đong rượu xong:
- Rượu nè, mà má mày bớt ho chưa?
- Dạ, chưa nữa Bảy. Má ho miết à.
- Về kêu má mày lấy trái tắc chưng đường phèn rồi ngậm vô coi có bớt không?
- Má con làm rồi, tại ngày nào cũng lội bưng, bùn nước, mưa nắng nên cứ bị vậy hoài không hết.
Bà Bảy thở dài:
- Nông dân mà, ngồi không khó chịu lắm, tay chân táy máy quen rồi.
Ngọc cầm hai xị rượu đứng lên:
- Thôi, con phải về nha Bảy, bữa nào rảnh con qua.
- Ưà, về đi, đi lâu ba mày la à.
- Dạ!
Vẫn dáng đi ấy, Ngọc vừa đi vừa ngước mắt nhìn lên những cây mù u ở ven đường, dường như những bông mù u lôi kéo đôi mắt cô gái, Ngọc bước lại với tay hái lấy vài nhánh.
Về tới đầu sân, cô con gái thấy ba mình ngồi cùng một người đàn ông lạ trên chiếc chiếu với vài thứ đồ nhậu đã bày ra sẵn là con cá lóc nướng và dĩa rau sống… Anh ta có lẽ hơn Ngọc vài tuổi. Ông Năm lên tiếng hỏi:
- Đi lâu vậy con?
- Dạ, Bà Bảy hỏi chuyện má bị ho, nên con ngồi lại một lát.
Ông năm giới thiệu:
- Đây là anh Thành làm trên lò gốm Đất Thánh, chú Tư Bảo giới thiệu anh Thành tới đây, không phải là học đàn mà là văn nghệ cùng ba cho vui ấy mà.
- Dạ!
Ngọc vô trong nhà đưa mấy bông mù u cho chị Hai Liễu, chị Hai bị thiểu năng cứ cầm mấy bông mù u dơ lên dơ xuống, nhìn chăm chú rồi cười cười. Ngọc đến gần bà Năm hỏi:
- Anh kia đến nhà mình lâu chưa má?
Bà Năm ho mấy tiếng rồi trả lời:
- Cũng mới à con, Bà Năm ho liên hồi.
Ngọc vuốt lưng cho má, còn chị Hai Liễu thấy má ho chỉ nhìn má ú ớ miệng mà không biết làm gì.
Buổi chiều gió dưới triền sông trước nhà thổi lên đan thêm ngẫu hứng đàn ca cho ông Năm và Thành.
“Đàn bầu ai gẩy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”
Ông Năm ngâm xong nói:
-Nghĩ lại cái ngày vợ chồng tôi mới cưới, bà ấy đi xuống ruộng, còn tôi mãi chơi đàn quên bắng nồi cá đang kho trên bếp, tới khi bà ấy về thấy nồi cá cháy khét nghẹt, bả nhắc hoài tới giờ. Lúc tôi cao hứng còn nói, thà tôi bỏ rượu chứ không bỏ đàn nhưng tôi đã thua bà ấy, vì đến giờ cả đàn và rượu tôi có bỏ được cái nào đâu. Ông Năm cười khi nhắc lại chuyện cũ rồi một tay gảy dây, một tay rung cần, lưa thưa vài tiếng đàn:
- “Sách Nam Man hạ chép: “Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tạo hình trường như nhựt tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc, phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhấn trúc can nhi thành điệu. “Nghĩa là làm đàn bầu thì lấy gỗ nhẹ mà làm, không trau chuốt chi, thùng đàn dài hình chữ nhật, đầu chót cắm cán tre, xâu nửa trái bầu khô, giăng dây không phiếm, tay phải lấy que trúc gẩy lên tiếng, tay trái nấng cần tre mà thành điệu”.
Nói về cây đàn, ông Năm nhìn Thành hỏi:
- Mà nghe chú Tư Bảo nói cậu là người miền Tây, mà cậu ở xứ nào?
Thành đáp:
- Dạ, con ở Cà Mau.
Ông Năm hỏi tiếp:
- Cậu lên đây lâu chưa?
- Dạ, con lên cũng hơn năm rồi bác Năm.
Ông Năm gảy vài tiếng đàn bắt nhịp rồi ca vui:
- “Hò ơ ơ ớ, Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm, công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu, chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp, hò ơi…tôi gối đầu mỗi đêm”.
- Ông Năm ca một đoạn bài vọng cổ Tình anh bán chiếu, Thành cũng ngẫu hứng:
- “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh ngã bảy, cô gái năm xưa sao chẳng thấy ra chào…”.
Ông Năm vỗ tay khen ngợi:
- Giọng cậu dày ghê ta! Cậu ca hay đó.
Thành trả lời:
- Hay gì đâu bác, con ca vui thôi!
Ông Năm mặt đỏ bưng bưng quay mặt vô nhà gọi lớn:
- Ngọc, ra ba biểu, mà thôi, mà mấy má con có nghe chừng nào thì thằng Út nó về không, hai tháng nay nó chưa về, Sài Gòn gần kề Bình Dương mà nó không về.
Ngọc trả lời:
- Chắc là dạo này Khánh nó mắc học nhiều, ba đừng lo.
Bà Năm sốt ruột:
- Ngọc à, hay là mai hoặc mốt con đi lên coi em con nó học hành, ăn ở ra sao, chứ hai tháng nay nó không về, má cũng thấy lo.
- Má ơi, má yên tâm đi, thằng Út tính nó cẩn thận thì nó sẽ biết lo cho bản thân mà.
- Biết là vậy, nhưng Sài Gòn đất chật người đông không giống như quê mình, má lo lắm.
Trời chiều hoàng hôn đã nhuộm tím những luống mây, Thành xin phép ra về:
- Thưa bác Năm, bữa nay con rất vui khi được đến thăm bác và gia đình, được nghe bác đàn, giờ cũng sắp tối rồi, con xin phép về nghỉ để mai còn đi làm.
- Ừa, bữa nào rảnh thì xuống nhà tôi nha cậu.
- Dạ bác Năm!
Thành vô trong nhà khoanh tay chào bà Năm. bà Năm nói với Ngọc:
- Con lấy ít măng cho anh Thành cầm về ăn đi con.
Thành ngại ngùng từ chối:
- Dạ, thôi bác Năm! Con cảm ơn...
Thành ra ngoài dắt chiếc xe đạp cũ ra khỏi sân, mấy con chó con chưa bỏ sữa chạy lòng vòng đùa giỡn xung quanh bánh xe, Ngọc cầm bịt măng cụt đi thật nhanh:
- Anh ơi, anh cầm ít trái về ăn, trái nhà em có sẵn ngoài vườn mà.
Thành đứng lại:
- Cảm ơn cô Ba.
- Ngọc đó hả? - Dạ, Bảy bán cho con hai xị rượu đế.
Bà Bảy đi ra:
- Bữa nay nhà có giỗ hay việc gì mà mua rượu?
- Con cũng hổng biết, ba con kêu đi mua.
Bà Bảy đoán mò:
- Chắc ba mày có khách chứ gì.
Ngọc khẳng định:
- Mọi lần nhà có khách là ba con nói, lần này không nghe nói gì!
Bà Bảy đong rượu xong:
- Rượu nè, mà má mày bớt ho chưa?
- Dạ, chưa nữa Bảy. Má ho miết à.
- Về kêu má mày lấy trái tắc chưng đường phèn rồi ngậm vô coi có bớt không?
- Má con làm rồi, tại ngày nào cũng lội bưng, bùn nước, mưa nắng nên cứ bị vậy hoài không hết.
Bà Bảy thở dài:
- Nông dân mà, ngồi không khó chịu lắm, tay chân táy máy quen rồi.
Ngọc cầm hai xị rượu đứng lên:
- Thôi, con phải về nha Bảy, bữa nào rảnh con qua.
- Ưà, về đi, đi lâu ba mày la à.
- Dạ!
Vẫn dáng đi ấy, Ngọc vừa đi vừa ngước mắt nhìn lên những cây mù u ở ven đường, dường như những bông mù u lôi kéo đôi mắt cô gái, Ngọc bước lại với tay hái lấy vài nhánh.
Về tới đầu sân, cô con gái thấy ba mình ngồi cùng một người đàn ông lạ trên chiếc chiếu với vài thứ đồ nhậu đã bày ra sẵn là con cá lóc nướng và dĩa rau sống… Anh ta có lẽ hơn Ngọc vài tuổi. Ông Năm lên tiếng hỏi:
- Đi lâu vậy con?
- Dạ, Bà Bảy hỏi chuyện má bị ho, nên con ngồi lại một lát.
Ông năm giới thiệu:
- Đây là anh Thành làm trên lò gốm Đất Thánh, chú Tư Bảo giới thiệu anh Thành tới đây, không phải là học đàn mà là văn nghệ cùng ba cho vui ấy mà.
- Dạ!
Ngọc vô trong nhà đưa mấy bông mù u cho chị Hai Liễu, chị Hai bị thiểu năng cứ cầm mấy bông mù u dơ lên dơ xuống, nhìn chăm chú rồi cười cười. Ngọc đến gần bà Năm hỏi:
- Anh kia đến nhà mình lâu chưa má?
Bà Năm ho mấy tiếng rồi trả lời:
- Cũng mới à con, Bà Năm ho liên hồi.
Ngọc vuốt lưng cho má, còn chị Hai Liễu thấy má ho chỉ nhìn má ú ớ miệng mà không biết làm gì.
Buổi chiều gió dưới triền sông trước nhà thổi lên đan thêm ngẫu hứng đàn ca cho ông Năm và Thành.
“Đàn bầu ai gẩy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”
Ông Năm ngâm xong nói:
-Nghĩ lại cái ngày vợ chồng tôi mới cưới, bà ấy đi xuống ruộng, còn tôi mãi chơi đàn quên bắng nồi cá đang kho trên bếp, tới khi bà ấy về thấy nồi cá cháy khét nghẹt, bả nhắc hoài tới giờ. Lúc tôi cao hứng còn nói, thà tôi bỏ rượu chứ không bỏ đàn nhưng tôi đã thua bà ấy, vì đến giờ cả đàn và rượu tôi có bỏ được cái nào đâu. Ông Năm cười khi nhắc lại chuyện cũ rồi một tay gảy dây, một tay rung cần, lưa thưa vài tiếng đàn:
- “Sách Nam Man hạ chép: “Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tạo hình trường như nhựt tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hữu thủ dĩ trúc, phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhấn trúc can nhi thành điệu. “Nghĩa là làm đàn bầu thì lấy gỗ nhẹ mà làm, không trau chuốt chi, thùng đàn dài hình chữ nhật, đầu chót cắm cán tre, xâu nửa trái bầu khô, giăng dây không phiếm, tay phải lấy que trúc gẩy lên tiếng, tay trái nấng cần tre mà thành điệu”.
Nói về cây đàn, ông Năm nhìn Thành hỏi:
- Mà nghe chú Tư Bảo nói cậu là người miền Tây, mà cậu ở xứ nào?
Thành đáp:
- Dạ, con ở Cà Mau.
Ông Năm hỏi tiếp:
- Cậu lên đây lâu chưa?
- Dạ, con lên cũng hơn năm rồi bác Năm.
Ông Năm gảy vài tiếng đàn bắt nhịp rồi ca vui:
- “Hò ơ ơ ớ, Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm, công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu, chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp, hò ơi…tôi gối đầu mỗi đêm”.
- Ông Năm ca một đoạn bài vọng cổ Tình anh bán chiếu, Thành cũng ngẫu hứng:
- “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh ngã bảy, cô gái năm xưa sao chẳng thấy ra chào…”.
Ông Năm vỗ tay khen ngợi:
- Giọng cậu dày ghê ta! Cậu ca hay đó.
Thành trả lời:
- Hay gì đâu bác, con ca vui thôi!
Ông Năm mặt đỏ bưng bưng quay mặt vô nhà gọi lớn:
- Ngọc, ra ba biểu, mà thôi, mà mấy má con có nghe chừng nào thì thằng Út nó về không, hai tháng nay nó chưa về, Sài Gòn gần kề Bình Dương mà nó không về.
Ngọc trả lời:
- Chắc là dạo này Khánh nó mắc học nhiều, ba đừng lo.
Bà Năm sốt ruột:
- Ngọc à, hay là mai hoặc mốt con đi lên coi em con nó học hành, ăn ở ra sao, chứ hai tháng nay nó không về, má cũng thấy lo.
- Má ơi, má yên tâm đi, thằng Út tính nó cẩn thận thì nó sẽ biết lo cho bản thân mà.
- Biết là vậy, nhưng Sài Gòn đất chật người đông không giống như quê mình, má lo lắm.
Trời chiều hoàng hôn đã nhuộm tím những luống mây, Thành xin phép ra về:
- Thưa bác Năm, bữa nay con rất vui khi được đến thăm bác và gia đình, được nghe bác đàn, giờ cũng sắp tối rồi, con xin phép về nghỉ để mai còn đi làm.
- Ừa, bữa nào rảnh thì xuống nhà tôi nha cậu.
- Dạ bác Năm!
Thành vô trong nhà khoanh tay chào bà Năm. bà Năm nói với Ngọc:
- Con lấy ít măng cho anh Thành cầm về ăn đi con.
Thành ngại ngùng từ chối:
- Dạ, thôi bác Năm! Con cảm ơn...
Thành ra ngoài dắt chiếc xe đạp cũ ra khỏi sân, mấy con chó con chưa bỏ sữa chạy lòng vòng đùa giỡn xung quanh bánh xe, Ngọc cầm bịt măng cụt đi thật nhanh:
- Anh ơi, anh cầm ít trái về ăn, trái nhà em có sẵn ngoài vườn mà.
Thành đứng lại:
- Cảm ơn cô Ba.
Danh sách chương